Chúng Ta (We)

Chương 7: Yêu thương càng sâu, tổn thương càng nặng



Khi Chu Toản về nhà, xe của Phùng Gia Nam đã đỗ ở ngoài sân. Anh trốn về phòng của mình, rửa mặt xong nằm trên giường lật xem cuốn truyện tranh mới mua, nghe thấy có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng, không đợi anh lên tiếng, người ngoài cửa đã bước vào.

Phùng Gia Nam lau mái tóc ướt sũng, cũng không ngẩng đầu lên nhìn con trai bên cạnh. Bà đã lâu không thấy đứa con trai yêu quý của mình, rất muốn hỏi nó một chút rằng ở trường ăn có ngon không, đã học được những gì, khi vận động vết thương cũ ở dây chằng có ảnh hưởng gì không, có gặp chuyện vui vẻ hay là phiền não gì không,…

Nói cho đúng thì Phùng Gia Nam là người phụ nữ của công việc, là người đầu tiên trong số những người khác đảm nhiệm chức quản lý nhân sự nhiều năm trong công ty. Mỗi ngày phỏng vấn với vô số viên chức đều thuận buồm xuôi gió, duy chỉ có đứa con trai trước mặt, bất kể bà nói cái gì làm cái gì đều giống như kích thích tâm lý phản nghịch của nó vậy. Tuần trước, bà tìm một người gia sư cho con, cả hai mẹ con đều không vui, hôm nay Phùng Gia Nam cố ý tan ca sớm đi đón Chu Toản, muốn đưa con trai và Tiểu Thiện đi ăn một bữa ngon, nhưng nó lại cố ý chạy đi đá cầu.

“Con luôn bắt nạt Tiểu Thiện. Để một cô bé khiêng một bao quần áo bẩn lên xe hộ, con không cảm thấy xấu hổ ư?” Phùng Gia Nam chọn vấn đề tương đối an toàn để bắt đầu tâm sự với con trai.

“Không cảm thấy.” Chu Toản tiếp tục lật trang truyện tranh tiếp theo.

“Dạo này thầy Tôn của các con không còn gọi điện thoại trách mẹ nữa, xem ra gần đây thái độ học tập của con đã tốt hơn.”

“Thôi đi, cả tuần nay con không giao bài tập toán. Mẹ chủ động điện thoại cho lão Tôn, ông ta không nói cho mẹ à?”

“Không có việc gì, chuyện học tập ngoài trừ cách giảng bài thú vị ra, còn có phương pháp giảng nữa. Mẹ có một người bạn làm giáo viên dạy thêm tốt lắm, cũng khá vui tính, có thời gian hai người gặp nhau nhé?”

“Mẹ và giáo viên kia hẹn khi nào?”

“……Buổi chiều ngày mai ok không?”

“Khéo ngay cả tiền mẹ cũng đã thanh toán, con nói không, mẹ sẽ bảo cô giáo đó không tới sao?”

“Tất nhiên không.”

Phùng Gia Nam là người cao ngạo, không chỉ ở công ty mà ở nhà đều như chủ nhân nói một không hai. Bà tự nhận, ở trước mặt con trai bà đã hạ thấp thái độ rất nhiều, cũng rất chú ý đến phương thức giáo dục và cách thức nói chuyện nhưng vẫn không cẩn thận bị chọc giận, bày ra mặt cứng rắn vốn có.

“Vậy được rồi, còn vòng vo hỏi con làm gì?”

“Nếu con trai mẹ thích nói thẳng nói thật, mẹ sẽ nói.” Phùng Gia Nam cầm lấy cuốn truyện tranh trên tay Chu Toản nhìn vài lần, nói: “Nếu con thích vẽ tranh, rất tốt, có thể để chú con rảnh rỗi chỉ dạy một chút. Nếu con cảm thấy hứng thú với thanh nhạc, mẹ cũng có thể tìm cho con một thầy dạy tốt nhất, giúp con bổ túc thêm những chương trình học con đã bỏ phí trước đây. Mọi người đều có sở thích, nhưng mẹ khuyên con không nên xem những thứ đó là phương pháp mưu sinh sau này.”

