Nhật Ký Sau Ly Hôn

Chương 4



Thứ tư, ngày 25 tháng 4

Chiều và đêm

Buổi trưa, Tần Minh Quyên gọi điện đến hẹn tôi chiều nay đi làm về sẽ cùng đếncửa hàng Tân Thế Kỷ mới khai trương.

Nhưng mới hơn 4 giờ chiều, lại cóđiện thoại của Đạt Minh. Anh nói tối nay ông Ngô đãi khách, mời tất cả chúngtôi đến dự.

Tôi nói, “Mình đã có hẹn với MinhQuyên chiều nay sẽ đến dự lễ khai trương cửa hàng Tân Thế Kỷ rồi”.

Đạt Minh không chịu, “Không nên thế,Tuyết Nhi, vì cuộc họp mặt sắp tới, chúng ta cần phải tham dự. Hơn nữa, côngviệc đã gần xong, chúng ta không thể bỏ cuộc giữa chừng được”.

Tôi tiếp lời Đạt Minh, “Thử nhìncách tiêu xài của cái ông Ngô tổng này, công ty ông ta chỉ là một xưởng sảnxuất giấy nhỏ thôi mà đào đâu ra lắm tiền như thế?”

Đạt Minh bỗng bật cười một cách sảngkhoái rồi nói, “Tuyết Nhi, điều này cậu không hiểu đâu. Các doanh nghiệp Nhànước hay xí nghiệp nào lại không có được 8 đến 10 vchứ! Đừng có vội vàng đánhgiá khi thấy một công ty sản xuất giấy làm ăn sa sút, sa thải hàng loạt nhânviên đấy nhé! Rõ ràng là, càng như thế thì xí nghiệp càng vơ vét của nhà nướcnhiều hơn nữa. Thôi, mặc cho ông ta vơ vét của quốc gia, moi móc công quĩ củanhà nước, quan trọng hơn cả là chúng ta phải làm hài lòng ông ta mà thôi”.

Tôi lặng yên nghe Đạt Minh nói. Nóiđược một hồi, Đạt Minh bỗng hỏi tôi, “Tuyết Nhi, cậu vẫn đang nghe mình nói đấychứ?”

Tôi liền trả lời, “Chỉ sợ là mìnhkhông thể nào hoàn thành được trọng trách mà cậu đã giao cho mình thôi”.

Đạt Minh tiếp lời, “Vậy là cậu khôngcó ý gì khác nhé! Còn chuyện của Minh Quyên thì cứ để mình giải thích cho. Mìnhsẽ gọi Minh Quyên cùng đi”.

Tôi suy nghĩ một lát rồi nói, “Vậycũng được, nhưng nhất định là cậu phải gọi Minh Quyên cùng đi đấy!”

Năm rưỡi chiều, vừa tan ca tôi đãthấy Đạt Minh và Minh Quyên chờ trước cổng công ty. Minh Quyên mặc một bộ đầmrất mốt, màu hồng phấn bó sát người. Bên ngoài còn khoác thêm một cái áo khoácmỏng màu vàng nhạt, dưới chân là một đôi giày cao gót màu đỏ điệu đàng, một túixách nhỏ trên vai, tóc dài xõa chấm ngang vai. Đúng là muốn thể hiện sự sangtrọng, quý phái. Còn Đạt Minh cũng mặc một bộ đồ vét rất Tây, dáng vẻ rất chỉnhtề. Nhưng đứng cạnh Minh Quyên thì trông anh quá thấp bé. Còn tôi thì ngượclại, ăn mặc rất đơn giản, chỉ một bộ đồng phục văn phòng màu xám.

Tổng giám đốc Ngô đã chờ sẵn ở tửulầu Hoàng Quán. Vừa mới nhìn thấy chúng tôi, ông mừng rỡ thấy rõ và vội vàngđứng dậy để tiếp đón. Chào hỏi tôi và Đạt Minh xong, ánh mắt ông dừng lại ởQuyên. Đạt Minh vội vàng giới thiệu Minh Quyên với Ngô tổng.

