Trường An Loạn

Chương 1



Tôi thấy rất lạ, thời điểm tôi có thể nhớ được tới giờlà hồi tôi 5 tuổi. Năm tuổi tôi đã ở trong Thiếu Lâm tự. Vai vế của sư phụ tôiở đó chắc rất cao, tôi tưởng ông chỉ có hai đồ đệ. Một là Thích Không – sưhuynh tôi, hai là tôi – Thích Nhiên.

Nhữngnăm ấy, Thiếu Lâm hết sức hưng thịnh, thịnh đến nỗi chữ Thích đã chẳng còn cáchnào để đặt thêm pháp danh nữa, bản thân sư phụ tôi lén giữ lại mấy chữ nghe hayhoặc giả có ý nghĩa, dành cho những người có quan hệ với ông, những người đóthường cho người khác xem thẻ bài pháp danh của mình để họ biết rằng chỗ dựađằng sau mình rất vững, nếu không phải người cai quản sự vụ chung của cả chùathì cũng là người có quan hệ với các vị đại quan bên ngoài, cho nên hễ đưa thẻbài pháp danh ra, thông thường đi đến đâu cũng không có ai ngăn trở, trên đườngmuốn cưỡi ngựa thế nào thì cưỡi, có lấn vượt ngựa, tạt đầu lừa trên phố, phóngngược chiều, chạy quá tốc độc, cột ngựa sai quy định, húc nhẹ đuôi nhau, nhamôn cũng làm ngơ. Một số người vì gia cảnh nghèo nàn mà muốn xuất gia, đã từ bỏý định đến Thiếu Lâm, chuyển sang nghề hành khất, chỉ vì pháp danh của họ quảthực quá khó nghe.

Hồi sáutuổi, tôi nghe sư phụ nói với một người quỳ trước cửa chùa bảy ngày rằng, ngươichỉ có thể có pháp danh là Thích Phóng thôi. Tôi thấy cái tên này còn lọt taiđôi chút.

Năm bảytuổi, tôi nghe sư phụ nói với một người quỳ trước cửa chùa mười ngày rằng: tarất cảm động, nhưng pháp danh không còn nhiều nữa, ta thấy cái tên nghe haynhất còn lại cũng chỉ có Thích Vú thôi.

Ngườiấy nói: Đa tạ sư phụ, song đệ tử đường đường là một nam tử hán, chỉ cần khônggọi pháp danh này, chứ gọi là gì cũng được.

Sư phụtôi nói: Vậy thì chỉ có tên Thích Cứt.

Ngườiấy có lẽ vì đã quỳ đã lâu nên choáng, dám công khai bày tỏ ý nghĩ xấc xược vớisư phụ tôi: Thưa sư phụ, vì sao pháp danh chỉ có thể là hai chữ? Ba chữ cũngđược chớ.

Sư phụtôi nói, ông thích nhất chữ “Nhiên”, những thứ bao hàm trong chữ “Nhiên” khónói rõ được nhất. Ông tặng chữ Nhiên cho tôi. Tôi bấy giờ chưa hiểu được ýnghĩa hàm chứa trong pháp danh hay ho này, thực ra tôi thích cái tên “ThíchKhông” hơn, sư huynh tôi cũng đồng ý để chúng tôi đổi pháp danh, nhưng sau khichúng tôi bày tỏ ý nghĩ này, cả hai đều bị phạt quỳ một ngày một đêm, sư phụtôi nói, những thứ đó, không phải muốn đổi là đổi được đâu. Những thứ đó là dosố mạng đem lại, con không thể thay đổi được số, trừ phi đem mạng ra đổi.

Theo đótôi dần dần lớn lên, ngày càng phát hiện ra mình có khả năng mà người kháckhông có. Võ thuật giang hồ, chẳng qua chỉ thế mà thôi, một cao thủ võ lâm cóthể địch được mười người, ám khí dùng chuẩn xác, nhãn lực cực tốt, dù chạy rấtnhanh, nhảy rất cao, song có nhanh cũng chẳng thể nhanh hơn ngựa, có cao cũngchẳng thể cao hơn tường, so với người thường chẳng qua chỉ chạy nhanh hơn, nhảycao hơn một chút xíu mà thôi, còn sự phát triển của võ lâm thì cuối cùng cũngsẽ quy tập về ám khí, chỉ vậy mà thôi. Nhưng chỉ cần tôi muốn, thì dù động táccó nhanh hơn nữa, tôi vẫn có thể nhìn thấy rõ mồn một, vả lại còn giống y nhưđang quay chậm, ám khí có nhanh hơn nữa, từ ngoài mười trượng phóng đến mặttôi, tôi cảm thấy chỉ cần trong một cái ngáp hơi đã thừa sức đỡ được. Song tôicũng cảm thấy động tác của tôi ngày một mau lẹ hơn thôi.

Sư phụtôi nói, con đã mù suốt ba kiếp, cho nên kiếp này được đền bù.

Tôiđáp, vậy thì tốt quá, kiếp này chắc con sẽ rất hạnh phúc.

Sư phụnói: Nhưng con đâu biết được nỗi khổ ở kiếp trước của con.

Tôi trảlời, vậy kiếp sau của con thì thế nào.

Sư phụnói: Vẫn là một thằng mù. Khả năng này của con, cứ ba kiếp lại một vòng luânhồi.

Tôiđáp, vậy thì cứ ba trăm năm mới tái xuất một người như con rồi.

Sư phụnói: Không phải là ba trăm năm mà là một trăm năm, ba kiếp của con cộng lại cómột trăm năm thôi.

Bấygiờ, sư phụ vẫn chưa dạy tôi phép chia.

