Mr Đà Điểu Của Tôi

Chương 1: Thanh mai trúc mã



Cũng có một hôm tuyết rơi như thế này trong ký ức. Đó là mùa đông năm 1995, tuyết rơi cực kỳ, cực kỳ lớn. Bản tin thời sự trên tivi nói rằng thành phố E đang trải qua đợt tuyết rơilớn nhất trong vòng 30 năm, nhắc nhở nhân dân thành phố phải chú ý antoàn, cẩn thận khi ra khỏi nhà.

Sáng hôm đó, cô bé Bàng Sảnh mới mười tuổi nằm ườn trong chăn ấm khôngchịu dậy, mẹ cô là chị Kim Ái Hoa đã gọi rất nhiều lần nhưng đều bị congái coi như không nghe thấy. Thấy bữa sáng sắp nguội lạnh, Kim Ái Hoabực dọc xông vào phòng giật phắt chăn của Bàng Sảnh ra khiến đôi chântrần của cô bé đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh. Bị cóng, cô bé nhảy lên như một con châu chấu.

“Lạnh chết mất! Lạnh chết mất!”

Kim Ái Hoa vẫn chưa thôi, chị kéo xoẹt rèm cửa trong phòng con gái rồinói: “Mày xem thời tiết hôm nay đi, nếu còn không chịu dậy thì cả màylẫn Minh Tịch đều sẽ muộn học!”

Mắt Bàng Sảnh sáng ngời. Bất chấp cái lạnh, cô lập tức bổ nhào đến bêncửa sổ. Thấy bông tuyết to như lông ngỗng ngoài trời, cô bé vui vẻ mở to mắt nhìn: “Ui chao! Tuyết rơi rồi! Bông tuyết to thế!”

Ăn sáng xong, Bàng Sảnh ra khỏi nhà nhưng không đi xuống mà đến gõ cửa nhà số 502 đối diện.

Mới gõ hai cái cửa đã mở, đằng sau cánh cửa là quả đầu rậm rạp, lông mày chau lại, vẻ mặt không vui: “Em càng ngày càng lề mề, hôm nay đườngtrơn khó đi lắm! Về sau nếu còn muộn thế này nữa, anh không chờ em nữađâu!”

Bàng Sảnh mím môi nhìn cậu ngồi trên ghế xỏ giày. Theo dõi một lúc, cô bĩu môi: “Anh đi giày chậm thế mà còn dám nói em hả?!”

Cậu bé ngước lên nhìn cô, chỉ mím môi chứ không nói gì, sau đó tiếp tục cúi xuống tập tâm xỏ giày.

Bàng Sảnh bĩu môi rồi ngồi xổm xuống trước mặt cậu, giúp cậu nhét chânvào miệng đôi giày vải mà vừa nãy cậu nhét mãi không được.

“Được chưa?” Cô hỏi.

“Rồi.” Cậu bé gật đầu.

Cậu bé đứng dậy, Bàng Sảnh cầm cặp sách rồi giúp cậu đeo lên vai. Mẹ CốMinh Tịch là Lý Hàm đi từ trong bếp ra, mỉm cười với Bàng Sảnh rồi bảocon trai: “Minh Tịch, hôm nay tuyết rơi dày lắm, đường trơn, để mẹ đưahai đứa đi học nhé?”

Cậu bé 11 tuổi Cố Minh Tịch lắc đầu: “Con tự đi được, đi chậm là được thôi.”

Nhìn hạt tuyết đang bay lượn ngoài cửa sổ, Lý Hàm không khỏi lo lắng. Cố Minh Tịch thì lại tỏ vẻ chẳng hề gì, nói: “Mẹ mặc áo mưa cho con đi.”

Lý Hàm cầm khăn len và mũi len tới, đội lên cho con thật cẩn thận rồimới mặc áo mưa cho Cố Minh Tịch. Sợ mũ của áo mưa sụp xuống che mất tầmmắt con trai, chị còn kẹp một cái cặp cố định cổ áo mưa lại.

“Sảnh Sảnh đi chậm thôi nhé, nhớ để ý Minh Tịch.” Lý Hàm dặn dò BàngSảnh bằng giọng lo âu. Bàng Sảnh gật đầu mấy cái liền, “Bác ơi, cháubiết rồi mà.”

