Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 933



Thời gian thấm thoát thoi đưa, như vậy bốn năm đã trôi qua...

Bốn nắm có bao nhiều thăng trầm , bao nhiều biến cố , bao nhiêu tranh đấu? Hẳn không thể kể hết được.

Bốn năm qua nói thực đối với Đại Việt chính là bốn năm cực kỳ ổn định với tốc độ phát triển kinh tế cực mạnh cùng giáo dục phổ cập gần như bao phủ rất rộng, ước tính 80% dân số đã được tiếp cận với hệ thống giáo dục toàn diện lúc này của Đế Chế , hay nói đúng hơn đó là Đế Chế Liên Hiệp các Vương Quốc Đại Việt – Bắc Việt- Tây Việt. Tất nhiên tên thường gọi và ngắn gọn nhất vẫn là Đế Chế Đại Việt.

Cứ như hẹn lại lên.

Kiến Hưng Thịnh Thế năm thứ năm ( 1092) , Ngày 25, Tháng Tư chính là ngày Nghị Viện Nhân Dân đại hội.

Nhưng mọi người đừng tưởng nhầm đó chỉ là Nghị Viện Nhân Dân năm xưa chỉ có quyền tham gia vào nêu ý kiến đại biểu nhân dân trình cho chính phủ, từ đó chính phủ xem xét khả năng có làm được hay không làm được mà tiến hành sửa đổi.

Nay khác xưa rất nhiều, từ bốn năm trước Thần Đế đã chính thức làm một việc mà khiến toàn bộ các giới chức cũng như nhân dân Đế Quốc sững sờ. Ông ta tự nguyên chia sẻ quyền lực của bản thân cho nhân dân. Đây không phải là nói xuông, không phải là tuyên ngôn rồi vứt xó. Đây là sự thật mà không ai có thể ngờ tới.

Trong từ điển của Đại Việt có một từ mới ... đó là “Dân Chủ”. Kể từ khi lịch sử Đông Á Bắc Á – Đông Nam Á chưa từng có từ ngữ này trong nhận thức của người dân.

Từ lúc hệ thống các thể loại quốc gia thành lập cách đây hai ngàn năm... chưa từng có từ ngữ này.

Đồng thời cụm từ “ Chính phủ của dân, do dân , vì dân” cũng đã quen thuộc với người dân Đế Quốc. Mặc dù cụm từ này gây kinh hoàng cho người dân khi họ tiếp cận.

“Dân chủ” “ Chính phủ của dân, do dân , vì dân” nếu hô hào ở thời kỳ phong kiến thì đó ngang bằng tạo phản, không chu di tam tộc mới là lạ lẫm.

Nhưng mà tại Đại Việt Đế Chế những từ ngữ này lại được phát ngôn bởi Nhị Đế những người đứng đầu và đang nắm Đế quyền phong kiến. Sự việc này có thể nói đã đạp đổ mọi hướng tư duy của người đời lúc bấy giờ.

Sau bốn năm tư tưởng Dân chủ đã được người dân hiểu rõ và chấp nhận thì đến lúc Nghị Viện Nhân Dân được ban cho quyền hành lớn dần lên , và lúc này Nghị Viện Nhân Dân không chỉ là cái đài phát thanh của Nhân Dân mà còn là một cơ cấu quyền lực đại diện cho nhân dân.

Nghị Viện Nhân Dân có quyền lập pháp và quyền giáp sát các cơ quan công quyền đại diện cho lợi ích của nhân dân. Đây là điểm chắc chắn cần hiểu rõ về cơ cấu này.

Nhưng có một điểm khá buồn cười đó là, cái danh nghĩa quyền lập pháp khá kêu nhưng trên thực tế có đến 90% văn bản luật dự thảo lại từ triều đinh chính phủ soạn thảo cùng 100% văn bản luật là triều đình ban hành.

Như vậy nền dân chủ của Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy là treo đầu dê bán thịt chó?

Hoàn toàn không phải như vậy.

Ở đây phải hiểu rõ quyền lập pháp không phải là quyền làm luật mà là quyền cho phép ban hành luật.

Cho nên triều đình quan viên tiến hành xây dựng , dự thảo luật , sau đó mới trình lên Nghị Viện Nhân Dân, Nghị Viện thông qua với đa số phiếu bầu thì văn bản luật mới có giá trị.

Đồng thời các Nghị Viên Nhân Dân có thể ý kiến xây dựng luật nếu chưa thấy thoả đáng, chính phủ sẽ nghiên cứu sửa đổi nếu thật sự luật này chưa hợp lý sau đó quay lại quy trình đưa đến để Nghị Viên Nhân Dân thảo luận xem có thể thông qua hay không.

Tức là soạn thảo xây dựng dự thảo luật cần hệ thống chuyên nghiệp của chính phủ, các nhà làm luật chuyên môn. Còn Các Nghị Viên dựa theo lợi ích, quyền lợi của nhân dân vùng mà mình đại diện tiến hành bỏ phiếu thông qua hay không.

