Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 986: BTR -DV92 phiên bản cường đại



Nặng nề công việc viết sách, học thuật, nhưng Ngô Khảo Ký cũng phải dừng.

Tình trạng sức khoẻ của hắn đã có dấu hiệu không ổn, hơn ai hết làm một người chuyên gia về chăm sóc sức khoẻ thì Ký phải dừng lại nghỉ ngơi.

Những bản thảo hấn đang làm chưa thể suất bản, cần thật kỹ lưỡng rà soát chỗ hổng , chưa đúng, tiến hành chỉnh biên cẩn thận chi tiết mới in sách được.

Thư giãn nghỉ ngơi cũng là một phương pháp tốt để tạo hiệu suất công việc cao hơn.

Hơn ba tháng đóng mình nghiên cứu về tư tưởng là chính, Ngô Khảo Ký sững sờ khi mình bỏ qua nhiều thứ…

Tại sao Ký dám viết về Fascism sau đó lại dám tự vạch tội mình đồ sát gần vạn người ở Ung Châu?

Hắn không sợ hãi miệng lưỡi thế gian nhiều kẻ lòng dạ hiểm độc bóp méo sao?

Sợ gì đâu.

Dân trí cao rồi người dân có định luận cả.

Đầu tiên đó khẳng định là thảm sát, và phải chịu trách nhiệm cả toà án lương tâm và dư luận sau này. Tất nhiên lúc đó chưa có luật chiến tranh cho nên không thể buộc tội cụ thể. Nhưng hành động vẫn phải có.

Còn về buộc tội hành động đó của Ký là Fascism thì chỉ có bọn ngáo đá hút nhiều quá cỏ cây lanh ở Đại Việt mới làm.

Nguyên nhân giết người là gì? Là phân biệt chủng tộc? Là dân tộc cực đoan? Hay giết để “kẻ thù tiềm tàng” (trong ý nghĩ thiển cận của nhiều kẻ) trở nên bớt dân số , ít đi tình uy hiếp?

Có phải mấy lý do trên không mà buộc tội Ký Fascism? Não tàn đọc được ba câu hai chữ, bẻ nghĩa nhét lung tung.

Cho nên càng làm rõ ràng về Fascism càng tránh hiểu nhầm. Còn ai đó chót có tư tưởng Fascism mà chưa hành động thì biết mà né tránh. Ai đó chót phạm sai do thiếu kiến thức thì Đại Việt sẵn sàng dung thứ, cải tạo. Chưa gây hậu quả nặng nề thì vẫn có thể nhận sai sửa chữa miễn là trân thành.

Còn đám đã sai còn lươn lẹo, cố chấp, bào chữa . Đám biết mà vẫn phạm thừa chữ nhưng chỉ để chó gặm thì Đại Việt quyết không dung thứ. Đây là tinh thần nhất quán của Ký

Nhân đạo thái quá là tự tàn nhẫn với mình . Cụ Lênin đã dạy ở bài học Công xã Paris rồi, quên sao được.

Ngô Khảo Ký giải lao nhưng không phải nghỉ ngơi hoàn toàn, hắn là nghỉ việc ngồi một chỗ viết lách, nhưng lại vận động đến các xưởng chế tạo xe của Đại Việt để xem công việc tới đâu.

Đùa gì chứ, đơn đặt hàng phải trả trong tháng năm là ngập môm ngập răng. Không trả đủ xe BTR thì cái đám kia lại nhộn cả lên thì dở. Bọn hắn ăn chực nằm chờ nơi này Thăng Long đã có 2 tháng, dĩ nhiên bọn khốn này là đến tranh thủ xem Đại Hội Thể Thao. Tiện thể chờ luôn để nhận hàng về quốc gia của mình.

Ngô Khảo Ký nhìn những BTR mới mà cũng giật mình đối với đám chết dẫm kỹ sư Đại Việt , thật là đã có áp lực tương đối bọn này cái gì cũng làm ra được. Thậm chí sức sáng tạo của bọn chúng đã vượt xa phỏng đoán của Ký.

Lấy ví dụ đơn giản nhé.