Hồi bảytuổi, hễ trời sáng là tôi trở dậy, ra đứng ở giữa sân, không biết từ lúc nào aiđó ném từ đâu ra một cái chổi, tôi không được để nó rơi xuống đất, bằng khôngtôi sẽ phải trồng cây chuối một tiếng đồng hồ. Tôi sợ nhất là trồng cây chuối.Khi quét sân, mỗi nhát chổi của tôi đều không được để bụi bặm vẩn lên, cho nêncứ quét một nhát xuống ngay lập tức phải lật chổi dìm lại, cứ lặp đi lặp lạinhư thế, hết sức khổ sở, sư phụ tôi làm vậy chắc chắn nhằm khiến động tác củatôi nhanh nhẹn hơn. Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình rất thông minh, songmười năm sau một câu nói của sư phụ khiến tôi sực tỉnh. Sư phụ nói, con không cầnphải vất vả như vậy, nếu mỗi nhát chổi quét thật chậm, bụi bặm sẽ không vẩn lênđược.

Ngàyqua ngày đều như vậy, nhưng tôi lại muốn sống một cuộc sống ở ngoài chùa. ThiếuLâm quản tôi rất ngặt, đi đâu cũng có người bám theo, mà rất nhiều người làđằng khác. Kỳ thực bất kỳ việc gì họ làm, bất kỳ chiêu thức gì họ tung ra, tôiđều nhìn thấy rõ ràng, tôi chỉ muốn một mình ra ngoài chơi một lúc thôi, rồi tựkhắc sẽ quay về.

Nhưngtrước khi lên năm, tôi làm những gì nhỉ? Tôi hỏi sư phụ, sư phụ nói trước nămtuổi tôi chơi đủ rồi, đến lúc phải học hành, nhưng kỳ lạ là, vì sao trí nhớ củatôi trong năm năm ấy lại trống rỗng.

Mùa hènăm lên bảy, tôi và sư huynh Thích Không cuối cùng cũng được phê chuẩn cho rangoài chùa tắm, chùa xây trên núi, cách đó không xa có một con sông nhỏ vắtngang, trên bờ sông có rất nhiều cây táo. Lần tắm sông ấy, từ trên cây rơixuống cả thảy ba mươi mốt quả táo.

ThíchKhông nói, đệ có biết huynh là ai không?

Tôinói, đệ còn chẳng biết đệ là ai nữa là.

Sưhuynh Thích Không lớn hơn tôi ba tuổi, huynh nói, chúng ta đã có võ nghệ caocường, chi bằng hãy lén xuống núi tìm hiểu xem chúng ta là ai, rồi chơi mấy tròthật vui!

Tôibiết, trong có mấy ngày mà làm rõ được thân thế của mình hẳn là điều không thể,nhưng đúng là được đi chơi thật.

Tôi lậptức bày tỏ sự đồng tình.

ThíchKhông nói, chúng ta không thể đi đường xuống núi được, phải men theo con sôngnày xuôi xuống.

Cả haicòn chưa tỏ thái độ gì, chân đã bất giác men theo bờ sông đi xuống dưới, cứ thếđi mãi đi mãi, đột nhiên phát hiện ra ven sông có một sơn động. Ở trong chùachúng tôi được nghe rất nhiều truyền thuyết, đồng thời phát hiện ra hễ là cácnhân vật trong truyền thuyết, họ chỉ có được sức mạnh thần bí để thay đổi sốmệnh khi ở trong sơn động mà thôi. Tôi từng buông lời cảm khái rằng, ở trongchùa mười năm chẳng bằng vào trong động một lúc, sư phụ nói, đó là định mệnh,những việc trước đó chỉ là sự chuẩn bị tiền đồ để định mệnh xảy ra, là cái tấtyếu dẫn dắt cuộc đời con đi theo định mệnh, bởi định mệnh không phải là số mệnhcủa cuộc đời con, mà là vận mệnh của cả một thời đại, nhưng lại vừa khéo xảy ravới một sinh mạng. Tôi tỏ ra không thể lý giải. Sư phụ nói, tức là, hiện giờcon không tập luyện võ công trong Thiếu Lâm cho cẩn thận, dẫu trước mắt có mộtvạn cái sơn động đi nữa cũng vô ích thôi.

Nhưnghôm ấy, cuối cùng thì tôi cũng nhìn thấy sơn động. Thích Không hết sức phấnkhích, lao ngay về phía cửa hang. Trong hai người đã có một người rất hưngphấn, cho nên tôi bắt buộc phải tỏ ra thật bình tĩnh, bởi trong các câu chuyệntruyền thuyết, nhân vật đều rất ít khi bị kích động, nhưng cuối cùng tôi cũngkhông thể nhẫn nại được hơn, bởi từ kích cỡ, vị trí hang cho đến cả hình dạngcủa cửa hang đều quá chuẩn xác, quá truyền thuyết. Nét mặt tôi nghiêm lại, chạynhanh hơn cả sư huynh tôi.

Cũnggiống như trong truyền thuyết, chưa đến cửa hang, hai chúng tôi đều đã bất tỉnhnhân sự.

Khitỉnh dậy chúng tôi đã ở trong chùa, giọng sư phụ văng vẳng: “Cuối cùng thì concũng tỉnh rồi.”

Mở mắtra, ngay câu đầu tiên tôi liền hỏi cái hang đó thế nào.

Sư phụlắc đầu.

Tôi lạihỏi: Sư huynh sao rồi ạ?

Sư phụnói, nó tỉnh sớm hơn con, đang bị phạt đứng tấn mã bộ, đã đứng được một ngàyrồi.

Phảnứng đầu tiên tức thì của tôi là muốn hôn mê tiếp.

Sư phụnói: Con không bị phạt.

Tôihỏi: Sao vậy ạ?

