Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 4 - Chương 133: Chữa tốt thành xấu



Trần Ngũ Lang bị nhầm lẫn mời đi, đám người Trần Khác đã trả tiền, nên cũng không mở thêm tiệc nữa, liền đi tới quán nước giải khát ngoài Ngộ Tiên lầu, chọn một ít nước mận, nước gừng mật ong, nước tía tô uống cho tỉnh rượu, chờ Ngũ Lang đi ra.

Tô Thức nhập một ngụm nước tía tô, khẽ nhíu mày hỏi:
- Tam ca trêu đùa như vậy, quá mạo phạm Đỗ đại gia rồi đấy.

Đây chính là xung đột trên quan niệm, người trong thời đại này…đặc biệt là trong mắt giới văn nghệ trẻ, đám gái lầu xanh danh kỹ đại gia như Hành Thủ đều là thanh tú trong trời đất, không nhiễm chút tục khí nào, tập hợp hàng ngàn hàng vạn nữ thần trong mộng sủng ái bên mình, rực rỡ như minh châu, thực sự là không được phép nửa lời xúc phạm.


Nhưng Trần Khác, dùng tâm thái nhìn nữ minh tinh của thế hệ trước, để đối đãi với Hành Thủ hoa khôi của thời đại này, do đó khó mà tránh khỏi thiếu tôn kính. Hắn cười nói:
- Điều này thì có gì, chẳng lẽ Ngũ Lang nhà ta không xứng ngồi uống chén trà cùng người đẹp? Ngày mai Ngũ Lang sẽ tròn hai mươi tuổi rồi, ta muốn tặng đệ ấy món quà sinh nhật đặc biệt.
Nói xong rồi hắn thở dài, tiếp:
- Đệ ấy luôn không có hứng thú với phụ nữ, ta rất lo cho đệ ấy.

- Các ngươi thử nói xem, cậu ta có thể ngủ lại không?
Tống Đoan Bình tò mò hỏi.

- Không thể.
Tằng Bố lắc đầu, nói với giọng điệu lạnh lùng.
- Kỹ nữ làm đến Hành Thủ, ở lại hay không chính là bọn họ định đoạt. Những người này quen sẽ hỏi thăm khẩu vị của mọi người. Nếu chỉ một lần họ đã để người khác đạt được thì về sau sẽ không còn giá trị nữa.

- Ài…
Tô Thức lắc mạnh đầu nói:
- Cuộc hẹn hò như mộng, nhưng cái còi lại inh ỏi đến khó nhịn nổi, thật sự đủ làm phá hoại cảnh đẹp.

Trần Khác vuốt cằm nói:
- Tử Chiêm nói đúng, ngươi quan tâm nó ở trong gặp phải chuyện gì, cho dù chỉ uống trà nói chuyện phiếm. Đối với đệ đệ của ta mà nói đều chỉ là những hồi ức đẹp, sau này cũng dễ khoe khoang với người khác.

- Vậy sao ngươi không nói là ta? Ta cũng rất muốn gặp người đẹp.
Tô Thức cuối cùng cũng lộ chân tướng nói.

- Yên tâm, sau này ngươi cũng sẽ được người đẹp tranh nhau ở cạnh.
Trần Khác lườm anh ta một cái nói.

Tô Triệt từ lúc tới giờ vẫn im lặng, bỗng nhiên lên tiếng hỏi:
- Đời người nếu chỉ như gặp gỡ lúc ban đầu… toàn bộ câu là gì?

- Đúng vậy.
Tất cả mọi người cùng dồn sự tập trung lên người Trần Khác, họ rất muốn biết đây là một bài như thế nào mà có thể làm cảm động người đẹp Biện Kinh.

- Hát có thể, nhưng ta tuyệt đối sẽ không thừa nhận ta làm được.
Trần Khác thôi cười nói.

- Biết. Âu Dương Công không thích các ngươi điền từ mà.
Tằng Phụ cười nói. Âu Dương Tu vì tuổi trẻ phong lưu, điền không ít bài thơ tình. Kết quả do đó đến lúc già bị mắc vạ. Do đó ông ấy cũng không ủng hộ việc học sinh điền từ.

- Haha.
Trần Khác nói thầm. Ngươi giải thích như vậy cũng được, lão nạp đừng tức giận. Ngươi nhất định sẽ điền được từ hay hơn, liền cười nói:
- Bài “Mộc Lan Từ” này là điệu “Ngọc Lầu Xuân”, ai có thể cho ta nhịp nhỉ.

- Để ta.
Tô Thức xung phong đảm nhận, dùng một cây đũa trúc, gõ vào bát canh.

Theo nhịp điệu, Trần Khác liền cất giọng hát. Hát được một khúc, mọi người tán dương từ tận đáy lòng:
- Xưa nay chưa từng thấy Tam Lang điền từ, nhưng vừa ra tay thì liền đều khiến mọi người kinh ngạc.

“Vốn nên gặp nhau mà yêu nhau, sao giờ thành chia ly thế này. Như hôm nay dễ thay lòng đổi dạ…
Tô Thức say mê nói:
- Thực tại thật quá đẹp, đuổi theo Liễu Thất đi.

