Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 32: Kỵ binh giao chiến



Lúc này ở Lào Cai năm vạn quân từ Vân Nam do Ngô Văn Bân chỉ huy gặp cánh quân của Đô đốc Long và Mị Nương với ba vạn quân miền núi và một vạn quân Tây Sơn. Ngô Văn Bân cho quân khai pháo để thị uy nhưng pháo còn đang kéo lên bị cối 80ly bắn cho tan nát. Văn Bân tức giận sai một vạn kỵ binh xung phong, Đô đốc Long sai lãnh binh Thăng dẫn năm nghìn kỵ binh giao chiến.

Súng trường mà kỵ binh sử dùng đã được qua cái biến chuyên biệt, giảm bớt trọng lượng, làm ngắn nòng súng, độ dài nòng súng phải ngắn hơn một phần ba so với súng của bộ binh, khiến cho tầm bắn của nó giảm đi không ít, uy lực cũng có giảm sút, nhưng đối với kỵ binh mà nói, thế này đã là đủ rồi.

Thế nhưng, đơn vị kỵ binh Nhà Thanh có sức chiến đấu tương đối này trước mặt kỵ binh của quân Tây Sơn cứ giống như là bùn nặn thành vậy. Đối diện với sự xung kích của kỵ binh Nhà Thanh, kỵ binh quân Tây Sơn phân tán đội hình rẻ quạt, các loại súng ống nhắm vào kỵ binh Nhà Thanh khai hỏa mãnh liệt. Kỵ binh Nhà Thanh giống như bị gió mạnh quét qua, đổ gục từng mảng, vô số chiến mã mất đi chủ nhân phát ra tiếng hí bi ai trên chiến trường. Đây quả thực không phải chiến đấu, mà là đồ sát của một phía. Các chiến sĩ của kỵ binh Tây Sơn lập tức thúc ngựa, tay phải giơ cao súng trường, mau chóng xông về phía kẻ địch.

Phần giữa và cuối ở đằng sau của kỵ binh Nhà Thanh gặp phải sự xung kích mạnh liệt của quân Tây Sơn, lập tức rơi vào hỗn loạn. Những tên kỵ binh nhà Thanh còn sử dụng kiếm và cung tên, nào đâu phải đối thủ của kỵ binh quân Tây Sơn. Trong lúc đội ngũ hai bên đan cài vào nhau, súng trường phát huy uy lực cực lớn, trong tiếng súng pằng! pằng! pằng! kéo dài không dứt, kỵ binh của Nhà Thanh lũ lượt ngã xuống, đội ngũ dày đặc tức thì bắt đầu trở nên thưa thớt.
Khi hai đội kỵ binh vượt qua nhau, hai bên đều ghìm ngựa lại chuẩn bị xung phong lần nữa, nhưng lúc này trước mặt kỵ binh nhà Thanh xuất hiện hơn hai mươi cỗ xe ngựa xông tới, mỗi cỗ xe do hai con ngựa giống Châu âu, chúng đều mặc giáp kéo cỗ xe đều gắn súng máy. Mỗi cỗ xe được đóng thành thùng xe được bọc thép bên trong có người điều khiển xe và bắn súng máy, trên nóc thùng sẽ khoét lỗ để gắn súng máy và người đứng bắn. Ngay lập tức các cỗ súng máy đều đồng loạt nhả đạn hàng loạt ngựa lập tức đổ rạp. Quân Thanh lúc này bị tấn công cả hai đầu, đội hình rối loạn nhân cơ hội Thăng cho này kỵ binh Tây Sơn lại tràn tới.
Khi sắp phi qua đám xác chết, đột nhiên có một tên lính Thanh tỉnh lại, hắn rút gươm đâm vào bụng ngựa của Thăng làm con ngựa hí lên chạy vài bước rồi quỵ xuống. Điên tiết vì mất ngựa, Thăng định chạy đến bên tên lính Tây Sơn đang chiến đấu để lấy ngựa nhưng nghĩ lại thấy mình là chủ tướng mất ngựa lấy ngựa của lính thì mất mặt. Quyết định chủ ý, Thăng đem toàn bộ trang bị trên yên ngựa dỡ tới bên người mình, đem súng trường nạp đầy đạn, đặt lên xác ngựa, sau đó đưa tay muốn đưa tay rút toàn bộ chốt bảo hiểm của lựu đạn, bất quá nghĩ một lúc, cuối cùng vẫn không rút. Nếu ném lựu đạn đi, khẳng định cả người lẫn ngựa đều bị nổ chết, mình làm sao còn thu được chiến mã của địch nữa chứ!

