Tình Yêu Nơi Đâu

Chương 11



Bác gái rất nuông chiều anh họ, nhưng cô không tin, bác gái dám coi thường sựnghiệp đang lên như diều gặp gió của chồng mình. Điều khiến Khánh Đệ buồn phiềnlà, cách đối nhân xử thế làm người thật thà mà bình thường cô đang cố gắng duytrì đã bị hủy hoại trong chớp mắt, hơn nữa lại bị hủy hoại vì để giúp Diêu NhạnLam.

Cô quay đầu lại nhìn, Diêu Nhạn Lam cũng đi theo cô xuống tầng, đứng ở khoảngđất giao nhau giữa bãi tập và cổng trường, nấp sau một cái cây, đang giơ cao nắmtay về phía cô làm động tác co lên để cổ vũ.

Thôi đi, cả đời này tôi cũng không thể trở thành bạn tốt của chị, tôi giúpchị không phải là vì chị đâu. Tôi là vì... tôi mà thôi.

Khánh Đệ nghĩ như thế từng bước từng bước đi về phía Ngụy Hoài Nguyên đangkhoanh tay trước ngực đứng dựa vào xe trước cổng trường cố tỏ vẻ từ tốn lịchsự.

"Em đã nói với anh ta những gì? Dễ nói vậy à?" Diêu Nhạn Lam trợn tròn haimắt nhìn bóng chiếc xe màu đỏ rực mất hút trong tầm nhìn.

"Chỉ hỏi anh ấy là giờ đang ở tỉnh, nếu để bác trai biết anh ấy không đi làmthì thế nào?" Khánh Đệ ném vẻ mặt phẫn nộ căm hận và câu chửi thề tục tĩu củangười anh họ đi, giải thích đơn giản. "Chị yên tâm, có lẽ sau này sẽ không đếnnữa đâu."

"Biết ngay là em nhất định sẽ giúp chị mà. Chị phải cảm ơn em thế nào đây?"Diêu Nhạn Lam cười tươi như hoa hỏi.

Khánh Đệ nghĩ việc đã giải quyết xong thì ai về nhà người ấy, còn chưa kịp từchối thì đã nghe Diêu Nhạn Lam nói: "Hay là đến nhà chị chơi đi, tay nghề nấunướng của mẹ chị rất khá, đến nhà chị ăn cơm nhé. Còn nữa, chị có rất nhiềusách, không biết có cuốn nào em thích không, chị nghe nói em cũng thích đọc tiểuthuyết mà, phải không?".

Khánh Đệ cười khổ, cô thật sự bị coi là tri kỷ rồi sao?

"Tối nay anh Khương hết ca, nếu sớm thì có thể gặp nhau một lúc. Anh ấy chơiđàn ghita rất hay, em chưa nghe bao giờ phải không?"

Tiếng đàn ghita như tiếng nước chảy róc rách lướt qua tai Khánh Đệ, khiến cônhất thời rầu rĩ. Cô đã tò mò về cuộc sống của anh từ lâu, nhưng khi có cơ hộithỏa mãn sự tò mò ấy, cô lại ngập ngừng chùn bước.

"Đi đi mà." Diêu Nhạn Lam nài nỉ.

Đi vậy. Trong lòng Khánh Đệ vang lên tiếng nói cổ vũ bản thân, đi nhìn mộtcái thôi, cho dù không thể kiểm chứng xem việc cây đàn ghita có được treo ở đầugiường anh không, nhưng được nhìn qua nhà anh một cái cũng tốt.

Trên đường về nhà, Khánh Đệ nghĩ đêm nay lại là một đêm mất ngủ nữa.

Cô vốn tưởng rằng sẽ ăn cơm ở nhà Diêu Nhạn Lam, nhưng không ngờ hai nhà lạithân thiết như thế, thân thiết tới mức chung một bàn ăn. Mẹ Diêu Nhạn Lam rấtkhách sáo, quan tâm chu đáo; mẹ Khương Thượng Nghiêu mặc dù không nói nhiều,nhưng nhanh nhẹn, có thể nhận ra ngay là một người khoáng đạt thẳng tính. Ngườikhiến Khánh Đệ có ấn tượng sâu sắc nhất lại là bà của Khương Thượng Nghiêu,khuôn mặt thân thiện với nụ cười hiền hòa, đến ngay cả những nếp nhăn cũng trànngập vẻ đôn hậu.