“Xem ra mẹ không thích con làm nghệ thuật.”

“Sớm muộn gì con cũng sẽ tiếp quản sự nghiệp của bố con, tội gì phải lãng phí thời gian ở đại học vào những thứ vô ích này?”

Chu Toản lại không hề có vẻ kinh ngạc. Có lẽ sớm đã thành thói quen, tựa như khi tiểu học anh nhiệt tình chạy nhanh, ngay lúc đó huấn luyện viên cũng nói anh là mầm non tốt, có lòng muốn bồi dưỡng. Vậy mà mẹ anh chỉ nói một câu “Vận động quá mức sẽ khiến cơ thể có thương tích”, thế là bức tranh về giấc mộng điền kinh của anh kết thúc bằng một dấu chấm tròn trĩnh. Rất nhiều người nói anh thừa kế giọng nói trầm ấm của bố, hai năm trước anh phát hiện mình có hứng thú với ca hát. Tuy nhiên, chỉ là bí mật cùng bạn đến quán bar có ca sĩ hát ở đó vài lần, thậm chí còn thật sự có ý định học một chút kiến thức cơ bản về phương diện này, không biết vì sao bị Phùng Gia Nam phát hiện, cũng đúng lúc bị dập tắt từ trong nôi. Từ nhỏ đến lớn anh hứng thú học tập nhạc cụ, ghi danh trường học nghệ thuật phân khoá thời gian để chia lớp đều bị bà kiên quyết ngăn chặn. Anh cố gắng đến trọ ở trường mong có cơ hội cách xa bà, không hiểu sao liền được phân đến trường học gần đó ở trong phòng kí túc xá bốn người, không giống như bạn cùng lớp phải ở phòng tám người, bạn cùng phòng cũng đều “Ôn lương cung kiệm nhường1”, “May mắn” như thế.

Ôn lương cung kiệm nhường: là năm đức tính mà Tử Cống (học trò) nói về lý do mà Khổng Tử thường được tham dự chính sự của các nước mà thầy đến.

Đúng vậy, nếu nói đến lý do bố không chung thủy với cuộc hôn nhân thì phải nói đến tính cách cuồng kiểm soát của mẹ anh. Nhưng Chu Toản không biểu hiện rõ sự phẫn nộ của mình, bởi vì ai cũng biết, bao gồm cả anh, Phùng Gia Nam vì quá để ý đến anh, bà muốn bảo vệ con trai của mình, dùng theo cách của riêng bà.

Chu Toản là trẻ sinh non, chưa đến tám tháng đã sinh, vốn sinh ra đã bệnh tật yếu ớt, người trong nhà cũng đã chuẩn bị tâm lý không thể giữ được anh. Quá trình Phùng Gia Nam sinh vô cùng đau khổ, bác sĩ nói bà về sau rất khó sinh con. Sau một trăm ngày giữ ấm ở phòng ấp, những chỉ tiêu cơ bản đều bình thường, khi bé con kia được y tá ôm đến trước mặt Phùng Gia Nam, thân hình gầy gò sau khi sinh của bà khóc nức nở thề sẽ không bao giờ để anh có chuyện gì ngoài ý muốn.

Trước năm ba tuổi, Chu Toản và bệnh viện quả thật rất “gắn bó keo sơn”, đứa bé dễ dàng bị bệnh là anh đã trải qua nguy hiểm không biết bao nhiêu lần. Nếu không phải do Phùng Gia Nam hết lòng chăm sóc lo lắng, chắc hẳn anh đã mất rồi. Sau khi kết hợp tập thể dục và phương pháp điều trị khoa học, anh dần dần giống như một đứa trẻ khỏe mạnh, thậm chí so với bạn cùng lứa càng hoạt bát hiếu động hơn, sự bảo bọc của Phùng Gia Nam đối với anh trước nay đều không suy giảm.