Bỏ lựu đạn ra, Thăng nhét đầy đạn vào băng đạn dự bị, sau đó cầm súng trường lên, quỳ sau xác ngựa, nhắm chuẩn vào kỵ binh Nhà Thanh đang tiến đến.
— QUẢNG CÁO —

Đoàng! Đoàng! Đoàng! Liên tục ba phát súng, ba tên kỵ binh từ trên lưng ngựa ngã xuống, nhưng dây cương giữa lấy thân thể chúng, cả người và chiến mã cùng nhau cả xuống, quân phía sau tránh không kịp, dẫm thẳng luôn lên người bọn chúng, tức thì đem ba con chiến mã dẫm cho máu thịt lẫn lộn, làm Thăng thất vọng vô cùng, lại thấy hết sức tiếc nuối, nếu ba con chiến mã kia đều bị mình thu được, vậy thì tốt nhường nào!

Có kỵ binh Nhà Thanh phát hiện ra bất ổn, ngay sau đó phát hiện vị trí của Thăng trên chiến trường hỗn loạn, lập tức giơ kiếm, kêu gào xông về phía Thăng. Trên kiếm sáng loáng của bọn chúng, thậm chí còn mang theo máu tươi, cũng không biết rốt cuộc bọn chúng giết ai. Lính hộ vệ thấy Thăng đang ở xa định quay sang hỗ trợ nhưng đang bị đám kỵ binh địch quấn chặt lên không thể sang ứng cứu được. Đối diện với kẻ địch đông đảo xung phong, ngược lại Thăng lại hoàn toàn trở nên bình tĩnh.

Đoàng!

Đoàng! Đoàng!

Thăng tập trung tinh thần xạ kích. Trong lỗ tai hắn, cả đất trời thành một mảng yên tĩnh, tựa hồ chỉ có tiếng súng đơn điệu. Ở trong mắt hắn, chỉ có bóng dáng kẻ địch ngày càng gần, còn cả cả ngực kẻ địch trong đầu ruồi của súng trường. Mỗi lần bóp cò, đều có một tên địch từ trên lưng ngựa ngã xuống.
— QUẢNG CÁO —

Những tên kỵ binh Nhà Thanh hiển nhiên không ngờ rằng sức chiến đấu của địch nhân cường hãn như thế, thậm chí khi còn chưa ý thức được xảy ra chuyện gì, đã bị bắn chết, có mấy con chiến mã bị mất đi chủ nhân cuối cùng cũng chạy tới bên người Thăng, làm hắn thò tay ra là tới, nhưng tạm thời hắn chưa có tâm tư thu nạp bọn chúng, cho dù là bọn chúng gần trong gang tấc. Thăng chỉ toàn tâm toàn ý xạ kích, giống như mình bắn bia ở trường tập huấn vậy.

Kỵ binh Nhà Thanh cuối cùng cũng hiểu ra không thể thắng được Thăng, quay đầu ngựa bỏ chạy. Nhưng Thăng đã đứng lên, nâng súng trường Đoàng đoàng đoàng!

Liên tục ba phát súng, ba tên kỵ binh Nhà Thanh cuối cùng lần lượt ngã vào trong bãi cỏ. Thăng chậm dãi lên ngựa chờ quân Tây Sơn đến gần và tổ chức đuổi theo đám kỵ binh Nhà Thanh đang bỏ chạy.Đô đốc Long thấy thế ra lệnh cho ba quân xông lên, Quân Thanh núng thế vừa đánh vừa rút lui hơn mười dặm.

Sau trận thua, quân Thanh hạ trại cố thủ, không dám tấn công. Hai bên giằng co nhau hơn một tuần thì Đô đốc Lộc, Lãnh binh Công Trứ và hai nghìn quân Tây Sơn kéo đến gặp Đô Đốc Long. Sau khi kể lại sự tình Đô Đốc Long an ủi và bảo quân bố trí chỗ nghỉ ngơi cho mọi người.

Lúc này ở Ải Chi Lăng, viên quân sư bày mưu cho Phúc An Khang đào địa đạo từ chân núi lên đến sát hệ thống lô cốt của Tây Sơn, gần hai tấn thuốc nổ được đưa vào địa đạo và kích nổ. Sau tiếng nổ lớn, đất đai rung chuyển, gần như nửa quả núi sụp đổ kéo theo hệ thống lô cốt vành đai phòng ngự một và hai bị sụp đổ hoặc nứt vỡ nghiêng ngả trôi theo dòng đất đá, quân Tây Sơn ở hai vành đai phòng ngự hy sinh hoặc bị vùi lấp gần hết. Quân Thanh từ các đường hào gần đó xông lên, bị một đòn choáng váng quân Tây Sơn từ vành đai ba và bộ chỉ huy trên đỉnh núi liều chết bắn chặn nhưng biển người vẫn lao lên. Nhiều chiến sĩ Tây Sơn mới vừa từ đám đất đá ngoi lên chưa kịp định thần đã bị chém giết, có người hai tai còn ù vì tiếng nổ vội vàng cầm súng bắn những bóng người đang lao tới trước mặt. Trần Quang Diệu phải phát pháo hiệu gọi quân ứng cứu, lúc này các khẩu súng máy còn sót lại bắn đến đỏ nòng, thay nước liên tục, quân Tây Sơn ném lựu đạn mỏi tay quân Thanh vẫn tràn đông như kiến lên hai bên đánh giáp lá cà. Trần Quang Diệu múa cây đại đao nhảy vào giữa đám quân Thanh như hổ vào đàn lợn, người đi đến đâu máu thịt văng ra đến đó, quân Thanh phải dạt ra thấy vậy hai tùy tướng của Phúc An Khang là Lý Thôi và Lý Đạt chạy đến. Lý Thôi từng là Võ trạng Nguyên dùng cây thương múa như con rồng bạc , còn Lý Đạt sử dụng song kiếm nổi danh vùng Lưỡng Quảng khi múa kiếm cảm giác giọt mưa không lọt. Hai bên giao chiến năm mươi hiệp Trần Quang Diệu thất thế bị một thương vào vai chảy máu, rơi đao, Lý Đạt mừng rỡ hét lên.
— QUẢNG CÁO —

