Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 684



Haim tông đồ đức tin phóng chiến mã trở lại mà thông báo. Phiến quân Kito quay đầu trở về Haifa thành.

Đáng lẽ như vậy đã đủ, nhiệm vụ đã thành công , nhưng Benjamin Huy Tuấn và Hassan Batukan liếc mắt nhìn nhau gật đầu, họ đã quyết định mạo hiểm xung trận, đánh tan đội quân này.

“Haran, Haim, Lavi, Matan, , Ovadya các ông lui về lãnh đạo 1500 phụ binh Don Thái , nhớ kỹ không quá tham chiến , vẫn chạy vòng ngoài dùng nỏ tên lợi dụng loại thế tấn công là chính, không nên trực tiếp xông vào chém giết” Benjamin thì thầm dặn dò các tông đồ của mình. Còn Hassan Batukan đã ngao ngao hưng phấn lên ngựa kêu gọi đám Seljuck thiện chiến chuẩn bị một lần xung trận.

Xung trận thì Benjamin không có khả năng chen miệng vào, hắn cong đang căng mắt học cách người Seljuk bố trí đội hình kia kìa.

Đội hình mũi thương ^ điển hình nhưng có điểm đặc biệt đó là kết hợp của Kỵ Thương và Kỵ đao.

Kỵ thương là ba lớp vòng ngoài, bên trong lõi mũi thương ^ chính là các kỵ binh với khiên lớn và kiếm cong Saif Crimitar .

Có thể tưởng tượng đội hình của người Seljuk như một mũi thương sắt non Châu Âu, bên ngoài tráng một lớp thép mỏng đó là Trường thương kỵ binh. Lõi là sắt mềm Saif Crimitar đao cong kỵ binh. ( Thật ra Saif Crimitar chỉ là tên gọi chung của curved swords- kiếm lưỡi cong lồi. Tất cả các loại kiếm cong dạng này có nguồn gốc khởi điểm từ Thổ Nhĩ Kỳ Trung Á từ rất lâu xa xưa. Về tên nguồn gốc của nó là Kilij ,Ấn Độ gọi là Talwar, Ba Tư Shamshir, Mimcha Bắc Phi, Saif được gọi ở Arb lúc này”

Thật ra mọi người đừng nghĩ nhầm những thanh đao của người Turi là cong vút và nhọn như thời Ottoman đế chế. Đó là thời điểm 200 năm về sau khi công nghệ thép tân tiến hơn, lúc này nếu là loại mũi nhọn thuôn dài chỉ có thể hơi cong cột góc 7-10 độ. Ngay cả thép Wootz chế đao Damacus cũng tuân theo quy tắc này. Loại này có thân thuôn nhỏ cong nhẹ tạm tời định danh là Curved Swords – kiếm cong- gươm.

Loại thứ hai phổ biến hơn nhiều và dễ chế tạo hơn dùng cho đại trà binh sĩ đó là Curved Blade- Đao cong . Lưỡi đao bè to, cong và thường ngắn hơn kiếm cong một chút, lưỡi nhọn tam giác bè. Cấu trúc này dễ rèn, khó gẫy cảm giác chặt bổ thật đã tay.

Lúc này 90% quân đội Hồi giáo chính là dùng Curved Blade. Tất nhiên quân Do Thái 500 lão binh là 100% dùng Curved Swords , đơn giản vì thép từ công nghệ Bessemer đủ để chế tạo Curved Swords không dễ đứt gãy khi va chạm, nhất là nếu ghép hai lớp thép thì càng khó gãy.

Lúc này một ngàn Thương Kỵ Mã, Đao Cong Kỵ Mã của Seljuk dẫn đầu hình mũi giáo xông lên. Theo sau là năm trăm lão binh lạc đà kỵ Do Thái đã chuyển qua trường thương 3m của mình.

