Thư Của Tề Nhạc Tư

Chương 7: Khang Đằng



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Năm 2003 ngày 28 tháng 11

Thằng nhóc kia gửi tặng tôi một bức tranh.

Nó rốt cuộc là nghĩ như thế nào? Tôi cần vật này làm gì?

Tôi ghét ghét tất cả những thứ không có ý nghĩa, nó đưa tôi cái này còn không bằng gửi thẳng hai tờ tiền mặt đến.

Còn có, sinh nhật? Nó thực sự là quá ngu si, ai sẽ đem ngày sinh nhật thật sự của mình viết trong bài văn phát cho tất cả mọi người bên ngoài đọc? Tại sao trên thế giới này lại có người ngây thơ đến thế?

Ngây thơ đến ngu xuẩn.

Huống hồ tôi cũng không muốn tổ chức sinh nhật, tôi đến lí do tại sao mình bị sinh ra cũng không biết, sinh nhật chỉ là đang nhắc nhở tôi ngày qua ngày đang đau khổ.

Cái người kia đã tìm tới cửa, tôi thực sự hoài nghi là mẹ đưa địa chỉ của tôi nói cho hắn biết.

Thật ra hai người họ không nên ly hôn, hai người nên cấu kết với nhau làm việc xấu, dằn vặt lẫn nhau, có lẽ có một ngày tôi có thể may mắn tận mắt thấy bọn họ giết chết đối phương, lúc đó tôi nhất định vỗ tay khen hay.

Tôi phải dọn nhà, bằng không quãng thời gian phía trước tôi thật sự sợ bản thân không khống chế nổi mà giết lão ta.

Đã nhiều năm như vậy, ngay cả trong những giấc mộng tôi mơ đều là vẻ mặt dữ tợn của lão ta, thật vất vả mới hơi hơi thoát khỏi lão, tôi không thể để cho ác mộng tái diễn.

Thế nhưng, tôi đột nhiên có một suy nghĩ mới.

Lão ta không phải yêu thích bé trai sao, Tề Nhạc Tư kia...

Làm, thôi.

Ngày hôm nay ở trường học tôi bị thông báo phê bình, nguyên nhân là hút thuốc trong nhà vệ sinh.

Đây cũng không phải lần đầu tiên, thầy giáo và lãnh đạo trường học nhất định cũng hiểu ràng thông báo phê bình sẽ không có tác dụng.

Đối với mấy thiếu niên tầm tuổi này mà nói, bạn càng là không cho chúng làm chuyện gì thì chúng càng muốn làm.

Ví dụ như hút thuốc, ví dụ như đánh nhau, ví dụ như yêu đương, ví dụ như làm tình.

Hút thuốc và đánh nhau đối với tôi mà nói rất dễ dàng, ngược lại hai việc sau lại quá khó khăn.

Yêu đương hai chữ này cũng rất ghê tởm, trên thế giới này tất cả mọi người đều lấy danh nghĩa yêu đương làm ra vài chuyện kinh tởm.

Con bé cùng trường kia lại viết thư cho tôi, nó không hề che giấu chút nào mà nói yêu thích tôi.

Yêu thích tôi, bọn họ mỗi người đều nói yêu thích tôi.

Nhưng nếu như bọn họ biết tôi là hạng người gì, e là sợ đến chạy trốn còn nhanh hơn người khác?

Thế giới này, chính là không bao giờ thiếu người lừa đảo.

Tôi nói với thằng nhạc Tề Nhạc Tư tôi đang đọc 《Death in Vecine》, căn bản cũng không phải là thật, quyển sách kia tôi đã đọc lâu rồi, tôi đang cố ý ám chỉ nó.

Nếu như hơi hơi có đầu óc đã có thể hiểu rõ một chút, nhưng tôi cảm thấy rất nguy hiểm, nếu nó có đầu óc cũng sẽ không thật sự cho ngày hôm nay là sinh nhật tôi càng sẽ không gửi một bức tranh so với bản thân nó nhìn còn ngu hơn.

Mẹ, người kia nhất định sẽ rất thích loại ngu ngốc như Tề Nhạc Tư.

Thế nhưng rất đáng tiếc, tôi sẽ không để cho lão ta toại nguyện.

Đời tôi, bất cứ chuyện gì cũng sẽ không lại để cho lão ta toại nguyện.

__________________________

Death in Vecine là một tiểu thuyết nổi tiếng đã được chuyển thể thành phim. Cậu trai trong truyện được miêu tả đến mức ngôn từ không thể miêu tả. Diễn viên đóng nhân vật cậu bé ấy cũng rất đẹp. Năm lớp 11 có một khoảng thời gian Hạ Xưa từng bị chìm đắm trong vẻ đẹp đó thậm chí còn đặt ảnh cậu bé đó làm hình nền điện thoại. Nên Hạ Xưa đăng ảnh trước và khá là nhiều ảnh, các chú thích khác các bạn chịu khó kéo hết ảnh đọc nhé.

chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



chapter content



Review của Darling Little:

Dù đã đọc nhiều chuyện tình yêu nhưng quả thật Chết ở Venice là câu chuyện lạ lùng nhất tôi từng đọc. Nhân vật chính là một nhà văn trung niên đã dành cả cuộc đời để theo đuổi sự nghiệp và đã thành danh nhờ sự cầu toàn đối với bản thân và các tác phẩm của ông. Ông được phong chức quý tộc, tác phẩm được đưa vào SGK để giảng dạy cho hs tiểu học. Nhưng cũng như nhiều người trên thế giới này một khi đã lên đỉnh điểm danh vọng và bước qua cái tuổi xế chiều thì con người thường cảm thấy cô đơn và muốn làm một cái gì đó để gột rửa tâm hồn để được trẻ lại để được "sống" một cuộc đời mới nhưng không phải ai cũng may mắn làm được.