Bánh xe, trước đây là cao su đúc tấm thành lốp như thời hiện đại. Đơn giản vì Ký nghĩ nó tốt thôi.

Nhưng Ngô Khảo Ký chưa từng nghĩ quá đến vấn đề tiết kiệm. Bọn kỹ sư thì khác, bọn hắn làm gì có chuyện hoang phí tài nguyên. Nhất là đối với mặt hàng “ xuất khẩu” tìm được chỗ nào có thể cải tiến bớt vật liệu là bọn hắn bớt.

Ví như cái lốp đúc cả một dải chữ O lắm vào bánh xe đúng không? Đúng, nhưng ở đây chúng tôi không làm vậy. Vành xe được chế lớn hơn để bằng với đường kính ky có lốp cao su thêm vào trước đây. Trên vành xe gán các thanh cao su chữ nhật hộp xếp xéo so le kiểu vân lốp.

Vẫn bám đường rất tốt. Tiết kiệm cao su, dễ thay các thanh chữ nhật này, chỉ cần vặn ôc vít cố định hai đầu ra, thay mới là được. Mòn đâu, vỡ đâu thay đó, không giống như lốp đúc nguyên bản, hỏng là hỏng luôn.

Tất nhiên loại này tính giảm sóc dựa vào lốp giảm , không thể chạy nhanh. Nhưng mà BTR có chạy nhanh quái đâu? bọn nó cần là cần đi đường gập ghềnh chông gai. Các thanh cao su hộp chữ nhật đày 4-5cm ngang xéo so le gắn trên bề mặt bánh bằng bulong ốc vít lại rất bám đường rất hiệu quả ở những trường hợp này.

Đúc bánh cao su kiền khối các gân rãnh này rất khó thọ vì chất lượng cao su vẫn tồi. Xe BTR nặng, đúc rãnh bé không có mấy tác dụng bám, đúc rãnh to dày sâu, chạy một hồi là đứt gãy vỡ sạch.

Cho bên sự “bí quá “ hoá liều của mấy tên kỹ sư Đại Việt rất tuyệt.

Vành thép phẳng hoặc cũa U tiết diện tròn vát được hàn thêm các hố chữ nhật cố định cao su. Khoan thêm lỗ bắt bu lông hai đầu rồi cố định thanh cao su vào đó… chạy vẫn rất êm mượt với tốc độ thấp ở đường nhựa… quan trọng nhất là khả năng bám địa hình rất tốt ở đường phức tạp cùng dễ thay thế.

Thay vì phải mua cả cái lốp đắt tiền trà bá to để đổi mới. Lúc này chỉ cần mua vài trăm thanh cao su đơn điệu hình hộp về dự trữ… hỏng chỗ nào thay chỗ đó, thậm chí các lái xe mang theo mà tự thay thế, có cà lê, mỏ lết là sẽ làm được thôi. Đặc điểm chung đó là độ giảm sóc của bánh mang lại giảm 20%. Bởi lốp liền đúc cao su của Đại Việt vẫn chỉ là lốp Buna cao su sơ đẳng, độ cứng bền tạm ổn đàn hồi không được tốt lại không có xăm hơi, hay lốp hơi cho nên vẫn rất cứng, chính vì lẽ đó cải tạo ăn bớt này cũng không giảm bớt quá nhiều tính giảm sóc nguyên bản của lốp khối liền chữ O cũ.

Tính giảm sóc giảm chấp nhận được, còn tình tiết kiệm thì tăng đến chóng mặt. Một lượng cao su cũ để chế một lốp đặc nguyên khối có thể trang bị có 10-12 bánh xe lúc này... Lạy chúa tôi. Sợ hãi mấy ông thần giữ của Đại Việt . Đúng là cái khó ló cái khôn.

Ở Đại Việt nói chung cao su dù tổng hợp được nhưng khó khăn lắm chứ, lấy lương thực ra làm đó, mà có phải đơn giản bóc cây ngô mà thành cao su đâu.. tổng cộng 14 lớp công đoạn vất vả dễ nguyên liệu này cực đắt đó. Cho nên các kỹ sư đúng là vắt óc ra mà nghĩ cách thì đúng rồi.