Sau khi mọi thứ đã ổn thỏa, hai đứa trẻ liền ra khỏi nhà. Chúng đi từngbước xuống sân, Lý Hàm đứng ở cửa gọi với theo: “Minh Tịch! Chú ý antoàn nhé!”

“Con biết rồi…” Chất giọng trong trẻo của cậu bé vọng lại từ hành lang, niềm vui thấp thoáng trong giọng nói.

Ra khỏi mái hiên, Bàng Sảnh căng ô, reo lên rồi lao vào màn tuyết. Cô bé mặc áo phao màu đỏ, bên trong còn mặc một chiếc áo len, một chiếc gilelen, một cái áo bông dày như của bà già, cộng thêm một chiếc áo len dệtsợi thô, người bị quấn tròn như quả bóng, còn mũ, khăn quàng và găng tay nên hoàn toàn không thấy lạnh chút nào.

“Úi, mặt đất trơn thật đấy!” Bàng Sảnh chưa gặp trận tuyết nào lớn nhưvậy nên hết sức phấn khích, khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ lựng vì gió lạnh thổiqua. Cô bé còn tìm riêng mấy chỗ mặt đất bị kết băng, reo lên một tiếngrồi lướt qua, vui như chơi trượt tuyết.

Cố Minh Tịch thận trọng đi bên cạnh cô bé. Cậu mặc áo mưa xanh lá cây,áo mưa dài trùm qua cả đầu gối, đằng sau thì phồng lên vì cặp sách khiến cậu trông chẳng khác gì một chiếc bánh chưng khổng lồ. Cậu luôn miệngnhắc nhở Bàng Sảnh, “Em cẩn thận một tí đi, đừng đi trên mặt tuyết nhưthế!”

“Biết rồi, anh lắm chuyện quá!” Bàng Sảnh trượt băng một lúc rồi lại giơ tay hứng tuyết, sau đó còn ấn tay lên lớp tuyết dày trên lùm cây bênđường. Những hạt tuyết sạch sẽ mềm mại này khiến cô cởi bỏ găng tay,liên tục ấn tay lên những nơi đóng băng dày, tay phải chẳng mấy chốc đãlạnh buốt đến đỏ bừng.

“Đừng nghịch nữa.” Lúc đầu Cố Minh Tịch còn đợi nhưng thấy cô chơi mãikhông chán thì không thể không giục giã: “Đi nhanh lên, chúng ta sắpmuộn rồi!”

“Chơi thêm một lúc nữa thôi mà.” Bàng Sảnh đâu phải đứa trẻ ngoan ngoãnvâng lời. Tay cô bưng một nắm tuyết tơi xốp, càng nhìn càng thấy giốngkem, không kiềm chế được bèn ăn một miếng, sau đó người cô rung lên rấtmạnh: “Lạnh quá thể! Chẳng có vị gì!”

Cố Minh Tịch hết nói nổi, “Dĩ nhiên là không có vị gì rồi, em tưởng nó ngọt hay sao?”

Bàng Sảnh quay lại nhìn rồi bất ngờ ném nắm tuyết trên tay về phía cậu,“pặc” một tiếng, nắm tuyết hạ cánh trên phần ngực áo mưa của Cố MinhTịch.

“Này!” Cố Minh Tịch vội lùi lại phía sau. Dưới chiếc mũ mưa bị kẹp quáchặt là gương mặt nhỏ nhắn của cậu, dưới cằm còn có thêm một chiếc cặptrông rất buồn cười. Hạt tuyết bay lượn dính vào lông mày và lông mi cậu rồi lập tức bị tan ra bởi nhiệt độ cơ thể. Mắt cậu trong veo không thấy đáy, trong đó thấp thoảng vẻ không vui, miệng cũng trễ xuống. NhưngBàng Sảnh đâu có sợ cậu nổi giận, cô bật cười khúc khích, phủi tuyếttrên bàn tay rồi bất ngờ đặt bàn tay lạnh như băng của mình lên mặt CốMinh Tịch.

“Bàng Sảnh!” Cậu bé ngoảnh đầu tránh cô, thở hổn hển chạy sang chỗ khácnhưng không ngờ dưới chân là lớp tuyết đã đóng băng, cơ thể cậu trượt đi một cái trong khi Bàng Sảnh thì không kịp giữ lại, thế là cậu ngã sóngxoài xuống đất.

