Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 70: Chiến Dịch Bình Nam



Chiến dịch bình Nam

Viết đến đây ta phải đọc rất nhiều sách sử nên hơi chậm, anh chị em thông cảm,

Tháng 3 năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi hai, trong trận chiến tại huyện Thọ Nguyên, Trấn thủ hai trấn Thuận Hóa, Quảng Nam dùng kế chôn thuốc nổ, phá hủy đê tiên lãnh, dâng nước chồn vùi bảy mươi ngàn quân của Vương Quốc Viêng Chăn, Vua Chiêu Nan cùng đám tàn quân chạy về được đến kinh thành thì không ngờ đã bị Fay Na vua của Chawmpasak cùng với Nguyễn Nhạc liên thủ chiếm mất, sau trận thắng này rộ lên tin đồn Hoàng Đình Thể được Nguyễn Nhạc chiêu hàng thậm chí phong làm Bình Nam Vương ngàn hàng với Điện Đô Vương Trịnh Cán, về chuyện này Trịnh Cán không hề nghi kỵ chút nào, mà cũng ăn miếng trả miếng, cùng một lúc phong cho Tây Sơn Thất Hổ Tướng bảy tước vị, chỉ cần bọn họ dâng đầu của Nguyễn Nhạc lên, chuyện hơn thua này tạm thời không nhắc đến, biên giới giữa Quảng Nam và QUảng Ngãi đều án binh bất động, Lưu Thủ Nghĩa chỉ cũng cổ quân đồn trú không dám tiến lên, mà Hoàng Phùng Cơ cũng chỉ tăng thêm tuần tram lập thêm các điểm thám báo, hai bên tạm thời đình chiến, bởi vì quân Xiêm đã vào nội địa Tây Sơn và cũng vì Quảng Nam, còn phải đắp lại đê Tiên Lãnh,

Tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi hai, Liên Quân Xiêm – Nguyễn Ánh chia làm hai đường đã đổ bổ vào Đàng Trong, cánh quân đầu tiên tiến vào Rạch Giá thuộc đạo Kiên Giang. Cánh quân thủy gồm khoảng hai vạn tên do chính Chiêu Tăng và Chiêu Sương trực tiếp cầm đầu, vượt vịnh Xiêm La và tràn vào nước ta qua ngả Kiên Giang ngày nay. Cánh quân này tiến đánh quân Tây Sơn của Đô đốc Nguyễn Hóa ở Trấn Giang (Cần Thơ), tiến chiếm các miền Ba Thắc (Srok Pra-sak, Sóc Trăng), Trà Ôn, Sa Đéc, Mân Thít (hay Mang thít, Man Thiết) rồi chia quân đóng giữ. Tướng Tây Sơn là Trương Văn Đa liền đem quân thủy từ Gia Định tiến xuống Long Hồ (Vĩnh Long) để cản ngăn.

…………..

Long Hồ, Trương Văn Đa(1) soái lĩnh một vạn quân cũng đã vượt sông từ từ tiến gần thủ phủ của Long Hồ.

Shoppe

Lúc cách thành chưa đến một trăm dặm, Trương Văn Đa cho quân dừng lại nghỉ ngơi, Thành Long Hồ đã bị quân địch chiếm được cách đây vài ngày, có lẽ quân địch đã cóc chuẩn bị, quân Tây Sơn hành quân từ đường xa đến cần phải nghỉ ngơi một chút.

Trong đại chướng, Trương Văn Đa đang ngồi trước sa bàn nghị sự cùng mấy viên tướng của mình về những gì sắp xảy ra trong trận chiến đoạt thành sắp tới

trong trạn chiến này, Trương Văn Đa và Nguyễn Hóa lại phải đối diện với một vấn đề, đó là an nguy dân chúng vùng này, nếu như bọn chúng chó cùng dứt dậu, Liệu quân địch trước khí rút chạy có giết sạch người trong thành hay không

Câu trả lời là chắc chắn rồi! Nếu là Trương Văn Đa hắn cũng làm như vậy, trong thành chính là nhân khẩu, lương thực và binh khí, nếu như đã không mangn đi được, thì chỉ có một cách là tiêu hủy, đây là điều trong binh pháp ai cũng biết.

Vì thế việc bảo vệ dân chúng, bách tính là việc rất quan trọng, ngoài ra Trương Văn Đa còn đôi mặt với khó khăn thứ hai chính là đám người hoa, từ khi Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đàn áp người hoa, quan hệ giữa họ và triều đình không được tốt, nếu họ trỏ giáo ủng hộ quân địch thì thực là tai hại.

