Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 02: Cách biệt văn minh



Ngày 3 tháng 8, gần một tháng hành quân dòng giã thì hạm đội Đại Việt cũng tới được Rohana.

Khi này hạm đội bắt buộc phải dừng chân bởi lẽ sau 28 ngày liên tục di chuyển thì các động cơ cần được bơm hoá chất tẩy cặn bẩn trong lò hơi cùng bảo trì máy móc một cách toàn diện.

Rohana vốn chỉ là nơi trung chuyển hàng hoá giữa Vương triều Hồi Giáo Nizaris và Đại Việt. Vì trước đây cẩn bảo mật cho mối qua hệ của Hassan cùng Ngô Khảo Ký cho nên cảng Rohana cũng không có mấy đặc biệt ngoại trừ có nhiều chút người Hoa, người Việt cùng người Mã Lai.

Thật ra những người này đều là quốc tịch Đại Việt, theo chính sách chủ nghĩa dân tộc công dân thì bọn họ chính là dân tộc Đại Việt , gốc Hoa, gốc Mã hay gốc Kinh. Nhưng lúc này tình hình chuyển biến rất rất lớn. Một tháng trước thì một đội thuyền vận tải Barque đã đến Rohana để sớm xây dựng cầu cảng cùng lắp đặt máy móc. Rohana còn tập trung đủ 5 ngàn người đã từng đi theo Kiều Thạc trong đó có con cháu, gia đình của hắn.

Thật bất ngờ là thằng này dạy dỗ con cháu rất chú ý, không một nửa điểm bất mãn với Đại Việt hay chính quyền đương thời. Có thể nói Thạc là một kẻ cực kỳ thông minh, thông minh ngay cả từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Đã “đu càng” nhưng Thạc vẫn nghĩ cho tương lai của con cháu, vẫn nghĩ đến đường về cho con cháu. Nếu tiêm nhiễm sự hận thù vào đầu lớp trẻ thì làm sao Đại Việt sẽ chấp nhận một đám phần tử phá hoại đó về lại quê hương.

Cho nên việc làm của Thạc rất sáng suốt. Thậm chí lần này trước khi đầu hàng và tự nộm mình về cho Đại Việt thì hắn cũng đã giải thích cặn kẽ với con cháu để chúng ít nhất hiểu được nguyên do của việc có khả năng chắc chắn Kiều Thạc, Kiều Thung sẽ bị tử hình.

Thạc chỉ buông một câu cuối cùng chốt lại “ Giết người đền tội, tay ta nhuốm đầy máu tanh và tội ác, còn ngoan cố sẽ chỉ liên luỵ cả tộc mà thôi”.

Có thể dấu chấm hết của Thạc và Thung không hẳn là chấm hết, kẻ nhìn xa đến vậy luôn đáng được tán thưởng ở một số mặt nào đó, Tất nhiên những việc xấu bất tận mà hắn gây ra không thể không trừng phạt cho được.

Mười bốn năm chạy trốn tuy nay đây mai đó, nhưng gia tộc Thạc vẫn còn đến 150 người, đa phần là trẻ tuổi, đám tâm phúc đi theo gia đình cũng vẫn duy trì được tầm ngàn người. Còn lại bốn ngàn người đó là binh lính Ấn Độ những năm qua đi theo Thạc chinh chiến tại nơi này.

Những binh sĩ này thuộc tầng lớp thấp nhất của Ấn Độ nhưng vẫn được Thạc sử dụng và tôn trọng, cho nên đáp lại bọn hân vẫn đi theo gia đình Thạc đến Rohana. — QUẢNG CÁO —

Khi này Rohana không cần nấp trong bóng tối nữa. Cung điện năm xưa nơi Tống Kiệt từng ở giờ biến thành trung tâm hành chính Tỉnh Rohana thuộc Đại Việt. Lá cờ ba màu đỏ, vàng , trắng tung bay trong gió đầy kiêu hãnh. Bên cạnh đó là lá cờ đỏ lưỡi liềm đầy trang nghiêm.