Sư phụnói: Các con vào động phen này, chắc chắn là chủ ý của con. Nhưng sư huynh contỉnh dậy sớm hơn con, cho nên đã gánh hết tội rồi, nó bảo đã ép con vào. Nếu đãlà vậy, thì ta không phạt con nữa.

Tôinói: Rốt cuộc là sao ạ?

Sư phụnói: Con nghe ta nói đã, con phải nhớ rằng con chắc chắn không phải người bìnhthường, về sau làm việc gì nhất định phải ghi nhớ, những việc con càng cảm thấykhông làm được, thì lại càng phải thận trọng. Con còn nhỏ, chưa chắc đã hiểuđược. Nhưng con nhất định nhớ được, rồi hỏi đến sư huynh, chứng tỏ con hiểu rấtrõ những gì con cần hiểu rõ. Vả lại thứ tự trong tâm con cũng rất rõ ràng. Nhớrằng việc gì cũng đều phải tuân theo thứ tự trong tâm mình nghe chưa.

Tôinói: Vậy câu nói đầu tiên sau khi sư huynh tỉnh lại là gì ạ?

Sư phụnói: Ta không nói đâu. Song, sau này con sẽ biết, hai đứa chúng bay, suy chocùng vẫn chẳng thể nào cùng chung sống được.

Ngàyhôm sau, tôi gặp Thích Không, từ đầu chí cuối tôi vẫn không biết câu đầu tiênhuynh ấy nói sau khi tỉnh dậy là gì, sư huynh bảo: Đứng lâu quá nên quên rồi.

Tôihỏi: Sao đang yên đang lành lại ngất xỉu?

Sưhuynh nói: Huynh mà biết vì sao lại ngất xỉu thì liệu có ngất xỉu không.

Tôinói: Đệ muốn tới hang động đó một lần nữa.

Sưhuynh nói: Đi như thế nào, đây là ngôi chùa thâm nghiêm nhất trong số mười chùachín núi ở Trung nguyên, không thể trốn ra được đâu.

Tôiđáp: Cái động kia... tiếc thật đấy.

Sau đó,tôi quyết định đi tìm sư phụ để giải quyết vấn đề.

Sư phụnói: Ta cũng biết cái động ấy, thực ra cũng rất muốn nói cho các con biết,nhưng giờ chưa phải lúc, các con cảm thấy trong chùa quá vô vị, vậy ta giữ lạibí mật này, đợi sang năm vào ngày này, tự ta sẽ nói cho các con biết.

Phươngtrượng đứng một bên cười. Sau khi chúng tôi rời bước, phương trượng nói: Haiđứa bé này, một cái hang lại có thể kêu suốt một năm sao, đúng là mộthang một thế giới. Nhưng mà bé thế đã ở trong chùa rồi,ít nhiều cũng nhàm chán nhỉ.

Sư phụnói: Chỉ có một tuổi thơ nhợt nhạt, mới có thể có một tuổi trẻ vô tình. Gianghồ chắc chắn sẽ ngày một tanh uế, chúng sẽ là cao thủ của những cao thủ, nhữngkẻ đối địch với chúng cũng đều là cao thủ, cao thủ xuất chiêu với nhau, thìphải xem tâm ai không ngổn ngang, bởi một chiêu là một mạng, trong lòng có quánhiều ký ức, ắt sẽ có vô số tạp niệm.

Phươngtrượng nói: Ta mặc kệ việc này vậy.

Sư phụnói: Khi nào giang hồ mới có thể thống nhất đây!

Phươngtrượng nói: Không thống nhất được đâu. Không thống nhất thì bên ngoài loạn, cócách gì được. Việc trong tâm thì chẳng có cách gì hết.

Mùađông năm tôi chín tuổi.

Khítrời chuyển lạnh, tuyết lớn dày dần. Thế giới bên ngoài xảy ra nạn đói, hằngngày ngoài chùa đều có hàng ngàn người ngồi đó. Năm ấy hoàng thất xảy ra nộiloạn không liên quan tới triều chính. Đồn rằng đó chỉ là ân oán của mấy bà quýphi và hoàng hậu trong cung, song lại khiến nhà vua không còn tâm trí trị nước.Mà không còn tâm trí trị nước cũng chẳng sao, cái quán tính quyết định quốc giacàng lớn, chính quyền duy trì càng lâu, không thì cũng vẫn vậy, buông tay mộthai năm, rồi giải quyết mấy việc nhập nhằng, cộng thêm một vài thiên tai, mộtvài cuộc nổi loạn nhỏ diễn ra ở địa phương, các bộ xem rôm rả cho vui, rồi lạibàn mưu tính kế trong bụng, ấy mới là kế trị nước lâu dài. Không có thiên tai,không dẹp loạn, không tiễu binh, chẳng hóa ra vua chúa chỉ có mỗi cuộc sốngtình dục thôi sao. Song hoàng đế triều ta cũng rõ ghê gớm, chỉ riêng cuộc sốngtình dục thôi đã có thể gây ra loạn lớn rồi, hoàng hậu muốn phế quý phi, quýphi lại có bản lĩnh dấy binh bao quanh thành Trường An, bấy giờ đúng đợt ôndịch hoành hành trong dân gian, may sao Trường An bị bao vây nên chẳng ai cóthể lọt vào, thành thử không ai lây nhiễm.

Trongchùa tuy rất thanh tịnh, nhưng ngoài chùa luôn rất ồn ào, hằng ngày đều cóngười chết, hằng ngày đều có vô số người đập cửa chùa, sư phụ tôi cả ngày rầurĩ, không biết cửa nẻo nên đóng hay nên mở; không mở thì mất hết nhân tâm; cònnếu mở, sẽ phải chết cả lũ. Quả thực rất phiền phức khi sự việc nhất định phảithực hiện theo nguyên tắc lại vượt qua ngưỡng cho phép của nguyên tắc, sư phụtôi mâu thuẫn đến lú lẫn.

