Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 987: Tương lai ngành xe hơi cá nhân.



“ Hử ….” Ngô Khảo Ký trợn mắt… chế hoà khí..

Lý Từ Huy lại muốn nhảy cóc công nghệ, ầm âm lên động cơ đốt trong.

Đại Việt đã đủ điều kiện kỹ thuật đâu cơ chứ….

Thế này khác gì mở khoá….

Há miệng muốn mắng chợt Ký câm miệng…

Cấu tạo chế hoà khí Ký rất rất rõ hắn là dân yêu xe moto mà, một số xe đời cổ Ký vẫn biết đến hệ thống đơn giản này..

Ký muốn mắng Huy nhưng kịp ngưng lại… hắn chợt hiểu ý của Huy.

Động cơ đốt trong không như Động cơ hơi nước đốt ngoài, muốn thực sự chế tạo và sử dụng được thì đừng nói một hai năm mà vài chục năm không có thể thành công.

Cho dù Ký có thể nhắm mất vẽ ta một cái đông cơ Moto nhưng đố mà Đại Việt chế tạo nổi và chạy nổi trong vòng 10 năm tới. Và còn lâu gấp năm mười lần cái mười năm cũng chưa chắc có thể có động cơ đốt trong đủ công suất cho tàu thuyền, xe quân sự.

Như vậy thì sợ quái gì mà không vận dụng chế hoà khí?

Để cho đám kỹ sư tự nghĩ thứ này có mà chục năm, không khó ở cấu tạo, chế tạo mà khó ở lý giải.

Tức là với công nghệ cực cao so với thời đại này của Đại Việt, ngay từ bây giờ bắt đầu cắm mặt phát triển 20-30 năm chưa chắc có động cơ đốt trong ra hồn. Cho nên không cần phải lo lắng đối phương với công nghệ đang thấp có thể phát triển.

Ký tự vấn lương tâm, nếu không có Huy thì 15-20 năm nữa Ký mới có thể một thân một mình nâng tầm công nghệ Đại Việt đến mức độ như hiện tại. Cho nên Benjamin hay Richard chính là Ngô Huy Tuấn hiểu biết – còn lâu mới đuổi kịp Đại Việt bây giờ.

Công nghệ là tổng hoà của mọi ngành công nghiệp cả phụ trợ lẫn xương sống. Làm gì có mỗi cái lò cao có thể làm nên tất cả.

Đơn giản như sản xuất Xi măng nhé. Không có máy nghiền đá, ở đó mà ngồi thí nghiệm có thể ứng dụng sản xuất công nghiệp, không có cách tuyển quặng Ma giê và Nhôm Oxit thì ở đó lấy máu ra xây được lò nung cơ bản ( lò đứng). Còn về lò xoay thì đến giờ Đại Việt vẫn chết ngất chưa làm nổi quy mô lớn sản xuất.

Tức là muốn có động cơ đốt trong ngoại trừ thép tốt, cơ khí tốt, có Chromi mạ, lại có máy móc chế tạo động cơ có các nguyên vật liệu làm séc măng,m. Quan trọng nhất phải có công nghệ hoá dầu để tạo nên sản phẩm đủ tốt cho động cơ đốt trong.

Đại Việt xăng là xăng lởm, dầu là dầu lưu huỳnh cả đống , hoá dầu công nghệ là thứ dễ để đạt mức phổ thông nhưng quá khó để đạt mức tinh chế tinh luyện.

Yêu cầu xăng dầu cho động cơ đốt trong nó quá cao so với động cơ đốt ngoài hơi nước.. Chỉ cái công nghệ này đủ gay nản trí cho mọi kẻ xuyên không, ngay cả chuyên gia hoá dầu xuyên không cũng chịu. Bởi lẽ công nghiệp hoá chất chưa đủ thì hoá dầu tinh luyện vào răng à.

Chính vì lẽ đó trong sát na thì Ngô Khảo Ký đã nghĩ ra được ý của Huy.

Chế hoà khí không phải là tổng thể của động cơ đốt trong. Tức là mở ra chế hoà khí không có nghĩa mở ra đông cơ đốt trong công nghệ.

Từ chế hoà khí đến động cơ đốt trong cần các kỹ sư linh cảm chế tạo thiết kế . Do đó vẫn là khoá. Mà nếu Đại Việt các kỹ sư vô tình nghĩ ra thì Ký Huy sẽ vui lòng đầu tư bạc tỉ cho bọn họ chục năm hai chục năm nghiên cứu hoàn thiện.

Bắt đầu nghiên cứu từ lúc này còn thất muộn đó.

“ Thông minh…” Ngô Khảo Ký thốt lên, ý khen Lý Từ Huy, hắn quên mất chỉ mấy giây trước đang muốn mắng vợ đâu.