Hai cánh có hai đội cung kỵ mã Seljuck bảo vệ mỗi nhóm 500 người. Cuối cùng là rậm rạp chằng chịt 1500 tân binh Do Thái cưỡi lạc đà, đám này có yên cao kiều hỗ trợ cùng bàn đạp full giúp sức rất nhanh quen thuộc cưỡi lạc đà, tuy vẫn còn ngô nghê chưa thể cận chiến thương đao, nhưng từ xa bắn lén bằng nỏ thì rất tốt.

Huy Tuând đoán không sai. Sau quá nhiều lần bị cung kỵ đột kích cho nên đã tạp thành một thói quen cho Phiến quân Kito đó là lấy đao thuẫn thủ xếp bên ngoài ngăn tên, dùng cung thủ toả ra bốn phía bất kể lúc nào cũng có thể đả kích các nhóm cung kỵ của địch nhân quấy rối.

Nhưng chính cái “ thói quen “ mới lập này của quân Kito, lại bị Benjamin cố tình nhắc đi nhắc lại khiến họ thảm rồi.

Đao thuẫn binh chưa bao giờ là một đối trọng của kỵ binh xung phong, ngay cả kỵ binh không yên không bàn đạp, vì chỉ cần dùng sức ngựa lao thẳng vào đủ để tạo nên sát thương kinh hoàng cùng đục thủng phòng ngự hệ thống.

Đây là hình thức cản lướt rất đặc chưng của kỵ binh.

Chỉ thấy trong chớp mắt va chạm…. người ngã ngựa đổ huyết nhục tung tóe, trung bình một con chiến mã nếu ngã xuống cũng phải trà đạp được mười lăm đến hai mươi người bên địch thủ là ít nhất.

Bọn kỵ binh Seljuck dùng thương đâm nhanh một hai mũi với lực rất nhỏ chỉ đủ làm bị thương hoặc may mắn giết chết định thủ là chính sau đó chính là dùng sức ngựa cản thẳng và lao lên, mỗi dân tộc đều có những lối đánh rất khác nhau, cùng là kỵ binh nhưng cách đánh của người Seljuck khi xông trận nó hơi khác.

Sau khi lao nhanh vào đội hình địch được tầm 20m thì kỵ binh của Seljuck chia làm hai tạt qua hai bên trái phải.

Từ đây thay vì đột kích đối mặt cùng các lớp bộ binh xếp sau họ biến thành công kích sườn các lớp bộ binh mà họ đã xuyên qua.

Đao cong chém tới tấp, thương chĩa thẳng phía trước, không đâm mà chỉ dùng sức ngựa xiên lên, tốc độ ngựa đã giảm nhiều, lúc này dùng thương đâm thẳng cúng không có bao nhiêu dư lực.

Đây là cung binh nhóm của người Kito, họ không có bất kỳ võ trang nào để kháng cự lại kỵ binh có bọc giáp tiến sát cận chiến. Một cuộc đồ sát cứ thế diễn ra…

Quân Seljuk mở ra hai bên sau đó quay ngược đầu tháo ly chiến trường tiếp tục tập hợp lại chuẩn bị mở một cuộc đột kích mới.

Benjamin Huy Tuấn quá bất ngờ về lối đánh này, hắn vẫn nghĩ là quân Seljuk sẽ cố xuyên qua toàn bộ chiều dày của quân Kito, nhưng không, họ chơi theo kiểu bóc bánh lá, bóc từng lớp từng lớp một. Huy Tuấn bất ngờ quá, nhưng hắn kịp bẻ lái bám theo sau đuôi Hassan Batukan, Nói thật không kịp bẻ lái mà xông thẳng thì đúng là chết dở.

Benjamin Huy Tuấn cười khổ , đúng là vẫn chưa hiểu chiến thuật của người Seljjuk mà , kém chút nữa dẫn đến sai lầm.

Trường thương 3m xông vào đám loạn binh thì thật vướng víu dù có gỗ sồi tốt ép cứng chẳng mấy chốc cũng gãy, các kỵ lạc đà Do thái không cách nào khác phải treo trường thương lên yên lạc đà rút ra Curved Swords mà chiến đấu.

