Bạch Đạo Sư

Chương 144: Hoàn Trả



Thu nhi sụt suỵt nước mắt toan bước đi, em nghĩ rằng túi tiền có thể để quên đâu đó ngoài chợ và nếu ra tìm lúc này biết đâu may mắn thấy được. Nghĩ như vậy, em toan bước đi thì bất ngờ ngoài ngõ có người hàng xóm bước vào, vừa đi vừa gọi lớn.

- " tiểu cô nương kia, đi gì nhanh thế, ta gọi hoài không được"

Mọi người ngạc nhiên khi thấy người hàng xóm bước vào nói những câu nói kỳ lạ, và càng ngạc nhiên hơn khi trên tay người đó là túi tiền buôn bán của Thu nhi. Người hàng xóm bước lại gần cô bé nhỏ nhắn, nắm lấy bàn tay em và lật ngửa ra, đồng thời đặt túi tiền vào tay em mà mắng yêu.

- " ghớm, con gái gì mà đi nhanh quá thể. Chúng ta thấy cháu làm rớt túi tiền nên kêu cháu dừng lại, hà cớ gì đã không nghe chúng ta gọi mà còn đi như chạy vậy hả, một mạch về nhà không nhìn thấy ai ngoài đường cả sao?"

Cả nhà họ Trần ngơ ngác cả thảy. Thu nhi nhận được túi tiền thì mừng rỡ lắm, nhưng vẫn đang ngơ người ra. Trần Viện nhìn con gái cầm túi tiền với vẻ mặt ngờ nghệch thì cũng ngờ nghệch không kém, ông bước tới hỏi người hàng xóm.

- " thím Lý, tại sao túi tiền của con tôi lại trong tay thím? Mọi chuyện là như thế nào, xin thím hãy nói rõ"

Người hàng xóm lúc này phẩy tay một cái, nhìn bé gái 12 tuổi mà cười dịu dàng.

- " ai da, còn hỏi thế nào sao? Tiểu cô nương đáng yêu này đi chợ về nhà không biết tâm trí để đâu mà đánh rơi túi tiền dọc đường. Ta và mấy chị em đang làm ruộng nhìn thấy liền gọi, thế nhưng tiểu cô nương này chẳng nghe thấy chúng ta. Vậy là chúng ta đành phải lượm túi tiền này về tận nhà trả cho các người đây "

Nói xong thì chỉ về phía túi tiền trên tay Thu nhi mà nói.

- " tiền xu nhiều, rớt xuống văng ra tung tóe khiến chúng ta mất thời gian lượm lặt. Tiểu cô nương xem thử có thiếu đồng nào không?"

Thì ra là Thu nhi làm rớt túi tiền ư? Vợ chồng Trần Viện nhìn nhau ngạc nhiên, vậy là nãy giờ họ trách oan con gái mình giấu tiền à, và Thu nhi tại sao lại nhận tội mà mình không hề làm chứ? Thu nhi hai tay dâng túi tiền đưa cho mẹ mà cảm thấy nhẹ lòng, xem ra trời còn thương gia đình em lắm, nếu mà mất tiền thật thì em cũng không biết phải làm sao. Người mẹ lúc này nhận lấy túi tiền, tiện thể nhìn con gái mà mắng.

- " đầu óc con để đâu thế hả, có túi tiền cũng không giữ được nữa, chẳng may mất đi rồi thì nhà ta hôm nay ăn cái gì? Xem ra đều phải nhịn đói đó, con có nghĩ đến không? Cũng may có người nhìn thấy mà trả lại, còn không mau cảm ơn người ta"

Thu nhi nghe mẹ mắng vậy thì lập tức quay sang người hàng xóm mà cúi đầu lễ phép.



- " cháu cảm ơn thím đã giúp đỡ cháu, cháu thật sự rất biết ơn "

Người hàng xóm nhìn Thu nhi lễ phép như vậy thì rất vui, khẽ mỉm cười gật đầu. Trần Viện lúc này nhìn con gái mà cũng mắng thêm.

- " đã làm mất tiền thì cứ nói làm mất tiền, cớ sao lại nhận mình giấu tiền ngoài chợ? Con có biết con vừa mới làm một chuyện hết sức ngu xuẩn đó, con biết không?"

