Tiểu Thư Hầu Phủ

Chương 125: Ngoại thất và của hồi môn



Vương Tự Bảo nằm trong lòng Lâm Khê, tìm tư thế thoải mái để dựa vào cậu.

Lâm Khê thì ôm chặt lấy cô.

Đến nơi, xe ngựa từ từ dừng lại.

Lúc này hẳn là lúc Lữ Duyên rời khỏi chốn ăn chơi để đến Hòa Thuận Hầu phủ dạy học cho họ.

Quả nhiên chẳng bao lâu sau, Lữ Duyên phe phẩy chiếc quạt, được một cô gái xinh xắn thướt tha tiễn ra khỏi một đại viện tứ tiến* rộng lớn. Cô gái đó còn dắt theo cả một đứa bé tầm bốn, năm tuổi.

(*) Tứ tiến là một kiểu nhà tứ hợp viện, gồm có bốn sân.

Đến khi Lữ Duyên ngẩng lên nhìn thấy chiếc xe ngựa của Quận chúa dừng ở xa xa, ông mới biết tiểu đồ đệ của mình đã biết được bí mật mình đang giấu.

Ông điều chỉnh lại cảm xúc, dặn dò nữ tử kia mấy câu rồi tiến lên nghênh đón.

Lữ Duyên đứng ngoài xe ngựa, mở lời: "Sao Bảo Muội lại tới đây?"
Vương Tự Bảo chẳng nói gì. Cô thật sự cảm thấy loại đàn ông này đúng là trơ trẽn. Thê tử khốn khổ thì ngậm đắng nuốt cay nuôi dạy hai người con khôn lớn, vậy mà ông lại chỉ biết rong chơi hưởng thụ suốt ngày ở ngoài đường.

Thấy vị hôn thê của mình không nói năng gì, Lâm Khê bèn trả lời thay cho Vương Tự Bảo: "Lữ tiên sinh, hay là chúng ta đến phố ẩm thực Bảo Ký ở khu Đông đằng kia, vừa ăn sáng vừa nói chuyện nhé."

Qua một năm triển khai, phố ẩm thực mà hồi trước Vương Tự Bảo và Vương Dụ Tuần cùng nhau mở ra đã chính thức đi vào hoạt động. Để phân tách với khu Tây, khu Đông chuyên làm những món ăn cao cấp của mọi vùng miền, còn khu Tây thì chủ yếu bán các loại đồ ăn vặt.

Tình hình làm ăn đến nay thành công ngoài sức tưởng tượng của mọi người, nhất là khu Tây rất được nhiều người yêu thích. Một vài người không muốn lộ thân phận khi đến khu Tây thì đều sai nô bộc đến đó để mua đồ ăn.
Ngoài ra, phố ẩm thực ở khu Tây còn có dịch vụ giao hàng. Những người không tiện ra ngoài có thể đặt trước đồ ăn, đến giờ cơm sẽ có người mang đến tận cửa.

Khu Đông mặc dù không nổi tiếng như khu Tây, nhưng nơi này làm ăn kinh doanh theo hướng cao cấp và đắt tiền. Khu Đông không chỉ là nơi tập trung đủ các món ăn ngon của mọi vùng miền Đại Ung, mà còn có cả rất nhiều người có tay nghề cao từ Thiều Quốc do Lâm Khê triệu đến để chế biến và quảng bá những món ngon ở địa phương họ. Hiện Vương Dụ Phổ đang tìm những đầu bếp biết làm những món ăn của các quốc gia khác.

Thường thì các cửa tiệm ở khu Đông không bán hàng buổi sáng, chỉ có phố ẩm thực là bán bữa sáng.

Lúc mới kinh doanh thì không ổn cho lắm, bởi những người nhà giàu đều có đầu bếp chuyên làm bữa sáng, hơn nữa còn không thua kém gì đồ bên ngoài. Nhưng những người đã ghé qua đây đều bị hấp dẫn ngay bởi sự phong phú đa dạng của bữa sáng bán ở nơi này.
Ở đây chỉ riêng cháo thôi cũng đã có mấy chục loại, bánh ngọt thì có tận hơn trăm loại, các món rau dưa ăn kèm cũng rất phong phú, không thể đếm xuể. Ngoài ra còn có đủ các món ăn như mì sợi, hoành thánh, sủi cảo, bánh bao, bánh quẩy, trứng gà, đậu phụ sốt tương, vân vân.