Từ nhỏ những thứ Chu Toản ăn uống đều phải trải qua sự chọn lựa cẩn thận của Phùng Gia Nam, xác định an toàn tuyệt đối mới có thể dùng. Khoảng hai tuổi rưỡi, anh không cẩn thận bị thương sau đầu, từ đó về sau ngay cả chơi ở trong nhà, vách tường các phòng đều được bao phủ mềm mại. Ở nhà trẻ, Chu Toản chỉ học lớp mẫu giáo, bởi vì trước kia mẹ sợ anh tuổi còn nhỏ, cơ thể yếu ớt, ở lớp đông trẻ sẽ khiến anh dễ bị lây bệnh. Có lẽ Kỳ Thiện là người bạn cùng chơi duy nhất của Chu Toản khiến Phùng Gia Nam yên tâm, cô bé là con gái, hiền lành, ngoan ngoãn, sẽ nhường Chu Toản, hai nhà quan hệ lại không giống bình thường. Chu Toản chỉ khi ở trong nhà Kỳ Thiện mới có chút thời gian ngắn ngủi thoát ly với tầm mắt mẹ anh, những thực phẩm rác rưởi anh từng nếm qua đều là Kỳ Thiện cho anh, trước kia khi còn học tiểu học cô đều sắm vai nhân vật “bảo vệ anh” kia. Tuy Kỳ Thiện thích gọi Chu Toản là “Tiểu Kiều” nhất, làm cho anh không vui nhưng anh cũng không còn lựa chọn nào khác.

Từ cái lắc đầu của chồng cũng như những lời nhắc đi nhắc lại của bạn thân Thẩm Hiểu Tinh về việc xem xét lại cách giáo dục của bản thân, một phút đồng hồ trước Phùng Gia Nam tự thừa nhận mình đã làm quá mức, vì quá yêu mà làm hại con. Nhưng giây tiếp theo bà lại cảm thấy con trai mình có thể bị đặt vào “nguy hiểm”, bà lại muốn bảo vệ anh dưới cánh tay mình. Đời này bà chỉ có một bảo bối này, con trai thông minh lại đẹp trai, thừa kế ưu điểm của bà và Chu Khải Tú, là thịt đầu quả tim của bà, nếu có sơ xuất gì, bà cũng không sống nổi nữa. Cách tốt nhất để bảo vệ anh chính là không để anh ra khỏi lòng bàn tay bà.

Chu Toản trưởng thành dễ trở thành đứa trẻ đi theo hướng tiêu cực, nếu không phải là cực kì yếu đuối thì sẽ là cực kì phản nghịch. Hiển nhiên Chu Toản là loại sau. Anh còn chưa trưởng thành, chưa thoát ly được quản chế nhưng trong lòng anh đã nghẹn đầy thuốc sung. Mẹ càng thích, anh càng ghét, bà muốn anh làm chuyện này, anh cố tình làm ngược lại. Song có một số việc anh không hẳn sẽ làm như vậy. Ví dụ, có một số đồ vật anh cũng không thích lắm, nhưng chỉ vì Phùng Gia Nam không chấp nhận, anh lại muốn thử xem, nhìn dáng vẻ sốt ruột giậm chân của bà cũng là một sự hứng thú.

Chu Toản rất muốn hỏi, cái gì mới là “Chuyện liên quan”, “Chuyện đúng đắn”. Là trở thành người thành công giống bà và bố, khiến người khác hâm mộ cuộc sống của mình nhưng đằng sau lại mang tâm tư khác? Nếu thật sự là như vậy, anh hi vọng cả đời cũng không thành công.

Nhưng những điều này anh chưa từng nói ra ngoài miệng. Ngôn ngữ và hành vi đối với việc thay đổi sự thật không có tác dụng gì, chỉ thêm lãng phí tinh lực. Đây là “Đạo lý tốt nhất của gia đình” mà anh học được.

