Ngược Về Thời Minh

Chương 240-2: Luộc sống Hà Dã Quy (p2)



Hôm qua, sứ giả của quốc vương Lưu Cầu có đến nói, bởi nước nhỏ lực yếu, khó có thể đảm bảo hải vận an toàn, cho nên thỉnh cầu Thiên triều phái binh đến chiếm giữ cảng biển Lưu Cầu, hiệp trợ thông thương trên biển với Đại Minh, ha ha, bọn họ sớm không chịu nổi hải tặc quấy nhiễu, liên tiếp tấu lên hi vọng Thiên triều nhanh chóng phái binh tiến vào chiếm giữ, hiện tại bất quá là lại thêm một cái lí do nữa thôi.

Dương Lăng cũng nói: - Mới vừa rồi đặc phái viên của Triều Tiên xin gặp, cũng hi vọng Thiên triều tăng số lương trú binh, cùng nhau giữ yên hải cương để tránh ảnh hưởng tới cơ hội buôn bán tốt đẹp này.

Đại Nội Nghĩa Dũng và Tế Xuyên Trừng Minh nghe xong không khỏi chấn động, bọn họ không biết kế sách khai hải của Đại Minh cũng phải gần hai ngày mới giải quyết dứt khoát, các nước còn không kịp phản ứng, trong lòng chỉ nghĩ: "Thủy sư Đại Minh hiện tại có năng lực viễn chinh? Thậm chí còn phái binh tiến vào chiếm giữ hải ngoại sao? Nhìn bộ dáng chắc chắn của họ như thế, nếu như Thủy sư Đại Minh quả thực có năng lực tiến vào chiếm giữ Lưu Cầu và Triều Tiên, như vậy ưu thế của Đông Doanh chắc chắn sẽ mất hết.

Khi đó Đại Minh còn cần gì phải hợp tác với Đông Doanh? Hai nước này gần trong gang tấc, chỉ sợ trong một thời gian ngắn, Đại Minh sẽ luyện đươc Thủy sư dũng mãnh, một Nam một Bắc, kiềm chế Đông Doanh ở chính giữa, chẳng những không có được lợi lộc gì từ việc thông thương trên biển, mà còn bị người khống chế, mọi hành động đều phải nhìn sắc mặt Đại Minh mà làm."

Sắc mặt Đại Nội Nghĩa Dũng cứng đờ, Tế Xuyên Trừng Minh vội nói: - Vĩnh Chính điện hạ trước khi ta đi sứ cũng đã từng nghiêm dặn, nói phải tuân thủ luật pháp của Thiên triều, không được tùy ý làm bậy, rối loạn luật pháp, chỉ cần Đại Minh có thể công chính phá án, ta nghĩ điện hạ nghe được chuyện của Hà Dã Quy Tứ Lang cũng sẽ không có ý kiến gì.

Dương Lăng nghe xong khẽ mỉm cười, hắn sớm đoán được Tế Xuyên Trừng Minh sẽ tuyệt đối không vì một người ngoại tộc mà làm mất đi cơ hội tăng thêm thế lực của đại gia tộc. Ngay cả Đại Nội Nghĩa Dũng hẳn cũng đang so cứng với triều đình, nghĩ lại chút phong thanh về chuyện hôm qua quần thần tranh luận kịch liệt, có người tán thành biện pháp khoan thứ, hắn chắc cũng nghe được chút phong thanh rồi.

Tuy nhiên, có được lợi ích lớn từ việc mở thông thương trên biển, hơn nữa vừa rồi lại còn cố ý tiết lộ tin tức cho hắn. Chỉ cần Đại Nội Nghĩa Dũng không phải dạng vũ phu ngu xuẩn, hắn sẽ đưa ra một lựa chọn sáng suốt. Quả nhiên, Đại Nội Nghĩa Dũng chỉ có một con đường, đành nhẫn khí nói:

- Một khi đã như vậy, tại hạ còn có một yêu cầu hơi quá đáng, hi vọng có thể được cho phép.