Cảnh ấy khiến Khánh Đệ bất giác nghĩ đến bà nội mình, một người khắt khe chuangoa, hơi một tí là gào khóc kêu rằng nhà họ Thẩm tuyệt tử tuyệt tôn, những lúcnhàn rỗi thích kiếm chuyện khiến mẹ cô phải chịu khổ.

Chẳng trách toàn thân Khương Thượng Nghiêu toát ra một vẻ điềm tĩnh, khiếnngười khác cảm thấy yên tâm và rất thực tế, thì ra mọi thứ đều bắt nguồn từ giađình.

Khánh Đệ gập sổ nhật ký lại, tắt chiếc đèn trên bàn đi. Đêm đen như mực, thấpthoáng vài ngôi sao xa xa trên bầu trời.

Lúc này, Khương Thượng Nghiêu cũng đang nhìn lên bầu trời đêm.

Anh hết ca chưa kịp ra khỏi ga thì gặp đại đồ đệ của chú Đức là Quang Diệu.Quang Diệu mấy năm gần đây giúp chú Đức chăm lo chuyện làm ăn, ngày càng khágiả, không còn bộ dạng nhếch nhác khốn khổ ngày nào cũng phải chạy hàng năm xưanữa, gặp anh ta ở ga tàu hỏa khiến Khương Thượng Nghiêu khá bất ngờ. Quang Diệugặp anh đi thẳng vào vấn đề luôn không vòng vo rằng chú Đức cho mời anh, KhươngThượng Nghiêu bất giác thấy nghi hoặc. Bình thường chú Đức cũng chỉ là cho ngườinhắn, nói nếu rảnh thì đến nhà chú ngồi chơi, lần đầu tiên cho người tới tìm nóinhững lời nghiêm túc như thế này.

Anh giấu sự nghi hoặc trong lòng, cũng không gọi điện về nhà, mà theo QuangDiệu lên xe.

Chú Đức biết anh vừa hết giờ làm, nên đã cho người chuẩn bị sẵn đồ ăn đêm. Tựtay mở một chai rượu Phần (1) lâu năm, cùng với mấy món đồ nhậu vừa được đưatới, vừa thưởng thức vừa uống.

(1) Rượu Phần: Rượu ngon, sản xuất ở Phần Dương, tỉnh Sơn Tây, TrungQuốc

Tiểu viện này phong thủy rất tốt, lưng dựa núi mặt hướng về sông Tích Sa. Gióđêm nhè nhẹ thổi, ngồi trên ghế xếp ở sân sau của viện có thể nhìn thấy nhữngđợt sóng màu bạc lấp lánh trên mặt sông.

Chú Đức là người rất biết cách hưởng thụ cuộc sống, trong thành phố có giasản có nhà cửa, nhưng chú chỉ thích nơi yên tĩnh như thế này.

"Nếu hai mươi năm nữa, mà vẫn được nhàn nhã ngồi nhấm nháp mấy ly rượu nhỏ,ngắm nhìn phong cảnh, thì thật tuyệt." Chú Đức cảm thán.

Gọi anh đến chỉ để giãi bày tâm sự ư? Khương Thượng Nghiêu đoán việc khôngchỉ có thế: "'Chú Đức, đấy là điều đương nhiên rồi. Với địa vị của chú bây giờ,thì còn gì có thể không suôn sẻ chứ?". Khương Thượng Nghiêu e chú Đức nói nhữnglời sáo mòn rồi chuyển đề tài về phía anh, vì vậy đành ra sức tâng bốc chú.

Chú Đức phì cười, lớn tiếng mắng: "Không suôn sẻ, anh thì biết cái quái gì!Thím hai của anh ngày nào cũng gây sự với chú, sợ chú có ngày chết đầu đường xóchợ khiến bà ấy không có nơi nương tựa, nhất định muốn sinh con trai chochú".

Chú Đức góa vợ đã mười mấy năm, nhưng có một người phụ nữ rất được chú yêuthương. Khương Thượng Nghiêu tưởng tượng ra cảnh chú Đức bị thím hai đuổi đếnnỗi phải xách quần chạy, bất giác phì cười. Đề tài về gia đình khiến anh thấylòng nhẹ nhõm đi nhiều, anh dừng đũa nói: "Chú Đức, già mà có con trai, làchuyện bao người muốn không được. Chú cố lên, giờ này sang năm cháu và Hắc Tử sẽtổ chức tiệc liền ba ngày mừng chú".