Tối hômđó, phương trượng cho gọi tất cả mọi người lại, hỏi: Mở cửa hay không?

Tôinói: Mở ạ!

Sư phụtôi nói: Con muốn chuồn ra ngoài nhân lúc náo loạn phải không?

Tôiđáp: Con không có ý đó, dân... dân chúng chịu khổ, Thiếu Lâm chúng ta...

Sư phụnói: Mở cũng được, nhưng cột thằng nhóc này lên mai hoa thung đã.

Bấygiờ, bên ngoài lại bắt đầu vẳng đến những tiếng đập cửa.

Sư phụnói: Ta coi quản chùa này hai mươi năm nay, đây là lần đầu tiên cảm thấy đaulòng đến vậy, người ngoài kia chắc hẳn bất đắc dĩ quá nên mới lấy đầu đập cửa,nếu chúng ta tiếp tục không mở, vậy có khác gì đương kim triều đình đâu.

Lúcnày, phía ngoài kia vang lên một tiếng “uỳnh”.

Tất cảmọi người đều rùng mình. Đập đầu gì mà lại vang lớn đến thế, chắc phải có dũngkhí lắm.

Có ngườihỏi: Thưa sư phụ, liệu có phải Tung Sơn phái người tới báo tin không nhỉ, TungSơn chẳng phải đang luyện Thiết đầu công sao?

Sư phụnói: Không phải đâu, nếu là đệ tử cấp cao, chắc chắn sẽ đi cửa sau, cửa sau củachúng ta luôn mở mà.

Lúcnày, ngoài cửa lại dội lại một tiếng “uỳnh” vang to hơn nữa.

Mọingười nói: Chết rồi chết rồi, lần này chắc đau đấy.

Vừa nóidứt, ngoài cửa lại kêu “uỳnh” một tiếng, vang hơn nữa.

Mọingười kinh ngạc kêu lên: Chết rồi, chết thật rồi!

Vẻ mặtcủa sư phụ và phương trượng đều rất nghiêm nghị.

Thinhlặng, trầm ngâm một lúc lâu. Đột nhiên, một tiếng “uỳnh” vang dội nhất tronglịch sử ập tới.

Sắc mặtmọi người dịu lại: Vẫn chưa chết!

Phươngtrượng hô: Mở cửa chùa!

Sư phụtôi truyền lời xuống nói: Chuẩn bị mở cửa chùa! Tất cả đệ tử Thiếu Lâm, mau cầmchắc gậy gộc, đề phòng hỗn loạn, chắc chắn phải giữ yên trật tự, cho người vàotừng tốp, mỗi tốp một trăm người, cái tên lấy đầu đập cửa kia phải cho vàotrước tiên, chữa trị khẩn cấp, nó tuy vũ dũng, nhưng cũng là nhân tài. Ta sẽchủ trì việc mở cửa.

Nóiđoạn mọi người tức khắc xếp thành hàng, tôi và Thích Không đứng trên điện quansát, bên ngoài tiếng người sôi sục, sắc mặt sư phụ nặng trĩu, ông từ từ mở cửa.

Trongchớp mắt, tôi thấy sự việc bất chắc xảy ra. Cùng lúc, có tiếng người bên ngoàivọng đến: Mấy cú vừa rồi đá nhỏ quá, mỗi lần đập đều lấy hòn to hơn mà ích gìđâu, chẳng thà lấy tảng to nhất nện đi!

Trongkhi đó, sư phụ tôi vừa mở cửa, đang định đón tiếp với vẻ mặt hiền từ.

Tôi vừanhìn thấy một đám hỗn loạn, đệ tử cấp cao của bản chùa đứng đằng sau đã tức tốcđẩy cửa lại, sư phụ tôi ngã đánh rầm xuống đất, đám người đói khát bên ngoài ồạt xông lên, hơn một vạn cánh tay và cẳng chân khua khoắng trước mắt tôi. Trongcơn hoảng loạn, không ai để ý tới một tiểu cô nương đã bị đẩy vào chùa qua khecửa. Thế rồi cửa chùa đóng chặt lại, tiểu cô nương đưa mắt nhìn tôi. Tiểu cônương ấy rất xinh, tôi mường tượng được bộ dạng của cô năm mười tám tuổi. Lẽnào tôi không chỉ có thể nhìn mọi thứ như đang quay chậm, mà còn có khả năngmường tượng ra tương lai! Ngỡ như một sự an bài, câu chuyện thanh mai trúc mãsắp sửa xảy ra.

Sư phụtôi từng nói, mọi việc có chừng mực, muôn vậtkhông mất đi, ví dụ như, mọi hạnh phúc đều mang tính cục bộ, hạnhphúc của một bộ phận người này tất yếu sẽ dẫn đến sự đau khổ của một bộ phậnngười khác. Cho nên, hạnh phúc trên đời này chỉ là sự hoán đổi mà thôi.

Hôm naycuối cùng tôi cũng hiểu rõ, ý của sư phụ là lần mở cửa này, tôi sẽ có một côbạn gái để bầu bạn, sẽ rất hạnh phúc, mà khi tôi hạnh phúc chắc chắn sẽ có mộtngười đau khổ, người đó chính là sư phụ tôi.