Ăn sáng ở nơi đây chẳng khác gì một kiểu hưởng thụ.

Lâu dần, ngày càng có nhiều người đến đây hơn. Vả lại đến đây còn có thể thường xuyên gặp được người quen. Cứ thế, việc đến đây ăn sáng đã trở thành một hình thức để gặp mặt, phá vỡ giới hạn chỉ có buổi trưa với buổi tối mới hẹn nhau đến tửu lâu ăn uống và nói chuyện.

Còn về khu Tây, dân thường ở đó từ lâu đã có thói quen ra ngoài ăn sáng. Bây giờ đồ ăn ở đó càng nhiều hơn, lựa chọn cũng phong phú hơn, chuyện ăn uống cũng tiện lợi, vệ sinh và an toàn hơn trước, cho nên người đi ăn cũng đông lên là lẽ dễ hiểu.
Xe ngựa của Vương Tự Bảo cổng sau của phố ẩm thực, ngay lập tức đã có tiểu nhị nhanh mắt nhìn thấy và tiến lên nghênh tiếp.

"Mới sáng sớm Quận chúa đã tới rồi sao? Lần sau nếu muốn ăn gì thì cứ báo trước với tiểu nhân, tiểu nhân sẽ mang ngay đến Hầu phủ cho Quận chúa."

Lâm Khê đỡ Vương Tự Bảo xuống xe ngựa, sợ bảo bối của mình đói lả nên vội vàng thúc giục tiểu nhị: "Ba hoa ít thôi, mau cho người đi chuẩn bị phòng đi."

Mới sáng sớm, Vương Tự Bảo và Lâm Khê đã đi bắt Lữ Duyên, hai người còn chưa kịp ăn sáng.

"Dạ dạ, tiểu nhân sai người chuẩn bị ngay." Tiểu nhị nói rồi vội vàng vào trong thông báo.

Trong phòng có hơi lạnh, nhưng may là ở đó đã chuẩn bị sẵn lò than, đang từ từ tỏa hơi ấm.

Lâm Khê cởϊ áσ khoác ngoài của mình ra rồi choàng lên người Vương Tự Bảo.
Cậu nói với giọng ra lệnh: "Chờ trong phòng ấm lên đã rồi hẵng cởi."

"Được." Vương Tự Bảo chu cái miệng nhỏ nhắn, ngoan ngoãn gật đầu đồng ý.

Lâm Khê đưa tay ra vuốt cái miệng đang chu ra của cô rồi nắm tay cô ngồi xuống.

Chốc lát sau, Lữ Duyên gõ cửa bước vào.

Vương Tự Bảo thấy Lữ Duyên nhưng không hành lễ, chỉ đưa tay ra chỉ vào chỗ đối diện: "Sư phụ ngồi đi."

Lữ Duyên thấy rất khó chịu vì không thể bắt Vương Tự Bảo phải tôn sư trọng đạo. Ai bảo sau này ông phải dựa vào Vương Tự Bảo mới có thể dựng lại cơ đồ chứ?

Vương Tự Bảo cũng chẳng còn lời gì để nói với vị sư phụ này. Ngoài việc có đại tài ra thì ông chẳng còn điểm nào để Vương Tự Bảo tán thưởng nữa.

Có thể đối với người khác thì nam nhân phong lưu một chút, đào hoa một chút cũng chẳng phải tật xấu gì, thậm chí có người còn thấy đây là chuyện rất phong nhã. Nhưng với Vương Tự Bảo thì một người đàn ông đến việc cơ bản nhất là nuôi gia đình còn không làm được, chỉ biết chơi bời bên ngoài thì còn có thể coi là đàn ông không?
Lữ Duyên cũng không bày ra dáng vẻ của kẻ làm sư phụ, tự mình kéo ghế ngồi xuống.