Tổng giám đốc Ngô bắt tay chào hỏiQuyên rồi trầm trồ, “chà! Cô đẹp quá, được quen biết với cô quả thật là mộtvinh hạnh lớn cho Ngô tôi đây”. Minh Quyên khẽ mỉm cười để lộ hai lúm đồng tiềnxinh xắn ở hai bên má.

Đạt Minh mời Quyên và Tổng giám đốcNgô ngồi cạnh nhau. Còn tôi và Minh thì ngồi dịch ra hai bên. Quyên chẳng hề ethẹn trước người lạ. Cô còn chủ động mời rượu ông Ngô, lão ta mê tít, hớn hở ramặt. Quyên nhắc đến chuyện mà chúng tôi nhờ lão giúp đỡ trong cuộc họp mặt. Lãovui vẻ nói, “50.000 tệ của tôi trước sau gì cũng sẽ đến tay quý vị thôi”. MinhQuyên lắc nhẹ cánh tay của ông ta, duyên dáng nói, “50.000 thì ít quá, ngàiTổng giám đốc ơi! Nếu như mời các sao biểu diễn thì cũng không đủ trả cát-xêcho một bài hát của họ nữa là!” Lão Ngô khẽ vuốt má Quyên nói, “Thôi được rồi,được rồi, để anh suy nghĩ thêm đã”.

Những cử chỉ của Quyên và lão Ngôthật sự làm tôi thấy bối rối. Cảnh tượng này tôi chỉ thấy có trên ti vi thôichứ trong thực tế thì đây là lần đầu tiên. Sau bữa tiệc đó, Minh Quyên nói vớitôi, “Đàn bà chỉ có thể dựa vào những thứ trời cho này thôi. Còn bọn đàn ông,đặc biệt là mấy thằng cha có chức có quyền hay có tiền đều thích thế cả. Chúngta là phụ nữ mà, muốn moi tiền của các quý ông thì cần phải “lạt mềm buộcchặt”, quyến rũ đàn ông bằng nhan sắc trời ban chứ còn cách nào khác đâu, aibiểu chúng ta là phụ nữ chứ!”

Ăn uống xong, tiếp theo là đến vũtrường. Lúc đầu, tôi không muốn đi, nhưng Đạt Minh nói nhỏ với tôi, “Chúng tahãy vào trong ngồi đi. Cậu yên tâm đi, Minh Quyên sẽ hoàn thành nhiệm vụ thôi”.Nhạc trong vũ trường vừa vang lên thì lão Ngô đã không ngần ngại mời Quyên rasàn. Tôi và Đạt Minh cũng nhảy vài ba bài cho vui, xong liền nói dối là có việcphải đi trước.

Đạt Minh đưa tôi về. Tôi mời anh vàonhà ngồi chơi một lát, nhưng chúng tôi chẳng biết nói gì. Người lúc nào cũnghuyên thuyên như Đạt Minh mà tối nay tự nhiên im như thóc.

Ngồi một hồi lâu, Đạt Minh nói,“Tuyết Nhi à, cậu nghỉ nhé, mình về đây. Chuyện Minh Quyên cậu không cần phảilo âu, chờ đợi nữa”. Tôi bảo, “Đạt Minh, mình luôn cảm thấy giữa cậu và lão Ngôdường như có cuộc giao dịch làm ăn gì đó phải khôngếu như cậu thật sự muốn dùngMinh Quyên để trao đổi gì đó thì dứt khoát chúng ta chẳng nên tiếp tục nữa.Hình thức họp mặt bạn bè có rất nhiều cách, đâu cần phải phí công sức để làmnhững chuyện như thế”.

Đạt Minh nói, “Tuyết Nhi à, nhữngviệc này cậu không cần phải thắc mắc. Mình và Quyên đã phân công hẳn hoi rồi”.

