Cửu Trọng Tử

Chương 393: Nảy lòng tham



Đậu Chiêu cười hỏi:

- Mẹ chồng xuất thân nhà tướng, thân thể phải rất tốt chứ. Tại sao sau khi sinh nhị gia thân thể lại yếu đi vậy?

Tống Mặc buồn buồn, đáp:

- Mẫu thân và Nhị cữu thân với nhau nhất, Hàm Châu biểu tỷ là nữ nhi mồ côi từ trong bụng mẹ của Nhị cữu. Lúc mẫu thân mang thai Thiên Ân, Hàm Châu biểu tỷ đột nhiên mắc thủy đậu, sốt cao không giảm. Mẫu thân vô cùng lo lắng, tự mình tiến cung gặp Thái Hậu nương nương xin thuốc, rồi lại cùng Nhị cữu mẫu cực nhọc nhiều đêm chăm sóc Hàm Châu biểu tỷ, nên bị động thái, phải nằm trên giường hơn nửa tháng mới khỏe.

- Trùng hợp ngay sau đó tổ phụ qua đời, tuy đã có thái giám và nữ quan trong cung lo liệu hậu sự nhưng mẫu thân vẫn không thể yên lòng, cuối cùng lại động thai thêm lần nữa.

- Lúc sinh Thiên Ân, mẫu thân chảy quá nhiều máu, suýt chút nữa mất mạng. Vì vậy Thiên Ân rất yếu, ba ngày vẫn chưa thể bú sữa. Mà khi đó bà ngoại chỉ nghĩ đến mẫu thân, cũng chẳng quan tâm tới Thiên Ân, nên giao Thiên Ân cho phụ thân chăm sóc. Phụ thân đâu biết chăm sóc trẻ con, đành phải gọi đại bá mẫu qua chăm sóc Thiên Ân mấy tháng.

- Bởi vì cảm thấy Thiên Ân thua thiệt quá nhiều, cho nên mẫu thân rất nuông chiều đệ ấy, chỉ hy vọng đệ ấy khỏe mạnh, bình an trưởng thành, không dám mong gì hơn.

Hắn nói xong thì cười khổ:

- Uốn cong thành thẳng, Thiên Ân mới thành bộ dạng bây giờ!

Khai quốc lập triều hơn trăm năm, đa số con cháu nhà quý tộc đều giống như Tống Hàn vậy!

Nếu không trải qua kiếp trước, Đậu Chiêu sẽ nghĩ Tống Hàn là một người em chú không tệ. Nhưng nàng tin rằng Tống Mặc sẽ không vô duyên vô cớ gϊếŧ cha sát đệ. Nàng chắc chắn Tống Nghi Xuân và Tống Hàn có vấn đề.

Chỉ là hiện tại nàng chưa có bất kỳ bằng chứng nào.

Bởi vậy, Đậu Chiêu đành an ủi Tống Mặc bằng những lời chung chung:

- Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, chàng đâu thể bắt ép Nhị gia giống mình được! Từ nhỏ đệ ấy đã không bằng chàng, lại có thể bình an lớn tới bây giờ là đã được ông trời quan tâm lắm rồi. Chàng không thể tham làm đòi hỏi nữa.

Tống Mặc nghe vậy thì ôm lấy nàng, dịu dàng hôn lên hai má nàng.

Đậu Chiêu lập tức chuyển chủ đề:

- Chàng thấy bên Hàn Lâm viện giao cho Bá Ngạn được không?

- Bá Ngạn?

Tống Mặc vô cùng bất ngờ, do dự hỏi lại:

- Như vậy được không?

- Ta cảm thấy hắn khá phù hợp.

Đậu Chiêu đáp:

- Thứ nhất, mấy năm nay hắn vào nam ra bắc, du ngoạn khắp nơi, nhưng vẫn không mất đi lòng chính trực nghĩ hiệp, là người trầm tĩnh, chín chắn, nhạy bén, khéo léo. Một tân khoa tiến sĩ đến làm quen với Triệu Kiệt Bồi và Trần Tống Minh thì có thể gây chú ý gì. Hắn sẽ rất thuận lợi để theo dõi hai người họ.