Vương Tự Bảo chờ Lữ Duyên ngồi ổn định xong mới hỏi: "Người phụ nữ kia là hồng nhan tri kỷ của sư phụ?"

Phải nói về chuyện nữ nhân bên ngoài của mình với Vương Tự Bảo khiến Lữ Duyên thấy hơi bối rối. Gương mặt già nua hơi đỏ lên, ông khẽ gật đầu và "ừ" một tiếng.

"Đứa trẻ đó là con của sư phụ?" Bạn đang đọc truyện tại T.r.u.y.e.n.D.K.M.com

Mặt Lữ Duyên càng đỏ hơn, ông lại gật đầu đáp "ừ".

Vương Tự Bảo hỏi tiếp: "Căn nhà tứ tiến cũng là sư phụ mua cho họ?"

"Phải."

Vương Tự Bảo vẫn không buông tha: "Vậy suốt bao năm qua sư phụ đã mua được gì cho sư nương và hai sư huynh?"

Lữ Duyên ngẫm nghĩ một lúc, hình như ông chưa từng mua gì cho đích thê với đích tử cả. Nhưng hồi còn ở đất tộc của Lữ gia, bọn họ cũng đâu cần ông mua đồ cho mình?
Thấy Lữ Duyên không ừ hử gì, Vương Tự Bảo nói với giọng khẳng định: "Vậy là không mua gì cả đúng không?"

Lữ Duyên gật đầu rồi phân bua: "Mẫu thân con họ hồi trước ở đất tộc, có cái ăn cái mặc, có cả nơi ở, lại còn có người hầu hạ, đâu cần ta phải mua gì cho."

Đôi lông mày của Vương Tự Bảo càng cau chặt hơn. Đàn ông kiểu này càng khiến người ta tức giận hơn, ông ta cho rằng chuyện gì cũng là lẽ dĩ nhiên cả.

"Vậy con hỏi sư phụ thêm nhé?"

Lữ Duyên ngẩng đầu nhìn Vương Tự Bảo, chờ cô hỏi.

"Sư nương xuất thân từ danh gia vọng tộc, vậy hẳn là khi được gả cho sư phụ, của hồi môn mà gia đình chuẩn bị cho sư nương chắc chắn không hề ít nhỉ?"

Câu hỏi này đột nhiên khiến Lữ Duyên hồi tưởng lại cảnh thành thân năm đó. Khi Lư thị được gả cho ông, mặc dù của hồi môn không nhiều như nước, nhưng cũng rất phong phú.
Vương Tự Bảo không chờ ông trả lời mà hỏi tiếp: "Nhưng của hồi môn của sư nương đi đâu hết rồi?"

Đúng vậy, sắp một năm rồi mà ông chưa hề nhìn thấy của hồi môn gì của Lư thị cả.

"Ta... ta không để ý." Lữ Duyên nói câu này mà hụt hơi thấy rõ.

"Sư phụ không để ý?" Vương Tự Bảo thật sự chỉ muốn xem xem trong đầu của người này có gì?

"Sư phụ phải biết rằng, trong gần hai mươi năm sư phụ bôn ba bên ngoài, sư nương và sư huynh đã sống như thế nào ở đất tộc của Lữ gia. Sư phụ phải biết là một thê tử không có phu quân ở bên, còn không được mẫu thân của phu quân yêu mến thì sống khổ sở thế nào?"

"Sao có thể thế được. Ngoài tiền vốn được hưởng, chẳng phải bọn họ còn có tiền hàng tháng để sinh hoạt sao? Sao lại sống khổ sở được?" Lữ Duyên vẫn cứng đầu phân bua.
"Tiền hàng tháng? Hồi còn ở Lữ gia, mỗi tháng sư phụ có bao nhiêu?"

"Hai mươi lượng."

"Còn sư nương và hai sư huynh?"

"Sư nương của con được mười lượng, hai sư huynh lúc chưa trưởng thành thì mỗi người được năm lượng, trưởng thành rồi thì chắc là cũng được hai mươi lượng."