Thứ bảy, ngày 28 tháng 4

Trời chưa sáng, chuông điện thoại đã reo, Minh Quyên đang đứng dưới lầu gọi tôira mở cửa.

Trông Quyên có vẻ mệt mỏi nhưng vẫn không dấu được nét mừng vui ra mặt, MinhQuyên lấy ra một tấm chi phiếu và nói với tôi, “Tuyết Nhi, cậu xem gì đây, mìnhđã moi được của lão Ngô 100.000 tệ rồi, lần họp mặt này, chúng ta có thể tiêuxài thoải mái rồi”.

Tôi hỏi, “Mấy ngày nay, cậu vẫn ởchỗ của lão hả?”

Minh Quyên nói, “Ừ, có chuyện gìsao? Vì bạn bè, cho dù có nhảy xuống biển lửa mình cũng không ngán!”

Tôi nhẹ nhàng bảo, “Quyên! Cậu tàithật đấy, mình đến chịu cậu mất”.

Quyên tiếp lời, “Thôi đi, đừng cókhâm phục mình, mình đã bảo với cậu là người con gái thông minh và có nhan sắcsẽ mang lại được tài lộc và phú quí mà. Biết đâu rồi một ngày gần đây, mìnhcũng sẽ là một mệnh phụ phu nhân

Minh Quyên nhờ tôi đưa cho cô chaisữa tắm và tiếp tục câu chuyện, thì ra mấy ngày qua Minh Quyên ở với lão Ngô.Cô xoay người qua nói với tôi đầy vẻ bí mật, “Ái chà, cái lão Ngô đó khỏe đếnphát sợ”. Nói xong cô bật cười khanh khách.

Tôi thật sự kinh ngạc, Minh Quyênnói tiếp, “Lão đó kể cũng tội nghiệp, vợ con lão ta chết cả rồi, chỉ còn mỗimột mình. Lão còn khóc trước mặt mình nữa chứ, mình rất ít khi nhìn thấy đànông khóc thảm thiết như vậy, tội nghiệp lão ghê”.

Tôi hỏi, “Cậu thực sự tin lời ông tanói sao?”

“Thật chứ!” Minh Quyên nói một cáchchắc nịch, không mảy may nghi ngờ.

Minh Quyên vuốt ve tấm chi phiếu vànói, “Đây chính là kho báu vô tận của người con gái đó, chứ ai như cậu, cứ suốtngày ở dí trong công ty làm những việc mà vĩnh viễn không bao giờ xong được,tiền lương thì cũng chỉ hơn nghìn tệ, chán ngắt mà lại đủ thứ phiền hà”.

Tôi đáp lại, “Minh Quyên à, cậukhông cần phải bày vẽ cho mình đâu, mỗi người có một cách sống riêng, có quanniệm sống riêng, cậu không phải là mình, mà mình cũng không phải là cậu”.

Minh Quyên nói, “Coi cậu kìa, giậnrồi sao? Tuyết Nhi, mình chỉ nói đùa thôi mà, cậu đừng cho là thật nhé”.

Tôi trả lời bằng cách mỉm cười. Tôinghĩ có lẽ Minh Quyên nói cũng đúng, người phụ nữ là bức tranh của thế giới,bức tranh càng rực rỡ thì ắt có giá trị cao, nhưng trái lại người con gái rực rỡthường phải nhận những vết thương lòng sâu hoắm.

Minh Quyên hình như hơi nông nổi,thế giới tình cảm của cô quả thật là phong phú, nhưng thực ra trong chuyện tìnhcảm, cô lại bị tổn thương nghiêm trọng. Nói ra thì chúng tôi đều là những nạnnhân của đàn ông cả.

Minh Quyên ngủ ở nhà tôi một ngày.Buổi tối hôm sau lại bị Ngô tổng hẹn đi ra ngoài nữa.