"Đồ chết tiệt! Anh cũng hùa vào chế giễu chú Đức phải không?" Chú Đức vờ nổigiận mắng, sau đó tự rót cho mình một ly, mím môi uống cạn: "Lão phu có hồi xuâncũng không định hồi xuân theo kiểu ấy, một mình tự do tự tại mười mấy năm, đãquen rồi. Chú Đức anh không phải là người cổ lỗ, gia nghiệp này sớm muộn gì cũngsẽ giao lại cho các anh thôi".

Khương Thượng Nghiêu thấy đầu đau như búa bổ, đành cúi đầu và cơm.

"Nhìn bộ dạng anh kìa, hay ho gớm!" Chú Đức mắng một câu xong rồi imlặng.

Khương Thượng Nghiêu thấy sắc mặt chú u ám, thầm thở dài trong lòng, cầm chairượu rót đầy ly cho chú, rồi tiếp tục bữa ăn đêm của mình. Chú Đức nheo mắt lại,không biết đang nghe gió thổi hay đã ngủ, một lúc lâu sau mới chậm chạp nói:"Mấy năm gần đây anh tỏ thái độ kính nhi viễn chi với chú, càng ngày càng phânrõ ranh giới. Chú biết anh đang lo lắng điều gì, nên cũng không ép”. Chú Đứctrầm ngâm hồi lâu rồi mới tiếp tục: "Nghĩ lại hơn nửa cuộc đời đã qua, giúp đượckhông ít người mà cũng làm liên lụy tới không ít người, tại sao có những lúcchính bản thân chú cũng thấy nghi ngờ. Giống như dòng sông này mỗi khi nổi sóng,người ngồi trên thuyền đành phải đội gió vượt sóng lao về phía trước, bởi vìkhông chỉ có bản thân mình, mà còn cả anh em huynh đệ nữa. Nếu nói như thế, tựvấn về việc đối nhân xử thế chú thấy mình vẫn còn có đạo nghĩa lương tâm".

Khương Thượng Nghiêu nín thở ngồi im.

"Hai từ lương tâm này cũng đáng để suy nghĩ đây, trên nguyên tắc khi cảm thấymình không làm việc xấu thì gọi là có lương tâm; nhưng làm việc xấu mà lòng trànngập sự hối hận cũng gọi là có lương tâm." Chú Đức tặc lưỡi, cứ như đang thưởngthức dư âm của hai từ đó. Rồi đột nhiên như bừng tỉnh, trong chốc lát vẻ mặtthoáng thẫn thờ, nhẹ nhàng mỉm cười hài lòng nói: "Chú thật sự thích dáng vẻđiềm tĩnh bình thản gặp chuyện mà không cuống của anh, nhớ lại ngày xưa ở vào độtuổi này chú cũng không có được sự kiên định ấy. Anh không cảm thấy tò mò, khôngđịnh hỏi xem tại sao tối nay chú cho gọi anh đến, lại nói với anh những chuyệnnày hay sao?".

Khương Thượng Nghiêu mỉm cười không phủ nhận mà cũng chẳng thừa nhận, cười:"Chú Đức, trong lòng chú có chuyện buồn, gọi cháu đến để giãi bày tâm sự, làmphận cháu ngồi uống với chú mấy ly chẳng phải việc nên làm hay sao?". Nói rồi,anh cầm một ly lên, tự rót rượu cho mình: "Nếu có chuyện gì, chẳng phải chú còncó Hắc Tử và một đám đồ đệ cùng chia sẻ với chú hay sao?".

Chú Đức chăm chú quan sát biểu hiện của anh, dường như đang muốn đo xem nhữnglời anh nói có bao nhiêu sự thật lòng.

Thấy Khương Thượng Nghiêu giơ tay kính rượu sau đó tự cạn một ly, lúc này mớicầm ly rượu bên cạnh lên đặt hờ trên môi, nói: "Quang Diệu không được, chỉ cóthể lao động chân tay, không có cái nhìn đại cục. Còn Thắng Trung, cậu ta có sựquyết đoán, có điều...", nói rồi chú lắc lắc đầu.

Thắng Trung là tên của Hắc Tử, Khương Thượng Nghiêu đương nhiên biết vế saucủa lời đánh giá mà chú Đức đã bỏ lửng, chú muốn nói Hắc Tử không phải là ngườicó cái nhìn sâu sắc. Anh mỉm cười, thầm nghĩ vấn đề vòng qua vòng lại, cuối cùngvẫn sẽ nhắm vào anh, bất lực đành phá lên cười: "Hắc Tử rèn luyện thêm vài nămnữa là có thể làm việc lớn".

