Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 953: Ký không biết gì mới là Ký ngoan



Tháng Chín Thăng Long Thành thật đẹp… mùa thu lá vàng rơi.. chỉ khổ công nhân quét rác thôi.

Gió heo may hiu hiu thổi… từng cặp đôi trở nhau trên xe đạp dạo quanh những tuyến đường thơ mộng như tận hưởng bầu không khí lãng mạn nơi đây…

Nhưng trong Hoàng Cung lúc này không lãng mạn tí nào, bầu không khí khẩn trương bao trùm.

Mấy tháng nay vì kế hoạch duyệt binh tháng 11 mà Ngô Khảo Ký cùng Lý Từ Huy cong mông dở hết khả năng thiết kế cùng tưởng tượng của mình để hoàn thiện mẫu xe tank Con Cọp đầu tiên của Đại Việt ( Tiger :D).

Tuy là hàng fake chỉ dùng cho diễu binh và chẳng có máu gì để dùng trong thực tiễn. Nhưng cả hai vẫn cố hết sức chỉnh chu nhất thiết kế. Giả cũng phải làm cho ra dáng.

Cái này đám kỹ sư không giúp ích được nhiều, bọn họ ngay cả đến xe tải còn không có khái niệm trong đầu mà cần Lý Từ Huy- Ngô Khảo Ký bơm ý tưởng. Như vậy thì làm sao có khả năng nghĩ được thiết kế về xe tank, thứ mà bọn họ chưa từng biết qua…

Nói thẳng thắn đây không được gọi là xe tăng mà chắc gọi với cái tên xe thiết giáp bộ binh 6 bánh cao su đúc chạy bằng động cơ hơi nước thì chính xác hơn.

Thật ra có nhiều nguyên mẫu để thiết kế nhưng mà đây là xe thiết giáp bộ binh cải tiến từ khung gầm của xe tải đang nghiên cứu và phát tiển của Cục Quân Khí Thăng Long, chính vì lý do đó Ngô Khảo Ký bê cái thiết kế thân thiết nhất của người Việt Nam dòng BTR của Liên Xô mà thiết kế. Nói chung là Ký đang nhớ hổ vẽ mèo... trúng thì trúng không trúng thì trượt.

“ Ông Ký ới ời , ông có điên không đó... động cơ tận 300 mã lực đủ kéo trên 13 tấn đấy, đâu cần phải lấy gỗ nhẹ loại 4 ra làm lớp đệm thân, giáp thì 3mm mỏng còn hơn tờ giấy....”

Lý Từ Huy một bên nhìn Ngô Khảo Ký thiết kế cũng là một bên làm chuyên gia cơ khí chỉnh các điểm bất hợp lý cho chồng.

Nói chung về quân khí , quân sự thì Lý Từ Huy kiếp trước nào quan tâm, cho nên thứ này toàn phải là Ngô Khảo Ký thiết kế còn Lý Từ Huy bên cạnh chỉ huy về cơ khí cáu tạo...

“ Ồi dào, chạy mấy hôm lại gỡ ra... làm nhẹ một chút.. chạy cho nó êm, có ai được sờ vào đâu mà biết mỏng dày ra sao?

Ngô Khảo Ký không cho là đúng mà tiếp tục thiết kế theo lối hàng fake của mình.

“ Khung gầm bánh ước lượng 3 tấn mất rồi...” Ngô Khảo Ký làu bàu....”

“ Lò hơi bé như vậy liệu đủ công suất không đó?” Ngô Khảo Ký băn khoăn quay qua hỏi Lý Từ Huy.

Đúng là cái lò hơi này bé thật, chỉ có cao 1,2m đường kính 60cm. Ngô Khảo Ký sợ nó thật không đủ công suất ấy. Dự án này là do Lý Từ Huy quản cho nên Ngô Khảo Ký không có hay biết, Ngô Khảo Ký là quản bên mặt hải quân, tàu biển, còn Lý Từ Huy phát triển xe tải hơi nước và động cơ tàu ray hơi nước. Hai bên phân chia quá rõ.

Các lò hơi của tàu thủy đụng một cái là cả chục 5-6 tấn to lớn khổng lồ, cho nên Ngô Khảo Ký nhìn cái lò hơi bé này không tin tưởng lắm.

“ Hừ hừ, đúng là cả ngày người ở Thăng Long đầu óc vẩn vơ đi Busan, bốn năm quản lý phát triển động cơ hơi nước mà vẫn không có hiểu biết gì cả....” Lý Từ Huy lườm nguýt bóng gió, dạo này Ngô Khảo Ký vẫn hay bị như vậy mỗi khi ... mò chút chút đi chỗ nào ấy...

Ngô Khảo Ký đúng là sượng mặt lại.

“ Nói chính sự...” Càu nhàu lằm nhằm Ngô Khảo Ký nhăn mặt ... dạo này Huy hay ghen lắm... bắt đầu ghen lây qua cả A Đóa... mệt thiệt mệt.