Nàng vừa vuốt lại vạt áo cho Tống Mặc, vừa cười nói:

- Thứ hai, ta còn có dự định khác -- nếu đúng như chúng ta đoán, thì có thể dùng thân phận và tài ăn nói của hắn giúp Ngũ bá phụ lựa chọn đúng đắn, tránh cho Đậu gia cũng bị kéo vào cuộc.

Đậu Khải Tuấn chính là người trong nhà.

Và đương nhiên Tống Mặc sẽ muốn dùng người trong nhà hơn.

Hắn suy nghĩ một lát rồi đáp:

- Để ta tìm cơ hội nói với Bá Ngạn, xem hắn nghĩ gì.

Cách thời điểm Liêu Vương phát động cung biến chỉ còn ba năm, thời gian càng ngày càng gấp rút.

Đậu Chiêu không thể không hối thúc Tống Mặc:

- Vậy chàng nhanh nói với hắn đi.

Tống Mặc cũng bồn chồn trong lòng:

- Không biết Liêu vương có kế hoạch gì? Chờ đợi thế này khiến người ta thật sốt ruột mà.

Đậu Chiêu nhắc nhở:

- Liêu vương muốn được việc thì phải có cơ hội chứ? Chỉ cần Hoàng Thượng còn khỏe mạnh một ngày, y đừng mơ tìm được cớ vào kinh thành.



Tống Mặc nghe vậy hai mắt sáng lên.

Ngày hôm sau, hắn lập tức mời Đậu Khải Tuấn đến Túy Tiên lâu dùng bữa tối, sau đó vào cung trực. Đậu Khải Tuấn hoảng sợ chạy tới gặp Đậu Chiêu, nhưng khi đã ngồi trong phòng khách lại chẳng thể mở lời.

Đậu Chiêu thở dài, thẳng thắn nói:

- Đây mới chỉ là suy đoán của chúng ta. Nhưng ngộ nhỡ thành sự thật thì đề phòng trước vẫn hơn.

Đậu Khải Tuấn gật đầu, vẻ mặt còn hoảng hốt.

Đậu Chiêu bảo Trần Khúc Thủy đưa Đậu Khải Tuấn về nhà.

Xe ngựa đi được nửa đường Đậu Khải Tuấn mới hồi phục tinh thần, ngẩng đầu lại thấy dưới ánh đèn đung đưa, khuôn mặt Trần Khúc Thủy không thể trầm tĩnh hơn. Hắn không khỏi sững sờ, lại vén rèm cửa nhìn ra ngoài. Bên ngoài xe ngựa là bóng dáng tráng kiện của nhóm Đoạn Công Nghĩa, Trần Hiểu Phong.

Hắn bỗng nhiên nhận ra, Tứ cô cô này của hắn không đơn giản, dường như đã sớm chuẩn bị kỹ càng cho ngày hôm nay.

Nhưng hắn lập tức bật cười.

Khi đó Tứ cô cô được mấy tuổi? Liêu vương còn chưa khai phủ, sao mình có thể nghĩ vậy chứ?

Hôm nay bị dọa nên mình mới nghĩ ra mấy thứ linh tinh như thế.

Hắn quay sang cảm tạ Trần Khúc Thủy rồi nhảy xuống xe ngựa, thong dong bước vào cửa.

Trần Khúc Thủy nhìn bóng lưng hắn nhỏ dần thì khẽ cười, sau đó bảo xa phu quay xe về.

Qua lễ Phật đản, Đậu Khải Tuấn thi đỗ thứ cát sĩ, nhân dịp Đậu Thế Anh ở nhà, Đậu Chiêu về ngõ Tĩnh An tự một chuyến. Ngoại trừ tặng phụ thân quà tết Đoan Ngọ, nàng còn cho phụ thân hai bình thuốc đĩnh tử được trong cung ban thưởng.

