Lịch Sử Cấm Kị Của Trái Đất

Chương 5: Nút tai của người aztec?, chiếc bình kim loại bí ẩn và dây chuyền bị mất



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Kim Tự Tháp Ai Cập

Trong bất kì một danh sách nào về những điều lạ lùng, một trong những điều đầu tiên người ta nghĩ tới là, tất nhiên, Kim Tự Tháp Lớn (The Great Pyramid) ở Ai Cập. Kim Tự Tháp đã từng là nguồn gốc của vô số lý thuyết, ý tưởng, lời đồn, và suy đoán. Nhiều năng lực đáng ngạc nhiên đã được gán cho nó.

Mặc dù nhiều lý thuyết đã được đưa ra về chuyện Kim Tự Tháp đã được xây dựng như thế nào, nhưng nếu soi xét lại cho rõ thì, không một lý thuyết nào được trình bày từ trước đến giờ đã có thể chứng minh được sự đầy đủ. Nó đã được lý thuyết thành khá nhiều thứ, từ một ngôi mộ, cho tới một căn phòng điểm đạo, cho tới một cột mốc vũ trụ, cho tới một cái máy bơm nước khổng lồ, và bên cạnh rất nhiều thứ khác. Có vô số sách đã được viết về nó và vô số lý thuyết được tranh luận. Thật sự thì toàn bộ khu phức hợp Thung Lũng Giza khá đặc biệt, và cũng có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh toàn bộ khu vực; mục đích của nó và cách xây dựng nó.

Khu phức hợp này thật sự quá đặc biệt đến nỗi toàn bộ một chương sẽ được dành riêng cho nó vào phần sau cuốn sách. 

Nút Tai của Người Aztec?

Nền văn hóa Aztec, cũng như nhiều nền văn hóa quá khứ của vùng Trung Mỹ, có một niềm say mê dành cho một loại đá gọi là đá vỏ chai (obsidian). Nó được dùng chủ yếu là những hiến vật trong các nghi thức cúng tế, thường được tìm thấy ở nhiều địa điểm tại Nam Mỹ. Trong trường hợp bạn không quen thuộc với loại đá này, đá vỏ chai rất dễ vỡ, nó là một dạng thủy tinh màu đen từ núi lửa và khá khó khăn để trạm khắc hay xử lý.

Tuy nhiên, có một thời gian trong quá khứ, một nghệ nhân khuyết danh đã được xem là đã làm ra những món đồ nhỏ nhắn tuyệt vời, khá kì lạ, này, nó được cho là những cái nút tai. Đúng vậy, nút tai, và chúng ta được yêu cầu phải tin là nó được tạo ra từ những công cụ Aztec thông thường thời đó, như là khoan tre, búa đục đá, và cát nhuyễn dùng để mài mòn.

chapter content



Điều này chỉ có thể được nhận ra như là một kết luận cực kì không thể thấu triệt, bởi vì những món đồ này đã được trau chuốt cho tới một độ dày chưa tới một milimét liên tục toàn diện, nó tròn trịa tuyệt đối, hoàn toàn cân đối và một cặp thì có kích thước giống nhau như đúc một cách chính xác.

Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ về điều này một chút và nhớ rằng chúng ta đang nói về những cái nút tai ở đây. Những thứ này rất rất nhỏ, và tôi chắc rằng bạn sẽ hình dung được nếu bạn nghĩ tới kích thước của một cái lỗ tai thật sự, hơn nữa, nó được tạo ra với một độ chính xác không thể tin được từ đá vỏ chai.

Hãy chú ý đến độ chính xác của cái đường vành nhỏ nhô ra từ hai đầu của nó. Rất khó để tưởng tượng rằng một ai đó làm ra nó từ đá vỏ chai dễ vỡ bằng các công cụ thủ công thô sơ.

Tuy nhiên điều hấp dẫn và thú vị nhất về những hiện vật này là dưới sự soi xét tỉ mỉ những dấu hiệu không thể nhầm lẫn được của máy móc thật sự hiển hiện khá rõ ràng. Điều này làm cho cái ý tưởng rằng chúng được làm bằng tay càng khó thuyết phục hơn.