Tôi rấtlấy làm lạ vì sao tôi không những có thể nhìn mọi thứ một cách chậm rãi, mà còncó thể nhìn thấy hình dạng trong tương lai của mọi sự việc, nếu được như vậy,tôi đã là thầy bói lâu rồi. Tôi chỉ có thể nhìn thấy bộ dạng trong tương laicủa một người nào đó, hay phải chăng tương lai đó đã xảy ra, và ở đây đang diễnra lại một vòng luân hồi? Trong mơ tôi thường xuyên thấy một cảnh tượng kỳ lạ,sư phụ bảo, mộng cảnh chỉ là sự hồi tưởng của tương lai. Tương lai còn chưa xảyra, vậy hồi tưởng thế nào. Tôi hỏi sư phụ. Sư phụ nói: Chính vì tương lai cònchưa xảy ra trong hiện thực, cho nên mới có thể hồi tưởng nó trong mộng cảnh.Mọi sự đã được an bài, con đừng cảm thấy phải chịu đựng sự an bài của chúng takhi ở trong chùa. Cuối cùng con sẽ tự do, nhưng con vẫn phải chịu sự an bài củasố phận.

Bất kỳmột sự tự do nào cũng đều là khởi đầu cho một sự an bài khác.

Mùađông, tuyết tan gió nhẹ, mặt trời đỏ hồng.

Cuốicùng cửa chùa không được mở ra thêm lần nào nữa, với thời tiết thế này, nên rangoài vui chơi mới phải. Trong những ngày âm u, mỗi buổi chỉ là nỗi buồn, trongnhững này nắng ráo, nỗi buồn lại là sự đau khổ. Sư phụ nói: Ta thà để người bênngoài kia chết hết cả.

Tôinói, thực ra bất kỳ ai cũng có thể biết trước được tương lai. Tương lai chẳngphải đều chết hết cả sao.

Sư phụnói: Không phải, chết là kết quả, không phải tương lai, tương lai là kết quảtrước khi chết.

Tôinói: Bên ngoài đông người như thế, đã chết ngót một nửa rồi, dù sao cũng đềuchết, có đem vào cứu cũng chết, ngộ nhỡ bệnh dịch truyền vào, thì mọi người sẽchết cùng nhau, có cứu sống được, cuối cùng cũng vẫn chết, sư phụ chớ buồn.

Sư phụnhìn tôi chằm chằm, nói: Ta mà nghĩ như vậy, thì ta chết từ lâu rồi. Con khôngđược nghĩ như thế, nghĩ nhiều con sẽ tin đấy.

Ngoạitrừ tiếng rên xiết, ngoài cửa đã không còn bất kỳ động tĩnh nào. Chúng tôi theolệ, hằng ngày leo lên tường cao ném bánh bao ra ngoài. Lương thực dự trữ trongchùa chỉ có thể dùng trong ba ngày nữa mà thôi, sau ba ngày, mọi người sẽ hếtthức ăn.

Tôichưa bao giờ ngờ rằng một nạn đói lạ thường kèm theo ôn dịch lại có thể kéo dàiđến vậy. Bạn cứ tưởng tượng xem, gió nhẹ mơn man da mặt như thế, bên ngoàitường kia chắc hẳn sẽ ngập trời những cánh hoa mai.

Hôm naycuối cùng tôi cũng có thể gặp lại tiểu cô nương duy nhất lọt vào chùa trong cơnhỗn loạn hôm mở cửa. Bởi bên ngoài nạn ôn dịch hoành hành dữ dội, sau khi tiểucô nương vào chùa đã bị nhốt lại mười ngày. Mọi người muốn biết chắc chắn tiểucô nương đó không bị nhiễm bệnh rồi mới thả ra. Chập tối, tất cả cũng bàn bạcxem có nên giữ tiểu cô nương này lại không.

Sư phụcòn chưa cất lời, Tiểu cô nương đó đã nói: Sao các vị không cứu người khác?

Một vịsư huynh nói: Muội tưởng chúng ta nhấc một mình muội ra khỏi đám người kia, cứuriêng muội chắc? Muội bị đẩy lọt vào chùa, đó là một sơ suất.

Tiểu cônương lại nói: Vậy tại sao các vị không ra cứu người?

Một vịsư huynh khác nói: Cứu cái gì mà cứu, bọn ta cũng sắp chết đói cả đây này.

Tôi anủi: Thức ăn trong chùa chỉ ăn được hai hôm nữa thôi.

Bấy giờtôi cảm thấy, việc cứu giúp người khác chỉ là một thú tiêu khiển khi bản thânđã đủ đầy.

Một vịsư huynh nói: Xử lý tiểu cô nương này ra sao?

Cóngười đề nghị thả ra ngoài chùa. Mọi người nhất trí phản đối, cảm thấy làm nhưvậy quá vô nhân đạo, việc Thiếu Lâm tự đóng cửa chùa lần này đã rất quá đángrồi, giờ cứu người xong lại bỏ người ta ra bên ngoài, thì thật quá đáng quá,lại nữa, triều đình dạo này hay viện vào các tấm gương điển hình để hành sự,quả nhiên rất hiệu quả, Thiếu Lâm tự cũng cần có một tấm gương điển hình, để vềsau có thể đem ra tuyên truyền rộng khắp. Ông tuần phủ chẳng đã nói rồi sao,tấm gương điển hình không phải một đại diện trong số một vạn người, mà là trongmột vạn người chỉ có một người như thế.

Sư phụnói: Để cô bé ở lại trong chùa đi.

Một vịsư huynh khác vẫn có ý kiến: Vậy thì mấy việc tắm táp, chúng ta phải làm thếnào?

Phươngtrượng nói: Mười chùa chín núi ở Trung nguyên, đứng đầu về quy mô chính là bảntự, chùa ta thì lớn bằng này, tiểu cô nương nhỏ bằng này, lại cứ phải tắm trướcmặt người ta mới được sao?

