Lã Mai Nương

Chương 16: Quyền đả Quảng Đông toàn tỉnh, gây phẫn nộ anh hùng tứ xứ Cước kích Tô Hàng nhị châu, làm tức bực tiều khách ph



Tại Triều Dương huyện thuộc thủ phủ Nam Kinh, có một tiệm bán tơ lụa lớn dưới bảng hiệu Vạn Xương. Chủ nhân Vạn Xương hiệu là Phương Đức tự TếHanh năm ấy tuổi ngót lục tuần, tánh tình hiền hậu, sinh quán ở QuảngĐông.

Vợ Phương Đức họ Lý đồng hương với chồng, hạ sang được, hai trai. Trai lớn là Hiếu Ngọc, nhỏ là Mỹ Ngọc.

Năm Hiếu Ngọc mười tám tuổi và Mỹ Ngọc mười sáu tuổi, cảnh nhà neongười, vợ chồng Phương Đức bèn cười vợ đồng lương cho hai con, lấy dâuthay gái sớm tối hầu hạ trông coi việc nhà. Được bốn năm sau thì Lý thịlâm bệnh quy tiên.

Sau, Phương Đức được người đồng hương là Miêu Hiển, võ nghệ tinh thông,gả con gái mình là Thúy Hoa cho. Thúy Hoa tuy kém tuổi hơn Phương Đứcnhiều nhưng nàng hấp thụ bản lãnh của cha nên cũng nổi danh là tay võdũng. Nhân đó hai cha con họ Miêu truyền thụ võ nghệ cho Hiếu Ngọc và Mỹ Ngọc.

Họ Phương nguyên căn khí lực đầy đủ. Thúy Hoa là gái đang thời xuân sắc, mấy tháng sau đã có tin mừng. Tới kỳ mãn nguyệt khai hoa, nàng hạ sangđược câu trai cực kỳ bụ bẫm khôi ngô. Phương ông đặt tên là Thế Ngọc.Đến hôm ăn đầy tháng, mời quan khách chật nhà, ai ai cũng khen Phươnggia tốt phước lão bạn sanh châu. Cha con họ Miêu theo phương pháp ThiếuLâm, tự dùng thuốc pha nước dấm Thiết sư tắm cho Phương Thế Ngọc. Sau đó tùy theo thời gian, hai người dùng tra vót mông vỗ khắp mình Thế Ngọc.Lần lần bỏ tre dùng đến gỗ, bỏ gỗ dùng đến thép, nhờ vậy gân cốt da thịt đứa nhỏ đầy đặn cứng rắn vô cùng. Tới khi Thế Ngọc biết đi, Thúy Hoa tự tay khâu giày cho con. Nàng tuần tự rát lên mặt giày những miếng chỉnhỏ, cho Thế Ngọc trước còn đi không, sau chạy nhảy lên cát. Trên cátvốn đã khó đi, đứa nhỏ lại mang võ hài có chi càng thêm khó đi nữa,nhưng Thế Ngọc hồn nhiêu cố công chạy nhảy nô đùa, lâu dần thành quen.Số cân lượng chỉ gài ở võ hài cũng mỗi tuổi mỗi tăng. Nhờ đó, lúc ThếNgọc đi hài nhẹ chạy nhảy lăng xăng trên mặt đất nhẹ nhàng vững chắc hơn những đứa trẻ đồng độ tuổi bội phần.

Năm Thế Ngọc lên ba thì phải hoàn toàn dùng võ phục do Thúy Hoa tự taymay lấy. Những lúc luyện tập, nàng bắt con xỏ hài gỗ cứng ngắt cơ hồ đikhông nổi. Tới lúc Thế Ngọc đã đi quen, thân mẫu lại bắt đi trên cát.Chạy nhảy trên cát được như thường, Thúy Hoa đổi mộc hài thành thiết hài và cứ theo phương pháp tuần tự như trên tập luyện cho cậu quý tử. ThếNgọc vô tình hồn nhiên dùng các thứ đó, có biết đâu nhờ vậy mà sau nàychàng thành một cao đồ Thiếu Lâm tự nổi danh.