Aschenbach quyết định đi du lịch đến thành phố Venice, ở đây ông đã gặp 1 cậu bé chưa đến 18 tuổi, ngay lần đầu gặp ông đã bị hớp hồn si mê ngay vẻ đẹp mà theo như ông miêu tả đó là vẻ đẹp thiên thần, vẻ đẹp hoàn hảo nhất mà tạo hóa tạo ra và ông may mắn được chứng kiến. Trong thời gian ở Venice ông theo dõi cậu nhìn cậu mỗi ngày, lén theo cậu đến mọi nơi ở Venice, muốn bắt chuyện nhưng không dám vì ông đã già và đó còn là 1 cậu bé trai, một tình yêu mà theo ông đó là đồi bại. Nhưng theo Aschenbach thì đó cũng ko phải là tình đơn phương (mặc dù câu chuyện ko cho biết nhiều về thân thế của cậu bé chỉ biết là cả nhà đi du lịch, 3 chị gái, 1 cô gia sư và cậu) vì cậu bé thấy ông theo dõi mình nhưng ko tố cáo, còn cố ý lượn qua lượn lại trước tầm nhìn của ông, cười với Aschenbach. Cả câu chuyện cả 2 người ko nói với nhau lời nào, ko hề làm quen với nhau dù đã nhìn nhau hàng giờ liền hơn cả tháng trời ở Venice.

Câu chuyện là nỗi dằn vặt đau đớn giữa tình yêu si mê đến điên dại với lương tâm đ*o đức xã hội mà tác giả từng là người đại diện cho cái xã hội đó. Dù Aschenbach cho rằng tình cảm của mình là đồi bại nhưng tôi ko nghĩ vậy và chắc chắn những ai đọc tác phẩm cũng sẽ thấy như vậy, vì ông yêu cái đẹp đến hoàn hảo của cậu bé chứ ko hề có ý nghĩ chiếm hữu hay vướng chút nhục dục, chỉ đơn thuần là nỗi si mê của 1 người nghệ sĩ trước cái đẹp. Có lẽ đẹp đến nỗi ông ko thể nào thoát khỏi số phận như nàng Semele (một nàng công chúa bị vẻ đẹp của thần Zeus làm cho tự mình bốc cháy), Aschenbach cũng thế ông biết Venice bị nhiễm dịch bệnh, du khách nước ngoài đã bỏ đi nhưng ông vẫn ở lại vì cậu bé kia, nỗi lo sợ duy nhất là gia đình của cậu bé sẽ bỏ đi vì dịch bệnh vì vậy ông cố giấu nhẹm chuyện này đi.

Cuối cùng gia đình người Ba Lan cũng biết chuyện và rời đi, ngày cuối cùng đó, trong khi cậu bé vẫn đùa giỡn ngoài bãi biển chờ sắp xếp hành lý, Aschenbach đã nằm thư giãn trên ghế ngoài bãi biển ngắm nhìn người yêu lần cuối và hình ảnh tuyệt đẹp kia đã theo ông vào cõi vĩnh hằng ông chết trên chiếc ghế đó vì đã bị nhiễm dịch bệnh.

Một tình yêu đầy cung bậc cảm xúc, đau đớn cô đơn nỗi khát khao không nói được thành lời, yêu đến si mê điên dại, tuyệt vọng đến mức tự bẽ gãy bản thân mình. Có một câu mà tác giả lặp lại đến 2 lần nếu hiểu được câu đó sẽ thấy được cốt lõi của sự tuyệt vọng đến tận cùng của Aschenbach "cậu bé nhìn ốm yếu chắc không thọ lâu" và điều đó làm ông vui. Nghe có vẻ kì cục khi nói Aschenbach yêu người ta nhưng người ta chết sớm ông lại vui nhưng nghĩ kỹ lại đó chính là lời nguyện cầu của ông, Aschenbach đã lớn tuổi theo lẽ thường ông sẽ chết trước cậu bé kia khá xa, kiếp này đã lỡ sinh ra như thế có lẽ ông mong cậu bé chết sớm theo ông để kiếp sau hai người có đầu thai cũng không có khoảng cách quá lớn không thể lấp nổi như kiếp này.

Nhớ lại câu nói của Ennis nói với Jack "wrong time, wrong place and we"re dead" (ko đúng lúc, ko đúng chỗ và chúng ta chết) có lẽ đúng với trường hợp của Aschenbach. Nhưng dù cả câu chuyện hơi tối nhưng với tôi có lẽ Aschenbach đã hạnh phúc vì trong 1 tháng cuối đời đó đáng giá bằng cả 1 cuộc đời của ông, ông đã yêu, đã đau khổ đã hy vọng, đã được nếm trãi cảm giác "tim đập như búa thợ rèn" đã tuyệt vọng...mọi cảm giác mà ai cũng mong muốn được trãi qua trong đời nhưng không phải ai cũng may mắn gặp được 1 người mang lại cho mình cảm giác đó...

Các tác phẩm được nhắc đến trong truyện đều là các tác phẩm nổi tiếng các bạn có thể tìm đọc.

Có một vài chỗ như 《Thiếu niên văn học》 chứ không phải 《Thiếu niên sáng tác》mình nghĩ tác giả viết nhầm. Nhiều bạn sẽ tự hỏi có phải đã bỏ lỡ chương nào không? Vì mấy chương này có nhiều phần bạn cảm thấy rất lạ như cuốn tiểu thuyết được nhắc đến. Không nhé! Có lẽ tác giả đã giấu đi một bức thư của bạn Khang Đằng của chúng ta thôi!.