Chú Đức phớt lờ những lời đùn đẩy trách nhiệm của anh, vẫn nói tiếp: "Vốncũng không có gì, cùng lắm là kiếm tiền thêm vài năm nữa, rồi chuyển đi nơi khácdưỡng lão là xong. Có điều nếu làm vậy thì khổ cho những anh em đã đi theo chú,cảm giác tan đàn xẻ nghé đúng là chẳng dễ chịu chút nào. Nói đi nói lại, vẫn làhai chữ: Lương Tâm. Nếu không tìm cho họ được một con đường đi tiếp, thì mấy nămnay chú Đức cũng thật uổng công rồi".

Lời nói mang ngầm ẩn ý mưu cầu đường lui, sắc mặt Khương Thượng Nghiêu trởnên nghiêm túc, có nghiêm trọng đến mức ấy không?

Chú Đức liếc anh một cái: "Mấy năm nay anh ít qua lại với chú, nên không biếttình hình nội bộ. Giờ Nhiếp gia không còn như trước nữa, cũng được anh em tronggiới giang hồ nể trọng, lại có người trong thành phố. Tên Vu béo mà anh gặp lầntrước, tháng vừa rồi phải bán một mỏ than đi, người mua là Nhiếp Nhị. Nhiếp Nhịvừa sang tay là chuyển một nửa cổ phẩn đi, chuyển sang mấy nhà đều là...".

Chú Đức ra hiệu nắm chặt bàn tay lại: "Vì vậy chú mới nói Thắng Trung khôngbao giờ nhìn thấy được tình hình, giờ là lúc phải có chủ kiến, không thể so vớimấy năm trước nữa. Mặc dù nói vẫn có người phải nể mặt ta, than ở Vấn Sơn muốnbán ra ngoài quá nửa phải qua ta, nhưng chỉ cần…".

Bàn tay đang duỗi thẳng của chú Đức lại từ từ nắm chặt lại: "Bàn tay đặt trêncổ có thế khép chặt khiến ta nghẹt thở bất kỳ lúc nào, chỉ là vấn đề thời cơ sớmhay muộn thôi. Nhiếp Lão Nhị ơi là Nhiếp Lão Nhị, sao ngày xưa ta lại sơ suấtnhư vậy chứ?".

Lần đầu tiên Khương Thượng Nghiêu được nghe chuyện nội bộ, nên ít nhiều cũngcó chút chấn động. Theo như quan niệm của một kẻ cả đời làm đại lưu manh như chúĐức, mối quan hệ giữa quan chức và thổ phỉ vĩnh viễn không bao giờ có thể hòahợp, tìm nơi dựa dẫm để ôm chân là con đường khiến người ta coi thường nhất.Nhưng từ vụ sang tay nửa mỏ than của Nhiếp Nhị cho thấy, một mối quan hệ như thếkhông thể được hình thành trong ngày một ngày hai, sự tinh ranh và trù tính củaNhiếp Nhị kia đáng để chú Đức phải than ngắn thở dài.

"Chậm một nước cờ, bị người ta đi trước rồi." Tự nói với mình xong, KhươngThượng Nghiêu lại thấy hối hận. Mỗi ý kiến anh nói ra là anh càng can thiệp sâuvào chuyện này.

Chú Đức gật đầu đồng ý: "Có những chuyện nhất định phải làm, ngồi đợi chếtkhông phải là tác phong của chú. Có điều sau này nếu có chuyện gì... anh phảigiúp đỡ chăm sóc cho Thắng Trung".

Hắc Tử là anh em thân thiết, chăm sóc là điều nên làm. Nhưng dưới ánh mắt thathiết đang nhìn anh chằm chằm của chú Đức, thì hình như lại có ý khác. KhươngThượng Nghiêu biết là thế nào cũng không được gật đầu, đành tỏ ra chân thànhnói: "Chú Đức, nói một câu thật lòng thì, giờ mọi việc trên giang hồ không còntranh chấp nhau bằng nghĩa khí nữa, mà đều vì lợi ích quan hệ, chỉ có điều kiếmít hay kiếm nhiều mà thôi. Chi bằng rút lui đúng lúc, cho mình một con đườnglui".

