Một Hồ Sen Xanh Đợi Trăng Lên

Chương 14: Sầu tư chưa giải lại sinh nghi



Lam Hạo Nguyệt ở Nga Mi được khoảng bốn năm ngày, từng thấy đệ tử củaLiễu Ý sư thái tập kiếm. Kiếm thuật của bọn họ chú ý vào mềm dẻo liênhoàn, mới đầu giao thủ không chiếm được thượng phong nhưng chiêu thứckhông dứt, có thể dùng sự linh hoạt khéo léo để đánh bại kẻ địch, giànhchiến thắng. Tuy rằng cánh tay của nàng đang bị thương chưa lành, khôngthể so tài phân cao thấp với bọn họ, nhưng cũng thầm tự ước chừng cáccách đối phó.

Hôm đó, Mộ Dung Cẩn cùng Liễu Ý sư thái lên Kimđỉnh tế Đường Húc Càn, vì đường xá khó khăn nên không muốn để Lam HạoNguyệt đi cùng. Sư thái sợ Hạo Nguyệt buồn, thế nên gọi hai cô bé đệ tửcủa mình đi dạo cùng nàng.

Hai cô gái kia, một tên Lương ÁnhTuyết, một là Doãn Tú Dung, đều là đệ tử tục gia của Nga Mi. Hai ngườibọn họ đưa Lam Hạo Nguyệt từ Thanh Âm các băng qua con đường núi, lữngthững đi tới động Bạch Long cách đó không xa. Con đường núi này cũngkhông khó đi lắm, hai bên đường cây cao bóng lớn âm u tĩnh mịch, cònnghe cả tiếng nước chảy róc rách, quả là nơi thanh tịnh đẹp đẽ.

Quê của Doãn Tú Dung vốn cũng ở Hành Dương, thế nên trò chuyện rất ăn ý với Lam Hạo Nguyệt, đến khi hỏi tại sao Lam Hạo Nguyệt lại rời khỏiHành Sơn một thân một mình, nàng đỏ mặt, chỉ nói vì muốn đi chúc thọ bàngoại nên tới Đường môn.

“Trên đường về Nga Mi tôi có nghe lệnh tôn có đưa Thiệu Dương của Ấn Khê Tiểu Trúc đến Hành Sơn, Lam cô nươngcó gặp không?” Doãn Tú Dung nhướng mày hỏi.

Lam Hạo Nguyệtkhông muốn nghe tới cái tên này nhất, nhưng lại chẳng định nói thật,đành bảo: “Lúc tôi đi thì bọn họ vẫn chưa về Hành Sơn.”

“À, màcũng hay lắm cơ!” Doãn Tú Dung quay đầu nói với Lương Ánh Tuyết, “ThiệuDương đó chỉ một lòng với sư muội mình, vậy mà lại khốn khổ vì tình, thế mới thấy không phải là người có thể cầm lên, có thể bỏ xuống nhỉ.”

Lương Ánh Tuyết thản nhiên tiếp lời: “Ngày đó ở Hoàng Sơn nhìn thấy, ai tinh ý là biết ngay. Tiếc là sư muội vô tình với y, ngây ngây ngô ngôcả ngày, ấy mà lại có ý khác…”

Hai người bọn họ nhớ lại chuyện cũ, trong lòng Lam Hạo Nguyệt càng hỗn loạn không yên.

Trước đây nàng oán trách tại sao cha lại không bàn trước mà lại muốnđính hôn cho nàng ngay lập tức, bây giờ biết người kia vốn đã có ngườitrong lòng, chẳng qua muộn phiền không vui mới theo cha tới Hành Sơn…Lại nhớ tới khi xưa cha từng độc miệng nói, nhất định phải mau chóng tìm một nhà nào đó để gả quách nàng đi, tránh gây chuyện thị phi tăng phiền suốt ngày. Liên hệ chuyện trước chuyện sau, thật sự Lam Hạo Nguyệt cảmthấy rằng cha không coi trọng ý kiến của mình. Mặc cho đối phương vô ý,thế nhưng chỉ cần là một người đàn ông thì đã định không nói lời nào, gả nàng đi mất.