“ Vâng vâng … hạ thần không dám nhận” tên Kỹ Sư trưởng < khiêm tốn> vò đầu vò tai cười gượng.

Ký trợn cả mắt, anh khen vợ anh liên quan gì chú.

Nhưng động viên cấp dưới là việc nên làm , Ký vỗ vỗ vai thanh niên xấu hổ kia.

“ Làm tốt lắm… giới thiệu chút ứng dụng chế hoà khí vào động cơ hơi nước, nói thật chế hoà khí Trẫm rất tường nhưng ứng dụng nó vào động cơ đốt ngoài có gì lợi thì Trẫm lại một hai chưa rõ”

Ngô Khảo Ký nói thật , theo Khổng Tử thôi. Biết thì nói là biết, không biết thì nhận mình không biết. Có gì phải ngại, người mà , ai hoàn hảo được.

Dấu dốt chạy về hỏi vợ sau đó đến khoe khoang với đám Kỹ Sư thì phỏng có ích gì? Đó không phải tính cách của Ký.

“ Bệ Hạ mọi thứ trên đời đều tường rõ, chúng hạ thần làm sao dám nói là chỉ…” Tên Kỹ sư nghe Ký nói bỗng nghiêm túc sắc mặt trả lời.

Đây là nói thật lòng, trong thâm tâm bọn họ thì Nhị Đế quá cường, cái gì cũng tường tận , nhiều ý tưởng.. Đây là chân tâm nói ra , gì cả cái Đại Việt này biết Nhị Đế đều không ưa nịnh, hay nói cách khác là rất lạnh nhạt với sự nịnh nọt. Cho nên họ không cần phải nịnh để lấy lòng Nhị Đế , chỉ càn làm tốt bổn phận , chức vụ, chức năng sẽ được Nhị Đế coi trọng.

“ Vớ va vớ vẩn, Trẫm là người không phải thần tiên, làm sao có chuyện < thứ gì cũng tường tận> . Ngươi hồ đồ… không nhiều lời nữa, mau mau chỉ cho trẫm chế hoà khí có lợi ra sao với động cơ hơi nước…” Ngô Khảo Ký dựng mày xù râu quát một trận…

“ Hả Hả …. Dạ dạ…” Kỹ sư trưởng khóc… không đâu nói thiệt cũng bị mắng… khổ quá mà…

Thế là có ông vua nọ, sau ba tháng nhốt mình viết lách chưa đã lúc này thay quần áo công nhân người đầy dầu mỡ bụi than cầm trong tay cà lê xông vào đám máy móc linh kiện…

Ký vui mà, kiếp trước hắn chỉ có hai thứ mê mẩn ngoài y học, đó là tham khảo lịch sử vũ khí cổ cùng xe cộ. Mà quan tâm nhất đó là xe moto.

Mấy kẻ đam mê xe là hiểu động cơ kinh người. May mà Việt Nam không có thú chơi xe hơi nước, nếu không giờ này đâu cần vất vả vậy phát triển.

“ Đấy thưa bệ hạm vậy là buồng đốt ( BURNER) và lò hơi ( BOILER) sẽ kín kẽ không sợ hỏa hoạn.... “

Mấy tay kỹ sư thấy Thần Đế cũng dầu mỡ đầy người mặt mày lấm lem lăn lộn cùng thì vui lắm, bọn hắn hết sức tự hào về nghiên cứu của mình....

“ Hay hay hay....” Ngô Khảo Ký không biết xe car hơi nước của Châu Âu thế kỷ 19-20 làm thế nào nhưng mà hắn thực sự cảm thấy đám kỹ sư Đại Việt không hề kém ... sáng tạo lắm ...

Động cơ hơi nước cho xe cá nhân khó nhất là gì?

Cồng kềnh ở buồng đốt cùng lò hơi. Lò hơi có thể chế nhỏ đi nhưng buồng đốt thì không thể nếu dùng than củi , chiếm quá nhiều diện tích.

Dùng dầu thì sợ hỏa hoạn khó khống chế, ông thử đổ dầu xăng ra một cái chậu thép sau đó đốt lên chạy lọc sọc trên ô tô sẽ rõ.

Cho nên cái xe mui trần trong lễ diễu binh là làm láo, đó là một khay đựng dầu làm buồng đốt, chứa rất ít dầu vì sợ sóng sánh sẽ gây hỏa hoạn... thứ này chạy cảnh mấy trăm met được thôi.

Nhưng bộ chế hòa khí “Carburetor” sẽ giải quyết vấn đề này, xăng, dầu sẽ được phun vào buồn đốt với tỉ lệ chuẩn.