Phùng Gia Nam khép truyện tranh của con trai đặt lại đầu giường, dặn dò: “Đừng đọc nữa, nằm đọc sách hại mắt.”

“Dạ.” Chu Toản hai tay gối lên sau đầu: “Con muốn ngủ.”

Phùng Gia Nam chỉnh đèn ngủ cho anh, còn nói: “Hôm nay mẹ nhìn thấy cô cho con phơi quần áo, cái quần bò bị rách là thế nào? Rất khó coi. Có thời gian chúng ta cùng đi dạo phố, gọi Tiểu Thiện đi cùng?”

Chu Toản cực kỳ nhẫn nại với sự “quan tâm” từng chi tiết của mẹ. Trong đầu hiện lên cũng là cái hàng rào cũng với đôi giày chật ních kia. Anh vừa thấy bà phiền hà, lại vừa thấy bà đáng thương.

“Mẹ tự lo cho chính mình đi!” Anh xoay người đưa lưng về phía bà nói.

Phùng Gia Nam hơi ngẩn người, bà nghĩ chắc có lẽ con trai gần đây vẫn chưa thể nuốt trôi nổi chuyện kia.

Ông nội của Chu Toản qua đời đã năm năm, mấy anh em Chu Khải Tú thương lượng mượn lần này về quê tế tổ, chuyển phần mộ của ông nội đến nơi phong thủy tốt, thuận tiện hợp tang bà nội đã mất ba năm trước. Trước kia chỉ cần ở quê có việc, Chu Khải Tú đều dùng mọi cách lừa Phùng Gia Nam, hy vọng bà có thể cố gắng đi cùng. Song lúc này đây ông cũng rất thông cảm cho công tác bận rộn của bà nên đã chủ động nói về nhà lộ trình bôn ba, sự tình lại vụn vặt, để bà cùng con trai ở nhà là tốt rồi. Ở trước mặt bà, ông cùng anh em bàn về chuyện lần tế tổ cũng rất qua loa.

Phùng Gia Nam há lại có thể dễ dàng bị lừa như vậy, bà mơ hồ đã đoán được bọn họ đã có tính toán khác, có khả năng chuyện đó có liên quan đến bà. Có lẽ Chu Khải Tú cũng đoán được bà có sự cảnh giác, hai người giáp mặt không nói, trong lòng âm thầm suy tính. Nửa tháng nay đến phòng mà vợ chồng cũng phân ra ngủ, ai cũng không chịu nhường bước.

Từ lúc nào đã bắt đầu, ngay cả cãi nhau bọn họ cũng cảm thấy mất công? Trong lòng Phùng Gia Nam cười khổ, bà thậm chí còn nhớ lúc hai người không hợp gây chiến một thời gian trước kia, tối thiểu họ còn biết được đối phương nghĩ gì. Khi đó bọn họ là đánh thật, cũng là làm lành thật như lúc ban đầu.

“Bố của bác cả con bệnh nặng, đưa đến bệnh viện bên chúng ta kiểm tra, hai vợ chồng họ và mấy anh em cũng cùng đến đây. Ngày mai chú ba con mời mọi người ăn cơm, con cũng cùng đi đi.” Phùng Gia Nam đứng lên nói với con trai.

“Nhà mẹ đẻ bác cả, cũng được gọi là họ hàng? Dì hai dưới quê cùng em trai lên đây, muốn hay không cũng phải xếp hàng hai bên để hoan nghênh ư? Ngày mai con có hoạt động nhóm mô hình máy bay và tàu thuyền rồi.” Chu Toản không cần suy nghĩ đã từ chối.

Nếu được thay đổi quá khứ, chưa hẳn Phùng Gia Nam đã bắt buộc con trai đi xã giao lần này, nhưng mà bà tưởng tượng thấy tình cảnh như vậy. Một thân một mình bà đối mặt với đại gia đình bên chồng tứ cố vô thân, con người bà dù cho mạnh mẽ, cũng có lúc thấy mệt mỏi.