Chiếc Bình Kim Loại Bí Ẩn

Tháng Sáu 1851, tạp chí Khoa Học Mỹ ‘Scientific American’ đã cho in lại bài báo cáo đã từng xuất hiện trong tờ nhật báo Boston Transcript về một chiếc bình kim loại được khám phá bởi các thợ mỏ. Chiếc bình được tìm ra trong hai phần, cùng với đống đá vụn khi nó được lấy ra từ trong lớp đá trầm tích cứng lúc được cho nổ tại Dorchester, Mass. Điều kì lạ là, nó đã bị chôn vùi 4.57 mét dưới mặt đất và bị nằm sâu bên trong đá. Điều này cho thấy rằng nó đã từng nằm đó trong một thời gian rất dài.

chapter content



Chiếc bình hình chuông cao 11.43 cm và rộng 16.51 cm. Được cấu tạo bởi một hợp kim kẽm và bạc, với hai mặt được trang trí thiết kế hoa văn và sắp xếp theo bó hoa, tất cả được dát bạc tinh khiết. Lớp đá mà chiếc bình đã bị chôn vùi trong được ước lượng khoảng 100.000 năm tuổi.

Làm sao mà chiếc bình đã bị chôn vùi thật chặt 4.57 mét dưới lớp đá trầm tích?

Dây Chuyền Bị Mất

Người ta đã biết rằng than đá được hình thành trong nhiều ngàn năm từ những thân cây đã bị cháy và đổ xuống và đã trải qua áp lực khủng khiếp tính bằng tấn từ lớp đất đá bên trên trong nhiều năm. Một cục than đá vì thế mà, đơn giản bởi bản chất về sự hình thành của nó, là một thứ rất cổ xưa. Nói theo nghĩa đen, không có “than đá mới”. Vậy mà một buổi sáng tháng sáu 1891, một người phụ nữ có tên S. W. Culp, tại thành phố Morrisonville, Tiểu Bang Illinois, đang đập than đá ra thành từng miếng nhỏ để cho vào bếp lò và bỗng dưng để ý thấy từ một cục than mà bà đã đập ra có một sợi dây chuyền dính trong nó. Sợi dây chuyền dài 25.4 cm và sau này đã được phân tích làm từ vàng 8 cara. Đáng tiếc là không có một bức ảnh nào về sợi dây chuyền, và nơi chốn hiện tại của nó thì cũng bặt vô âm tín, tuy nhiên, sự kiện này đã được ghi nhận khá chi tiết.

Theo sổ sách của Thời báo Morrisonville ngày 11 tháng 6, năm 1891, các nhà điều tra kết luận rằng sợi dây, được mô tả là đã được chế tạo bằng “một sự khéo léo duyên dáng cổ xưa”, không chỉ đơn giản là vô tình bị rớt trong than đá bởi một người công nhân,vì một cuộc khám xét kĩ lưỡng đã hiển thị rõ ràng một số mảnh than vỡ vẫn còn bám trên các mối kết của sợi dây, trong khi một phần của mảnh than vỡ vẫn còn mang dấu ấn riêng biệt của nơi sợi dây đã từng nằm trong đó. Người phóng viên mô tả nó theo cách này:

“Bà Culp nghĩ rằng sợi dây chuyền đã vô tình bị rơi trong đống than, nhưng khi bà nhặt nó lên, ý tưởng rằng nó đã bị đánh rơi trong thời gian gần đây là không thể được, vì khi cục than vỡ ra và gần như là tách làm đôi, và vị trí vòng tròn của sợi dây có hai đầu nằm gần với nhau, và khi cục than tách ra, phần giữa của sợi dây bị rơi ra trong khi hai đầu vẫn còn dính chặt vào cục than… “

Làm thế nào mà một sợi dây chuyền vàng được rèn tinh xảo đã có thể dính chặt trong một cục than, một vật mà sự tồn tại của nó đòi hỏi hàng ngàn năm tuổi?

Rõ ràng là sợi dây chuyền đã không bị mất quá gần đây.