Nghĩ vậy, bất giác tâm trạng Lam Hạo Nguyệt sasút hẳn, cảm thấy mình không có chỗ đứng ở Hành Sơn, tại sao lại thànhmột cô nương khiến người khác không ưa đến vậy?

Doãn Tú Dung và Lương Ánh Tuyết đang nói dở, bỗng thấy Lam Hạo Nguyệt chỉ cúi đầu màđi, vội vàng chạy tới nói: “Lam cô nương, tôi và sư tỷ về mới về Nga Mithôi, trước đó có nghe không ít chuyện cũ khá thú vị, không bằng chúngta đến động Bạch Long nghỉ tạm một chút, tôi kể từ đầu tới cuối cho cônghe nhé.”

Lam Hạo Nguyệt vốn định từ chối, nhưng thấy bộ dạnghưng phấn dạt dào của cô ta, không không đành lòng từ chối, liền theobọn họ vòng qua một con suối chảy xuyên cánh rừng, tới động Bạch Longcách đó không xa.

Doãn Tú Dung đúng là một người không sợ nóinhiều, chỉ lo quạng quẽ, cả đường đi cứ kể hết mọi sự về Ấn Khê TiểuTrúc cho Lam Hạo Nguyệt nghe, đương nhiên không thiếu màn thêm mắm dặmmuối thổi phồng bên trong. Mặt mày cô hớn hở, nghiêm túc như người kểchuyện chuyên nghiệp.

Đến gần động Bạch Long rồi, ba người mớitìm một đình đài vắng lặng rồi ngồi xuống, cô chỉ mới nói được hơn nửanhững gì mình biết, cảm thán: “Tôi phải nói một điều, thiên hạ này thậtlắm chuyện lạ đời. Rõ ràng là một chàng trai tài mạo song toàn, vậy màcô gái kia lại cứ không thích, đòi sống đòi chết đi tìm người thương của mình, muốn làm gì đây không biết?”

Lương Ánh Tuyết khẽ huýchkhuỷu tay cô ta, nói: “Sư muội, sư phụ mà nghe thấy lời này của em, nhất định sẽ mắng vì dám nói bậy đấy! Mỗi người có phúc phần riêng, người ta thích vậy thì muội bận tâm làm gì?”

Doãn Tú Dung dẩu môi, xoay người nằm bò lên lan can của đình, phóng mắt nhìn ngọn núi đối diện,đột nhiên nói: “Sư tỷ, chúng ta qua am Tùng Trúc bên kia dạo một vòngkhông? Lâu rồi muội không đi.”

Lương Ánh Tuyết nhíu mày nói: “Nơi đó có gì hay mà dạo, âm u ảm đạm, tỷ không đi đâu.”

“Thế ra tỷ cũng biết sợ nhé!” Doãn Tú Dung đắc ý, nghiêng người quaphía Lam Hạo Nguyệt, thấp giọng nói: “Lam cô nương, cô biết không, amTùng Trúc bên kia có ma đấy!”

Lam Hạo Nguyệt rùng mình, trợntròn mắt nhìn cô ta. Doãn Tú Dung thấy mặt nàng trắng bệch, mở miệngcười ha hả: “Thì ra Lam cô nương cũng nhát vậy à. Tôi lừa cô đấy, Nga Mi là thánh địa Phật gia, tuy am Tùng Trúc trước đây từng xảy ra thảm án,thế nhưng sao lại có ma thật chứ?”

“Bên đó từng xảy ra chuyệngì?” Tuy Lam Hạo Nguyệt thở phào nhẹ nhõm nhưng vẫn đề phòng cẩn thận,không dám qua rừng thông để xem.