- Ngày này sang năm là ngày giỗ của ngươi

Đồng thời ra chiêu cuồng long kiếm nhằm họng Trần Quang Diệu đâm tới. Trần Quang Diệu cười gằn, móc cây súng côn được Thịnh tặng trước lúc lên đường nhằm mặt Lý Đạt bóp cò, tiếng súng nổ vang Lý Đạt gục xuống trên trán còn vết đạn, hai mắt mở trừng trừng vì bất ngờ. Lý Thôi sững người, Trần Quang Diệu hướng Lý Thôi vẩy hai phát súng Lý Thôi từ từ ngã xuống. Lúc này quân hộ vệ ào tới đỡ Trần Quang Diệu , nhìn xác hai cao thủ nằm đó Diệu nghĩ thầm."Thời đại này không còn chỗ cho các cao thủ võ lâm".

Trên trời có tiếng ù ù, các khinh khí cầu tới ném bom để ngăn quân Thanh tràn lên , một trăm chiến sĩ đặc công từ trên khinh khí cầu tụt xuống dùng súng tiểu liên Sten và lựu đạn bắn chặn để đẩy lui quân địch. Khi quân Thanh rút lui Trần Quang Diệu và Đô đốc Tuyết cho kiểm lại quân còn chưa tới một vạn người. Mấy ngày sau quân Thanh tiếp tục tràn lên, quân Tây Sơn liều chết chống trả nhưng do bị bao vây lên việc tiếp viện rất khó khăn, đạn dược và lương thực thiếu thốn. Lúc này xác chết hai bên ngổn ngang, quân Tây Sơn giữ đỉnh núi chật hẹp không có chỗ để chôn xác đồng đội đành hỏa táng. Nhận được tin Thịnh ra lệnh cho quân cầm cự thêm vài ngày rồi rút lui, và điều động tàu hỏa thiết giáp chiến đấu lên yểm trợ cùng hai đoàn tàu hỏa khác. Đồng thời cho lập hàng nghìn lán trại ngoài thành Thăng Long để đón nạn dân. Thực hiện chính sách vườn không nhà trống hàng vạn hộ gia đình từ Ải Chi Lăng cho đến bờ bắc sông Như Nguyệt ( sông Cầu ngày nay) đưa về ngoại thành Thăng Long. Hàng trăm điểm cứu trợ cấp phát lương thực, thuốc men được lập ra.

Trước khi cho quân Tây Sơn rút lui Trần Quang Diệu cho quân gài bộc phá để phá hủy toàn bộ các pháo và súng máy còn lại. Hơn năm mươi kinh khí cầu tới ném bom mở đường cho quân Tây Sơn rút về phía ga tàu hỏa cách đó một cây số thấy vậy Phúc An Khang sai quân kỵ binh vòng qua chân núi đuổi theo, khi đuổi đến bến tàu hỏa quân kỵ binh thấy quân Tây Sơn đang chui vào một con vật bằng sắt rất dài như một con rồng, đầu thở ra khói đang lùi dần. Trên phía đầu con rồng thò ra một họng súng đại bác cỡ lớn bắn về phía kỵ binh. Đồng thời một số nòng súng máy trên người con rồng chĩa về phía kỵ binh phát hỏa, bị chiếc chiến xa bọc thép bắn chặn quân kỵ binh Nhà Thanh hoảng sợ bỏ chạy, toàn bộ quân Tây Sơn lên tàu an toàn và chạy về phía Thăng Long. Sau trận chiến kiểm lại lúc này quân Tây Sơn còn chưa đầy năm nghìn quân đầy thương tích, Trần Quang Diệu ngồi xuống ghế mặt mày ủ rũ chưa biết nói với Hoàng thượng thế nào. Lúc này quân Thanh tuy chiếm được Ải Chi Lăng nhưng tổn thất hơn mười hai vạn quân. Phúc An Khang cho người báo về triều đình xin thêm quân tiếp viện và chỉnh đốn quân trang chuẩn bị tiến quân về Thăng Long.