Cái này không phải dân chủ thì là gì?

Cực kỳ dân chủ nếu tiếp tục nhìn vào mặt tiếp theo đó là mặt dám sát hoạt động của chính phủ…

Cho nên trong giai đoạn này chưa tìm được khe hở chưa có một hệ thống tha hoá từ ba cấp Đảng Marxism- Chính Phủ- Nghị Viện thì đừng nghĩ làm láo hay tham nhũng.

Muốn làm mèo đen ở thời này thì phải có một hệ thống ăn xuyên cả ba tổ chức trên may ra có thể tham nhũng chút chút. Bởi lẽ rất khó để che mắt toàn bộ Nghị Viên. Nếu bị Nghị Viên réo tên là rất xong đời…

Cơ cấu giúp cho sự Dân chủ có, trong sạch bộ máy chính phủ có.. nhưng mấy thằng xuyên nào làm được. Bọn xuyên đa phần là ở kiếp trước có uất ức xã hội mới nghĩ đến xuyên, xuyên về thì sẽ nghĩ đếm trả thù xã hội. Không may nắm được quyền bé bằng cục kẹo cũng mút lấy mút để làm sao nhả ra?

Huống hồ có thằng nào mả tổ bốc khói xanh mà lên làm Đế vương thì càng lại là ôm chặt lấy, rồi nghĩ cách truyền cho đời con đời cháu… chắt… chút chít… rồi muốn người đời coi hắn là thánh là thần. Đây chẳng qua lả chủ nghĩa ảo vọng của những kẻ bị áp bức trong cuộc sống thật, muốn thoát ly hiện tại bằng một giấc mơ yy mà thôi.

Cho nên để đám trên nhả ra quyền lực là khó lắm thay, mặc dù bọn hắn sinh ra trong một xã hội dân chủ.. ít nhất là khá dân chủ và đang hoàn thiện.

Ký thực hiện được Dân chủ ở Đế Chế chẳng những không làm lung lay quyền lực của hắn mà thực tế lại giúp hắn củng cố quyền lực cực mạnh nếu Ký tiếp tục duy trì không san sẻ quyền lực cho Đảng Marxism .

Nghị Viện Nhân Dân Lập ra thực tế chỉ ảnh hưởng mấy thằng hoàng đế bạo tàn , làm bậy, ăn chơi , hôn quân vô đạo thôi.

Còn thử tưởng tượng Ký – Huy Nhị Đế là người có uy tín vô cùng lại có công lao vạn thế khó có được cho dân tộc. Về bản thân Nhị Đế thì chăm chỉ, tài năng, luôn có lòng bao dung cùng nhân dân. Như vậy Hoàng Đế sợ quái gì Nghị Viện Nhân Dân. Thậm chí Nghị Viện còn giúp Ký ngó chừng chừng đám quan viên chính phủ. Ngó luôn mấy tên Đảng Viên trong Đảng Marxism.

Từ đó Ký nhẹ cả người, san xẻ được bao nhiêu gánh nặng cho Nghị Viện.

Nghị Viện Nhân Dân làm phản? Đầu tiên phải có lý do và có người lãnh đạo… ai có thể lãnh đạo được Nghị Viện.

Vì nên nhớ Nghị Viên chỉ là đại diện cho tiếng nói của nhân dân vùng của họ. Nghị Viên không có quyền lãnh đạo đối với nhân dân. Cho nên Nghị Viện là rất khó có thể trở thành một tổ chức bạo động.

Cho nên trong 4 năm xây dựng được Nghị Viện và san sẻ quyền lực cho nó khiến cho Ngô Khảo Ký thở phào một hơi dài…

Lại nói Đảng Đại Đoàn Kết Các Dân Tộc Marxism thì sao?.

Ký cũng san xẻ cho Đảng một số quyền lực thiết yếu như… đề cử ứng cử viên thủ tướng Chính phủ để Nghị Viện Bỏ phiếu tín nhiệm.

Nghị Viện thì có quyền đề cử ứng cử viên Thủ Tướng của mình mình nếu cảm thấy Ban Bí Thư cùng Bộ Chính Trị Đản Marxism đề cử chưa được chuẩn xác.

Lần này Nghị Viện Nhân Dân Đại Hôi lần thứ 6 có một trách nhiệm nặng nề , đó chính là chọn lựa 1 trong bốn người mà Đảng Marxism đề cử để bầu ra Thủ Tướng chính phủ, quyền lực của thủ tướng rất lớn , đó là do Nhị Đế nhường ra một phần quyền lực của bản thân họ.

Nghị Viện Nhân Dân Đại Hôi không có ý kiến gì về bốn ứng cử viên này, vì nói thật bốn người đều rất xuất sắc.

Thậm chí có một người xuất thân cực phẩm.

Thứ nhất ứng cử Viên Thủ Tướng- Ngô Khảo Tích, thứ nhì ứng cử viên Lê Văn Thịnh- thứ ba ứng cử viên Đỗ Như Thanh- cuối cùng và thân phận đặc biệt nhất là ứng cử viên Tô Triệt người gốc Hán.