Doãn Tú Dung vừa định nói thìLương Ánh Tuyết đã cướp lời: “Đó là chuyện cách đây hai mươi năm trướcrồi, trong am Tùng Trúc vốn có mấy nữ ni tu hành, thế nhưng sau này bịngười sát hại, lại còn đốt cả am ni cô… Nghe nói vì thế mà sư phụ còntừng qua phái Thanh Thành để hỏi tội nữa kia… Có điều chuyện bên trongcụ thể thế nào, đám vãn bối chúng tôi cũng không rõ lắm.”

LamHạo Nguyệt ngẩn ra, trước nay Thanh Thành và Nga Mi không hay qua lại,nàng những tưởng chẳng qua là chuyện không ai nhường ai trong danh mônđại phái thế thôi, chẳng ngờ còn có một đoạn ân oán như vậy.

Ba người bọn họ ngồi bên động Bạch Long hồi lâu, mãi đến chiều mới về lạiThanh Âm các. Khoảng nhá nhem tối, khi Mộ Dung Cẩn đã trở về, hỏi sángnay Lam Hạo Nguyệt đã thấy gì nghe gì, lúc nàng kể chuyện am Tùng Trúcthì bà khẽ cau mày.

“Hạo Nguyệt, sau này không được đi tớinhững nơi như thế.” Mộ Dung Cẩn nghiêm mặt nhắc nhở, “Những chuyện nàyđều đã là chuyện cũ, qua lâu lắm rồi, lại còn liên quan đến mâu thuẫngiữa Nga Mi và Thanh Thành, chúng ta không nên để cuốn vào thị phi.”

“Dạ vâng, thưa mợ.” Dù trong lòng Lam Hạo Nguyệt còn hơi nghi ngờ, thế nhưng vẫn nghe lời.

***

Đêm đến, Lam Hạo Nguyệt ngủ một mình trong Thanh Âm các, có lẽ vì banngày nghe nhiều tin tức giang hồ, hơn nữa buổi tối gió rít gào, nàng lại mơ thấy ác mộng. Cảnh trong mơ rất kì quái, máu chảy lênh láng khắpmảnh rừng trúc, nàng lạc ở trong, dù thế nào cũng không thể chạy thoáttuyệt địa, cứ chạy mãi trong đống xác chết chất chồng…

Lam Hạo Nguyệt giãy dụa mãi, bất ngờ cả người nặng trịch, mới coi là đã tỉnh.

Ngoài cửa sổ, đêm không trăng gió giật mạnh, có cánh cửa sổ không biếtbị mở một nửa ra từ lúc nào, gió núi thổi vào, thổi rèm tung bay mãi.

Nàng khoác thêm quần áo rồi đi tới trước cửa sổ, muốn đóng lại thì ngay chính lúc này, trông thấy trên cây cầu trúc đối diện bên kia, có mộtbóng đen từ từ lướt qua, nhắm thẳng về con đường xuống núi gần Thanh Âmcác.

Cả người Lam Hạo Nguyệt rét run, trốn ở cửa sổ nhìn kỹ,lúc này mới mơ hồ nhận ra người kia đúng là Trì Thanh Ngọc. Mấy ngày nay chàng ở chỗ Thiên viện bên kia cầu trúc, lúc này đã canh ba, chàng mộtmình xuống núi, không biết có mục đích gì.

Vốn Lam Hạo Nguyệtđịnh ra ngoài hỏi một câu, nhưng nhớ tới cái tính vui buồn khó lường của chàng, không khỏi chùn chân. Nàng đóng cửa sổ, chui vào chăn nằm mộthồi, thế nhưng làm cách nào cũng không thể ngủ được. Ngơ ngác nhìnquanh, cuối cùng không kiềm chế được nỗi tò mò, mặc áo khoác, lặng lẽđẩy cửa phòng, lần theo hướng chàng đã đi qua.