Sưhuynh ấy nói: Nhưng suy cho cùng bao nhiêu năm nay trong chùa chưa từng có cônương nào lui tới. Nay thoắt một cái, chúng đệ tử thật khó mà...

Phươngtrượng hơi bực mình, cúi đầu hỏi tiểu cô nương: Tiểu muội muội, cháu mấy tuổirồi?

Tiểu cônương đáp: Cháu tám tuổi.

Phươngtrượng nói: Cháu có biết cháu được sinh ra thế nào không?

Tiểu cônương đáp: Mẹ cháu sinh ra cháu.

Phươngtrượng hỏi tiếp: Sinh như thế nào vậy?

Tiểu cônương đáp: Cháu không biết. Mẹ cháu chưa nói.

Phươngtrượng nói với mọi người: Các người xem, cô bé ấy còn chưa hiểu biết gì cả, cácngười thấy có gì bất tiện nào.

Phươngtrượng tiếp tục nói: Cháu xem bao nhiêu người đứng xung quanh cháu, bọn họ cóđiểm gì khác với cháu nào?

Tiểu cônương đáp: Bọn họ có cái ấy còn cháu không có cái ấy.

Phươngtrượng sa sầm nét mặt, bất giác kêu: “Ố” lên một tiếng. Hỏi: “Cái ấy là cáigì?”

Tiểu cônương đáp: Là tràng hạt, cái đeo trên cổ ấy.

Phươngtrượng không dám hỏi thêm nữa, nói với chúng tôi: Các ngươi xem, còn kẻ nàothấy thẹn thùng nữa không? Đệ tử Thiếu Lâm trải qua biết bao sóng gió, ai đờilại sợ một tiểu cô nương còn... hết sức khờ khạo, đúng thật là!

Thế rồichùa cũng giữ tiểu cô nương này lại. Một ngày sau, rắc rối đã xảy ra, tiểu cô nươngmột mực không chịu nói cho mọi người biết tên thật của mình, mọi người cảm thấykhông thể nào gọi là “con bé ấy” mãi được, tối đến, sư phụ bèn triệu tập nhiềungười lại, bàn hai việc đại sự, thứ nhất, lương thực trong chùa chỉ có thể duytrì được hai hôm nữa thôi, tiếp sau đây phải làm thế nào; thứ hai, mọi ngườihãy đặt cho tiểu cô nương này một cái tên.

Việcđặt cho tiểu cô nương một cái tên trong thời buổi loạn lạc này có lẽ không nêncoi là đại sự, vả lại càng không nên đưa ra, song dường như mọi người lại rấtcó hứng thú với việc này. Dạo gần đây ngày nào cũng có bao nhiêu người chết,dân chúng bên ngoài khổ sở khốn cùng, chẳng ai còn hơi sức đâu làm việc gì, cứvui chơi đâm ra lại hay.

Vấn đềnghiêm trọng thứ nhất mọi người chỉ thảo luận chừng năm phút, kết quả sau thảoluận là phải ăn dè một chút, như vậy còn có thể kéo dài tới bốn hôm, đợi đếnkhi nào chỉ có thể kéo dài được hai hôm hẵng nghiên cứu tiếp. Nhưng vấn đề thứhai mọi người thảo luận đúng hai tiếng đồng hồ, đệ tử Thiếu Lâm xưa nay đoànkết là thế, cũng có thể bề ngoài đoàn kết là thế, vậy mà suýt đánh nhau trướcmặt phương trượng, tình hình rất chi quyết liệt. Cuối cùng, trong tiết trời sesắt, giữa thời buổi nhiễu nhương, trong ngôi chùa khốn khổ và cái không khí biđát này, mang trên mình niềm trông đợi của mọi người đến một cuộc sống tốt đẹp,tiểu cô nương chính thức được đặt tên là “Hỷ Lạc”.

Tôi nhớrằng Hỷ Lạc rất có tài bếp núc, tài năng này ngay ngày hôm sau liền được mọingười khai quật. Sư phụ bếp trưởng trong chùa tuy tài nghệ không tồi, nhưng rõràng không hề nhiệt tình trong việc bếp núc, lại càng thiếu tìm tòi và sáng tạođối với các món ăn, cứ rau xanh với cà chua ăn cả năm. Tôi ghét nhất là ăn ớtxanh, nhưng món nào của sư phụ ấy cũng đều có ớt xanh. Sau khi vào chùa, Hỷ Lạccảm thấy không giúp được gì cho mọi người cả, bèn hỏi xem có thể làm gì, kếtquả là bị điều vào nhà bếp, nhưng ngay ngày hôm đó, cô bé đã làm một mâm thứcăn mà cả chùa xưa nay chưa thấy bao giờ, rau chân vịt luộc với cải xanh, càchua trộn màn thầu, khiến các món sư phụ bếp trưởng nấu hôm đó đều bị vứt rangoài chùa cứu tế, còn mấy trăm người chúng tôi thì xúm quanh đồ ăn của Hỷ Lạc.

Sau khiăn no vừa khéo gặp Hỷ Lạc, tôi nói: Hỷ Lạc muội muội, vì sao không có ớt xanh?

Hỷ Lạcnói: Muội không thích ăn ớt xanh.

Tôinói: Huynh cũng không thích ăn ớt xanh.

Tôinói: Muội thích ăn gì vậy?

Hỷ Lạcnói: Muội thích cà, còn huynh?

Tôinói: Huynh thích ăn màn thầu.

Hỷ Lạcnói: Sư huynh màn thầu ơi, huynh tên gì vậy?

Tôinói: Huynh tên là Thích Nhiên.

Hỷ Lạcnói: Vậy muội sẽ gọi huynh là Thích ca ca.