Tô Triệt sau khi hết nhiệm kỳ Chủ Tịch Nghị Viện Nhân Dân sau 4 năm thì thực sự ông ta có danh tiếng rất tốt trong việc phụng sự hết mình cho sự phát triển chính trị xã hội của Đại Việt.

Thật không thể tin nổi một người Hán vì lý tưởng mà mình tin lại có thể ở Đại Việt làm nên thật nhiều công lao to lớn trong công tác dân sinh xã hội cùng đóng góp mạnh mẽ cho việc lý luận, phát triển chủ nghĩa Marxism Á Đông bản sắc.

Lê Văn Thịnh cũng là người nổi tiếng cùng có nhiều công lao trong việc Marxism hóa hệ thống Nho Học khá cổ hủ của Đại Việt.

Đỗ Như Thanh thì khỏi nói, Đại Việt có được sự phát triển kinh tế như lúc này ông ta chiếm công lao không nhỏ.

Ai cũng có thế mạnh cả.

Nhưng như đã nói, nếu hoàng gia có nhân tài kiệt xuất cứ việc đi làm chính trị, không ai cấm. Cho nên ứng cử viên của ba người kia thật quá nặng ký... Ngô Khảo Tích, tên tuổi, đức độ, tài năng, của ông ta không cần phải bàn nhiều...

Cuộc bầu cử này không phải đơn giản rồi.

Còn về Tây Việt quốc lúc này mới về Đại Việt được hai năm. Nhưng làm Tây Việt Vương là lão Hiến, còn Tích nhất quyết quay về Đại Việt cản không được cho nên Ký gật đầu đồng ý với chuyện này. Nói chung Vương gia ở Tây Việt cũng là biểu tượng, nắm quân quyền nhưng không tham gia chính sự.

Nói thật để từng bước đi lên thực sự Quân Chủ Lập Hiến với nền Dân Chủ cao thì Ngô Khảo Ký phải trải qua một thời kỳ nước trong nước đục như vậy. Cái khéo của hắn là xây dựng được một bộ khung xương triều đình cùng Nghị Viện rất mạnh và rất đồng lòng. Cho nên ở những trắc trở, những lệch lẹo trong quá trình cải cách luôn được bọn họ giúp đỡ sửa vá rất nhiều.

Đây là biến động về mặt chính trị, Quân đôi bị tách rời hoàn toàn cùng chính trị và cấm tham gia vào.

Trên Hiến Pháp thì quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng Marxism nhưng lúc này cả Chủ Tịch Đảng , Tổng Bí Thư, Ủy Viên Thường Vụ đều là Lý Thường Kiệt-Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký cho nên quân đội là thuộc Hoàng Tộc, trong thời gian ngắn không thể buôn bỏ quân đội, đây là đảm bảo cho một cuộc cải cách chính trị an toàn.

Bầu bán thủ tướng gì đó Ngô Khảo Ký không quan tâm, lúc này công việc của hai vợ chồng hắn nhàn hơn nhiều, có nhiều thời gian cho gia đình , cho nghiên cứu công nghệ và cho cả sự bố trí ở Tây Á và Châu Mỹ.

Lý Từ Huy quả thật đã bình phục , nhưng cách bình phục của nàng hơi lạ, Ký cũng chịu, vì đây là nhận thức của mỗi người đối với chính bản thân họ. Mình là ai thì chỉ có thể bản thân mình quyết định mà thôi.

Riêng Lý Từ Huy thì nàng chấp nhận học thuyết, bản thân chính là công chúa Lý thị, người của thời đại này, và thứ xuyên kia chỉ là những chuỗi thông tin thêm vào trí nhớ của nàng mà thôi. Ngô Khảo Ký cũng không hiểu như vậy có hậu quả gì không, thế nhưng Lý Từ Huy đã bình phục theo con đường này thì Ký cũng không phàn nàn nữa.

Thằng Tuấn 8 tuổi, con Ni 7 tuổi, con Ri 5 tuổi thằng Nobunaga ở đẩu đâu cũng đã 6 tuổi thi thoảng lắm mới được bí mật gặp cha.

Tuấn- Ni- Ri nói thật là nghịch đến người khác phải nghẹn ngào... càng lớn càng ăn dép nhiều hơn, đặc biệt là lúc này cả con Ni và con Ri đều bị ăn dép, không phải nữ mà tha thứ được... đám này nghịch đến mức Ký cũng không bênh cho được.

Thăng Tuấn thì thuôn người rồi, lộ ra vẻ thiếu niên tuấn tú thân cao mã tráng... nhưng mà ôi thôi hai đứa con gái nhà này... lớn lên cưới chồng được hay không là một vấn đề hóc búa.

Atotoztli đã về Châu Mỹ từ lâu, vác theo đứa bé 4 tuổi về với cha... Thăng Xuân vẫn cắm chết ở lỳ Nam Mỹ không về, hắn vẫn đang nghiên cứu các nền văn minh nơi này...