Khung xe đã được cải tạo quá tốt, Ngô Khảo Ký vẫn không dám vô trong xe để thử địa hình sóc nảy nhưng chỉ cần đứng ngoài để quan sát de BTR bập bềnh nghiêng ngả lao vô những đạn đường gồ ghề nhiều ổi trâu, ổ voi đủ hiểu khung sàn se đã được gia cố bao nhiêu hùng mạnh.

Đúng là tăng hơn gấp đôi trọng lượng có thể làm được rất nhiều điều. Xe không thể đi nhanh quá 40km giờ vì hệ thống bánh lốp này chuyên dành đi địa hình kém, lốp bè ngang hơi vát cong hai bên giúp bám đường nhưng lại tăng nhiều ma sát, cũng may lúc này chạm mắt đường chủ yếu là các thanh cao su chữ nhật khối, nếu không thì đây khẳng định là xe Lu đường rồi.

Nhắc đến xe lu đường thì mới nhớ, Đại Việt lúc này đang phát riển xe ủi cùng xe lu để dành cho thi công mở rộng đường xá, nếu như thành công thì tốc độ làm đường hẳn sẽ tăng lên chóng mặt.

Khi nầy Đại Việt có nhiều nguồn cung cấp đá phiến làm nhựa đường. Medang- Nhật Bản- và đặc biệt là Đại Tống cùng Bắc Nguyên. Đến giai đoạn này thì thậm chí nhựa đường đã không chỉ đủ cho mình Đại Việt mà còn đủ cho các quốc gia khá từ từ làm đường. Tất nhiên tốc độ làm đường lúc này lại chậm hơn tốc độ sản xuất nhựa đường rồi.

Thế nhưng sự tăng lên của giao động được hệ giảm xóc , giảm trấn và hệ thống treo của BTR giải quyết tốt. Đại Việt dùng là “Hệ thống treo nhíp lá “ . Cấu tạo nhíp treo hệ thống khá đơn giản, gồm các thanh kim loại hình chữ nhật dài uốn cong lắp ghép lại với nhau tạo thành. Các thanh kim loại này được gọi là lá nhíp, có chiều rộng bằng nhau nhưng chiều dài khác nhau. Trong đó thanh dài nhất gọi là lá nhíp cái.

Ưu điểm hệ thống treo nhíp lá là cấu tạo đơn giản, dễ lắp ráp, sửa chữa, giá rẻ, có thể thay cho đòn ngang, không cần thanh ổn định… Nhược điểm là khó hấp thụ dao động nhỏ nên xe không có độ êm dịu tốt. Do đó tại tương lai , bộ phận đàn hồi nhíp lá chỉ phù hợp với những xe trọng tải lớn, cần độ cứng, độ bền cao. Đây là lý do vì sao hệ thống treo sử dụng nhíp lá được dùng nhiều trên xe tải.

Còn ở Đại Việt thì 100% sử dụng loại này cơ cấu hệ thống treo.

Đại Việt kỹ sư đã có kinh nghiệp chế tạo hệ thống treo nhíp lá này từ rất rất lâu vì nó ứng đụng cho quá nhiều ngành nghề. Các xe ngựa cũng dùng hệ thống treo giảm xóc này từ cả mười mấy năm rồi. Cho nên chẳng có gì lạ lẫm cả.

Ngoài ra Đại Việt còn có hệ thống treo lò so, khả năng hấp thụ dao động nhỏ nên xe tốt hơn nhưng lại không điều hướng được và cần hệ thống dẫn động điều hướng rất phức tạp đang trong thời gian nghiên cứu. Do đó thằng này được cho là trong tương lai sẽ dùng trên các mẫu xe giao thông cá nhân.

Còn về hệ thống giảm trấn khí nén, thủy lực, thanh xoắt thì Lý Từ Huy biết nhưng chịu chưa thể phát triển ở Đại Việt được, có lẽ cần nhiều năm nữa đã.