Năm sáu tuổi, Thúy Hoa cho Thế Ngọc đội mũ sắt, kỵ mã và bắt đầu nhảycao. Trước còn nhảy lên các thềm vuông đều đặn, sau bắt đầu nhảy lên các viên đá lớn gồ ghề và bị mất thăng bằng. Giữ được thăng bằng rồi, ThếNgọc phải nhảy lên các vật nhẹ như các miếng cây nhỏ mà Thúy Hoa đã cố ý sắp đặt cho thành cồng kềnh khó khăn, bắt buộc Thế Ngọc tự mình lấyluật thăng bằng tự nhiên. Cùng với các môn khác, Miêu Thúy Hoa cho ThếNgọc tập hợp, bẻ các vật rắn. Khởi đầu bả cây, lần lần đến uốn sắt.

Giờ ăn, giắn ngủ thật điều hòa, Thúy Hoa luyện con theo kỷ luật thép của nhà võ chánh tông. Qua năm lên tám, Thế Ngọc sức lực lớn hơn các trẻđồng sinh đến hai, ba năm, bắt đầu luyện môn quyền, cước sơ đẳng. Mộtnăm sau, khởi đầu luyện dùng võ khí cho tới năm mười hai tuổi thì bướcvào khoa nội, ngoại công, định thần, nhãn lực.

Riêng về môn Phi Hành thuật, ngay từ lúc chập chững đã dùng hài vải gàichì. Tới năm tám tuổi, công phu luyện phi hành cao hơn nhiều. Trước còndùng mộc hài, thiết hài, về sau Thúy Hoa gài thêm các thỏi chì quanh ống chân, bắp chuối, bắp vế, đai lưng chì, sức nặng tăng thêm lên với tuổitác và lực học. Chân quấn chì nặng như vậy, Thế Ngọc vẫn phải đi lẹ làng và chạy trên vòng quanh hoa viên trải cát dầy, hoặc vừa chạy vừa nhảylên các chồng gạch đá đặt ngay trong vườn luyện võ, cao thấp tùy theocấp bực.

Về môn quyền thuật cũng như về võ khí, sau khi luyện đầy đủ năm thứ Tấn: Trung Bình Tấn, Cháo Mã Tấn, Đinh Tấn, Độc Cước Tấn, Hạc Tấn đến Ngũthủ: Thôi Sơn, Cương Đao, Hùng Chưởng, Song chỉ, Phương Dực và Tứ Cước:Kim Tiêu cước, Bàn Long cước, Đảo Sơn cước, Tảo Địa cước, Thế Ngọc mớiđược học múa từng bài một cho thuộc lòng. Đó là biểu diễn hay độc diễn.

Độc diễn thông thạo mới là bắt đầu luyện Song Đấu từ thế một.

Mỗi thế có Tứ Đẳng Luyện: Công (đánh), Thủ (đỡ, giữ), Biến (chuyển) và phá (đánh lại).

Mỗi thế Tứ Đẳng Luyện được đầy đủ không hề sợ hở, ngượng ngập, thoạttrông thấy nhất cử nhất động của kẻ địch là đã biết ngay đối phương dùng thế gì, phá như thế nào, thiệt thông thạo, quyền, cước, thâu xuất nhưmáy, không phải nghĩ ngợi, do dự, bấy giờ mới được học sang thế khác.

Từ thế nọ sang thế kia, từ bài nọ sang bài kia, người học trước hết phải có Sư Phụ chân truyền, sau là phải dày công phu luyện tập mới mong được thành tài.

Cũng như các môn học khác, võ thuật có Tam Đẳng.

Sơ đẳng từ ba đến bốn năm. Trung đẳng từ bảy đến tám năm. Siêu đẳng từmười đến mười hai năm, tùy theo sức và thần trí của từng môn đồ. Cho nên không phải bất cứ ai cũng theo đủ thời hạn ấy là thành cấp bực mongmuốn.

Luyện võ cũng như ôn văn, có người học cả đời mà vẫn lẹt đẹt, không thểvượt bực, chỉ vì trí thông minh và sức luyện có vậy thôi. Bởi dầy côngluyện tập nên tiếng nhà nghề gọi luyện võ nghệ Đả Công Phu Trên đây làtrường hợp tập luyện của các bực cao đồ võ phái như Phương Thế Ngọc, Cam Tử Long, Lã Mai Nương tuy cấp bực của ba nhân vật này có khác nhau.

Được thân phụ là Cam Trường Mâu tập luyện cho từ hồi nhỏ tới năm lênmười, Tử Long đã được theo Chiêu Dương thiền sư và Lã Tứ Nương đại sưvào Mã Dương cương, Bạch Vân tự luyện tập suốt mười năm trời.