Thế nhưng nói gì thì nói, thế chủ động cũng có một phần nghiêng về phía hắn liên quân nguyễn ánh cũng gặp phải một số vấn đề khá đau đầu, chiến tuyến của chúng kéo đi rất dài, điều này buộc chúng phải chia nhỏ lực lượng, thế nhưng ngoài quân Xiêm, Quân bản địa của Nguyễn Ánh bọn chúng lại có thêm sự trợ giúp của quân Cam Bốt và Cao Miên hai đội quân này cũng vô cùng hiếu chiến cho nên lần này, quân Tây Sơn có nhiều thứ cần phải lo lắng

Trương Văn Đa dùng gậy gỗ chỉ vào một điểm trên bản đồ rồi nói với mọi người: “Các vị, căn cứ theo tình báo của ta, liên quân Nguyễn Ánh đã đánh chiếm Rạch Giá, Trấn Giang, Trà Ôn và cách đây vài ngày chúng đã hạ thành Long Hồ.

Cũng có nghĩa là, trong Thành cực có khả năng đang chứa quân lương của chúng và tài vật chúng cướp được, Nếu chúng ta có được số tài này, chắc chắn sẽ có thể đề bổ sung vào uân lương, và làm tiền thưởng động viên tướng sĩ. Tại sao mà Trương Văn Đa suy đoán như vậy chính là bởi vì từ khi vào đây, quân Xiêm La ngày càng lộ rõ bộ mặt. Điều này đã được chính Nguyễn Ánh thú nhận đầy đủ và rõ ràng trong bức thư viết bằng chữ Nôm gửi giáo sĩ J.Liot:

“Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật , dâm nhân phụ nữ (cưỡng hiếp phụ nữ của người ta , (cướp bóc tài sản của người ta giết bừa không tha già trẻ), tài sản này nhất định không thể để trên thuyền chiến, một phần chở về nước, phần không kịp chở về chắc chắn phải để trên đất liền, Cho nên



- Ý ta là chúng ta chia quân đi đánh Thành Long Hồ, đoạn số tài sản này, Ta đã phái Xích hầu đội đến đấy thám thình tình hình, chỉ cần tình báo trở về, chúng ta sẽ tiến hành các vị thấy thế nào.

Lúc này, Đô úy Đặng Văn Trấn đi lên nói: “Cách nghĩ của Đại tướng quân quả nhiên hợp lý, nhưng theo ngu ý của mạt tướng thứ nhất, chúng ta sẽ phái bao nhiêu quân đi đánh thành.

Nếu ít thì liệu có làm được gì? Nhưng phái nhiều quá nhỡ quân địch đi vòng bao vây cắt đường lui,chúng ta chỉ có chết.

Nếu đánh trận, bách tính trong Thành có ảnh hưởng mạnh không? Có lợi hay bất lợi cho chúng ta? , còn người Hoa nữa, Đại tướng quân, những vấn đề này phải làm rõ đã, Thuộc hạ vẫn nghĩ tạm thời không nên xuất binh sẽ tốt hơn.”

Kỳ thực với vấn đề này trên đường hành quân Trương Văn Đa đã ngẫm nghĩ rất lâu, nếu đợi chí ít cũng phải mất vài tháng. Có thể cả năm.

Nhưng trong thời gian này rất có thể bọn chúng đã xây dựng Long Hồ thành căn cứ vững chắc

Dù không biết rõ cánh quân thứ hai của địch đang tiến đến đâu nhưng Trương Văn Đa vẫn chắc chắn rằng chúng rất nhanh sẽ bắt đầu tiến đánh, nếu không quyết đoán đến khi hai mặt thụ địch ….

Nghĩ đến đây, Trương Văn Đa gật gật đầu nói: “Văn Trân lo lắng là có lý, ta định để một cánh quân đi tấn công Long Hồ, nhưng phải thăm dò tình hình trước đã, Nếu tiến công bất lợi thì rút về lại, còn phòng ngự ở Sóc Trăng và vùng còn lại, ta có thể để Nguyễn Hóa kiêm nhiệm đến tiếp quản.”

Nói xong, hắn đảo mắt nhìn quanh mọi người, thấy mọi người không có ý kiến gì khác, Trương Văn Đa nói: “không ai có ý gì thì, Truyền lệnh của bản tướng, mệnh cho Lý Hóa Nguyên soái lĩnh tám ngàn năm trăm người lập tức đến Long Hồ, lại ra lệnh Đô Đốc Nguyễn Hóa tiếp quản phòng ngự của Sóc Trăng.

Lệnh vừa ban ra , bỗng chốc ở ngoài vang đến tiếng bước chân vội vã, một tên thám báo chạy như bay vào trong hô lớn:

- Đại Soái, Quân địch đã phát hiện chúng ta,

...

Cửa thành Long Hồ mở rộng, Sa Thạnh cho lưu ba ngàn quân thủ thành, đích thân hắn soái lĩnh một vạn quân tiến ra ngoài .Lần này hắn phụng mệnh Chiêu Sương quân đến, hai vạn binh sĩ cùng với một trăm năm mươi thuyền chiến. không tổn thất bao người chúng đã thành công hạ được mấy tòa thành, cướp bóc được vô số tài vật.