Giờ Đại Việt cần là những công nghệ đơn giản, chết tạo nhanh, trang bị đại trà, chất lượng trong hạn mức cho phép.... Cân đối giữa tính ưu việt cùng độ phức tạp, giá thành, tính phổ cập luôn là bài toán của những người cầm cân nảy mực phát triển quốc gia. Trong giai đoạn này Đại Việt chúng tôi lúc này chỉ cần hệ thống treo bằng nhíp lá và lò so. Chúng tôi chấp nhận cho chó ăn chè mỗi lần đi xa... giảm thiểu gánh nặng cho chính phủ quốc gia và hệ thống kỹ sư... ┐( ̄ヘ ̄ )┌ . Sức chịu đựng của chúng tôi rất cường.

Khó khăn thì chánh phủ cùng nhau chia sẻ, không ai phải chịu một mình. Có dân như vậy sợ gì quốc không bền.

Nói là chia khổ thôi, so sánh với thời chưa có giảm xóc nhíp lá giờ đây lại chẳng quá tốt rồi. Nhìn các quốc gia bên cạnh xem, bọn họ làm gì có trình độ tôi thép nhíp, vẫn phải còng lưng mua của Đại Việt đấy, có mấy người dân được hưởng thụ như Đại Việt đâu... thế này mà còn kêu than... Đem xử bắn giờ ... ơ mà khoan Đại Việt có phải độc tài Fascism đâu? (~ ̄▽ ̄ )~, không xử được rồi. :D

Đặc biệt xe này được trang bị hệ thống máy phát điện mini cao cấp hơn cho hệ thống thông gió motor điện. Đúng là 12 triệu USD quy ra thóc có khác… rất có hàm lượng chất xám. Nói chung thì Đại Việt vẫn chơi đẹp, hàng giá cao sẽ không làm ẩu.

Đuôi xe kéo dài thêm 50cm tức là có thêm 2 người được bố trí phía sau nâng tổng cộng kíp lái 3 người trở theo bốn chiến sĩ.

Phía sa có cửa sổ lỗ châu mai nhỏ, thành thử ra có thể dùng hoả mai để chiến đấu từ bên trong. Đại Tống đã tự phát triển hoả mai thừng đốt của bản thân cho nên họ dùng được. Còn các quốc gia thuộc hệ thân Việt thì rõ là không thiếu hoả mai chất lượng cao rồi.

Nhận định chung là xe rất khá, có thể bàn giao được rồi. Đây là xe chiến đấu hàng thật giá thật, không phải đồ trưng bày triển lãm. Việc chế tạo thành công ban đầu chúng dẫn đến cho Đại Việt các kỹ sư có thật nhiều kinh nghiệm để phát triển tank trong tương lai.

“ Thứ gì đây?” Ngô Khảo Ký sau khi kiểm tra xe BTR DV92 thì rất rất hài lòng.

Hắn lúc này mới để ý đến bên trong góc xưởng một chiếc xe dang dở rất lạ….

Rất hiện đại…

“ Khởi Bệ Hạ, đây là mẫu xe chạy bằng xăng, đầu do Thiên Đế phát triển, đám hạ thần lăng quăng bên ngoài hoàn thiện chi tiết….” Kỹ sư trưởng khiêm tốn mà đáp.

Thật ra Huy bận tối mặt, lại bụng mang dạ chửa, làm quái có thời gian mà thực sự phát triển xe ô tô con.

Có điều Huy chỉ cần ra ý tưởng… phác thảo sơ bộ, đảm bảo đám Kỹ sư Đại Việt lúc này có thể hoàn thiện nó.

Nếu dân chơi xe hơi cổ có mặt ở đây sẽ giật mình vì chiếc xe mà Đại Việt đang phát triển rất giống Stanley Mountain Wagon Model 820. Xe car động cơ hơi nước 10 chỗ dành cho giao thông công cộng…

“ Thưa Bệ Hạ, Thánh Thiên Đế đã cho chúng thần ý tưởng về “ Chế hoà khí” cho nên chúng thần đang phát triển về xe chạy bằng đốt xăng, dầu” Kỹ sư lên tiếng giải thích, bên trong đó không dấu đi vẻ tự tin cùng hi vọng .