- Ta nói rồi, không phải ta làm.
Trần Khác ngượng ngùng vỗ vỗ mông đứng dậy nói khi nhìn thấy Ngũ Lang từ trong Ngộ Tiên lầu đi ra:
- Sao mà ra nhanh thế?

Mọi người hỏi cậu ta đã gặp Đỗ đại gia chưa, nói chuyện gì… thì Ngũ Lang lại ngậm chặt miệng, quyết không nói gì. Đã là canh ba, nếu lại về muộn, ngày mai khỏi cần phải đi học nữa. Mọi người đành về nhà ngủ trước, ngày mai sẽ vặn hỏi tiếp.

Trên đường về nhà, không có người ngoài, mấy người Trần Khác lại hỏi cậu ta, Ngũ Lang mới cất giọng buồn nói:
- Tam ca, Đỗ tỷ tỷ là người tốt, đệ cảm thấy huynh làm thế này là không đúng.

- Haiz.
Trần Khác buồn rầu hỏi:
- Tiểu tử thối, ta đã dành cơ hội gặp người đẹp cho đệ, đệ ngược lại lại trách ta, lại còn gọi Đỗ tỷ tỷ, từ lúc nào mà thân thiết như vậy?

- Cô ấy khiến đệ gọi như vậy.
Ngũ Lang buồn bã nói:
- Đệ đã nói sự thật cho cô ấy nghe. Cô ấy không những không trách đệ mà còn giữ đệ lại uống trà, còn nhận đệ làm em kết nghĩa nữa.

- Trần Tiểu Ngũ ngươi thật tốt.
Trần Khác gần như phát điên lên nói:
- Xem cái vẻ mặt tin cậy trung thực của ngươi, vốn dĩ dễ như vậy mà cũng bị mua chuộc. Lại còn làm em kết nghĩa của gái lầu xanh nữa. Ngươi thấy vinh dự lắm sao?

- Ừm…
Ngũ Lang nghĩ một hồi, rối đáp:
- Không có gì không tốt cả.

“…” Trần Khác suýt chút nữa ngất xỉu nói:
- Ta không có đệ đệ như ngươi. Thật chết tiệt, đồ bỏ đi. Gái điếm ở triều Tống này sao lại có sức hấp dẫn lớn như vậy, khiến cho anh em bạn bè đều đứngvề phía họ.

Ngũ Lang tiếp:
- A, đúng rồi. Đỗ tỷ tỷ còn bảo đệ đưa cái này cho huynh.
Nói rồi cậu lấy từ trong ngực ra một tờ giấy Tiết Đào, nói:
- Bảo huynh hôm khác hân hạnh được đón tiếp.

Trần Khác không thèm nhìn, tức giận nói:
- Không đi, không đi.


Ngày hôm sau đi tới trường thì nghe thấy đám học sinh bàn luận về chuyện tối qua xảy ra ở Ngộ Tiên lầu.

- Nghe nói gì chưa? Tiên nữ ca hát Đỗ Thanh Sương tối qua hiến dâng tài nghệ ở Ngộ Tiên lầu, nhận được một bài tuyệt hay. Nghe nói tối qua cũng không gặp ai, chỉ giữ người đó ở lại tiêu phòng. Đây quả là khoa trương.

- Nói bừa, Đỗ đại gia há lại là hạng người tùy tiện vậy sao? Đỗ đại gia là người thuần khiết như ngọc.

- Nghe nói tác giả của bài đó, xem từ cách ăn mặc, không nghi ngờ gì là Thái học sinh của chúng ta.
Đây là người có tin tức linh thông.

- Oa, rõ ràng vậy sao? Vậy thì chắc chắn là Lưu Kỷ rồi.
Tuổi Lưu Kỷ hơn mấy người Trần Khác một chút, học ở Thái Học mấy năm, mỗi lần thi đều xếp thứ nhất, được mệnh danh là tài tử số một của Thái Học, hoặc là nói tài tử số một Thái học hệ.

- Không phải ta.
Sau khi Lưu Kỷ biết thì điều đầu tiên là bác bỏ tin đồn, nói:
- Tối qua ta ở nhà ôn sách, hơn nữa chưa từng đến những nơi thanh nhạc.
Đùa thôi, y dù sao cũng xem như là danh nhân. Năm thi cử, nếu như là có bài thơ dâm tục gì đó liên hệ với bản thân, nếu như gặp phải ban giám khảo bảo thủ, thì không chút khách khí mà xoa tên mình rồi.

Đám người Tô Thức, vì Trần Khác đã căn dặn trước nên cũng không thể lộ ra chân tướng. Nỗi thống khổ biết mà không nói nên lời này thật sự muốn làm nội thương người ta.

Trần Khác bên kia, vì phong trào sôi nổi mà Tự điển dấy lên, không những không rút lui, ngược lại ngày càng nghiêm trọng, càng ngày càng có nhiều người chạy tới Quốc Tử Giám, không phải đều là vì đi thăm quan muốn ký tên, còn có rất nhiều người đến để bắt lỗi hắn.