Chủ Nhật, ngày 29 tháng 04

Trời mưa

Còn sáu ngày nữa là chúng tôi sẽ gặp gỡ bạn bè ở tửu lầu Hoàng Quá. Vậy mà hômnay, mới sáng sớm Đạt Minh đã gọi đến báo tin tối nay có mấy người bạn ở nướcngoài phải về sớm nên anh đã chuẩn bị một cuộc họp mặt tại quán trà San Hô, anhđã đặt chỗ trước rồi.

Tôi đến quán trà San Hô đúng hẹn, cóThành, Đạt Minh, Minh Quyên, Nhậm Bá Nhiễm, Lý Ngọc Linh và cả Hà Quốc An.

Vừa thấy Quốc An, tôi lại bồn chồnbất an, tôi ngồi im trong một góc nhỏ của quán trà rồi một lúc sau xin phép cáotừ vì không muốn gặp lại Quốc An, người đàn ông đã làm cho đời tôi đau khổ. Tôithả bộ trên một con đường nhỏ, đầu óc trống vắng.

Thành vừa chạy theo vừa gọi tên tôi.Gió đêm thổi về mát lạnh. Trong bộ đầm màu đỏ sậm, cả người tôi như bị gió cuốnđi. Tôi vẫn bước đi trong đêm, cho đến khi nghe tiếng Thành gọi, tôi mới dừng

Thành hổn hển chạy đến nói, “TuyếtNhi, cậu sao vậy?” Tôi lặng im không nói, đột nhiên tôi nấc lên, hai tay ôm lấyđầu mình, muốn bật lên khóc thật to.

Thành hỏi tiếp, “Tuyết Nhi ơi, đãxảy ra chuyện gì vậy, nói với mình đi chứ? Có khi mình có thể sẽ giúp đượccậu”. Cảm thấy lời nói của Thành hơi khách sáo, không nén được, tôi bảo Thành,“Cậu đi đi, đừng quấy rầy mình nữa, được không?”

Thành ngơ ngác lặng im không nói,sau một hồi lâu anh vội vàng kéo tay tôi lại, “Tuyết Nhi, để mình đưa cậu vềnhà nhé, trời bắt đầu mưa lất phất rồi đó”. Tiếng Thành bỗng làm tôi ấm lòng,sự quan tâm chăm sóc của một người đàn ông đã làm tôi xúc động đến nỗi nước mắtchảy ra ràn rụa, Thành bỗng nhiên trở thành bến tàu để cho thuyền tôi neo đậutrong đêm mưa, tôi xoay người lại ôm chầm lấy anh.

Thành dịu dàng vỗ vỗ vai tôi, tôi ômchặt lấy anh và cuối cùng cũng không thể nào kiềm chế được nữa, tôi khóc ngấtlên, khóc rất thảm thiết!

Thành lại vỗ về, an ủi tôi, “Cậuđừng có đau lòng nữa, những gì đã qua thì cho nó trôi qua luôn đi, tội gì cứphải nghĩ mãi về những chuyện đau buồn ấy chứ?”

Thành vẫy tay định kêu một chiếctaxi đưa tôi về nhà. Tôi không muốn đi xe mà chỉ muốn đi bộ với Thành. Tôi dựahẳn vào một bên vai Thành, Thành cũng nhẹ nhàng khoác vai tôi và cứ thế chúngtôi đi chầm chậm về nhà. Tôi hạnh phúc trước tình cảm ấm áp và sự quan tâm chămsóc của anh, vì tôi thực sự rất cần sự chia sẻ đó. Hình như chỉ có tình yêu mớilà liều thuốc chữa lành vết thương lòng của tôi.