Con gái về thăm mình, đương nhiên Đậu Thế Anh rất vui mừng, không chỉ giữ nàng lại ăn trưa, mà còn kiểm tra chữ Đậu Chiêu, cho nàng hai khối đá Thọ Sơn để làm con dấu..

Đậu Chiêu cười nói:

- Lần nào phụ thân cũng cho con mấy thứ này.

Đậu Thế Anh đắc ý nói:

- Từ nhỏ con đã thích mấy thứ này. Sao ta lại không nhớ rõ?

Đậu Chiêu nhìn mấy sợi tóc bạc bên thái dương của Đậu Thế Anh, suy nghĩ một lát rồi hỏi:

- Chẳng lẽ phụ thân và Thất phu nhân cứ như vậy? Người không định tìm ai đó chăm sóc cho bản thân mình sao?

Bị con gái hỏi đến chuyện riêng, Đậu Thế Anh có hơi mất tự nhiên.

Ông ho khan vài tiếng, liếc mắt đi xung quanh:

- Nghiên Đường bận việc gì à? Sao không thấy nó tới đón con?

Đậu Chiêu cũng không muốn nói nhiều, cười đáp:

- Chàng ấy bị Mã Hữu Minh kéo đến Thần Cơ Doanh, tối muộn mới về. Con bảo với chàng ấy là sẽ về sớm, không cần đi đón con nữa.

Đậu Thế Anh liền nhớ tới Đậu Minh, trong lòng lại thở dài buồn phiền, trò chuyện với Đậu Chiêu cũng không còn hào hứng nữa

Đậu Chiêu tưởng phụ thân mệt mỏi, nói mấy câu rồi đứng dậy ra về.

Đậu Thế Anh không gượng ép giữ lại, đích thân tiễn nàng đến kiệu, còn nói:

- Nếu Nghiên Đường không tới đón thì con về sớm cũng tốt.

Bởi vì sắp đến tết Đoan Ngọ, người đi dâng hương đông như mắc cửi, kiệu phu sợ bị đụng phải nên định đi đường Thạch Bi phía sau ngõ Tĩnh An tự. Ai ngờ bên đường Thạch Bi lại có nhà cưới vợ, pháo đốt ầm ĩ, kiệu phu đành vòng qua đường Thạch Bi, từ ngõ Phụ Thành rồi đến ngõ Ngọc Kiều.

Cỗ kiệu lắc lư đi về phía trước.

Trong lúc nhàm chán, Đậu Chiêu vén rèm ngó ra ngoài, liếc mắt một cái lập tức nhìn thấy ngọn tháp cao cao của Vạn Minh tự.

Nàng nghĩ đến gì đó, quay sang nói với Đoạn Công Nghĩa:

- Ta muốn đến chùa Vạn Minh thắp nén nhang.



- Chuyện này không thể được!

Đoạn Công Nghĩa cười ha hả, đáp:

- Hôm nay, ai cũng đi dâng hương, phu nhân như thế này không thể lách vào được. Nếu phu nhân thực sự muốn đi, chờ tôi về bàn bạc với Nghiêm tiên sinh, thống nhất với trụ trì Vạn Minh tự, rồi phu nhân đến dâng hương cũng được.

- Không phải tôi đến kinh thành để gây ấn tướng với người phủ Anh Quốc Công, mà là phu nhân không giống trước kia, không chịu được mệt mỏi.

Đậu Chiêu khẽ cười, nói:

- Nếu không, chúng ta tìm một chỗ yên tĩnh gần chùa Vạn Minh đi? Vừa hay tôi có chuyện muốn nhờ thúc đi hỏi.

Đoạn Công Nghĩa lập tức dặn dò kiệu phu dừng ở ven đường, phái thuộc hạ đi tìm một quán trà nhỏ cách chùa Vạn Minh một, hai con đường; rồi thu xếp ổn thỏa để Đậu Chiêu ngồi nghỉ trong phòng riêng của quán trà đó.

Đậu Chiêu nói:

- Có nhà họ Lê, quả phụ sống cùng con trai và con gái ở quanh đây, nhưng mười bảy năm trước đã dọn đi rồi, thúc hỏi thăm xem hàng xóm có biết họ chuyển đi đâu không? Nếu người ta hỏi, thúc cứ nhận mình là họ hàng xa, đặc biệt không được thu hút sự chú ý của người khác.