Điểm kinh dị nhất đó là Rohana đang nhanh chóng dựng lên một cấu trúc rất tương tự như nhà máy điện nguyên tử ở Thăng Long mà trước đây Ngô Khảo Ký nhờ đến Na Ri chế tạo.

Nhưng nhà máy này quy mô rất rất nhỏ, không hiểu đây là cấu trúc gì?

Còn cái quỷ gì khác , đây chính là một nhà máy năng lượng điện nguyên tử với lò phản ứng hạt nhân giống đúc với Thăng Long , chỉ là quy mô chỉ bằng 5% so với Thăng Long thôi.

Vậy cái lò phản ứng này lấy từ đâu ra?

Ngoài Ngô Na Ri thì còn ai nữa?

Vấn đề đó là Ngô Na Ri đã mất liên hệ và không thể điều khiển được cỗ máy < bảo trì> ở lòng đất sao? Và nguyên liệu cũng đã không còn, lấy cái gì để chế tạo tiếp tục?

Như đã nói, Trần Lâm rất hiểu công nghệ của đám người Zolzic, việc hắn có thể dùng cơ thể của Na Ri điều khiển căn phòng cũng như máy móc của người Zolzic nơi này là quá bình thường.

Như Trần Lâm giải thích, của hắn và Na Ri cao đến đáng ngạc nhiên.

Nếu không vì cách quá xa, việc < sử dụng> cơ thể Na Ri khiến hắn tiêu tốn quá nhiều năng lượng thì hắn hoàn toàn có thể dùng cơ thể của cô bé sống trong căn phòng này.

Nhắc lại đó là sống trong căn phòng, bởi lẽ Trần Lâm cần một bộ ăng ten khuếch đại tín hiệu để có thể xâm nhập một cách bình thường cơ thể của Na Ri. Căn phòng Thiệu Hưng chính là cái ăng ten này chỉ khi Nari ở trong căn phòng này thì Trần Lâm có thể thoải mái cơ thể của con bé mà không gây tổn hại đến cơ thể này.

Biết được sự việc trên thì Ngô Khảo Ký nhờ vả Trần Lâm chế tạo một số máy móc cho Đại Việt, giúp Đại Việt vững bước phát triển hơn. — QUẢNG CÁO —

Tất nhiên để tránh lịch sử bị đột biến khiến cả hai bị xoá sổ thì cả Ký và Lâm đều hết sức hạn chế tạo ra những thứ quá hiện đại.

Khặc khặc khặc… thật sự không muốn cười lớn đâu. Nhưng khi bắt tay vào việc thì Ngô Khảo Ký mới hiểu ra vấn đề. Thời gian đã quá lâu đối với Lâm, hắn đã trở thành một tên siêu phàm đúng nghĩa, sử dụng sức mạnh nội tại của bản thân và công nghệ huyền huyễn. Thứ không thể được sử dụng ở Địa Cầu hoặc có cũng là rất khó khăn luyện tập, sử dụng và.. “ yếu nhớt” .

Công nghệ thời Trần Lâm là cuối thế kỷ 23, nhưng không nên so sánh sai lầm là 23 của Lâm chỉ cách 21 của Ký 200 năm. Hai mốc này khác hoàn toàn nhau.

Thế kỷ 23 của Lâm là dòng thời gian mà tại thê kỷ 11 đã có tàu hơi nước, có súng đạn, có các nghiên cứu khoa hoa học cơ sở ngang tầm thế kỷ 17-18 của dòng thời gian Ngô Huy Tuấn . Tức là dòng của Lâm và Ký lúc này ước chừng 400 năm sau nhân loại sẽ đạt được các thành tựu thế kỷ 21 của Ngô Huy Tuấn.