Chú Đức quan sát anh rất lâu, trong bóng tối đôi mắt sáng rực dần dần trở nênu ám, sắc mặt tĩnh lặng như giếng sâu không dao động. Chú Đức khẽ ho một tiếng:"Chú sớm đã biết anh có lý tưởng cao, nhưng vẫn không sao quên được bộ dạng cứngrắn không chịu thua của anh hồi nhỏ. Thôi, chú Đức không ép làm khó anhnữa".

Đã nói đến thế này, cả hai người đều cảm thấy có chút khó xử bất lực, KhươngThượng Nghiêu đứng dậy xin ra về, chú Đức gật đầu: "Để Quang Diệu đưa về".

Xe ra đến đầu đường của thị trấn, một chiếc xe con khác lao từ trên đường caotốc xuống, khi đi ngang qua xe của Quang Diệu đột ngột phanh gấp lại. Xe bên kiakéo cửa kính, hình như có quen biết với Quang Diệu, hỏi: "Quang Diệu, nửa đêm điđâu thế?".

Khuôn mặt lờ mờ hiện ra trong bóng tối nhìn khá quen, nhưng Khương ThượngNghiêu không nhớ ra được là đồ đệ nào của chú Đức, chỉ thấy bộ dạng bực mình củaQuang Diệu: "Có chuyện, về rồi nói", nói xong kéo cửa kính xe lên đạp ga phóngđi.

Chẳng biết Quang Diệu vẫn luôn đứng canh ở cửa sau có nghe được mấy phần câuchuyện giữa anh và chú Đức hay không, suốt đường đi Khương Thượng Nghiêu vẫn nóichuyện phiếm với Quang Diệu, nhưng cả hai như có thỏa thuận ngầm không ai nhắctới chuyện tối nay. Đến dưới khu nhà mình ở, Khương Thượng Nghiêu xuống xe nóilời tạm biệt, Quang Diệu gọi "Đợi đã", rồi nhảy xuống xe, lấy một gói giấy đượcbọc vuông vắn từ ghế sau ra đưa cho anh.

"Nghe nói cô Khương đến từng nhà trong khu để hỏi vay tiền. Chú Đức rất giận,nói nhà cậu có việc mà không tìm chú. Cái này cậu cầm đi, chú Đức đã nói rồi,coi như cho vay, bao giờ có thì trả.”Quang Diệu nghĩ một lúc rồi nói: "Câu nàylà chú vừa dặn tôi phải nói lại với cậu: 'Nói với tiểu tử đó rằng, đừng nghĩ cầmtiền của chú là phải bán mạng cho chú, đây là tiền cho vay, cho vay vì nó đã gọita là chú suốt mười năm nay', nguyên văn như thế".

Khương Thượng Nghiêu cầm chặt bọc nặng trịch đó, nhất thời không biết nênphải trả lời thế nào. Cảm động có, bất lực có, áy náy có... phức tạp, tâm trạngrối bời.

Quang Diệu nhìn rõ tâm trạng của anh lúc này, khẽ thở dài, nói: "Chuyện nàynói trắng ra là mỗi người mỗi chí hướng, cậu cũng đừng trách chú Đức, chú làmvậy cũng là vì anh em".

Khương Thượng Nghiêu cười, đặt gói giấy kia lại tay Quang Diệu: "Nhờ anh nhắnlại với chú Đức là tôi cảm ơn. Số tiền này tôi tạm gửi ở chỗ chú, khi cần tôi sẽtự mình qua lấy".

"Cậu…" Quang Diệu tức giận lắc lắc đầu: "Anh đi đây, có việc gì cứ gọianh".

Theo thói quen Khương Thượng Nghiêu nhìn về phía tầng cao nhất của khu nhàđang thi công, căn hộ này giá quá cao, anh không trả nổi. Trong đêm vắng sao,anh đứng nơi cửa sổ phòng mình, nhìn lại một lần nữa, để xác định chắc chắn sựlựa chọn của bản thân là đúng đắn.

Có điều trong lòng anh vẫn day dứt những lời tâm can hiếm thấy của chú Đức.Tại sao lại phải giãi bày lương tâm của mình với anh? Tại sao lại cho anh biếtnội tình bên trong của Nhiếp gia và hoàn cảnh lúc này?