Phùng Gia Nam thở dài, nói: “A Toản, dù sao con cũng là con trai mẹ.” Con trai lớn, tâm tư làm việc càng ngày càng có chủ kiến, bà cũng không đoán ra suy nghĩ của anh, cũng không nắm bắt được, nhưng vào thời điểm này, con trai mới là người duy nhất có thể đứng ở bên cạnh bà.

Bà ngồi đợi bên giường một lúc, nghe được giọng nói mơ hồ của con trai: “Ngày mai hoạt động đến sáu giờ chiều. Mẹ cho con địa chỉ, đến lúc đó tự con sẽ đến.”

Khi hoạt động của Chu Toản kết thúc, anh mới đến chỗ chú ba để ăn cơm, đương nhiên anh là người tới muộn nhất. Hàng ghế đặc biệt có gương mặt chú quen thuộc, cũng có chút cảm giác như đã từng quen biết. Dĩ nhiên bố mẹ anh đang ngồi, chuyện không ngờ đó là Kỳ Thiện cũng ở đây.

Phùng Gia Nam nhìn thấy con trai, trên mặt lộ ra vẻ tươi cười, đón Chu Toản đến bên cạnh. Chu Toản ngồi xuống bên cạnh ghế của Kỳ Thiện, nghe thấy mẹ anh nói: “Dù sao đêm nay trong nhà Tiểu Thiện cũng không có người nấu cơm nên mẹ đưa cô bé đến đây.”

Chu Toản nhớ ra, trước đó chú Thiện có nói ông phải ra ngoài theo nhóm văn nghệ sĩ sưu tầm dân ca, mẹ Thiện chắc hẳn lại tăng ca, gần đây sở nghiên cứu bên các bác ấy có đề tài lớn, bận rộn từ chân lên đến đầu.

Kỳ Thiện nhìn Chu Toản cười, anh quay người liếc mắt. Anh trốn còn không kịp, cô lại ngốc đến mức chạy đến những nơi như thế này ăn cơm.

Bố mẹ đã nhắc nhở, Chu Toản và nhóm họ hàng đang ngồi chào hỏi xã giao, mặc dù thái độ có hơi qua quýt, thiếu lễ độ nhưng không đến nỗi nào. Chu Khải Tú cảm thấy có chút vui mừng, nhưng Phùng Gia Nam chỉ cười không nói.

Chu Khải Tú sinh ra ở một ngôi làng trên núi cực kỳ xa xôi, nghe nói tổ tiên bọn họ cũng từng vinh quang một thời, sau lại tham gia kháng chiến, mấy trăm năm trước trốn vào một khe suối cắm rễ ở đó, trở thành nơi chỉ có một số đại gia đình người Hán ở Trung Quốc. Đối với cách nói này, từ trước đến nay Phùng Gia Nam chỉ cười trừ, nhắc đi nhắc lại chuyện đã qua, bọn họ có thể có quan hệ với Chu Công hay không? Người ta thường thiếu cái gì mới càng coi trọng cái đó, bà cũng không kiêng dè ông nội của bà xuất thân là nông dân, điều đó cũng không gây trở ngại cho bố của bà trong giai đoạn quan trọng nhất là khởi nghiệp.

Thế hệ nhà họ Chu đến đời Chu Khải Tú có bốn anh em. Anh cả thật thà an phận, ở quê nhà làm nghề nông thuận tiện chăm sóc cho cha mẹ già. Anh hai của Chu Khải Tú thuở nhỏ trong gia đình là nổi tiếng nhất, bất kể ngoại hình hay tính cách. Ông này hơn mười tuổi đã một mình ra ngoài nghiên cứu học hỏi, là một sinh viên giỏi hiếm thấy của quê nhà, cha mẹ anh khi còn sống vì đó mà kiêu ngạo. Anh ba cũng là một truyền kỳ, đầu óc linh hoạt, một ngày làm bằng vài ngày học, sớm đã đi ra ngoài quê làm khuân vác, từ đó trở thành chủ thầu công nhân xây dựng, sau này lại thành một tiểu thương, giàu có nở mày nở mặt một thời. Ông ta là một trụ cột kinh tế trong nhà, cung cấp cho anh hai hoàn thành đại học, lại gửi tiền về liên tiếp để anh cả chăm sóc cha mẹ già.

