Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 73: Tây Sơn Thất Thủ



Tây Sơn Thất Thủ

Châu Văn Tiếp rời mắt khỏi lá cờ bất chấp mặt mũi, nhảy xuống đài quan sát hét lớn:

- Người đâu?

Một tên thân binh nhanh chóng chạy tới, quỳ xuống:

- Đại Soái cho gọi

Châu Văn Tiếp quát lớn:

- Mau, mau, mang dầu hỏa lại đây, mau lên ra lệnh cho cung thủ đổi dùng tên lửa

- Tuân lệnh

Vừa rồi Châu Văn Tiếp đã nhìn thấy gió thôi theo hướng bắc rất mạnh, thẳng về phía đội hình địch, lão không biết nó sẽ kéo dài bao lâu nên mới vội vã nhảy xuống, đây rất có thể là cơ hội duy nhất phá được phòng tuyến sông Mân Thít, lệnh của chủ tướng truyền xuống, tất cả các thuyền đều nhanh chóng tẩm dầu hỏa cung tên, lần thứ ba đội thuyền hai phía giáp mặt nhau, thay vì bắn pháo như hai lần đầu thì quân Tây Sơn lại rất ngạc nhiên khi thấy quân Nguyễn ném sang thuyền mình rất nhiều túi da, chỉ khi chất lỏng từ trong túi chảy ra, đám binh sĩ mới sợ hãi gào thét:

- Mau

Shoppe

- Lùi lại

- Dầu hỏa

Nhưng tất cả đã quá muốn, phía bên kia, Châu Văn Tiếp đã hạ lệnh:

- Bắn tên

Từng mũi tên được tẩm dầu, hoặc nhựa thông lao vun vút sang phía thuyền chiến của Tây Sơn, gặp dầu hỏa nhanh chóng bùng cháy, kết hợp với gió bắc thôi khiến cho ngọn lửa nhanh chóng bùng lên trên diện rộng. ngay lập tức, quân Nguyễn ném sang rất nhiều thuốc nổ,chúng bắt lửa lập tử nổ đùng đùng từng tiếng liên tục dưới chân quân Tây Sơn. Xung quanh khói đen mịt mù, lửa cháy hừng hực, nổ cho Tây Sơn banh xác pháo, tiếng kêu tiếng khóc loạn cả lên.

Châu Văn Tiếp cười khẩy, hỏa dược và thuốc nổ này đều là Vương Gia cho một lượng tiền, khổng lồ mua được từ quân khí giám của Nam Đại Việt, nếu như Trịnh Cán mà biết được, kỹ thuật làm thuốc nổ cũng như hỏa dược này lộ ra ngoài không biết hắn có tức chết hay không.

- Ha Ha Ha

- Toàn quân tiến lên, nhấn chìm bọn chúng

Một bọc thuốc nổ tạo thành một đường vòng cung, rơi đúng vào chỗ lửa cháy, gần ngay chỗ của Chưởng tiền Bảo, hắn mặt mày biến sắt hét toáng: “Nằm xuống! Tất cả nằm xuống!”

Hắn vừa dứt lời, bọc thuốc nổ, trộn bi sắt này đã phát nổ ngay lập tức . Lực phá hoại khổng lồ đã hất tung mấy mươi tên quân Tây Sơn cùng lúc, thân xác nát vụn, tay chân gẫy tung tóe. Cộng thêm, bi sắt đang bắn tung tóe tạo thành đợt công sát thứ hai. Chỉ trong một chốc, trên chiếc Đại Hiệu và các thuyền lân cận toàn tiếng kêu la thảm khốc của quân Tây Sơn

Khói dần tan dần, chiếc Đại Hiệu đã bị thủng một lỗ lớn, máu chảy thành sông, nơi nơi toàn mảnh vụn con người, mảnh giáp méo mó. Mỗi tên lính Tây Sơn chết đi đều trợn tròn mắt chết đi trong sự kinh hãi, một bọn binh sĩ khác đang đau khổ rên rỉ.

Không ai thấy Chưởng Tiền Bảo đâu cả, Quân Tây Sơn mất đi chủ tướng thì bắt đầu đuối sức dần, sĩ khí giảm bớt, những tên còn lại đã nhảy sang những chiếc thuyền phía sau , chuẩn bị lùi về phía sau phòng tuyến, đợi Trương Văn Đa đến. Châu Văn Tiếp, gio cao trường kiếm hét lên:

- Tiến lên, giết hết bọn chúng,



Lão vừa nói vừa nhảy lên chiếc đại hiệu của Tây Sơn, thế nhưng vừa mới bước được vài bước , thì bất ngờ trong đống xác chết thò ra một cánh tay túm lấy áo choàng của lão, tay còn lại đưa cao thành kiếm lên , Châu Văn Tiếp rên lên một tiếng, mũi kiếm đã xuyên suốt từ đằng trước ra sau lưng lão, từ trong đống xác một thân ảnh khó nhọc ngồi dậy, Hóa ra trong lúc bộc phá sắp nổ, đám thân binh đã liều mình che chắn cho Chưởng Tiền Bào, hắn không hề chết, àm chỉ bị thương, ai ngờ hắn vừa tỉnh lại, thì Châu văn Tiếp lại đúng lúc đi ngang qua.