Nhiều đời Lê gia sống ở chỗ này, cho dù đã dọn đi rồi nhưng không thể cắt đứt hoàn toàn liên lạc với hàng xóm xung quanh được. Tin tức truyền đi rất nhanh, có thể họ không kịp liên lạc với hàng xóm cũ, nhưng đã hơn chục năm trôi qua, nói không chừng sẽ có vài người biết họ đi đâu.

Đoạn Công Nghĩa hơi nghi ngờ, nhưng cũng không hỏi gì, theo lệnh đi làm.

Đậu Chiêu ngồi ở tầng hai quán trà, qua mành trúc quan sát những người đi đường.

Bảo sao năm ấy Tống Nghi Xuân lại chọn nơi này. Nơi này chuyên bán phấn son, người đến kẻ đi nườm nượp, hơn nữa hầu hết là nữ nhân, trong đó có cả nữ khách đến Vạn Minh tự dâng hương bái Phật. Vị trí cũng khá gần Lê gia. Bất kể là Tống Nghi Xuân hay Điệu Nương ở chỗ này đều không gây chú ý gì.

Nàng uống được hai chung trà thì Đoạn Công Nghĩa trở về.

Vẻ mặt của hắn có hơi ngượng ngập:

- Hàng xóm nói từ sau khi con gái Lê gia bạo bệnh chết, Lê gia liền bán nhà tổ rồi dọn đi. Tôi hỏi chuyển đến đâu thì cũng không ai biết. Nhưng hình như họ biết rất rõ về Lê gia, còn hỏi tôi rất nhiều điều. Tôi thấy mình sắp bị lộ nên phải chạy trối chết.

Hắn đỏ mặt nói:

- Xin lỗi phu nhân, tôi không hoàn thành việc phu nhân giao phó.

Đậu Chiêu kinh ngạc hỏi:

- Thúc có hỏi bây giờ ai đang ở nhà tổ của Lê gia không?

- Tôi có hỏi.

Đoạn Công Nghĩa đáp:

- Họ bảo đó là hàng xóm cũ nhiều năm trước của Lê gia, thấy Lê gia bán rẻ nên mua. Còn bảo hai năm đầu cũng có người đến tìm Lê gia, không ngờ hơn chục năm sau vẫn có người đến hỏi.

Đậu Chiêu sửng sốt:

- Vậy thúc có hỏi ai là người đến tìm Lê gia không?

Đoạn Công Nghĩa ủ rũ đáp:

- Tôi có hỏi. Nhưng gia đình kia bắt đầu nghi ngờ, nói Lê mẫu chính là người kinh thành, lấy đâu ra họ hàng phía Hà Bắc xa xôi ...... Tôi không dám tiếp tục hỏi nữa.

Xem ra chuyện này cần có người chuyên nghiệp đi tìm hiểu rồi

Đậu Chiêu trấn an Đoạn Công Nghĩa vài câu, rồi thất vọng hồi phủ.

Nhưng được vừa bước vào cửa đã có gia đinh đến bẩm:

- Cẩm Y vệ - Trần đại nhân phái người đến tặng phu nhân quà tết Đoan Ngọ. Bây giờ nàng ta đang đợi ngoài cửa để vấn an phu nhân. Người có muốn gặp không ạ?

Dù sao người ta cũng tìm giúp mình hai nha hoàn thân thủ tốt, mình cũng phải nể mặt người ta chứ.

Đậu Chiêu cười bảo:

- Vậy cho nàng ta vào đi!

Gia đinh đáp "Vâng" rồi ra ngoài dẫn người vào.

Đậu Chiêu thấy phụ nhân kia dung mạo đoan chính, ứng xử khéo léo, nói chuyện lễ phép, là một người vô cùng đáng tin, trong lòng cũng sinh ra vài phần hảo cảm. Nàng bảo người hầu thưởng cho phụ nhân hai hồng bao lớn.