Tôinói: Không được, ở đây bất kỳ sinh vật nào muội có thể nhìn thấy đều là Thíchca ca. Hãy gọi huynh là Nhiên ca ca.

Tôihỏi: Muội thích làm gì nhất?

Hỷ Lạcnói: Muội thích rửa bát nhất.

Tôimừng ra mặt, nói: Vậy bát của Nhiên ca ca này...

Hỷ Lạcnói: Không được, sư phụ bảo không được rửa bát cho huynh. Sư phụ hỏi muội thíchlàm gì nhất, muội trả lời muội thích rửa bát nhất, sư phụ nói, được, về sau hãyrửa bát của sư phụ, vả lại con thích rửa bát của ai cũng được, nhưng không đượcrửa bát cho người tên là Thích Nhiên, nó gặp con chắc chắn sẽ nhờ con rửa bát.

Tôi hếtsức ngỡ ngàng, sư phụ quả là một nhà tiên tri, đành nói tiếp: Được rồi, vậykhông cần rửa bát của huynh, còn nữa, sau này muội có gặp một người tên làKhông ca ca, muội cũng không được rửa bát cho huynh ấy đâu nhé.

Hỷ Lạcnói: Vì sao huynh không thích rửa bát vậy?

Vấn đềnày tôi không hiểu rõ mấy, bèn trả lời: Muội cũng có thể coi là một người kỳlạ, lẽ nào muội cũng thích đổ bô sao? Về sau muội rửa hết bô trong chùa ta nhé.

Hỷ Lạckhóc òa lên, chạy thẳng vào phòng sư phụ.

Rấtnhanh sau đó, sư phụ bước ra, Hỷ Lạc lẽo đẽo theo sau. Sư phụ nói giọng nghiêmkhắc: Nghe nói con vừa làm quen với Hỷ Lạc đã bắt em nó đi đổ bô hử? Nếu vậy,con đổ bô một tháng đi nhé!

Đây làlần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy suy sụp. Bởi vì tôi ghét nhất dọn vệ sinhvà ăn ớt xanh. Trong khi đổ bô là một hạng mục mất vệ sinh nhất trong các côngviệc dọn vệ sinh. Sư phụ bảo tôi: Làm như vậy để rèn luyện ý chí của con. Chỉnhững ai có ý chí mạnh mẽ mới thực sự mạnh mẽ.

Tôi bấygiờ rất không đồng ý với cách nói ấy, nếu nói như thế, người mạnh mẽ nhất trongcái chùa này chính là sư huynh Thích Bô, người phụ trách đổ bô thường xuyên chochùa còn gì. Tôi cảm thấy ý chí chỉ là một ước vọng. Sự mạnh mẽ của ước vọngmới thực sự là mạnh mẽ. Cũng như việc tôi nhìn thấy có người đấm tôi với tốc độrất nhanh, ngay cả động tĩnh nơi lỗ chân lông của người ta tôi cũng nhìn thấyrõ mồn một, đồng thời có thể nhìn thấy rõ ràng những tia nước bọt bắn vào ngườitôi cùng lúc với tiếng hô “hây a” của người đó, nhưng lại không thể nào nétránh được, thoạt tiên bị tia nước bọt bắn trúng, sau đó bị ăn một quả đấm. Đómới là sự đau khổ tột cùng.

Tôi đãnói như vậy với sư phụ. Nhưng sư phụ nói, con lạc đề rồi, ta hoàn toàn khônghiểu gì hết.

Tómlại, tôi đã giải phóng cho sư huynh Thích Bô. Về sau mỗi ngày tôi phải dậy sớmquét sân trước tiên, sau đó đi đổ bô, rồi nghe những tiếng rên rỉ bên ngoàitường. Hỷ Lạc và tôi dậy sớm như nhau. Bất kể tôi đi đâu Hỷ Lạc cũng luôn bêncạnh tôi – cũng không thể nói như vậy, nói vậy cứ như tôi bôn ba kinh lắm, thựcra bất kể tôi có đi đến đâu cũng chỉ quanh quẩn trong sân mà thôi. Dù tôi quétở đâu, Hỷ Lạc cũng đi theo tôi. Mọi người đều rất ngưỡng mộ tôi, cảm thấy cóthể có được lý do chính đáng để ở bên một cô nương trong Thiếu Lâm tự là một kỳtích.

Haingày sau đó, tôi nhớ rằng phương trượng lại chủ trì một cuộc họp, nội dung làlương thực dự trữ mà chúng tôi ăn dè hà tiện bấy lâu, hiện giờ chỉ còn đủ dùngcho hai ngày thôi. Không biết tiếp sau đây phải làm thế nào?

Cóngười đề nghị chùa cắt cử một số huynh đệ ra ngoài tìm kiếm thức ăn. Quan hệgiữa Thiếu Lâm và triều đình xưa nay vẫn rất tốt, tất cả số lương thực của nhàchùa thực ra đều do triều đình cấp phát, song tình hình hiện nay quả thật rấtkhó khăn, ngay cả huyện lão gia cũng đã ba ngày nay không được ăn yến sào rồi,nói vậy đủ hiểu trăm họ khổ cực đến nhường nào, kho lương trống rỗng từ lâu,chúng tôi ở Trung nguyên là tâm điểm của tai họa lần này, đương nhiên càngkhông có lương thực. Sư phụ đưa ra ý kiến có thể tới chùa khác tìm sự giúp đỡ,người nói: Hiện giờ ngoài kia lòng người bấn loạn, bệnh tật hoành hành, tìnhhình tai ương đỡ hơn một chút thì có chùa Thông Quảng, chắc chùa ấy còn chútlương thực dự trữ, cả đi lẫn về là bảy trăm dặm, ai tình nguyện đi nào?