Dương Lăng mỉm cười: - Các hạ mời nói, chỉ cần là việc nằm trong khả năng, nhất định sẽ không từ chối.

Đại Nội Nghĩa Dũng nói: - Nếu phải trừng trị Hà Dã Quy, lấy mạng đền mạng, xin đại nhân giao hắn cho tại hạ, bản sứ sẽ bắt hắn phải mổ bụng tạ tội, cũng tự mình chấp hành giới thác.

Dương Lăng không chút nghĩ ngợi, lập tức lắc đầu nói: - Thật đáng tiếc, Đại Minh không có quy định về dùng hình phạt riêng, mức xử phạt cao nhất là để răn đe, sợ rằng tự sát sẽ chẳng mang lại ý nghĩa gì.

Hắn liếc mắt sang Tế Xuyên Trừng Minh rồi lại nói: - Đại Nội tiên sinh cứ yên tâm, lúc hội thẩm còn có thể mời hai vị sứ giả lên Tam Ti Pháp để giám sát công chính. Hôm nay trước khi đến đây, chúng ta muốn tiến thêm một bước hiệp đàm liên quan đến tổ chức thủy sư, hợp sức tiễu trừ hải tặc, hợp tác quân sự giữa thủy sư hai bên, cấp dưỡng bến tàu. Về phần Hà Dã Quy, bất quá chỉ là một phạm nhân đợi chết, có gì đáng tiếc chứ?

Tế Xuyên Trừng Minh nghe tới đây, tập trung tinh thần, giành nói trước: - Về việc này, quản lĩnh đại thần của gia tộc Tế Xuyên trước khi chúng ta đi sứ vẫn luôn nhắc nhở, phi thường nguyện ý hợp tác cùng Thủy sư Đại Minh, tự bắc mà nam, dọn sạch hải tặc trên biển.

Theo chúng ta biết, ngoại trừ một vài kẻ liều mạng kêu gọi nhau tụ họp trên hải đảo của Đại Minh và Đông Doanh, bây giờ còn có hải tặc đến từ phương Tây, thường xuyên quấy nhiễu hải cương, thế lực bọn chúng còn đang ở góc tây nam, chắc hẳn vẫn chưa dám trực tiếp công kích quấy rối Đại Minh.

Tuy nhiên cường đạo luôn nặng về tiền tài, lòng tham không đáy, đám cường đạo từ xa tới ngày càng nhiều hơn, thế lực đang mở rộng dần lên phía bắc. Vì tĩnh thanh hải cương, càn quét giặc cướp, Tế Xuyên gia tộc chúng ta nguyện chung sức hợp tác cùng Thủy sư Đại Minh, xin Vương đại nhân, Dương đại nhân xem xét nhiều hơn.

Đại Nội Nghĩa Dũng gặp phải chuyện của Hà Dã Quy Tứ Lang, lại là cho Tế Xuyên cơ hội, trong lòng âm thầm sốt ruột, gấp gáp nói: - Đại Nội gia tộc vốn có một chi Thủy sư, vì để bảo đảm đội tàu triều cống mậu dịch, nhiều lần hộ tống hộ giá, đả kích hải tặc, phi thường quen thuộc hải chiến, nếu Đại Minh muốn hợp tác cùng chúng ta, chúng ta nguyện ý toàn lực hợp tác với Đại Minh trên các phương diện kỹ thuật hải chiến, kỹ thuật chở hàng, trang bị quân giới.

Trong lòng Dương Lăng kì quái: - Chẳng lẽ hải tặc Tây Ban Nha hiện tại đã xuất hiện ở Biển Đông rồi hả? Trước kia lại chưa chú ý đến tình báo phương diện này, manh mối này vô cùng trọng yếu, xem ra trở về, khi vào triều phải chú ý hơn nữa.

Nguyên văn là Nam Hải, Khựa nó gọi Biển Đông mình - Nam Hải.

Hắn và Vương Hoa cười ăn ý, cúi người về phía trước, cùng bọn chúng bắt đầu nghị sự việc hợp tác Thủy sư.