Tuy rằng cuốn tự điển này đã tiêu hao mười năm công sức, lại có Vương Phương, Âu Dương Tu trợ giúp chỉnh sửa, vẫn khó mà tránh khỏi những tranh luận, đặc biệt là những từ lạ, không phổ biến. Ngay cả đến bác học như Âu Dương Tu cũng không thể biết hết. Đối với những từ này, Trần Khác chỉ chú âm, nghĩa từ thì dập khuôn theo cách giải thích của “quảng vận”, “Nhĩ nhã”, “thuyết văn giải tự”.

Đây đã là giới hạn mà cá nhân có thể đạt được, nhưng mà chính là có nhiều người soi mói như vậy, hoặc là vì thể hiện sự bác học của chính mình mà không ngừng bới móc khuyết điểm.

Trần Khác giải thích, trên “Quảng vận”, “Thuyết văn” chính là giải thích như vậy. Những người đó sẽ gặp vẻ mặt khó mà tin tưởng được. Những hiểu biết hời hợt như thế, sao dám tự xưng là điển? Do đó bỏ nhiều công sức giới thiệu với hắn sự khác nhau từ này với từ này, từ kia với từ kia nào là về nghĩa, về phát âm… Nghe đến mức đầu Trần Khác to như đấu, liền hối hận sao lại gây ra phiền phức lớn thế.

Cũng có người tự mình mời hắn, tham gia vào ngày nào đó ở chỗ nào đó, cử hành tụ hội vvv..Có câu giơ tay không đánh mặt người đang cười. Trần Khác cũng không thể đóng cửa thả chó, thối lui đều không xong, đành nói ta có thể mang bạn đi cùng không?

Sau khi có được câu trả lời khẳng định, Trần Khác không còn lý do gì để cự tuyệt nữa.

Tuy rằng Học Dụ của Tính Thiện trai rất sùng bái Trần Khác, nhưng hiện giờ trong trường học, cả ngày huyên náo. Trần Khác tuy đối nhân xử thế hào phóng, ở trong trường có nhân duyên, cứ thế, thành tích của học sinh trong trường chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn. Do đó Học Dụ đại nhân thương lượng với Trần Khác, không phải giờ lên lớp có thể ra ngoài đợi hay không.

Trần Khác trước giờ chưa từng ngại ai, nên vui vẻ đồng ý. Cứ đến giờ lên lớp là hắn lại chuồn ra ngoài, tìm đám người Tô Thức nói chuyện. Thời gian nghỉ trưa lại đi ra quán trà bên cạnh ao, gọi một bình đồ uống lạnh ngồi ngắm phong cảnh xung quanh.

Cũng không chỉ một mình hắn, nhìn thấy chỗ đẹp để đọc sách còn có mấy sĩ tử Phúc Kiến, cũng hàng ngày đến đây đọc sách. Trần Khác thấy tướng mạo bọn họ giống làm tướng, bèn chủ động tới chào hỏi. Sau khi tự mình giới thiệu, đối phương tất nhiên cũng sớm đã nghe về hắn, vô cùng khách khí đứng lên đáp lễ.

Sau khi một lượt tự mình giới thiệu, quả nhiên như là huynh đệ một nhà, từ lớn đến nhỏ, theo thứ tự gọi là Lã Huệ Khanh, Lã Đức Khanh, Lã Ngu Khanh, Lã Hòa Khanh, Lã Kinh Khanh…

Nhưng cũng chỉ dừng lại ở đây, mọi người đến là để đọc sách, không phải đến để nói chuyện tào lao. Do đó về sau chỉ giữ cái gật đầu xã giao, vẫn là mỗi người một góc quán trà đọc sách của mình.

Ngược lại không phải Trần Khác tự cho mình là thanh cao, mà là hắn sợ liên lụy quá nhiều đến đám học trò, sẽ bị tai bay vạ gió. Kỳ thực, hắn tự lấy mình làm con mồi để nhử người gọi là Vô Ưu Động xuất hiện thêm lần nữa.

Ngũ Lang, Tống Đoan Bình, còn cả mấy vệ binh của vương phủ, hàng ngày mai phục ở chỗ tối chờ mấy tên kia xuất hiện để tóm sống, hỏi cho ra tổ chức của bọn chúng. Trần Khác đã đem chuyện bị tấn công của mình kể cho Triệu Tông Tích. Tiểu vương gia nghe vậy vô cùng tức giận, nhưng cái gọi là Vô Ưu Động là cách gọi chung của thế lực đen của thành Biện Kinh. Ở trong thành phố với hơn trăm vạn người, có mấy chục băng nhóm lớn nhỏ, không biết cụ thể là băng nhóm nào thì không có cách nào xác định được kẻ sai khiến đứng đằng sau, Triệu Tông Tích cũng không có cách nào ra mặt ngăn cản.

Ai ngờ, chờ đến mười ngày cũng không thấy người của Vô Ưu Động xuất hiện, ngược lại lại tình cờ gặp cô bé gan dạ cưỡi hồng mã.