Nhưng lạc đà thân cao lắm Curved Swords thiết kế để cho kỵ lạc đà từ trên cao chém xuống kỵ mã, muốn chém bộ binh phải nghiêng nhoài người bất tiện và mất trọng tâm thăng bằng.

Không chiến đấu thì thôi, chiến rồi thì Benjamin mới nhận ra sự bất tiện này, không có yên cao kiều thật cao trước mặt để bám tay trái vào cùng hau bàn đạp full chân thì rất khó dùng Curved Swords từ trên lạc đà tấn công bộ binh.

Những thứ này chỉ có trực tiếp chiến đấu mới có thể cảm nhận được những thiếu hụt của trang bị. Mấy thằng chém gió dĩ nhiên cứ trang bị nào thép tốt là tốt rồi. Hình dạng , độ dài, dẻo dai – cứng- đàn hồi đều rất quan trọng của mỗi loại quân sẽ cần khác nhau. Không có kiến thức thực sự sử dụng vũ khí thì nào biết, tất cả giống nhau hết mà thôi… nửa vời là đây. Dĩ nhiên Benjamin đã tận tay tham chiến, tận tay dùng Curved Swords chém người cho nên hắn sẽ không phải là một kẻ nửa vời.

Trong não bộ Benjamin hiện ngay lên một hình ảnh Naginata…. Đao dài cong của Nhật bản rất thích hợp cho Lạc Đà Kỵ binh dùng.

Nhưng chuyện này hẵng để sau vì lúc này chiến tranh đang bừng bừng trước mặt, đám Do Thái Tông đồ lao lên lạc đà bảo vệ hai bên, khiến Benjamin cười khổ , hắn chỉ mới đâm chém được mấy tên cung binh Kito thôi. Dĩ nhiên người Do Thái không muốn Tiên Tri, lãnh tụ tinh thần của họ mạo hiểm. Xông trận theo kiểu biểu tượng được rồi, đừng coi làm thật. Tất nhiên nếu có ca dễ thì Tông Đồ Do Thái cũng thả qua để… Tiên Tri Bemjamin luyện tay.

Quân Kito phải nói là binh bại như núi đổ, bọn họ đã mắc sai lầm trí mệnh, một khi để thương kỵ mã của người Turk xé toang đội hình thì đó là thảm hoạ.

Đám cung binh phía sau đao thuẫn binh bị tạt cánh đánh vào sườn, bị kỵ mã, lạc đà dẫm đạp húc bay mà tử thương vô số …

Nhưng quân Kito chưa hoàn hồn thì 2500 cung kỵ cả Seljuk và Do Thái xông tới bắn tên ào ào… một lần nữa quân Kito vừa bị đả loạn cho nên không có chút phòng ngự nào, hứng trọn cả loạt tên này.

Leonardo và Flavio khản cổ chỉ đạo nhưng chỉ có mấy trăm Đông La Mã binh có thể bình tĩnh lập đội hình phòng thủ.

Nhưng điều đó là vô dụng khi Hassan Batukan đã tổ kiến lại đội hình kỵ binh mũi giáo ^ tiếp tục lần thứ hai xung phong…

Kito giáo dân binh đã loạn không thể tái sắp xếp , họ lao cả vào đám Đông La Mã cựu binh đang lập trận, khiến cho đám trận quân này vừa lập lại rối lên.

Kết quả có thể đoán trước, lần này Hassan Batukan và Kỵ Binh Turk thực sự xỏ xiên qua phiến quân Kito gây nên một thảm trạng kinh hoàng.

Đòn đánh này đã đập tan khu trung tâm với 500 lão binh Đông La Mã làm nòng cốt.

Năm trăm Kỵ binh của Phiến quân Kito bị mắc trong loạn quân không thể gây nên bất kỳ tác dụng tương đối nào.