Cho nên thê kỷ 23 của Lâm cách thế kỷ 21 của Ngô Huy Tuấn 200 năm về cách cộng trừ thời gian , nhưng lại cách công nghệ tới 600 năm về mặt công nghệ…

Chính vì lẽ đó công nghệ của nhân loại tiếp cận công nghệ của lũ Zolzic . Thậm chí nhân loại là có sự học tập sao chép và phát triển công nghệ thời Zolzic để tránh việc sử dụng các năng lượng cổ đã canh kiện như “ than đá, dầu mỏ, đá phiến…”.

Và năng lượng nguyên tử ở thời Lâm được xem là loại năng lượng cổ, thấp cấp và “bẩn” hiếm khi được sử dụng dụng, chỉ các khu vực trũng cực kỳ kém phát triển của nhân loại mới sử dụng.

Cho nên hỏi ông Lâm chế được động cơ đốt trong không?

“ Nó là cái gì? Là loại công nghệ ?”

Ký muốn nhảy lên đánh người…

“ Vậy động cơ của các anh là gì?” Ký hỏi theo tò mò thôi…

“ %**++#^*+#*^*#+#+*++^” Lâm trả lời… không hề nói tiếng người… không hiểu nổi. — QUẢNG CÁO —

“ Tại sao ngôn ngữ khác nhau vậy? Như vậy lúc này vì sao anh có thể nói tiếng Việt giống như tôi?”

“ Hả … vấn đề đó? Đơn giản khi ở trong lòng của Mặt Trăng thì đã học một số loại ngôn ngữ cổ , trong đó có ngô ngữ cổ của người Việt. Còn vì sao ngô ngữ của thời đại của tôi khác nhiều ư? Đơn giản vì xã hội càng nhiều phức tạp, công nghệ càng nhiều phức tạp thì âm ngữ càng nhiều để giải thích , định nghĩa chúng. Có những âm tiết không thể thay thế mà anh muốn hiểu nó thì cần phải học. Mà đôi khi học không nổi vì giữa hai ta có một khoảng đứt gãy công nghệ quá dài mà tôi không biết đến để bổ túc…”

Lâm hết sức nhiệt tình giải thích…

Ừa cũng phải thôi, hệ ngôn ngữ đơn giản hay phức tạp biểu thị trình độ phát triển của một nền văn hóa. Nền văn hóa càng cao thì hệ ngôn ngữ càng có nhiều từ vựng phong phú và phức tạp. Đó là quy luật phát triển chung, thử đi giao lưu với các bộ lạc trong rừng sẽ hiểu hệ ngôn ngữ của họ đơn sơ ra sao. Vậy mà có mấy thằng điên ngáo ngáo đòi bỏ hến 60% từ Việt Hán trong tiếng Việt để “ làm sạch tiếng mẹ đẻ”. Tưởng tượng nếu người Việt bỏ di 60% vốn từ có khi biến thành.... bộ lạc trong rừng cũng nên. Thực là nhiều đứa thiếu não đến trầm trọng rồi.

Việc Ngô Khảo Ký có thể học tập ngôn ngữ Việt của Lâm 23 quá khó và gần như không thực tế, và việc Lâm giải thích cho Ngô Khảo Ký cũng là quá khó.

Nó không khác gì lúc này Ngô Khảo Ký giải thích từ “lượng tử” cho người thời này. Muốn hiểu được ý nghĩa của hai chữ này thì Ngô Khảo Ký phải giải thích cả một hệ thống kiến thức. Nhưng nếu chịu khó thì vẫn giải thích được. Vì không có đứt gãy khiên thức cơ bản.

Nhưng nền văn mình của Lâm đã tiến quá xa... có hàng loạt công nghệ liên quan đã bị thải loại trong chặng đường 600 năm và Lâm không phải chuyên gia trong lĩnh vưc công nghệ thì không thể nào từ từ giảng từng bước cho Ký được. Đó là nhiệm vụ bất khả thi.

Như vậy Lâm coi như vô dụng.

Ký muốn dùng hắn lách luật chế súng hay đạn pháo thì Lâm nói, vũ khí thời < tối cổ> chỉ mấy tay chơi đồ cổ mới biết. Hắn không biết…..

Thất vọng hoàn toàn.