Năm ấy Chu Toản học tiểu học, chú ba nói bố anh chuyển qua kinh doanh đường biển. Chu Khải Tú xuất thân học ngành công nghiệp hóa chất, là người đầu tiên dựa vào 30000 nhân dân tệ làm vốn đăng kí thành lập một Công ty khoa học kỹ thuật sinh vật, quy mô không lớn, nhưng lợi nhuận khá cao. Lúc ấy, bố của Phùng Gia Nam, cũng chính là bố vợ của Chu Khải Tú còn sống, quan hệ đối Chu Khải Tú mà nói dù là tài chính hay là con người đều giúp đỡ rất nhiều. Hơn nữa, ông vốn là người thông minh, ánh mắt chuẩn, tâm tư ổn, nhân duyên cũng tốt. Sáu năm ngắn ngủn, tài sản của công ty Chu Khải Tú ngày một tăng thêm, thành một trong những công ty đứng hàng đầu.

Nối tiếp đó, Chu Khải Tú mở rộng phạm vi kinh doanh, cùng em ba hợp tác. Kiến thức và sự quyết đoán của ông bù vào chỗ em ba không có, mà em ba lại là người đã lăn lộn nhiều năm bên ngoài, nắm rõ phương pháp cải tạo xe cũ. Bọn họ cùng nhau bàn bạc thời gian hợp lý mua vài miếng đất, cải tạo xe cũ thành xe đời sau này, từ đó sự nghiệp có thể tiến thêm một bước càng ngày càng lớn mạnh hơn. Cho dù bố vợ của Chu Khải Tú về hưu vài năm sau bị bệnh mà qua đời, nhà họ Phùng cũng theo đó mà lụn bại, nhưng sự nghiệp của Chu Khải Tú chẳng những không dừng lại mà vô cùng phát triển. Vào lúc sự nghiệp thăng tiến, em ba đã có mối giao hữu với lão Tần, hai người vừa gặp như đã quen, từ đó về sau dựa vào nhau mà, đều vui vẻ lên như thủy triều.

Bác cả của Chu Toản cũng không đố kị vì sự nghiệp thành công của hai em ở bên ngoài, ông cũng như cha chú, có ý thức họ hàng rất mạnh. Vì chăm sóc cha mẹ già trước lúc lâm chung, liền ở trong nhà Tổ sống qua ngày, không để cho các em phải lo lắng chuyện ở nhà. Bác cả với vợ sinh được bốn cô con gái, đứa nhỏ tuổi nhất cũng đã lập gia đình sinh con. Dưới gối Chu Khải Tú và Phùng Gia Nam chỉ có Chu Toản. Mà chú ba của Chu Toản lại thú vị nhất, ông kết hôn sớm, cùng vợ cả sinh một đứa con trai, cũng chính là anh họ của Chu Toản – Chu Tử Dực. Mấy năm trước, ông và vợ cũ ly hôn, trước sau lại có thêm ba cô vợ nhỏ, mỗi người đều sinh con gái. Bọn họ tuy gia đình giàu có nhưng không có nhiều con trai, đây là chuyện mà khi còn sống ông nội Chu Toản tiếc nuối nhất.

Chu Toản nghe nói, chú ba chí lớn chưa già, đến nay còn bám riết không tha lấy các cô gái trẻ mà sống bằng tiền của con trai cố gắng kiếm được, tiếc là mỗi năm còn nghe nói mình có thêm vài cô em họ, gần đây đã dần dần không có động tĩnh. Về phần “bóng dáng” mơ hồ của người nào đó, Chu Toản nghĩ, chỉ có một tiếng cười lạnh. Người bố tốt của anh chẳng những trên sự nghiệp là người đáng tin cậy của gia tộc, ngay cả trong chuyện nối dõi tông đường này cũng là người khởi nghĩa Đại Lương(2).