Trong khi Benjamin vật lộn với mưu sinh thì cuộc sống của Tống Kiệt khá tốt.

Đè ép được năm tộc bên dòng sông phía Tây, khu vực Sur đã ổn định tương đối, không có bất kỳ thế lực nào quấy nhiễu .

Tống Kiệt chỉ tập trung vào phát triển kinh tế , ổn định cuộc sống , và hắn ổn định rất tốt…. rất rất tốt.

Thằng này Tống Kiệt không có nhiều trong đầu khoa học kỹ thuật gì, nhưng giỏi về ngoại giao, gần như các thể lực đáng kể xung quanh đều biết đến thằng này và không thiếu hảo cảm.

Tống Kiệt không có hoặc chưa có tham vọng mở rộng, hắn chỉ ru rú một góc thành Sur hết tâm kinh doanh khai mở cùng cải tạo khu vực mày.

Pozzolan Tống Kiệt cũng biết, thứ này xi măng không quá lạ ở khu vực này. Người La Mã đã mang kỹ thuật này đến bán đảo Arab, thời gian qua Tống Kiệt kinh tế chính là rèn đúc vũ khí, buôn bán cho các phe thế lực, kiếm đại lượng tiền mua vào than đá than củi, thứ mà khu vực Oman thiếu, nhưng Ấn Độ vùng lại không khó kiếm.

Từ than đá than củi cùng quặng mỏ tự nhiên tại Sur Tống Kiệt không thiếu thép để sản xuất đồ. Như quả cầu lăn lăn, càng lăn càng lớn hắn trở nên giàu có. Mua càng nhiều nô lệ khắp nơi.

Chiến tranh vùng Trung Đông, Bắc Phi tấn công khu Tây Ban Nha v.v…. dẫn đến không thiếu tù binh chiến tranh, nô lệ được buôn bán. Tống Kiệt dĩ nhiên kiếm được không ít Nô lệ kĩ thuật cao từ nơi này.

Cho nên pozzolan du nhập vào Sur là chuyện thường tình. Có xi măng có nô lệ sức lao động bổ xung. Sur nhanh chóng được xây dựng lại và trở thành một thương cảng có tiếng ở chung quanh khu vực này.

Thiên Tử quân Đại Việt cũng có thời gian dần thích hợp với thời tiết khủng bố nơi này. Mân binh được Tiên Tử Binh huấn luyện bài bản chính quy đã tăng mạnh sức chiến đấu, quân gốc Ấn từ Lanka theo Tống Kiệt cũng dần tiến bộ. Lại thêm Nô lệ mới có khá nhiều là quân nhân từ Châu Phi, Âu, Hồi cũng được triệu tập tạo thành một đội quân Ghulams ( quân nô lệ theo tiếng Hồi) với lời hứa hẹn phục vụ sau 5 năm sẽ khôi phục tự do.

Dân số Sur của Tống Kiệt có tầm 2 vạn nô lệ Oman bản địa, 4 vạn người Đại Việt , 5 ngàn người Ấn, lúc này đã có thêm hơn vạn nô lệ các tộc Phi Âu Hồi.

Dân số thì cỏn con như vậy nhưng quân đội lại lên tới gần ba vạn người với chủ lực 9 ngàn Thiên Tử Quân, 1 vạn Mân Binh, 2 ngàn Ấn Binh, và Ghulams là 5 ngàn.

Có thể nói nó nhỏ nhưng nó có võ. Tỉ lệ quân đội/ dân cao đến mức quá kinh ngạc nhưng cũng đừng ngạc nhiên, có thời Bố Chính cũng vậy. Đơn giản vì Sur là một thành phố tiền công nghiệp cùng thương nghiệp, cần một số ít lao động cũng có thể nuôi một số lượng quân đội rất lớn.

Bến cảng Sur đã nhộn nhịp hơn bến cảng Muscat thủ đô của Oman rồi.