Thấy Đại Soái bị đánh lén, đám quân Nguyễn vô cùng hoảng sợ:

- Đại Soái,

Một vài tên, hoảng hốt chạy lên đỡ lấy lão, lao đữa tay đỡ lấy chuôi kiếm đang cắm ở ngực mình, đưa chân đạp Chưởng Tiền Bảo ngã ra sàn thuyền, rồi nói với thân binh,

- Truyền tin đến Vương gia, nói ngài nhanh chóng đáp úp vào, trước khi Trương Văn Đa đến Phòng tuyến sông Mân Thít nhất định sẽ không đỡ được,

Chưa nói xong, lão đã ngất lịm.

………..

Tháng 5, năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi hai, sớm hơn so với lịch sử rất nhiều, Bình Nam đại tướng quân của Nguyễn Vương Châu Văn Tiếp, vì thông thạo địa hình nên được cử làm tiên phong dẫn đầu quân bản bộ đi trước, đến sống Mân Thít thuộc Long Hồ thì gặp Thủy quân Tây Sơn do Chưởng tiền Bảo chỉ huy, Quân Nguyễn dựa vào ưu thế quân số và chiều gió đánh cho quân Tây Sơn phải lui sâu về phía phòng tuyến Sông Mân Thít, trong lúc kiểm tra chiến thuyền thu được, Châu Văn Tiếp bất ngờ bị Chưởng Tiền Bảo đâm trọng thương, Nguyễn Ánh nhận được tin vô cùng tức giận phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo...Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặnghưởng dương 46 tuổi. đợi đến khi Trương Văn Đa dẫn quân chạy tới thì Nguyễn Ánh và quân Xiêm đã chiếm một dài đất dọc theo sông Tiền, từ cù lao Năm Thôn trở lên hướng Mỹ Tho và đặt bộ chỉ huy liên quân cho đóng quân tại Trà Tân. Không còn cách nào khác, Trương Văn Đa liền lui về đóng tại Mỹ Tho, đồng thời cấp tốc sai Đô úy Đặng Văn Trân chạy gấp về Đồ Bàn thông báo tình hình nguy cấp ở phía Nam, xin quân cứu viện.

……………

Bộ Chỉ huy liên quân hôm nay toàn một màu trắng toát, từ quân đến tướng, ai nầy cũng đều buộc một tấm khăn trắng lên đầu, cờ phướn khắp nơi cũng đều là màu trắng trước đại doanh đặt một cái đài cao cỡ mười thước, trên đài đặt một cỗ quan tài bằng gỗ đinh được trạm trổ rất cầu kỳ, trước cỗ áo quan là một cái hương án, trên đó có vô số đồ cúng và một chiếc bài vị, phía trước hương án, Nguyễn Ánh đang đứng đó, lão im lặng nhìn về phía cỗ quan tài, trong đó chính là Châu Văn Tiếp, vừa là bạn, vừa là một tướng lĩnh đắc lực của lão, nay nằm đó không còn hơi thở, tên lính hầu đã châm hương xong, Nguyễn Ánh nhận lấy, hai giọt lệ trong mắt lão bất ngờ chảy ra, lão khẽ nói:

- Văn Tiếp, Trong vòng mười năm lại đây, khanh với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường lại bỏ ta mà đi, lại lấy ai thay ta nắm giữ việc quân bây giờ.