Sự việc này khiến Bàng Sảnh không cười nổi, liền vội vàng quẳng ô đi rồi đỡ Cố Minh Tịch dậy. Cô không dám giải thích mà chỉ nhìn cậu với vẻ bất an rồi giúp cậu chỉnh lại áo mưa. Sau khi đứng dậy, Cố Minh Tịch đi hai bước tại chỗ, quay lại thấy vẻ mặt ấm ức và sợ sệt của Bàng Sảnh thìnghiêm túc nói: “Được rồi, anh sẽ không nói gì với mẹ đâu.”

Bàng Sảnh liền nhoẻn miệng cười như thở phào nhẹ nhõm rồi hỏi: “Anh ngã có đau không?”

“Em nói xem.” Cố Minh Tịch trừng mắt với cô.

“Bị đau ở đâu?” Cô vừa nhìn vẻ thăm dò từ trên xuống dưới vừa phủi sạchtuyết bám trên áo mưa cậu sau cú ngã. Bị cô nhìn đến đỏ cả mặt, Cố MinhTịch cứng nhắc nói: “Không đau. Mau đi thôi, hôm nay bị muộn chắc rồi!”

“Vâng.” Bàng Sảnh đeo găng tay, không dám ham chơi nữa mà ngoan ngoãn gật đầu.

Gió lạnh rít gào, cả thành phố là một màu trắng xóa, người đi đường dùlà đạp xe hay đi bộ đều hết sức cẩn trọng. Hai đứa trẻ nhỏ bé lẫn trongdòng người ra đường buổi sáng, tuyết bay đầy trời, liêu xiêu đi đếntrường.

Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch đều là học sinh lớp 5 của trường Tiểu học CầuTri khu Nam Lâm, thành phố E. Hai đứa trẻ học cùng khối, cùng lớp vàngồi cùng bàn. Không chỉ có vậy, bố mẹ chúng vừa là đồng nghiệp vừa làbạn bè có quan hệ rất tốt với nhau, hai nhà là hàng xóm ở đối diện nhau, vì thế Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch là thanh mai trúc mã chính hiệu, làbạn bè cùng lớn lên từ bé.

Thập niên 80 của thế kỷ trước, công nhân nhà máy rất được hâm mộ, côngăn việc làm ổn định, không chỉ dễ tìm người yêu mà còn được hưởng phúclợi chia nhà. Vợ chồng Bàng Thủy Sinh – Kim Ái Hoa và vợ chồng Cố QuốcTường – Lý Hàm đều là công nhân viên của công ty kim khí của thành phốE. Bàng Thủy Sinh là thợ hàn, Kim Ái Hoa là nhân viên tài vụ, Lý Hàm lànhân viên thống kê còn Cố Quốc Tường là một trong số rất ít người cóbằng đại học trong xưởng, làm kỹ thuật viên.

Bàng Thủy Sinh và Cố Quốc Tường là hàng xóm, lớn lên với nhau từ bé,thân nhau như anh em ruột. Hai người kết hôn cùng một năm, đúng lúc được hưởng phúc lợi chia phòng của nhà máy. Theo điều kiện, Cố Quốc Tườngđược phân một căn hộ có ba phòng còn vợ chồng Bàng Thủy Sinh và Kim ÁiHoa tuy cũng là công nhân viên nhưng lại chỉ được phân căn hộ hai phòng. Sau này, vì Cố Quốc Tường có quan hệ tốt với lãnh đạo nhà máy, suy nghĩ linh hoạt và dẻo miệng nên đã tranh thủ xin được cho Bàng Thủy Sinh căn hộ ba phòng. Chuyện này khiến vợ chồng Bàng Thủy Sinh vô cùng cảm kích, ghi tạc ân tình này trong tận đáy lòng.

Tổng cộng nhà máy xây bốn khu nhà nằm ở ngay cạnh xưởng, được xây cảtường bao xung quanh nên gọi là Đại viện Vật liệu Kim khí. Mùa đông nămtrước khi Cố Minh Tịch ra đời, nhà họ Cố và nhà họ Bàng vui mừng cùngnhau dọn vào khu nhà mới xây. May mắn hơn nữa, họ được phân vào cùng một khu, là hàng xóm cùng tầng. Cả tầng năm có ba nhà, nhà họ Bàng số 501,nhà họ Cố số 502, cửa đối diện với cửa, ban công ngay bên cạnh nhau, một khi trời nắng, căn phòng hướng nam sẽ được nhuộm vàng ươm.