Còn Lã Mai Nương thì theo cô mẫu là Lã Tứ Nương danh gia, chân truyềnngay từ hồi nhỏ, công phu tập luyện của nàng và họ Cam lúc hạ sơn, đượcliệt vào hàng siêu đẳng ngay.

Trái lại, Phương Thế Ngọc tuy được thân mẫu Miêu Thúy Hoa theo phươngpháp chân truyền luyện thành mình đồng da sắt từ nhỏ, nhưng về võ thuật, Thúy Hoa chưa được liệt vào hạng siêu đẳng Thiếu Lâm tự thì dĩ nhiêncon nàng không đuổi kịp Tử Long và Mai Nương.

Cũng vì thế sau này Thế Ngọc còn phải lên Tung Sơn Thiếu Lâm tự theo Chí Thiện thiền sư tập luyện một thời gian nữa. Đó là chuyện sau.

Nói về Phương Thế Ngọc được thân mẫu luyện cho đến năm mười bốn tuổi,bản lãnh đã thật khá, thập bát ban võ nghệ làu thông, sức khỏe đặc biệt. Lúc đó Thúy Hoa mới cho Thế Ngọc từ bỏ chì ở chân, vế và các đai chìta. Nàng phi thân lên mái nhà, vẫy tay bảo con nhảy theo. Thế Ngọc nhảythử, người nhẹ nhõm khoan khoái vụt lên mái nhà như én liệng.

- Mẫu thân ơi, hai chân con nhẹ nhàng quá!

Thúy Hoa đáp :

- Thành công rồi. Con thử nhảy lên nhảy xuống nhiều lần và chạy quanhhoa viên ta coi nào. Phương Thế Ngọc bèn chạy vùn vụt quanh vườn, phithân lên nóc nhà liên tiếp nhiều lần nhẹ nhõm dễ dàng, Từ đó đêm nàoThúy Hoa cũng cùng Thế Ngọc chạy nhảy chuyền trên các nóc nhà khắp trong huyện để luyện thực hành. Nàng phi hành trước, bắt Thế Ngọc theo sau.Lúc mới đầu thỉnh thoảng Thúy Hoa còn phải ngừng bước lại chờ con, nhưng ngay ít lâu sau, Phương Thế Ngọc không nhường bước nào hết. Bản lãnhcủa Thế Ngọc ngay từ mười bốn tuổi đã ngang hàng với hai anh là HiếuNgọc, Mỹ Ngọc, nhưng hơn hẳn về phương diện mình đồng da sắt vì đượcchuyên tẩm luyện ngay từ nhỏ.

Ba anh em họ Phương đều làu thông thập bát ban võ nghệ, Hiếu Ngọc, MỹNgọc chuyên dùng Lê hoa thương về trường khí. Thế Ngọc thiết côn. Vềđoản khí, ba người cùng dùng đoản đao, giảm và thiết tiên.

Phương Đức thấy ba con trai thành tài thì vui mừng hết sức, song cũngnhiều khi khổ sở về tánh tình ngỗ nghịch của cậu con trai thứ ba. Ngaytừ lúc năm, sáu tuổi, Thế Ngọc chơi với trẻ lối xóm nều không bằng lòngđiều gì là đánh liền. Sẵn có sức khỏe lại được mẹ luyện, Thế Ngọc đánhbạt mạng cả những trẻ hơn hẳn mình bốn, năm tuổi khiến đứa nào cũng bịbể đầu, xẻ tai, cha mẹ chúng đem con đến tận Vạn Xương Hiệu bất thường.Được cái Phương ông xưa nay nhân đức, giúp đỡ nhiều người nên ai nấy đều vị nể, đem tiền đền và thuốc thang cho những đứa trẻ bị thương, mọi sựổn thỏa hết. Nhưng có xong đâu, Thế Ngọc luôn luôn đánh lộn, Thúy Hoaphải giấu diếm bồi thường cho những trẻ bị thương, không cho chồng biết e chồng rầy la. Nhiều phen Phương ông giận quá bắt trói Thế Ngọc lại vớicây đại thọ trong vườn, lấy roi mây đánh phạt. Thế Ngọc vờ đau kêu la,kỳ tình có ăn thua gì. Roi mây do Phương ông quất trên mông chàng chẳngkhác gì phủi bụi.