Gia tướng Hà Dã Quy Tứ Lang của sứ thần Đại Nội Nghĩa Dũng thuộc đoàn cống sứ Đông Doanh giết người trên đường, hội thẩm ở Tam Ti Đại Lý tự, đặc sứ Đông Doanh Đại Nội Nghĩa Dũng, Tế Xuyên Trừng Minh đến tham gia hội thẩm.

Người phạm tội bởi liên quan đến vấn đề ngoại giao, vụ án trọng đại, cho nên thẩm vấn ở Tam Ti Pháp, giam giữ cũng tại Đông Xưởng, có Đới Nghĩa chủ trì tại đó, Hà Dã Quy Tứ Lang hẳn đã chịu không ít giày vò, nhưng khi thẩm vấn lại nhìn không ra đã bị chịu loại khổ hình nào rồi.

Hà Dã Quy Tứ Lang giết người trên đường, có rất nhiều nhân chứng, cũng không cần điều tra quá mức, Tam Ti Pháp vội vàng hội thẩm, tấu lên Hoàng đế. Đại Nội Nghĩa Dũng, Tế Xuyên Trừng Minh mắt thấy Hà Dã Quy đã không thể cứu được, cũng đành phải tùy theo đó mà tấu lên trên, vờ vịt thỉnh cầu nghiêm trị hung thủ để an ủi người chết, giữ sạch pháp luật kỉ cương.

Hoàng đế Chính Đức chấp nhận ý kiến của hai vị đặc sứ, lập tức hạ chỉ, trọng hình phạt ác, luộc chính hung thủ, cũng nghiêm dụ hai vị sứ giả chuyển cáo quốc vương Đông Doanh, sau này phái sứ giả phải dùng người cẩn thận, chớ dùng loại dã man.

Nhị sứ trợn mắt há mồm, vốn bọn họ chỉ theo lệ làm chút màu mè văn chương, từ trước tới nay Đông Doanh đặc sứ tới triều cống có rất nhiều người làm loạn, bọn họ theo lệ đều phải tấu lên trên để thỉnh tội, Hoàng đế cũng theo thường lệ mà ân miễn, chỉ có xá tội, chưa từng thêm tội. Hôm nay hành vi của vị tiểu Hoàng đế này cũng thật sự làm bọn hắn mở rộng tầm mắt, hai vị đặc sứ Đông Doanh lần này thật sự phải ngậm bồ hòn làm ngọt, có khổ không nói nên lời.

Đông Xưởng và quan lại Hình bộ áp giải Hà Dã Quy Tứ Lang ra đầu chợ bán hàng ăn. Đại Nội Nghĩa Dũng, Tế Xuyên Trừng Minh, toàn thể sứ đoàn cũng như Phác Ân Hy đang chờ tin tức trong nước, rồi cả đặc sứ An Nam Nguyễn Đại Hữu không có việc gì làm cũng được mời đến xem hành hình

Việc Oa nhân hành hung giết người đã truyền khắp kinh thành, dân chúng oán giận cực điểm, ý chỉ của Hoàng đế Chính Đức vừa ban xuống, vạn dân reo hò hả dạ.

Khổ hình của Đại Minh rất nhiều, chém eo, lột da, lăng trì, điểm thiên đăng đủ loại, đa dạng không cái nào giống cái nào, nhưng ngoại trừ đối phó với tà giáo loạn phỉ, phần lớn là hình phạt chém đầu. Về phần khổ hình như bỏ vào vạc dầu từ sau thời Vĩnh Lạc Hoàng đế Tĩnh Nan (1) đoạt vị còn chưa dùng đến. Hôm nay Hoàng đế Chính Đức hạ chỉ dùng hình phạt đó, hơn nữa còn là dùng nước luộc chín, dân chúng kinh sư thứ nhất là giải hận, thứ hai là tò mò, đầu đường bán hàng ăn đã sớm tấp nập, vạn người chen chúc, một giọt nước cũng không lọt.