Thành ơi, nếu như thời gian có thểquay trở lại 11 năm về trước, chắc chắn mình sẽ chấp nhận tình yêu của cậu, thếnhưng giờ đây, người ta thường nói về duyên phận, có lẽ ông trời đã khôngseuyên cho chúng mình rồi. Mình không thể nào làm chuyện trái lương tâm, cũngkhông thể vì hạnh phúc của riêng mình mà gây đổ vỡ cho cuộc sống lứa đôi củaThành. Không thể nào đem bất hạnh của đời mình mà gán lên đời người khác được.Nghĩ thế nên tôi rời khỏi bờ vai Thành, tâm trí cũng đã bình tĩnh trở lại, tôichạy vội lên phía trước. Thành vội vàng đuổi theo, gọi tên tôi. Vì chạy quánhanh nên tôi trượt chân, gót giày gãy, và tôi ngã sóng soài xuống đất.

Thành chạy vội tới đỡ tôi dậy, luônmiệng hỏi, “Tuyết Nhi, cậu có sao không, cậu có bị thương không?” Tôi không nóigì cả, nước mắt tự nhiên ràn rụa trên mặt. Thành bảo tôi nên đi bệnh viện. Tôinói không sao, không có việc gì, tôi chỉ muốn về nhà.

Thành đưa tôi về nhà, lại còn chuđáo đỡ tôi rửa chân. Tôi bảo Thành đi đi, Thành không nói gì cả nhưng vẫn ởlại. Anh chưa về nên tôi cũng chẳng thể nào lên giường ngủ được.

Thành nói, “Tuyết Nhi, hôm nay cậusao vậy?”

Tôi hỏi, “Thực sự cậu không hiểusao? Mình gặp Quốc An là rối hết cả tâm trí, trong lòng mình tự nhiên như bốclửa, có lúc chỉ muốn giết chết anh ta”.

Thành khuyên tôi, “Như thế đâu phảilà tính cách của cậu chứ? Không có Quốc An, cậu vẫn có thể sống đàng hoàng mà,cậu cũng nên vui vẻ sống để cho Quốc An thấy mà hối hận. Chứ giết cậu ta thìkhông những cậu đã phạm pháp mà cũng chẳng hạnh phúc hơn.

Ngẫm ra Thành nói cũng đúng, rốtcuộc tôi làm vậy là vì ai, cho ai, đó chẳng phải là tự mình đánh mất chính mìnhsao? Thành ơi, đừng đối xử tốt với mình như vậy, mình sẽ vĩnh viễn không baogiờ quên tình cảm của cậu, nhưng mình cũng không muốn hưởng hạnh phúc trên sựđau khổ của người phụ nữ khác. Đứng bên cửa sổ nhìn theo bóng Thành bước đichầm chậm rồi mờ dần, tôi thầm nói với mình như vậy.

Thứ hai, ngày 30 tháng 4

Về đến nhà thì đã xế chiều, có điện thoại của ba tôi gọi tới. Ba nhắc tới ngàysinh nhật của tôi và hỏi tôi có định về thăm nhà không, ngày Quốc tế Lao độngcó được nghỉ hay không? Tôi trả lời là phải đợi đến ngày đó mới biết được, hơnnữa sắp tới lại có cuộc họp mặt bạn bè vào ngày 5 tháng 5.

Buông điện thoại xuống, tự nhiên tôi có cảm giác tội lỗi và xấu hổ, ngay cả đếnngày sinh của ba, tôi cũng chẳng biết. Ba chăm sóc thương yêu tôi như trờibiển, quan tâm đến tôi từng ngày, còn tôi, có khi nào nghĩ đến việc đền đápcông ơn của ba không? Sau khi ly hôn đến giờ, tôi chưa một lần về nhà thăm batôi, chỉ có ba vẫn thường xuyên gọi điện đến hỏi thăm tôi, an ủi tôi, ba cònkhuyên tôi, “Nếu Quốc An đã không còn yêu con nữa thì con cũng đừng nên nhớ tớinó làm gì, vợ chồng cũng có số cả đấy, cả hai bên cùng gìn giữ mới được, nếuchỉ có một người cố gắng thôi thì đó không phải là cuộc hôn nhân tốt đẹp”.