Thắp hương xong, Nguyễn Ánh nắm chặt đôi tay lại nói:

- Khanh yên tâm, bản vương nhất định sẽ đánh bại quân Tây Sơn, khi đó khanh và gia đình khanh sẽ được vinh danh còn hơn cả những gì mà khanh mong muốn

Nguyễn Ánh làm lễ xong, thì ba quân tất cả đều quỳ xuống hô lớn:

- TIỄN CHÂU ĐẠI SOÁI

………………

Tháng sáu năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi hai. Châu Văn Tiếp qua đời, Nguyễn Ánh liền cử Lê Văn Quân lên thay, trong vòng mấy tháng sau đó, Lê Văn Quân đã chỉ huy liên quân đánh được lũy Ba Lai và Trà Tân, Quân của Trương Văn Đa không thể làm gì hơn là cố thủ ở Mỹ Tho đợi triều đình trung ương sai quân cứu viện, Trong đại doanh tại Mỹ Tho

Trương Văn Đa vô cùng lo lắng đi qua đi lại, quân của hắn nhân số ít hơn liên quân của Nguyễn Ánh, mấy tháng nay đều là đau khổ phòng bị, luôn luôn lâm vào thế bị động, nếu Triều đình còn chưa tới, sợ là không quá nửa tháng nưã, mặt phía nam hoàn toàn rơi vào tay Nguyễn Ánh.

Tháng bảy năm Cảnh Hưng bốn mươi hai. Tin tức từ phía nam truyền về đến thành Quy Nhơn, Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. liền cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đem đại binh vào tiếp ứng, tháng chín năm đó, Đại quân vào đến Mỹ Tho, Nguyễn Huệ sai quân mở một số trận tập kích nhỏ, thăm dò chiến thuật và lực lượng quân địch. Trong khi đó Chiêu Tăng, Chiêu Sương, cùng với Nguyễn Ánh mở rộng chiến tuyến về phía đông, với ý đồ chia cắt lực lượng của Tây Sơn, Nguyễn Huệ đứng trước tình hình đó không hề mắc mưu, hắn chấp nhận, một số vùng đất nữa bị mất, nhưng vẫn giả vờ yếu thế, cố thủ tại Mỹ Tho, chỉ thỉnh thoảng tập kích quân địch một hai trận. tháng mười năm Cảnh Hưng bốn mươi hai, Nguyễn Huệ sai người mang rất nhiều vàng bạc châu báu đến cho quân Xiêm La, xưng là bồi thường chiến phí, khiến cho Chiêu Tăng lầm tưởng rằng, Nguyễn Huệ hữu dũng vô mưu, tham sống sợ chết, điều này khiến cho trong nội bộ liên quân bắt đầu bất hòa, Nguyễn Ánh vội vã muốn tiêu diệt Tây SƠn, nhưng quân Xiêm lại chỉ lo gian dâm cướp bóc, thậm chí ngay trong đất đai của Nguyễn Ánh quân xiêm cũng không tiết chế, chúng không coi chúa Nguyễn cũng như Hoàng thất ra gì, về điều này, sau này trong thư đề ngày 25 tháng 1 năm 1785, chúa Nguyễn Ánh đã than phiền với giáo sĩ J. Liot rằng:

“Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy”

Trong đông doanh, Nguyễn Ánh gần như một đêm không chợp mắt. Lo lắng và bực tức làm hắn khó mà ngủ được, những tưởng dẫn dắt hàng vạn đại quân quay về, làm cho việc thu phục giang san, đăng cơ của hắn cuối cùng đã hoàn toàn xác thực, không còn bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào nữa. Vậy mà mọi sự đã hoàn toàn trật lất, không theo đúng quỹ đạo như hắn mong muốn

Hắn tự cầm một chén trà. Đưa lên miệng uống một hơi rồi nói:

- Mạc Tử Sinh, ta hơi lo lắng, lần này có dự cảm không lành

Mạc Tử Sinh đợi Ngyễn Ánh đặt chén trà xuống rồi mới cười nói:

“Chúa thượng chớ có lo lắng quân ta thế như trẻ tre, mấy tháng nay Nguyễn Huệ đều rú rú ở Mỹ Tho không dám ra ngoài nửa bước?”



Nguyễn Ánh đứng dậy đi đi lại lại

- Mặc dù là như vậy, nhưng ta vẫn cảm thấy, Nguyễn Huệ đang giở trờ gì đó, hắn bình thường không phải là người như vậy

- Chúa Thượng, có mối lo lắng này là chính xác. Nguyễn Huệ thân trải qua nhiều sóng gió, sao có thể cứ án binh bất động như vậy

Nguyễn Ánh ngồi lại xuống ghế, gật đầu

- Vậy cho nên, phải tăng cường thám báo, ta muốn biết trong hồ lô của hắn bán thuốc gì

- Hạ thần tuân chỉ

Nguyễn Ánh khá vừa lòng thái độ Mặc Tử Sinh, tên này một lòng trung thành, sau này có thể làm trọng điểm bồi dưỡn, Đợi Mạc Tử Sinh đi ra ngoài Nguyễn Ánh lại lên tiếng:

- Vào đi

Một kẻ thân mặc toàn đồ đen, đi vào trong trướng, người này có dáng đi rất tệ hại. lưng cũng có chút gù. cả đầu tóc bạc, vừa thấy Nguyễn Ánh, tên này lập tức quỳ xuống:

- Chúa Thượng

- Từ lúc ngươi còn trẻ, ta đã phái ngươi làm nội ứng. ngươi đã trải qua nhiều năm trong Triều Đình Tây Sơn, ta muốn biết, lần này Nguyễn Huệ có dụng ý gì

Kẻ áo đen này, vẫn quỳ ở đó cung kính bẩm

- chúa thượng, lần này Nguyễn Huệ đến đây, không đánh luôn mà chỉ thăm dò là có mục đích của hắn,

Tên này chậm rãi nói: “thứ nhất, chính là chúa thượng, đừng vội tin quân Xiêm hoàn toàn, Nguyễn Huệ đã mang theo rất nhiều vàng bạc, tìm cách giảng hòa với chúng, thứ hai là chúa thượng, phải cố hết sức lấy lòng dân bản địa, nhất là người Hoa, có họ trợ giúp nhất định là có lợi”

Ngừng một lát hắn lại nói tiếp:

- Chúa Thượng, thứ ba chính là, Nguyễn Huệ đang cử ra rất nhiều thám báo, đi khắp nơi khảo sát địa hình, hắn đang cho vẽ bản đồ toàn chiến tuyến, mặc dù thần không biết hắn định làm gì, nhưng chắc chắn là đối với ta không có lợi.

Nguyễn Ánh, ngồi tren ghế gật nhẹ đầu

“Điều này ta tự khắc có toan tính, không ngươi lo nghĩ nhiều nữa. Tin tức bên đó ta muốn ngươi nắm rõ cho ta, có gì quan trọng, lập tức dùng bồ câu đưa thư, sau này, không phải có sự kiện trọng đại không cần đến đây nữa”

Hắc nhân đang quỳ dưới đất Dạ một tiếng rồi đứng dậy, rất nhanh lại biến mất trong góc trướng.

tin tức vừa rồi khiến cho Nguyễn Ánh không vui lắm. hắn làm Nguyễn Vương nhiều năm . rất rõ tình hình thực tế của Tây Sơn, tính tình các đại tướng cũng nắm khá rõ. Lúc này Nguyễn Huệ lại án binh bất động, lại đem vàng bạc đút lót Xiêm La, rõ ràng là muốn triệt đường lui của hắn. nếu không có Xiêm La và Chân Lạp trợ giúp căn bản hắn cũng chỉ có thể ngang tay với Nguyễn HUệ mà không có lợi thế. Thêm nữa, ở đây dân chúng tán thành hắn không nhiều, nguyên nhân chính bởi quân Xiêm La, làm việc ác quá mức điều này khiến dân tâm đều chửi bới hắn, nếu không đánh nhanh thắng nhanh chỉ sợ đêm dài lắm mộng

Ngay trong đêm đó Nguyễn Ánh đã làm ra quyết định. Sáng hôm sau, hắn bí mật sai một đám tâm phúc chi làm mười đội tiến xuống Mỹ Tho, nhiệm vụ của đám người này chính là bằng mọi giá phải có đượctin tức tình báo mới nhất, đồng thời cũng vẽ tất cả bản đồ của vùng này, muốn đánh địch, phải tìm hiều xem địch đang định làm gì mới được,

…………….

Trong lúc Tây Sơn, Nguyễn Ánh đang đánh nhau, người chết ta sống, thì ở Đàng Ngoài, Bắc Đại Việt và nam Đại Việt vẫn âm thầm phát triển, Đất đai do Trịnh Tông làm chủ, chí ít đã mở rộng gấp đôi, nhân cơ hội Đại Thanh đang chưa có thời gian để ý đến lướng quảng, Trịnh Tông lệnh cho Nguyễn Khắc Tuân bằng mọi giá, giữ thật chắc những vùng đất này, còn Nam Đại Việt của Trịnh Cán cũng phát triển như vũ bão, tân chính ngày một thực thi đầy đủ, . Lúc này Đại Việt trên thực tế chia bốn thiên hạ. Bắc Đàng Ngoài Đoan Nam Vương Trịnh Tông. Nam Đàng Ngoài Điện Đô Vương Trịnh Cán; Bắc Đàng Trong Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, Nam Đàng Trong và vài hòn đảo như Côn Đảo, thổ Chu,,,,,, đều thuộc Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh, trở thành bốn đại thế lực thiên hạ.

Đại Việt năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi hai đã bước vào một thời đại kỳ diệu với phiên trấn cát cứ. Khác hẳn hướng đi trong nguyên bản lịch sử