Ngu xuẩn ư? Khi Thu nhi nói "không thấy túi tiền " thì có nghĩa là làm mất chứ gì nữa ? Chỉ là ông bà này không tin con mà thôi. Lại nói nếu bà mẹ không đòi đi chết thì đứa con có hốt hoảng nhận bừa tội hay không? Rõ ràng là cha mẹ ép con nhận tội mà con không làm, bây giờ không những không thấy lỗi của mình mà lại quay sang trách ngược con, đây là đạo lý gì? Đạo lý gì thì không biết, nhưng chắc chắn đây là việc quá phổ biến rồi. Ở xứ sở phương đông này thì việc cha mẹ nhận sai và xin lỗi con là một chuyện hết sức hoang đường. Phải, chính là một sự HOANG ĐƯỜNG. Chuyện này không phải chỉ có ở Giao Chỉ mà là toàn bộ lục địa phương đông. Cha mẹ không bao giờ sai, tất cả đều là lỗi của con, đó là chân lý nhảm nhí của người phương Đông rồi. Thu nhi bị trách mắng thì có chút ấm ức trong lòng, thế nhưng em không dám cãi lại mà chỉ im lặng cúi đầu, và đây cũng là tình trạng chung của xã hội phương đông. Túi tiền đã lấy về được, và con gái của họ cũng không phải hư hỏng trộm tiền gì, thế nên sâu trong tâm của họ thì rất vui mừng. Bản thân cha mẹ cũng biết mình sai, nhưng đương nhiên sẽ không xin lỗi và muốn kết thúc sớm chuyện này, Trần Viện hừ một tiếng.

- " mặt mũi tèm nhèm thế kia, còn đứng đó làm gì? Mau vào sau nhà rửa mặt và chuẩn bị ăn cơm đi"

Tiếng quát của người cha vang lên, Thu nhi lẳng lặng đưa tay xoa khuôn mặt còn đẫm nước mắt của mình rồi bước vào sau nhà. Bước chân đi khiến vết roi sau mông của em bị chạm mà đau nhói, em khẽ đưa tay xoa vết đau mà bước vào trong. Người hàng xóm nhìn thấy điều đó, bà ta cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Vợ chồng Trần Viện lúc này bước tới mà cảm ơn rối rít.

- " thật sự cảm ơn thím nhiều lắm, nếu không có thím thì gia đình tôi chắc phải nhịn đói mất mấy ngày rồi. Không biết phải cảm ơn thím như thế nào cho phải nữa đây"

Người hàng xóm nghe vậy nhưng lại rất không vui, bà ta quay sang nhìn vợ chồng Trần Viện mà nhíu mày. Trông vẻ mặt rất không vui, bà ta bậm môi một cái mà nói.

- " hai bác thứ lỗi, cho tôi nói thẳng. Hai bác đẻ được đứa con như Thu nhi là phúc đức của tổ tiên Trần gia để lại rồi. Thu nhi chỉ là một đứa trẻ mà đã làm biết bao nhiêu chuyện, làm đủ mọi chuyện trong nhà giúp đỡ mẹ cha. Vừa siêng năng lại ngoan ngoãn lễ phép, hai bác còn đòi hỏi gì hơn nữa mà chứ? Hôm nay Thu nhi có sơ ý đánh rơi túi tiền mà hai bác đánh mắng cháu như vậy, không tự hỏi mình quá tàn nhẫn hay sao?"

Lời nói một tràng dài đều là lời chân thật. Thế nhưng có câu "sự thật mất lòng " , không phải ai cũng thích nghe sự thật, thế nhưng người phụ nữ này vừa có ơn trả lại túi tiền nên xem ra vẫn phải đáp lễ. Trần Viện cười gượng mà cúi đầu.

- " thím nói đúng, chúng ta sai rồi"

Lời nói cho qua chuyện, chủ yếu là kết thúc chuyện này sớm. Người phụ nữ nghe vậy thì thở dài, nhìn thấy trời đã trưa lắm rồi thì cũng từ biệt mà trở về nhà của mình. Vợ chồng Trần Viện nhìn theo mà không vui. Có câu "đèn nhà ai nhà nấy rạng" , việc quản người khác dạy con là điều mà chẳng ai muốn bao giờ.