Ba mẹ tôi đều là giáo viên trunghọc, là học viên công nông binh của thập niên 70. Khi rời quân ngũ về làng, batôi được chuyển đến để học chuyên ngành sư phạm, còn mẹ tôi lúc trở về quêhương cũng là một trí thức, cả ba và mẹ cùng được hợp tác xã cho học chung mộtchuyên ngành. Tình cảm của ba mẹ nảy nở và gắn bó là điều tất nhiên, sau khitốt nghiệp xong, họ lại hẹn nhau trở về hợp tác xã để đào tạo thế hệ sau, gópphần vào công cuộc cải cách đất nước, vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp vôsản. Mẹ tôi thì được như ý nguyện, còn ba tôi phải ở lại quê nhà, dạy tại mộttrường trung học. Sau khi ba mẹ tôi lấy nhau được một thời gian, mẹ tôi may mắnđược hợp tác xã cho lên dạy ở trường trung học thành phố. Trường này cách huyệnđến hơn 80 cây số. Trên huyện có chỗ ở nên ba mẹ tôi chuyển nhà lên huyện. Mỗituần mẹ tôi về nhà một lần, bà tận tâm hết lòng cho giáo dục. Điều kiện học tậpcủa trường trung học thành phố rất tốt, nên tôi theo mẹ tôi lên đó học bậc phổthông. Thời gian đầu, tôi ở chung với mẹ trong một căn phòng trống của trường.Sau đó, nhà máy đầu tư cho trường bị đóng cửa, mẹ và tôi phải chuyển đến ở tạmtrong một căn phòng cũ của trường rộng khoảng 60m2 và cách trường khoảng 100m.Ba tôi dọn d lại, chia làm ba gian nhỏ, chúng tôi lại cùng sum họp một nhà.

Mẹ tôi qua đời vì đứt mạch máu não,năm ấy tôi vừa mới học lớp 12. Khi tôi lên đại học thì gia đình tôi không còn ởtrong căn nhà đó nữa.

Khi tôi học năm nhất đại học, ba tôilại đi thêm bước nữa, và tôi có thêm một người mẹ kế. Mẹ kế tôi nhỏ hơn ba tôi8 tuổi, góa chồng. Từ khi ba sống cùng mẹ kế, tôi rất ít khi về nhà, tôi vẫnluôn nhớ người mẹ đã khuất của mình và căm hận mẹ kế - một cảm giác mà tôi cũngchẳng hiểu tại sao. Tuy nhiên, mẹ kế lại đối xử với tôi rất nhân hậu và thậtlòng, những chiếc áo len tôi mặc mùa đông đều do bà tự tay đan cho tôi. Nhưngtôi vẫn không hề mảy may cảm động. Vậy mà bà chưa bao giờ lấy làm khó chịu hayghét bỏ tôi, vẫn luôn yêu thương tôi. Mẹ kế tôi có một con trai được bên nhàchồng trước của bà nuôi dưỡng.