“ Cái này lò hơi công suất là do áp lực bên trong có thể chịu bao nhiêu Psi chứ liên quan gì to nhỏ. To thì chứa nhiều hơi nước hơn, có thể đi xa hơn mà không cần bổ xung nước... tuy có hệ thống ngưng tụ hơi nhưng sẽ không hoàn toàn và luốn có hơi nước mấy đi... ông hiểu chưa?” Lý Từ Huy nhéo một cái trước khi giải thích...

“ Ái ái... khùng à.... đau.. Nói vậy tại sao không thu nhỏ thêm nữa cái lò lơi này? “ Ngô Khảo Ký kêu lên oai oái....

Lý Từ Huy triệt để bó tay, bắt buộc phải bổ túc kiến thức cho chồng.

“ Anh thực sự không có kiến thức về vấn đề quan hệ giữa nồi hơi kích thước, công suất và xilanh piston công suất?” Lý Từ Huy cởi kính cận nheo nheo mắt nhìn Ký dò hỏi.

“ Ai để ý thứ này đâu? Kiếp trước có đọc qua qua mấy cái mô hình máy hơi nước thôi ai rảnh tìm hiểu kỹ như dân kĩ thuật tụi em” Ngô Khảo Ký thành thật nhận ngu.

“ Tốt… Ký không hiểu biết nhiều mới là Ký ngoan…” Lý Từ Huy kiễng chân lùn lùn vỗ vai Ngô Khảo Ký ha hả cười lớn…

Cả hai đều hiểu vấn đề , Ký không biết nghĩa là đám Hunter cũng không hay biết gì… như vậy không phải là Ký không hiểu biết mới là Ký ngoan sao.

Sự thật là vậy, đáng mừng, nhưng mà phũ phàng quá nên Ký sạm mặt lại.

Lúc này Lý Từ Huy mới từ từ giảng giải cho Ký hiểu. Không thể trách Ký được, tuy hắn có quản lý việc phát triển hải quân lò hơi nhưng thực ra là Huy can thiệp nhiều. Tinh lực của Ký những năm qua đặt quá nhiều vào Châu Mỹ- Chiêm Thành và Phương Tây. Hắn đã không còn thời gian ăn ngủ rồi cho nên không thể quá sát việc hải quân phát triển động cơ được. Vả lại đội ngũ kỹ sư của Đại Việt rất mạnh cho nên Ký có thể phó thác phần lớn trách nhiệm cho bọn họ.

Công suất động cơ hơi nước phụ thuộc vào tốc độ, áp suất, nhiệt độ của hơi nước đi vào xilanh, và cũng phụ thuộc kích thước xilanh.

Cho nên có thể nói theo một mặt nào đó công suất độ cơ hơi nước không phụ thuộc vào kích thước của lò hơi, chỉ phụ thuộc vào áp suất trong lò hơi.

Thậm chí lò hơi nhỏ, nước nóng nhanh còn có khả năng chuẩn bị nhanh hơn lò hơi lớn.

Nhưng lò hơi không thể bé vô hạn mà phải có một tiêu chuẩn dung tích nhất định so dung tích xilanh. Điều đó đảm bảo nồi hơi có đủ khả năng cung cấp hơi nước với áp lực ổn định cho xilanh. Và cũng đảm bảo lò hơi có đủ nước để khiến thiết bị như thuyền, xe tải, tàu ray hơi nước có thể đi một quãng đường nhất định trước khi phải bổ túc nước mới.

Như vậy có thể thấy thuyền hơi nước hay tàu ray hơi nước đều có thiết kế lò hơi cực lớn , không phải vì liên quan đến công suất mà liên quan đến quãng đường di chuyển trước khi bổ xung thêm nước mới.

Xe hơi nước vận tải đường bộ thường có kích thước nhỏ. Yêu cầu trọng lượng giảm cho nên lò hơi thường nhỏ ở mức tối thiểu so với dung tích xilanh yêu cầu hoặc lớn hơn một chút.

Thậm chí những có những xe steam car ( xe oto 4 chỗ chạy hơi nước) đời đầu chỉ chạy được 20-30km phải dừng bổ xung nước mới. Nhưng nó vẫn có công suất đáng kể.

Nếu không trong nghề như huy rất dễ bị ngộ nhận và nghĩ sai về quan hệ kích thước lò hơi cùng công suất.

“ Như vậy cái nồi hơi này nếu không có hệ thống ngưng tụ mà chạy theo kiểu hao phí hơi nước thì có thể chạy bao xa?” Ngô Khảo Ký hiểu rồi, hắn chỉ vào cái nồi hơi nhỏ mà nói…

“ Tầm 70-75km trong khoảng đó.” Lý Từ Huy trả lời….