Trên trời mâyđen u ám, tìm trăng mà chẳng thấy. May mà trước khi ra ngoài nàng cómang đèn lồng theo, đành phải dựa vào chút ánh sáng yếu ớt này soi suốtđường đi. Đuổi theo không bao lâu, liền có thể nghe thấy tiếng bước chân của Trì Thanh Ngọc. Nàng biết tuy chàng không thấy đèn lồng trong taymình, nhưng thính giác rất nhạy, thế nên không dám đến quá gần, chỉ đitheo xa xa ở sau.

Đường Trì Thanh Ngọc đi vẫn là con đường lênnúi hôm ấy. Ngày đó có nhiều người cùng đi, Lam Hạo Nguyệt không cảmthấy có gì đặc biệt, nhưng nay trước sau không có ai để dựa vào, trờilại nổi gió, ánh nến trong đèn lồng giấy cứ chập chờn, soi bóng loanglổ. Nàng sợ kinh động tới Trì Thanh Ngọc, chỉ đành một mình thui thủitrốn dưới bóng cây mà đi, càng lúc càng cảm thấy sao mà âm u đáng sợquá.

Thế mà chàng vẫn bước đi không nhanh không chậm, một taychống gậy trúc, tay bám vào vách núi bên cạnh, tuy có hơi ngập ngừng,nhưng cũng chẳng khác gì so với ngày thường. Lam Hạo Nguyệt đi được nửađường thì thấy rất hối hận, muốn trở về, nhưng bây giờ mà về thì chỉ cómột mình nàng mà thôi, chẳng phải càng không tìm được ai hay sao?

Nàng vừa nghĩ, vừa bước xuống thềm đá, nhưng không ngờ dưới chân trơn trượt, cả người té ngửa ra sau.

“Á!” Lam Hạo Nguyệt không kiềm được mà la lên, vội vàng lấy tay trái đỡ xuống thềm, búng người nhảy lên. Nhưng bỗng nghe tiếng gió rít bên tai, Trì Thanh Ngọc vốn đang ở xa mà bất ngờ lại quay người lướt tới cạnhnàng.

Lam Hạo Nguyệt chưa hoàn hồn, thấy tay áo chàng đang baytới trước mặt, vội vàng thụt lùi liên tục về sau, dựa vào trước vách đákhông dám lên tiếng.

Trì Thanh Ngọc lẳng lặng đứng dưới bóng cây, mãi lâu sau vẫn không nói.

Lam Hạo Nguyệt cứ tưởng chàng sẽ lại không kiên nhẫn mà trách móc mình, thế nhưng vẻ lạnh lùng không nói lời nào của chàng, ngược lại càng đáng sợ hơn cả tức giận.

Tay nàng vẫn đang cầm đèn lồng, tiếc làvừa rồi vừa té lộn nhào một cái, nến bị nghiêng, đốt rụi cả cái đènlòng. Nàng dở khóc dở cười nhìn cái khung đèn, nhất thời chán nản, némnó sang ven đường.

Tiếng giá trúc rơi xuống đất khiến Trì Thanh Ngọc cả kinh, chàng lại tức giận nói: “Cô lại làm gì đó?”

Lam Hạo Nguyệt giật mình, bụm tay lại, dán người vào vách đá, đáp: “Không có gì, ném lồng đèn đã cháy hỏng đi thôi.”

Chàng vẫn im lặng, mãi lâu sau mới tiếp: “Vậy sao cô đi?”

Lam Hạo Nguyệt cúi đầu đá hòn đá nhỏ dưới chân, đáp: “Cùng lắm thì chờ ở đây đến sáng thôi.”

Hình như chàng khẽ thở dài một hơi: “Đây là kết cục của việc quá tò mò… Cha cô chưa từng dạy rằng, hành tẩu giang hồ, không được hành động theo cảm tính sao?”

“Ông ấy?” Lam Hạo Nguyệt ngạc nhiên. Quả thậtcha thường hay nói vài đạo lý, cứ nghiêm mặt, như thể đang niệm tứ thưngũ kinh dạy nàng. Những lời Trì Thanh Ngọc vừa nói, cha cũng từng giảng rồi, thế nhưng tới bây giờ nàng vẫn để chúng vào tai trái ra tai phảimãi thôi.