Khi đó Cố Quốc Tường và Bàng Thủy Sinh vẫn còn rất trẻ, họ có công ănviệc làm ổn định, gia đình êm ấm, bố mẹ khỏe mạnh, còn có cả nhà riêngmà bao người mơ ước. Mỗi ngày ra vào họ đều mỉm cười vui vẻ, giống nhưtất cả các cặp vợ chồng trẻ khác sống trong thành phố này, trải qua cuộc sống bình lặng và ấm áp của mình.

Cố Quốc Tường và Lý Hàm có con vào mùa hè năm 1984, chính là Cố MinhTịch. Cuối năm đó Kim Ái Hoa cũng mang thai, niềm vui của hai nhà lênđến đỉnh điểm. Nhìn bụng bầu của Kim Ái Hoa, bà nội Cố Minh Tịch mỉmcười nói: “Nếu Ái Hoa mang thai con gái thì vừa hay có thể nhận làm vợnhỏ cho Minh Tịch nhà mình. Đây mới đúng là môn đăng hộ đối.”

Thế nhưng sau đó, cả gia đình họ Cố lẫn người nhà họ Bàng, thậm chí cảhàng xóm cũ, đồng nghiệp cũ trong khu tập thể kim khí đều hiểu ý khôngnhắc đến chuyện nhận con dâu nữa. Trong lòng tất cả mọi người đều biếtrõ nội tình khúc mắc bên trong.

Khi Bàng Sảnh và Cố Minh bước nặng bước nhẹ đến trường học thì đã muộn20 phút. Nhưng vì tuyết rơi dày nên mới có nửa già học sinh đến lớp,Bàng Sảnh thè lưỡi thở phào nhẹ nhõm. Mặt khác, khi thấy Cố Minh Tịchvào cửa lớp, tảng đá trong lòng cô giáo chủ nhiệm họ Lê cũng mới được hạ xuống.

Học sinh đều đang đọc bài buổi sáng, Bàng Sảnh đứng ngoài cửa lớp cởi áo mưa giúp Cố Minh Tịch rồi treo áo lên móc ở sau cánh cửa. Cô dựng ô ởgóc tường rồi cùng Cố Minh Tịch đến chỗ ngồi của mình.

Đây là bàn học cố định duy nhất trong phòng học của lớp 5A3, nó chưa bao giờ thay đổi kể cả khi tất cả học sinh trong lớp đều được đổi chỗ.Chiếc bàn này nằm cạnh cửa sổ ở hàng cuối cùng, là chiếc bàn được ông bố Bàng Thủy Sinh của Bàng Sảnh đặt thợ mộc làm theo yêu cầu.

Độ dài của chiếc bàn giống với những bàn học bình thường khác nhưng lạiphân thành hai nửa, một bên cao một bên thấp. Bên cao thì cao bằng bànhọc bình thường, còn bên thấp thì thấp hơn bên còn lại hơn 20cm. Thêmvào đó, tất cả các học sinh trong lớp đều ngồi trên ghế băng, chỉ có CốMinh Tịch là ngồi ghế tựa.

Sau khi hai đứa trẻ ngồi vào bàn, Bàng Sảnh cởi mũ và khăn quàng giúp Cố Minh Tịch rồi quay sang lấy sách vở và đồ dùng từ trong cặp của mìnhra, không để ý đến cậu nữa. Còn Cố Minh Tịch thì tựa lưng vào ghế, tựtháo giày rồi để cả hai chân lên mặt bàn của bên bàn thấp hơn.

Cậu đi tất sọc hở ngón chân, chân trái cầm cặp, ngón chân phải thànhthạo kéo khóa, lần lượt lấy sách giáo khoa cần dùng và hộp bút ra khỏicặp.

Những bạn học khác trong lớp đều không đặc biệt chú ý đến cậu, người thì đọc bài, người thì viết chính tả, cô Lê đứng trên bục giảng theo dõihọc sinh, không quan tâm quá nhiều đến cậu.

Cố Minh Tịch cụp mắt lại, dáng vẻ rất bình thản, thỉnh thoảng thì thầm mấy câu với Bàng Sảnh.

Bàng Sảnh vừa sửa lại bài tập sắp phải nộp vừa câu được câu không trả lời cậu, mọi thứ đều có vẻ như rất bình thường.

Ngoại trừ một hình ảnh: dưới đôi vai gầy teo nhỏ bé của Cố Minh Tịch là hai bên tay áo trống không lặng lẽ rủ xuống.