Hôm nay hắn không hề muốn rời thành chút nào, bản ý của hắn chính là mặc kệ Trương Văn Đa, chỉ cần phong ngự Sóc Trăng, Trấn Giang chưa vững chắc hắn sẽ tuyệt đối không khinh xuất đánh Long Hồ, với số lương thực trong thành tử thủ nửa năm một năm cũng không thành vấn đề, thế nhưng Chiêu Sương (2) lại không muốn thế. Chiêu Tăng và Chiêu Sương cùng chỉ huy trận đánh này, , việc thắng bại sẽ quyết định sức nặng của chúng trước mặt Vua Xiêm với lòng nôn nóng lập công và coi thướng quân Tây Sơn, Chiêu Sương và chiêu Tăng đều muốn như vũ bão tiến lên trước khi Lục Côn, Sa Uyển và Chiêu Thùy Biện(3) lập công trước.

Sự tranh giành quyền lực này chí ít cũng cho Trương Văn Đa một cơ hội



Từng đội quân Xiêm từ Long Hồ xuất thành, bọn chúng lưng đeo đao hoặc kiếm, tay cầm kích hoặc côn, , thân mặc giáp da cùng đầu quấn khãn trắng, Trong đó có kỵ binh, cũng có bộ binh, đội ngũ chỉnh tề, đạp từng bước về phía trước.

Cùng với tiếng trống ngày càng dồn dập, chủ tướng Sa Thạnh đã xuất thành, Hắn chinh lại mũ giáp, ánh mắt lạnh lùng nhìn về, mặc dù không muốn xuất thành, nhưng lệnh trên khó cãi, hắn đành phải tùy cơ ứng biến, theo bản ý của hắn. Trận chiến này chỉ để thăm dò, chưa cần hơn thua đủ, quân ta có lợi thế không cần cố sống cố chết.

Hắn từ từ rút kiếm ra chỉ thẳng vào doanh trại quân Tây SƠn nghiêm giọng nói: Tiến lên

“Tù ùuuuuuuuuu...Tiếng tù và vang vọng kèm theo là tiếng trống dồn dập cùng với tiếng hò hét của đoàn quân, mặt đất rung chuyển theo từng bước chân của họ.

Bên ngoài đó vài chục dặm, 1 vạn quân Tây Sơn cũng đã chỉnh đốn quân xong, bày trận ở một mảnh đất bằng phẳng bát ngát, Hình thành một trận thế hình bán nguyệt khổng lồ, Bộ binh và cung thủ tập trung ở bên trong, hai bên là đội hình kỵ binh xếp thành đường cong, vẻ mặt đằng đằng sát khí

Ánh mắt chủ tướng quân Tây Sơn, Trương Văn Đa rất bình tĩnh nhìn quân Xiêm từ phương xa từng bước một đến gần, trong lòng hắn tràn ngập sự khát khao, đến đây đi, bản phò mã sẽ cho ngươi nếm thử sức mạnh của quân đội Tây SƠn chúng ta

“Tướng quân, quân địch cach mười dặm!” Trên đấu quan sát truyền đến tiếng hô của binh sĩ.

TRương Văn Đa lập tức vung tay lên, lệnh nói: “sẵn sàng xuất chiến”

phía bên kia quân địch vô cùng cẩn trọng bọn họ có cách suy nghĩ như nhau, đều muốn hậu phát chế nhân, đều có ý đồ muốn hiểu rõ một cách toàn diện về đối phương hơn. Rồi mới tung hết sức

Lần này chỉ là dọ thám tình hình, , không có một loại tỷ như cùng nhau sống chết một trận với sức bùng phát mạnh và dứt khoát.

Sự do dự đầy tinh tế này làm cho TRương Văn Đa ý thức được rằng, sự xuất chiến của đối phương rất có thể là bị ép buộc, nếu thật sự là như vậy, thì trận chiến này, hắn sẽ nắm chắc đến bảy phần thắng lợi, chỉ là, đối phương chi cách thành có vài dặm, chúng chạy vào thành thì hắn cũng chịu, đây là một trận chiến với quy mô vừa, là một cuộc thăm dò cho trận đại chiến sắp xảy ra, Điều này làm cho song phương đều rất cẩn trọng trong việc dụng binh.

Ánh mắt của Sa Thạnh nhìn chằm chằm vào quân đội của Trương Văn Đa rồi quay đầu lại nhìn lướt qua các binh sĩ đã chuẩn bị sẵn sàng. hạ lệnh một cách dứt khoát: “ba ngàn kỵ binh tiến lên”

……

(1)Trương Văn Đa: là phò mã của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) và là danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là con của Trương Văn Hiến (thầy dạy võ và binh thư của cả ba anh em nhà Tây Sơn

(2)Chiêu Tăng, Chiêu Sương : là một hoàng tử Xiêm La . là cháu trai của vua

(3)Lục Côn, Sa Uyển và Chiêu Thùy Biện : Lục Côn và Sa Uyển là tướng Xiêm, còn Chiêu Thùy Biện chính là Nhiếp chính vương của Chân Lạp.