Khởi nghĩa Đại Lương: Mình nghĩ đây là cuộc khởi nghĩa nào đó nhưng tìm mãi không ra, đơn giản có thể hiểu là người đi đầu/ đứng đầu (mọi người đều chỉ có con gái riêng cha của Chu Toản có đến hai người con trai)

Ở dưới quê, Phùng Gia Nam và Chu Khải Tú sống chung cũng không tính là hòa thuận. Năm đó bố mẹ Chu Khải Tú không xem trọng hôn sự của con trai thứ hai. Người phụ nữ ngẩng cao đầu kết hôn, cúi đầu làm nàng dâu. Bọn họ lo lắng con trai lấy Phùng Gia Nam có bối cảnh gia đình cứng cỏi như vậy sẽ khiến Chu Khải Tú chịu khổ. Trên thực tế quả thật trong cuộc hôn nhân này Chu Khải Tú có vẻ nhân nhượng đối phương, cho dù sau này sự nghiệp của ông hơn hẳn Phùng Gia Nam, cũng chưa từng thay đổi.

Phùng Gia Nam có công việc riêng của mình, việc nội trợ không quan tâm lắm, Chu Khải Tú bên ngoài bận rộn. Nếu không phải sau này thuê người giúp việc, về nhà ngay cả một miếng cơm cũng không kịp ăn, điều này khiến cho cha mẹ Chu Khải Tú theo quan niệm truyền thống thường úp mở phê bình. Mà khi còn nhỏ, Chu Toản gầy yếu nhiều bệnh, cũng không phù hợp với mong đợi của tổ tông “Đứa bé mập mạp”, vì thế Phùng Gia Nam không ít lần bị mẹ chồng chỉ trích không nên sinh đứa bé này. Chu Khải Tú có dáng người tốt, trời sinh lại đa tình. Mặc dù ông và Phùng Gia Nam tình cảm sâu đậm nhưng mấy năm nay vẫn luôn luôn có một ít tin đồn truyền ra. Nếu ông chủ động đưa ra ly hôn sau đó kết hôn lại, gia tộc sẽ không ngăn cản. Thế nhưng, điều làm cho người nhà không ngờ tới là, ông với Phùng Gia Nam va chạm rất nhiều lần, song lại chưa bao giờ khiến bà nảy sinh ý định rời đi trong đầu bà.

Phùng Gia Nam là kiểu người lòng dạ cao ngạo, không giỏi xu nịnh, chồng ở nhà càng không phải nói, bố mẹ chồng dường như càng thiên vị cháu đích tôn của chú ba, bà cũng thản nhiên không để trong lòng. Bà cũng không để ý người nhà của Chu Khải Tú ý kiến với mình, cũng không cản trở ông hiếu kính cha mẹ, nhưng lại chỉ làm bổn phận của mình, còn những thứ khác mặc kệ. Sau lại đã xảy ra một số chuyện đâm vào lòng bà, làm cho người nhà của Phùng Gia Nam và Chu Khải Tú gần như là cắt đứt quan hệ, qua lại cũng bị gián đoạn gần 10 năm. Cho đến khi Chu Toản dần dần lớn lên, hai người già lại bận lòng với đứa cháu, bà mới nghe khuyên nhủ của Chu Khải Tú dần dần buông bỏ những khúc mắc trong lòng, bằng lòng cho con trai và họ hàng bên nội lui tới, nhưng xem bọn họ như người thân thì đó là chuyện không thể.

Xuất phát từ loại quan hệ này, tình cảm của Chu Toản đối với bên nội luôn nhạt nhẽo, anh chỉ thân với con trai cả của cậu ba còn lại những người khác ở trong mắt anh có cũng được mà không có cũng không sao.

Hết chương 7