1. Minh Thành Tổ (chữ Hán: 明成祖, 2 tháng 5 năm 1360 12 tháng 8 năm 1424), tên thật là Chu Lệ (hay Đệ) (朱棣), dân tộc Hán, là vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh, tại vị 1402 1424, tại vị 22 năm, niên hiệu Vĩnh Lạc (永樂). Ông được coi là vị vua kiệt xuất nhất của triều đại nhà Minh, và là một trong các hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử của Trung Quốc. http://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_Thành_Tổ

Đầu chợ bán đồ ăn dựng tạm lều hành hình, ba thước phía trước là đài cao đắp bằng đất đỏ, một cái nồi sắt to tướng được đặt ở chính giữa, thành nồi dày bằng cái miệng chén, nồi lớn trên rộng dưới hẹp, đường kính bốn thước, sâu hơn hai thước, bên trong đổ đầy nước, phía dưới chất đầy củi tẩm đầu. Quan hành hình cao giọng đọc tóm tắt nội dung vụ án, sau đó tuyên đọc ý chỉ của Chính Đức Hoàng đế.

Hàng nghìn, hàng vạn dân chúng đồng thời quỳ xuống, sứ giả các nước cũng quỳ xuống đất nghe chỉ, quan hành hình đọc xong thánh chỉ, từ trong hộp lấy ra một lệnh tiễn nửa đỏ nửa đen, hung hăng ném về phía trước, quát: - Đến giờ, đưa phạm nhân ra, lập tức hành hình.

Trên người Hà Dã Quy cuốn một sợi dây thừng thô to, rắn chắc, hai tay hai chân bị buộc chặt cùng một chỗ sau lưng, nằm trên một chiếc xe lừa, bốn đại hán mặc áo đỏ để hở bụng, khăn đỏ trùm đầu khống chế bốn góc dây từng, nâng Hà Dã Quy lên đài cao rồi ném vào trong nồi sắt.

Hà Dã Quy Tứ Lang sợ đến vỡ tim nát mật, nhưng miệng hắn bị đút vải bố, tứ chi bị trói xoắn lại sau lưng, hô cũng không hô được, động cũng không động được, vì sợ nước chảy vào lỗ mũi, hắn không thể không dùng sức mà nâng cái đầu lên, trợn tròn đôi mắt hoảng sợ, cầu xin thương xót, ánh mắt hối hận chìm nổi trong nước

Ngọn đuốc ném vào, liệt hỏa bùng lên, nước ấm dần dần được đun nóng, khổ hình dần dần thấm vào xương tủy, so với tư vị bị ném vào vạc dầu sôi, một cỗ khói nhẹ bốc lên, da thịt bị thiêu đốt cháy sém, trong khoảnh khắc mất mạng lại hoàn toàn bất đồng, đám sứ thần đến xem đều hết hồn, sắc mặt thảm biến.

Khổ hình của Đại Minh bọn họ sớm đã nghe thấy, cùng từng nói chuyện qua, chỉ có điều khổ hình này luôn chỉ áp dụng với người Đại Minh, đây là lần đầu tiên có người ngoại quốc bị dùng hình.

Sứ thần đến triều cống xưa nay đều ngang ngược kiêu ngạo hống hách, làm việc vốn không kiêng nể gì, căn bản không để mạng người trong mắt, như khi bọn họ nhìn thấy người mình phải chịu loại khổ hình này, khi bọn họ nghe được tiếng gào thét từ lỗ mũi, từ yết hầu của Hà Dã Quy truyền ra ngày càng thảm thiết, ngày càng thê lương, từ trong lòng họ bỗng nhiên nảy sinh một loại cảm giác kính sợ từ đáy lòng đối với mảnh đất này cùng với những con người nơi đây.

Từ nay về sau, cho đến hết đời, với đám sứ thần đầu tiên đến Đại Minh để mở rộng thông thương trên biển này, bọn họ cho dù là tới đây làm thương nhân hay làm sứ quan trú tại Đại Minh, thì thủy chung vẫn luôn yên phận, không một kẻ dám dám xúc phạm vào luật pháp Đại Minh.