"Vậy mỗi tháng sư phụ cần tiêu bao nhiêu lượng bạc?"

"Mấy chục lượng gì đó." Lữ Duyên không dám khẳng định điều này, trước giờ ông không đếm tiền đã tiêu ở ngoài bao giờ.

"Sư phụ nói chỉ có mấy chục lượng, nhưng nếu thông tin con có là đúng, thì số tiền mỗi tháng sư phụ tiêu ở hoa lâu không chỉ có mấy chục lượng thôi đâu. Thêm vào đó những ngoại thất mà sư phụ nuôi ở ngoài, ngoài người vừa nãy ra hình như còn có thêm hai người nữa nhỉ? Số tiền sư phụ bỏ ra cho bọn họ mỗi tháng không chỉ có hơn trăm lượng bạc đâu." Lữ Duyên trông thì tưởng hai bàn tay trắng, nhưng thực ra ông có rất nhiều của riêng ở ngoài.
"Chuyện này... bọn họ không biết làm sao để kiếm tiền, nên người làm thầy là ta đã trợ giúp họ một ít."

"Vậy sư nương với sư huynh thì có chỗ để kiếm tiền chắc?"

"Chẳng phải trong đống của hồi môn của sư nương con còn có ít của cải sao?" Lữ Duyên không dám hùng hồn khi nói câu này.

"Một phụ nữ không ra khỏi cửa bao giờ, lại chẳng có người đắc lực để quản lý giúp thì của cải nào còn giữ cho được? Rồi lại còn có chị em dâu luôn nhăm nhe muốn chiếm đoạt tài sản, muốn để người ta không tính mưu với mình cũng khó."

Ở Lữ gia, Lư thị không phải người quản lý gia đình, thê tử Tào thị của Nhị đệ Lữ Duyên mặc dù xuất thân từ Tào gia, nhưng do không phải con gái cưng trong nhà nên của hồi môn khi gả vào Lữ gia cũng không nhiều. Về sau khi được quản lý chuyện trong nhà, Tào thị liền bắt đầu mơ tưởng đến chỗ của hồi môn của Lư thị.
Bà ta mau chóng phát hiện ra Lư thị không hề có kinh nghiệm trong việc này. Vậy là bà ta tìm cơ hội để hứa hẹn nhiều điều hay ho với những chưởng quỹ ở cửa tiệm trông coi của hồi môn của Lư thị, rồi dần dần lấy hết đồ trong cửa hàng đó của Lư thị đi. Các chưởng quỹ báo với Lư thị rằng chuyện làm ăn không tốt, năm nào cũng bị thất thu nên không thể kinh doanh được nữa. Cuối cùng Lư thị đành buông hết những cửa hàng đó đi.

"Sao có thể thế được?" Lữ Duyên không thể tin nổi.

Vương Tự Bảo bĩu môi, nói: "Chẳng có gì là không thể cả. Chỗ của hồi môn của sư nương những năm qua đều thay sư phụ mà nuôi dưỡng hai người con đấy. Nếu con nhớ không nhầm, hồi mới con mới gặp sư phụ, chúng ta còn thảo luận về chuyện nữ tử và con cái khó nuôi, hay là nam tử không có tiền đồ khó nuôi. Lúc đó sư phụ còn cho rằng chuyện nam tử tiêu xài tiền bạc, của hồi môn của nữ tử mà con nói là không đúng. Vậy giờ sư phụ xem mình đang làm gì? Đúng, sư phụ không hề tiêu nửa đồng tiền trong của hồi môn của sư nương, nhưng gần hai mươi năm nay, sư phụ đã làm được gì cho họ, cho gia đình chân chính của mình chưa? Sư phụ nghĩ cho kỹ đi, cho dù chỗ của hồi môn của sư nương là núi vàng núi bạc, thì cũng đâu thể còn lại bao nhiêu sau gần hai mươi năm?" Vương Tự Bảo nói xong, liền móc trong hà bao ra tờ đơn ghi chép chỗ của hồi môn của Lư thị mà bà đã chép lại khi mới đến Ung Đô cho Lữ Duyên xem.