Một tỷ lệ thích hợp của nhiên liệu với không khí là cần thiết để đốt cháy. Mỗi nhiên liệu có một phạm vi dễ cháy. Quá trình đốt cháy chỉ có thể xảy ra nếu tỷ lệ nhiên liệu-không khí nằm trong phạm vi dễ cháy của nhiên liệu. Phạm vi dễ cháy của nhiên liệu đề cập đến tỷ lệ phần trăm của nhiên liệu, ở trạng thái khí, với không khí để tạo ra hỗn hợp dễ cháy hoặc nổ.

Xăng có phạm vi dễ cháy hẹp. Bộ chế hòa khí của ô tô phải đo chính xác hỗn hợp nhiên liệu-không khí để đạt được phạm vi dễ cháy mong muốn. Xe sẽ gặp khó khăn khi vận hành nếu bộ chế hòa khí đo quá nhiều xăng (được gọi là hỗn hợp giàu) thường được phân biệt bằng khí thải màu đen từ xe và mùi của hydrocacbon chưa cháy hết. Quá ít xăng trong bộ chế hòa khí của xe được gọi là hỗn hợp nạc, quá loãng để đánh lửa. Điều này cũng đúng đối với dầu hỏa.

Cho nên xăng và dầu của Đại Việt tuy lởm khởm nhưng vẫn có khoảng cháy nhất định, chỉ cần thử nghiệm và cho ra bộ chế hoà khí phù hợp với độ cháy của từng loại thì vẫn dùng tốt cho động cơ đốt ngoài.

Chế hoà khí thì Huy có hiểu, có biết chắc có học qua nhưng không phải là rất am hiểu. Ký không phải cơ khí nhưng đam mê xe nên cái này lại cực rõ… cho nên….

“ Thiết kế chế hoà khí đã tốt rồi… thay đổi chỗ van lấy không khí một chút như vậy… van phao thì khá ổn không cần thêm, kim phun xăng dầu cần làm lớn hơn một chút…”

Ngô Khảo Ký bắt đầu hướng dẫn thợ và Kỹ sư chỉnh lại cho chuẩn hơn….

Chế hoà khí thực ra rất dễ chế tạo và nguyên lý không phức tạp. Nó còn được gọi là bình xăng con.

Đầu tiên, xăng dầu được chuyển vào buồng phao (float chamber) thông qua ống dẫn đầu vào (feed pipe) và đường dẫn nhiên liệu (fuel inlet).

Khi khoang chứa đã nạp đầy đến một mức độ quy định, phao và kim chỉ van nâng lên và việc nạp nhiên liệu được ngưng lại. Cho nên trong bình xăng con chế hoà khí chỉ có lượng xăng ổn định / thể tích buồng.

Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. Đó là nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hỗn hợp xăng + không khí, tỷ lệ xăng/không khí thông thường vào khoảng 1g xăng/14,7g không khí.

Tất nhiên xăng đểu , dầu đểu của Đại Việt cần được thử nghiệm để tìm ra tỉ lệ của nó.

Buồng đốt lúc này kín, chỉ có một chiều kim phun xăng từ chế hoà khí, một đầu bu ri đánh điện, và đường khí CO- CO2 thoát ra sau đốt… rất an toàn….

Ô hay… vậy là động cơ hơi nước cho xe car Đại Việt có triển vọng lớn…

Ký mường tượng đến ngày Thăng Long xe car chạy đầy đường thì xạm mặt..

Ô nhiễm kinh khủng.

Xe này chỉ dùng chuyên trở công cộng… còn lâu mới cho cá nhân đi xe , hoặc đi xe cá nhân phải đóng thuế môi trường cực khủng. Hạn chế số lượng..

Huy đang lên kế hoạch chuyển các nhà máy về khu công nghiệp trọng điểm tránh xa khu dân cư tập trung.

Nước thải phải sục CO2 và vôi.

Ở Thăng Long chỉ nên dùng năng lượng sạc như thuỷ điện vậy…. phải nhanh tìm chỗ quy hoạch các khu công nghiệp xử lý rác thải.

Đại Việt đã công nghiệp hoá đến mức môi trường báo động rồi…

Người dân khi xưa vì miếng cơm manh áo, sinh tồn, quan tâm khỉ gió gì môi trường ảnh hưởng sức khoẻ. Không có ảnh hưởng cũng ít sống qua 50 , nhưng giờ khác xưa. Ký không nghĩ cho hiện tại cũng phải nghĩ cho tương lai con cháu.

Vấn đề bảo vệ môi trường sống trong sạch rất rất quan trọng… lúc này Đại Việt đã đủ tầm để quan tâm đến nó. Không còn là thời kì bất chấp mà phát triển rồi.