“Tôi chỉ muốn xem thử đêm hôm khuya khoắc mà anh lại muốn đi đâu thôi.” Lam Hạo Nguyệt thấp giọng nói, khẽ mím môi.

Chàng hơi nghiêng mặt sang một bên, lơ đãng cười khẽ, giọng trầm thấpnhưng rất êm tai: “Nếu tôi ra ngoài làm xằng làm bậy, cô cũng muốn theodõi để hành hiệp trượng nghĩa sao?”

“Sao lại thế được?” Lam Hạo Nguyệt thốt lên.

Như thể chàng bị giật mình, lập tức khẽ xoay người, dùng gậy trúc để dò bậc thềm, tiếp tục đi xuống. Lam Hạo Nguyệt vẫn đứng ở chỗ cũ, chàng đi được vài bước rồi, bỗng dừng lại.

“Đúng rồi, có một câu mãi vẫn không nói với cô.” Chàng đứng nơi đó, không quay đầu.

“… Gì cơ?”

“Cám ơn cô đã đưa tôi đi cứu Hoàn Nhi.”

***

Tiếng gậy trúc gõ lộc cộc xuống đất khuất dần sau rừng cây xanh sẫm.Lam Hạo Nguyệt hơi sửng sốt một lát, lần vào vách đá đuổi theo.

Lần này nàng không che giấu hành tung của mình nữa, nàng biết, trước mặt chàng, nàng chưa bao giờ trốn được.

“Anh muốn xuống núi à?”

“Ừ.”

“Sao không đợi đến sáng hẵng đi?”

“Đối với tôi mà nói thì ngày và đêm thì có gì khác biệt?”

“… Xin lỗi…”

Chàng bước chậm lại, nghiêng mặt bảo: “Không cần phải thế, cô để ý quá, tôi sẽ xấu hổ.”

“Thế… anh có thể nói tôi biết, vì sao lại muốn xuống núi không?” Lam Hạo Nguyệt thăm dò nhìn chàng.

Lúc này đã gần rạng sáng, mặt trời từ từ nhô lên. Chàng cúi đầu, trên mặt có một vẻ ưu buồn.

“Tôi muốn tìm ông.”

Lam Hạo Nguyệt rất ngạc nhiên, nàng những tưởng Trì Thanh Ngọc là đồ đệ của Hải Quỳnh Tử, thế thì hẳn là người Lĩnh Nam. Huống chi chàng nóichuyện cũng mang âm Quảng, vậy nên càng chắc chắn.

“Thế anh không phải người Lĩnh Nam à?”

Chàng vừa đi vừa nói: “Tôi chỉ lớn lên ở núi La Phù mà thôi, chưa từng nói mình sinh ra ở đó.”

“Nói vậy, quê quán của anh là ở ngay Nga Mi này sao?” Nàng thích thú theo sát bên cạnh.

Trì Thanh Ngọc không nói gì hơn, nhưng trên mặt cũng không có vẻ khó chịu.

Lam Hạo Nguyệt không khỏi cảm thấy trùng hợp. Chàng đến từ núi La Phùxa xôi, không ngờ đi một vòng lại về cố hương của mình. Nhưng kì lạ là,trên mặt chàng, chỉ thoáng một nỗi muộn phiền, chẳng hề mang vẻ vuisướng khi được trở về quê cũ.

Lúc trời sáng hẳn thì hai người đã tới chân núi. Trì Thanh Ngọc đứng sau, hỏi: “Có phải ở trước có một trấn nhỏ?”

Lam Hạo Nguyệt thấy xung quanh trống trải vắng vẻ, liền hỏi: “Ông của anh ở tại thị trấn dưới chân núi Nga Mi à?”

“Không phải.” Chàng nặng nề đáp, “Phải qua một trấn nhỏ, đến thôn tên là Giếng Ngọt.”