“ Vậy thì cần quái gì hệ thống ngưng tụ hơi nước nặng cả tấn này?... bỏ…” Ngô Khảo Ký gạt cái rẹt… bỏ đi hệ thống này…

Lý Từ Huy bóp trán chịu thua, fake đến mức tậm cùng này … quả thật chỉ dùng đi diễu binh doạ nhau thôi…

Kết cục cắt đầu cắt đuôi cái xe bộ binh thiết giáp BTR này chắc ước tính 6,5 tấn cả thảy là kịch cầu….Được cái kết cấu bề ngoài rất hầm hố , hổ báo cáo chồn…

BTR như là mô phỏng lại BTR-60 của Liên Xô , có điều thay vì 8 bánh thì con này có 6 bánh thôi.. vẫn là … giảm trọng lượng…

Hổ Báo Cáo Chồn BTR-DV92 ( 1092) nhìn thì ghê nhưng mà là bọc gỗ dát thêm một lớp thép mỏng 3mm làm màu.. phía trên tháp pháo 75mm ngắn . Bên mũi có vòi phun hoả chả biết tác dụng gì có thực tế hay không…

Mà thôi kệ... chồng thích chồng vui là được, cũng chẳng ảnh hưởng gì...

Thật ra khung gầm của xe tải hơi nước đã được hoàn thành khá nhiều, Một số hàng mẫu đã được chế tạo hoàn chỉnh chạy thử từ khá thành công rồi. Những kết cấu cơ khí nhỏ, quá chi tiết thì Đại Việt không dám so sánh , nhưng chế tạo các thiết bị linh kiện lớn thì Đế Chế Đại Việt dám so sánh cuối 19th đầu 20th rồi. Tất nhiên chỉ xét riêng về mặt đầu máy hơi nước thôi. Vì thật sự cái đầu máy hơi nước nó ăn nhau ở chất lượng hợp kim chứ kết cấu lại không phải quá tinh vi khó khăn gì.

Mà chất lượng hợp kim thì Đại Việt cũng dám ngạo thị đôi chút.

Một điểm nữa Đại Việt có lợi đó là họ đã có Double acting steam engine cấu tạo, khiến cho đầu máy hơi nước cùng kích cỡ với Simple steam engine có thể mạnh hơn gấp hơn hai lần.

Lại nói đến cách đây không lâu thì chiếc thuyền chứa động cơ Benjamin bán cho Hassan-i Sabbah cuối cùng cũng chạy tới Đại Việt sau một chuyến hành trình vất vả xuyên Ấn Độ Dương.

Từ đó có thể thấy, động cơ của Benjamin cũng khá không tồi, tuy là bò trên biển, hỏng hóc vặt liên tục nhưng cuối cùng vẫn tới được Medang sau đó được kéo về Bố Chính để mổ xẻ phân tích.

Động cơ của Benjamin sau khi chạy liên tục đến Medang coi như bán tàn. Các ống dẫn hơi gần như đã đến bên bờ vực thanh lý. Lò hơi vẫn còn khá tốt do kết cấu dày chịu đựng áp suất… kết nối khép kín lò hơi tuy chỉ bằng đinh tán và bulong nhưng khá tinh tế.. ước tính có thể chịu được áp suất 15-17 psi.

Xilanh- Piston không ổn, sau khi chạy đến Medang tì séc măng ( Piston ring) đã mòn lỗ trỗ và xilanh thì bị cào thành nhiều rãnh… hệ thống này đã hở nặng và hơi thất thoát nhiều gây giảm công suất diện rộng.

Đây là kết quả của hợp kim không đủ chất lượng..

Lại nói độn cơ của Benjamin là hệ Simple steam engine đơn, lại có áp suất lò hơi thấp cho nên tổng công suất ước tính 150hp.. thật rất thấp . Ước tính chỉ bằng 35-37 người chèo thuyền thôi… công suất trong đoạn đường ngắn quả thật không thể vượt qua được hệ thuyền Cog chân vịt chạy bằng cơm của Đại Việt tài trợ cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris.

Nhận được thuyền này mẫu vật, Ngô Khảo Ký yên tâm không ít về vấn đề Phương Tây. Bọn hắn công nghệ vẫn còn cách quá xa so với Đại Việt.

Ngay lập tức Bố Chính xưởng đóng tàu lên kế hoạch chế tạo 5 chiến hạm hơi nước dựa theo nguyên mẫu của thứ được Vương triều Hồi Giáo Nizaris đưa đến.

Bề ngoài nhìn tương tự nhưng sâu bên trong là khác biệt.

Lò hơi nâng lên 50 psi.

Xilanh vẫn Simple steam engine, thanh đà ngang đòn bẩy bên kết cấu. Guồng xoay hai bên sườn… nhưng lúc này công suất đã là 350 mã lực… mạnh mẽ hơn gấp đôi.

Vì không muốn lộ liễu quá nên Ngô Khảo Ký không cho chế tạo loại Siamese T sử dụng hai xilanh Simple steam kết nối bằng thanh đà chữ T. Nếu Ký làm vậy thì lại giống như động cơ của Richard nhưng công suất tổng sẽ lên đến 700 mã lực rồi..