Mọingười đều tỏ ý sẽ cùng sống chết với chùa. Chùa còn ta còn. Cho nên, kết quảcủa cuộc họp lần này là, tất cả tiếp tục thắt lưng buộc bụng, lương thực củahai ngày chia ra trong bốn ngày, hai ngày sau tiếp tục bàn cách đối phó.

Sư phụnói: Sự việc lần này cho chúng ta thấy rằng, chỉ cần khống chế ham muốn của bảnthân lại thì những thứ vốn thiếu thốn cũng có thể trở nên thừa thãi.

Tôinói: Chúng ta có thể gửi thư đến chùa khác.

Sư phụnói: Hiện giờ ngoài kia quá loạn, rất khó chuyển phát thư từ.

Tôinói: Dùng chim bồ câu ạ, chùa mình nuôi rất nhiều bồ câu đưa thư mà.

Sư phụnói: Ăn hết lâu rồi.

Tôisững người kinh ngạc, bởi tôi đã có ý chén thịt chim bồ câu lâu rồi, nhưng cảmthấy người xuất gia không được ăn thịt, nào ngờ đến lúc tinh thần tôi lung lạc,lại có người xuống tay trước. Tôi hỏi sư phụ người đó là ai?

Sư phụnói: Là phương trượng.

Tôi lạisững người kinh ngạc, vì sao phương trượng không làm gương cơ chứ.

Sư phụnói: Mấy hôm trước cơ thể của phương trượng suy nhược, ngài chỉ đích danh làmuốn ăn canh bồ câu. Huống hồ nề nếp quy củ chỉ là thú tiêu khiển khi đã no ấm,giờ đến việc no ấm còn không lo nổi, thì cần đến quy củ nề nếp làm cái gì?

Hai hômsau, phương trượng lại mở một cuộc họp, nội dung cuộc họp là, lương thực trongchùa chỉ có thể dùng trong hai ngày, tiếp theo phải làm sao? Họp đến giữa buổi,có tin tức truyền tới, ngoài chùa đã không còn một bóng người. Phương trượngsững sờ, đích thân trèo lên tường xem xét, phát hiện ra quả nhiên không còn aithật, ngay cả xác chết cũng không thấy đâu, chỉ có gió bấc thổi trên đất lạnh,cỏ dại nép vào cây khô. Phương trượng tự nhiên nhạt nhòa nước mắt, nói: A Di ĐàPhật! Họ chết thật sạch sẽ. Người chết đi rồi, người sốngchôn vùi, người sống sắp đi, bầu bạn cho vui.Nhưng mà, người cuối cùngtự chôn mình như thế nào nhỉ?

Tôinghĩ, chắc phương trượng ăn chim bồ câu nhiều, bồi bổ hơi thái quá rồi, chứnhìn thế này là biết ngay, trong thành hẳn đã có phát đồ ăn.

Đúngnhư dự đoán, tin tức lại được truyền đến, kho lương của nhà vua đã mở, các nơiđang phát chẩn. Bạn có biết trong quốc khố có bao nhiêu lương thực không? Nhiềuđến nỗi, mở kho cứu thiên hạ ba ngày cũng chưa vơi được một nửa số dự trữ củakho nhỏ. Kho này đủ cho cả nước ăn trong một tuần. Cả nước là khái niệm thếnào, bao nhiêu nhân khẩu? Nếu mọi người đoàn kết thống nhất một cách tích cựcgiống như việc tranh ăn, thì chắc chắn niên hiệu của vua đã đổi từ lâu.

Tôitừng ngờ vực, vì sao khi cơn nguy nan vừa ập tới, kho lương Trường An không mởra cứu dân ngay, mà nhất định phải đợi sau khi vô số bá tánh chết đói, ngay cảsư sãi cũng gần chết đói, kho lương mới được mở ra một cách trễ nải, nhà vuađưa ra một quyết định lẽ nào phải đắn đo một thời gian dài đến thế sao?

Thực rabất kỳ quyết định nào cũng đã được đưa ra từ rất sớm, chỉ có điều thời cơ chưađến mà thôi. Kho lương mở ra sớm, bá tánh có khi chưa chết đói lên tới con sốmấy chục vạn, ta mở kho lương ta phát chẩn thì tất cả đều đội ơn cảm kích. Bảntính của con người thực ra có thể hình dung bằng một từ “bần tiện”, vì sao nghebọn tiện nhân lọt tai hơn thằng ngu, thằng ngốc, thằng đần? Là bởi vì con ngườita vốn dĩ bần tiện.

Thoángmột cái, dường như không có vấn đề gì nữa, nạn đói đã qua đi, chúng tôi vui vìThiếu Lâm cuối cùng cũng được giữ vững, chúng tôi buồn vì Võ Đang không chếtđói đứa nào. Cho nên mọi người đều ngỡ rằng chúng tôi cấu kết với triều đình.Song suy cho cùng ai nấy đều vui vẻ. Sư phụ cũng rất vui. Nhân khi cao hứng,tôi lại hỏi sư phụ một vấn đề hoàn toàn lạc đề: Rốt cuộc con là ai?

Sư phụnói, chúng ta đều là người trần tục, còn con thì không, con có năng lực đặcbiệt, con là THE ONE, con là chúa cứu thế.

Tôinói, không thể nào như vậy được. Người thiên hạ trong mắt con, chưa có ai thúvị bằng Hy Lạc.

Sư phụnói: Đúng. Con cần phải ghi nhớ, những việc con có thể mở miệng nói, vĩnh viễnlà những việc từng xảy ra. Những việc từng xảy ra là những việc của quá khứ.Còn điều ta nói là tương lai của con kia.

Mùaxuân, sau tai ương lớn là cuộc chấn hưng lớn, thiên hạ phồn thịnh.