Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 10: Người chế tác nỏ thần 10



“à, xin mạn phép ngắt lời ngài 1 chút, tôi khá tò mò, Hùng vương có 2 người con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh Vương, theo truyền thuyết thì họ Chử và Tiên Dung làm ăn buôn bán 1 thời gian, họ Chử có duyên gặp tăng sĩ Phật Quang theo học pháp thuật, được tăng sĩ ban cho 1 chiếc nón và 1 cây gậy, 2 vật này đều chứa thần thông nên khi vợ chồng Chử Đồng Tử và Tiên Dung đi ngao du sơn thủy, thấm mệt mà dừng chân lại ven đường cắm gậy chống nón lên nghỉ ngơi, nơi đó biến thành tòa cung điện sang trọng, người dân thấy vậy cho là thần thánh hiển linh nên đến cúng dường tấp nập. Hùng vương nghe tin, lại bị đám quần thần xàm tấu sợ họ Chử âm mưu quay lại chiếm ngôi nên cho quân tiến đánh. Quân của Hùng Vương mới đến bãi Tự Nhiên gần cung điện của Chử thì trời tối nên đóng quân chờ sáng sớm tấn công. Tuy nhiên sau đêm đó cả người lẫn cung điện đều biến mất, chỉ còn lại một bãi đầm lầy. Sau này dân gọi là Đầm Nhất Dạ. Chuyện này thực hư như thế nào?” – nó nhanh nhảu bắn 1 tràng thuật lại truyền thuyết về Tiên Dung công chúa và Chử Đồng Tử và hỏi Cao tướng về sự việc đó, tính nó nóng vội lại hay quên, nhớ ra là phải hỏi ngay, sợ lát nữa nó lại quên mất không nhớ để hỏi nữa thì chuyện này mãi mãi không có lời giải.

“Về chuyện này, khúc đầu ngươi kể đúng, 2 vợ chồng họ mở chợ buôn bán, lâu dần tích góp được không ít tài vật, có nhà lớn, kẻ ăn người ở đông đúc”. Cao tướng cũng không lấy làm khó chịu khi bị cắt ngang, ngài ôn tồn trả lời.

Sau 1 thời gian, Chử Đồng Tử quyết định góp vốn cùng bạn bè thuê thuyền ra biển buôn bán. 1 lần nọ, thuyền tới 1 hòn đảo nhỏ, ở trên đảo Chử gia gặp được 1 vị tu đạo đang thiền định. Nhìn dáng vẻ uy nghiêm, sắc mặt hồng hào, đôi mắt nhắm lại nhưng lại cho người ta cảm giác an bình, thư thái. Đoán biết đây là người không tầm thường, Chử gia đánh bạo tiến đến gần, vị đó đang từ trong thiền định cũng từ từ mở mắt, mỉm cười nhìn họ Chử.

“chào ngài, xin lỗi vì đường đột làm quấy rầy sự thanh tịnh của ngài, nhưng khi thấy dáng vẻ uy nghiêm lại có phần an bình của ngài, ta không kìm được sự tò mò, muốn tìm hiểu 1 chút về ngài. Xin hỏi, ngài là người tu đạo đúng không?”

“Đúng vậy chàng trai trẻ”. Vị kia khẽ vuốt râu đáp lời.

“Nhìn trang phục của ngài khá kì lạ, toàn thân mặc áo chắp vá, đầu và lông mày đều cạo trọc, trước nay ta chưa thấy đạo nào có trang phục và cạo đầu như thế này cả.” Chủ Đồng Tử hỏi tiếp.

“Đạo ta theo là Phật đạo, chữ Phật này ta cách phiên âm từ tiếng của xứ chúng ta,ntrong tiếng của người Việt nó có nghĩa là “người tỉnh thức”. Theo Phật đạo, tức là theo con đường để trở thành người tỉnh thức”. Vị ấy từ tốn trả lời.

“Thế nào là người tỉnh thức? Không phải con người khi ngủ dậy bắt đầu hoạt động, đi lại, trò chuyện với nhau là trong trạng thái tỉnh thức sao?” Chử Đồng Tử tiếp tục hỏi.

Nhà tu hành mỉm cười: “Chàng trai trẻ, ta hỏi cậu 3 vấn đề nhé. Câu thứ nhất, tại sao lại có kẻ cướp bóc, chiếm đoạt tài sản của người khác?”



“Vì những kẻ đó tham lam, bị tiền tài che mờ mắt” - Chử Đồng Tử đáp.

Nhà tu hành lại hỏi: “câu thứ 2, tại sao lại có người gây sự, tranh cãi rồi xô xát với nhau?”

“Là vì họ đố kị ghen ghét nhau, bị sự hơn thua làm mờ mắt”. Chử Đồng Tử lại đáp 1 cách nhanh gọn.

Nhà tu hành tiếp tục hỏi câu cuối: “Câu hỏi thứ 3, ví như có người từng bị người khác lừa gạt, rồi họ cũng biết chính bản thân mình bị lừa, nhưng tới lần sau, họ vẫn bị lừa bởi chính kẻ đó, hay bị lừa gạt bởi cách thức xảy ra tương tự.”

"Uhm....”. Lần này, họ Chử dừng lại ngẫm nghĩ 1 lát rồi đáp: “là do họ ngu si, mỗi sự việc xảy ra đều có thể mang lại cho họ kinh nghiệm sâu sắc nhưng bản thân họ lại không tự rút ra bài học, tích lũy kinh nghiệm để ứng phó trong đời, cái này giống như...có mắt không tròng.”

Nhà tu hành cất tiếng cười vui vẻ, “Haha, khá lắm chàng trai. Không hẹn mà gặp, cả 3 câu ấy, cậu cùng đưa ra 1 kết luận ‘có mắt mà không thấy’. Như vậy, thì con người liệu đã được coi là tỉnh thức chưa?”.

Chử Đồng Tử thoáng sững sờ, rồi chợt như đã nhận ra được điều gì đó vô cùng quan trọng, hắn chắp tay xá vị tu đạo 3 xá rồi nói: “xin ngài thu nhận con làm đồ đệ, con nguyện đi theo con đường của người thức tỉnh”.

Vị tu đạo khẽ gật đầu đồng ý và giảng giải: “đạo ta là Phật đạo, chúng ta là những kẻ tu hành trên con đường thức tỉnh, những tu sĩ kế thừa và tuyên dương con đường Phật pháp. Nào, tới đây ngồi xuống bên ta”. Vị sư khẽ vẫy ta ra hiệu cho Chử gia ngồi xuống.