Nhớ hồi còn học đại học, tôi thườngvề quê xin tiền ba, có khi tôi cần đến 100 tệ nhưng ba cho nhiều nhất là từ 20đến 50 tệ thôi, nên tôi nghĩ, chắc ba để dành tiền mà cho con của bà mẹ kế chứgì. Tôi không muốn nghe lời giải thích của ba tôi, rằng mỗi tháng lương của ôngchưa đến 500 tệ, rằng tôi nên tiết kiệm, chi tiêu cho hợp lý một chút. Nhữnglúc như vậy, mẹ kế tôi chỉ đứng lặng yên bên cạnh. Đến khi tôi trở lại trường,bà thường tiễn tôi ra bến xe, dúi thêm cho tôi hơn 10 tệ, bảo là cho tôi thêmtiền đi đường, tôi không hề khách sáo, thò tay cầm lấy ngay. Thực ra bà là mộtcông nhân bình thường, lương cao lắm cũng chỉ khoảng 300 tệ thôi, mỗi tháng bàphải phụ tiền nuôi con riêng khoảng 100 tệ theo quyết định của tòa án khi bàchia tay với người chồng cũ. Tôi nhớ có một hôm bà đi khám bệnh, trên đường vềbà đã vò toa thuốc vứt đi. Bà nói nếu giữ lại toa thuốc này thì nội tiền muathuốc hàng tháng còn cao hơn tiền thu nhập ở công xưởng gấp 3 lần. Bởi thế bàkhông chịu uống thuốc nhưng lại cho tôi nhiều hơn, từ 20 tệ rồi lên đến 50, 60tệ. Bà còn lén đến trường đại học thăm tôi đôi lần và mỗi lần như vậy đều chotôi tiền. Khi tôi và Quốc An thuê phòng để sống chung với nhau, bà có khuyêntôi không nên phung phí tuổi thanh xuân của mình vào những chuyện yêu đương nhưvậy. Mẹ kế khuyên bảo tôi rất nhẹ nhàng, nhưng tôi cứ cảm thấy như là bà đangmuốn quản lý tôi. Tôi đã gay gắt bảo bà đừng có xen vào chuyện của tôi. Nhữngngười bạn của tôi hỏi bà là ai, tôi đáp đó chỉ là người hàng xóm mà thôi. Mẹ kếtôi đã sống với ba tôi gần 7 năm rồi, vậy mà tôi chưa một lần gọi bà là mẹ

Bây giờ nhớ lại chuyện đã qua, tronglòng tôi thấy xấu hổ và hối hận. Hôm nay ra nông nỗi này, cũng là lỗi lầm củatôi. Tôi hỏi ba, “Mẹ có nhà không?” Ba tôi dường như quá bất ngờ nên hỏi lạitôi, “Tuyết Nhi, con mới hỏi gì vậy?”

Tôi vội lặp lại, “Có dì Đường, à cómẹ ở nhà không ba?”

Ba tôi vội nói, “Có, có, mẹ đang rửachén con à”. Tôi vội nói ba gọi mẹ ra cho tôi gặp. Đầu dây bên kia, giọng mẹ kếcó vẻ rất vui, “Dì đây…”. Tôi hét toáng lên trong điện thoại, “Mẹ à, mẹ vẫnkhỏe đấy chứ?”

Mẹ kế tôi nói, “Ồ, khỏe, rất khỏe,mẹ và ba con đều rất khỏe”.

Tôi đã khóc òa lên trong điện thoại.

Mẹ hỏi lại tôi, “Sinh nhật lần này,con có định về nhà hay không để mẹ chuẩn bị tiệc mừng, nếu cháu Gia Gia khôngcó người chăm sóc thì hãy mang nó về đây, mẹ nuôi cho”. Từ sâu tận đáy lòngmình, tôi như thấy có cái gì đó nghẹn lại trong cổ họng, tôi lại muốn khóc òa.Dường như đã nghe thấy giọng nói nghẹn ngào của tôi, mẹ vội hỏi, “Tuyết Nhi,con khóc đấy à, con bệnh gì sao?” Tôi vừa khóc vừa nói, “Không có gì đâu mẹ, mẹà, trước đây con đã đối xử không tốt với mẹ…”. Tôi đã không còn đủ dũng khí đểnói tiếp nữa, nên gác điện thoại.

Một lúc sau, mẹ kế tôi lại gọi điệnđến, bảo, “Tuyết Nhi, nếu như con cảm thấy sống một mình quá mệt mỏi, thì mẹ cóthể đến giúp con lo chuyện cơm nước, đón Gia Gia cùng sống với con”. Không kiềmchế được, tôi bật khóc trong điện thoại, và nói vội vã, “Mẹ, con rất khỏe, consẽ trở về thăm mẹ…”.

Lúc này ngồi bên chiếc máy vi tính,hình ảnh của người mẹ nhân hậu với nụ cười hiền hòa hiện ra trước mắt tôi. Đâychính là phẩm cách đẹp nhất của người phụ nữ, đây chính là tình mẫu tử vô bờbến, không hề có bất kì sự toan tính nào.