Còn nữa, khuôn mặt của người đàn ông gặp ở đầu đường hôm nay, đầu anh mập mờnhớ nhưng lại không sao gọi được tên và nhớ ra lai lịch của người đỏ. Anh cứ cócảm giác như mình vừa bỏ lỡ mất điều gì, và quan hệ vô cùng lớn.

Khắp thành phố hoa của cây dương như tơ liễu bay phủ đầy mặt người.

Thành phố nhỏ Vấn Sơn luôn bị bao trùm bởi một màu xám nhàn nhạt, mỗi năm khitiết trời xuân hạ giao nhau, quang cảnh mùa xuân yêu kiều như thế này luôn xuấthiện, khiến con người Vấn Sơn vốn quen ăn to nói lớn thẳng thắn khi gặp nhau ngữđiệu cũng mềm mại đi vài phần.

Chỉ có sông Tích Sa đang phải chuẩn bị đón mùa mưa lũ tới gần, nước sông cuồncuộn chảy hối hả, lộ rõ vẻ dã tính và sự bất kham của tự nhiên.

Mọi thứ xung quanh không có gì thay đổi, vẫn như những năm xưa. Khương ThượngNghiêu không biết sự sốt sắng của mình xuất phát từ đâu, như đang chờ đợi màđồng thời lại như đang lo sợ. Anh đổ tội cho mã cổ phiếu mà mình dốc hết khảnăng ra mua không lên như anh đã dự tính, vẫn cứ ổn định ổn định và ổn định mãi.Nhưng cũng rất khó giải thích vì sao lại có cảm giác nhẹ nhõm mỗi khi theo tàurời khỏi Vấn Sơn, cùng cảm giác mệt mỏi trào dâng mỗi khi tàu cập ga chuẩn bịđược về nhà.

Dù mẹ có giữ kín như bưng chuyện xảy ra thời trẻ, nhưng anh cũng đoán đượcphần nào câu chuyện qua tâm trạng bị dồn nén trong nhiều năm của mẹ. Năm đó mẹanh tham gia vào đội đi Tứ Tử Vương Kỳ (2), có lẽ quen cha anh trong ngày hộiNa-Ta-Mu (3). Hồi nhỏ mỗi khi bị mắng bị đánh, anh lại có suy nghĩ bỏ nhà đi tìmcha, sau này lớn lên anh mới dần hiểu được tâm tư của mẹ, nên cũng điềm đạmhơn.

(2) Tứ Tử Vương Kỳ nằm ở trung bộ của Khu tự trị Nội Mông.

(3) Ngày hội Na-Ta-Mu: Ngày hội của người Mông Cổ.

Nhưng mỗi lần chạm tay lên những hoa văn tinh tế trên vỏ dao, trong anh vẫncó một mong muốn mãnh liệt được một lần đặt chân lên đất quê hương, muốn biếtcảm giác thật khi đôi chân đứng ở đó và nhìn bãi cỏ trải rộng tới tận chântrời.

Nhất là trong một năm đầy biến động bất an như năm nay.

Bà thấy anh vừa về chưa được mấy phút đã lại định ra ngoài, liền truy hỏi:"Đi tìm Cảnh Trình phải không? Thằng bé này! Ngày nào cũng về nhà rất muộn, hômtrước nửa đêm mới về nhà còn cãi mẹ một trận, mẹ nó hôm qua sang khóc lóc vớibà. Thằng bé này tới lúc phải để mắt đến nó rồi, cứ tiếp tục thế này sao đượcchứ?".

Khương Thượng Nghiêu nghe thấy vậy vội đứng lại, túi hành lý nhỏ trượt khỏivai, hỏi bà: "Khi cháu ở nhà thấy nó cũng rất quy củ mà, sao lại...".

Bà lắc đầu thở dài: "Thằng bé này giờ chỉ cháu mới bảo được thôi, nó chẳngnghe lời ai cả, dì Diêu nó cũng không coi ra gì".

"Bà, cháu đi hai ngày thôi." Khương Thượng Nghiêu tính ngày rồi mới chần chừnói: "Bao giờ về cháu sẽ đi tìm Cảnh Trình".

Đến Tứ Từ Vương Kỳ cả đi lẫn về cũng chỉ mất hai ngày, anh không có tham vọngtìm lại dấu vết của chuyện cũ, chỉ là có thứ gì đó cứ sôi sục trong lòng, khôngđi một chuyến thì khó có thể trở lại bình thường.

Đến ga tàu, anh chào hỏi mấy người đồng nghiệp quen, đang định đi thẳng vàonhà ga, thì bị dòng người dài chặn mất đường.

Giữa những đầu người đen sì nhấp nhô nổi bật một cái đầu bóng loáng nhẵnthín, vô cùng gây chú ý.

Bên cạnh người đó rõ ràng được bảo vệ bởi một đám vệ sĩ, trông rất oai phong.Khương Thượng Nghiêu khẽ sững lại, nhận ra đó chính là tên Vu béo, nhớ đến nhữnglời mà chú Đức ngầm nhạo báng hắn vờ tỏ ra mình có uy thế liên hệ với tình cảnhthực tế trước mắt, bất giác không nén được muốn cười.

Một loạt xe con đỗ cách cửa ra vào nhà ga không xa chắc chắn là đang chờ đểđón tên họ Vu kia, dẫn đầu là một chiếc xe Mercedes-Benz kiểu cũ, người trên xedường như nhìn thấy tên họ Vu, vội mở cửa xe đi ra nghênh đón.

Khi Khương Thượng Nghiêu nhìn rõ mặt của người đó, trái tim anh giật thót,liếc nhìn sang chiếc xe Toyota màu tím sẫm bên cạnh, lúc ấy trái tim anh độtngột như bị ai đó giơ tay ra bóp chặt. Anh cố gắng kìm nén sự hoảng loạn tronglòng, chăm chú nhìn cho tới khi đoàn xe đó đi khuất, mới chầm chậm thả bước vềphía một cửa hàng nhỏ bên cạnh cửa ra vào, mua chai nước và bao thuốc ngồi xuốngchiếc ghế dài.

Hít nicotine vào phổi, cảm giác tê liệt sau khi bị chấn động mạnh cũng dầndần tan biến.

Cuộc nói chuyện bập bõm mà anh nghe được giữa chú Đức và tên Vu béo trongrừng Vấn Sơn hồi sau Tết lại thấp thoáng vang lên bên tai, khuôn mặt đôn hậu củatên Vu béo và nụ cười giảo hoạt của Tang Cẩu cùng ánh mắt thiết tha chờ đợi củachú Đức cùng lúc chồng lên nhau, khuếch đại rồi dần dần mờ di.

Trong lúc hỗn loạn, Khương Thượng Nghiêu nhất thời không nghĩ thông đượcnhững tình tiết trong đó. Chỉ biết là trong trận tập kích ác liệt, anh phải làmchút gì dó, chứ không phải là bỏ đi. Nhưng đầu tiên, anh phải tìm ra Diêu CảnhTrình đã.

Nhà của Hoàng Mao nằm ở khu dân cư cũ của Vấn Sơn. Sau khi đến trường NhấtTrung không tìm thấy Diêu Cảnh Trình, dựa vào ký ức mơ hồ của mình, đi qua rấtnhiều những con ngõ nhỏ, đến khi tìm được nhà Hoàng Mao đã gần đêm.

Bóng tối bao trùm, ánh sáng trong nhà Hoàng Mao không tốt lắm, khiến màu dacủa Hoàng Mao càng trắng bệch hơn bình thường, còn đôi mắt càng thêm u ám.

Khương Thượng Nghiêu không có tâm trạng để quan sát gia cảnh nhà cậu ta, chỉhỏi: “Cảnh Trình không ở cùng cậu à?".

Hoàng Mao tránh ánh mắt anh, thu dọn bát đũa trên bàn, đáp: "Giờ này cậu tađang ở lớp tự học".

"Đừng có giở trò với anh. Cậu biết nó bao nhiêu tối không đến trường chứ."Nếu không gặp được chủ nhiệm lớp của Cảnh Trình, thì anh còn chưa biết tên tiểutử đó gan to thế nào. "Gần đây nó đang bận rộn chuyện gì? Buổi tối đi đâu?"

Giọng anh như đang thẩm vấn khiến Hoàng Mao lập tức nhướng mày lên: "Liênquan gì đến em? Anh là anh nó, anh không biết mà lại đến hỏi em?".

Khương Thượng Nghiêu bị cậu ta phản ứng, khẽ sững lại, rồi hạ giọng: "Hai cậuvẫn còn làm với Tang Cẩu phải không? Nhà hàng ở phía Đông thành của Tang Cẩu tênlà gì?".

Hoàng Mao giật mình, nhưng không nói gì, bưng đồ ăn thừa trên bàn đứng dậy.