Thật ra không phải vì Thế Ngọc cậy khóc cố ý đánh lộn. Chàng thấy mấyđứa nhỏ bạn mình bị mấy đứa lớn tuổi ăn hiến nên bênh vực mới thànhchuyện.

Năm Thế Ngọc mười bốn tuổi, ngoại tổ Miêu lão sư cũng vừa đúng bảy mươilăm tuổi, một hôm cảm phong phát bệnh, lão sư biết mình, gọi mọi ngườivào trối trăng rồi qua đời.

Từ ngày lão sư mất, Phương ông cũng buồn, chờ qua tuần thất, bèn ngỏ ýcho Miêu thị hay việc mình muốn du ngoạn Hàng Chây thăm người bạn cũ làTrần Ngọc Thơ, Chủ tịch Quảng Đông hội quán bên ấy, nhân tiện xem cóhàng chi lạ thì buôn thêm.

Miêu thị hỏi :

- Lang quân định cho ai theo hầu?

- Lý An đi theo đủ rồi.

- Từ bé tới nay Thế Ngọc chưa bao giờ được đi đâu xa, lang quân nên chocon đi cùng cho nó được rộng kiến thức, vả lại nó cũng lớn rồi, tập việc doanh thương là vừa, đi đâu cho có phụ, có tử để nó được sớm hôm hầuhạ.

Được theo phụ thân đi chơi xa, Thế Ngọc mừng quýnh, chạy ra ngoài tiệm khoe với các tài phú người nhà.

Hai hôm sau, gia nhân Lý An quẩy hành trang theo cha con chủ nhân ra bến xuống ghe lớn chỉ nẻo Hàng Châu. Thuyền êm gió lặng, ít ngày sau cậpbến, ba thầy trò liền qua lối Tây Hồ tuyệt đẹp vừa u nhã vừa náo nhiệt.Trên bờ ngựa xe như mắc cưởi, mặt nước thì ghe, thuyền lớn nhỏ lướt nhẹđông đảo như lá tre. Đền đài, lầu các nguy nga tráng lệ ẩn hiện saunhững vòm cây xanh tốt, liễu rũ ven hồ. Từ các huê thuyền du khách ănchơi, nổi lên tiếng nhạc dìu dặt kèm theo giọng ca nữ thanh tạo, cảnhphồn hoa phú quý của châu Hàng nổi danh đô hội quả không ngoa.

Thế Ngọc khoái mắt, nhìn hết thứ nọ đến thứ kia không biết chán. Thuyềnghé bến, Phương ông thuê hai chiếc kiệu qua Đông Kim môn vào nội thành.Nhà cửa san sát, buôn bán phồn thịnh, phố xá rộng rãi, trà lâu, tửu quán hai ba từng lầu mái uốn cong veo, người qua kẻ lại, nào xe, nào kiệu,nào ngựa thập phần tấp nập. Kiệu đổ nơi Quảng Đông hội quán.

Gặp cố hữu, Trần Ngọc Thơ vui mừng khôn xiết mời Phương ông vào khách đường, sai người sửa soạn phòng lớn để quý khách lưu nghỉ.

Thế Ngọc quỳ lạy bái kiến họ Trần kêu là thúc phụ.

Phương Đức giới thiệu :

- Thằng út đó, tên nó là Thế Ngọc.

Trần Ngọc Thơ chăm chú nhìn Thế Ngọc, đỡ dậy và nói rằng :

- Miễn lễ cho hiền điệt, năm nay được bao nhiêu tuổi rồi?

- Thưa thúc phụ, tiểu điệt được mười bốn tuổi.

Quay sang Phương Đức, họ Trần nói :

- Thế ra sau này lão huynh...

- Phải, ngu huynh mới nạp thêm Miêu thị làm kế thất và sanh ra nó đó.

- Khôi ngô quá! Mười bốn tuổi mà sức lực khác thường.

Chợt nhận ra Thế Ngọc vận võ phục sau lớp áo dài, chân vận hài võ, Trần Ngọc Thơ hỏi :

- Lão huynh cho lệnh lang theo nghề võ?

Phương Đức kể chuyện gặp Miêu lão sư và lấy Thúy Hoa cho Ngọc Thơ nghe.

Họ Trần khen bạn tốt phước :

- Thế ra nhị vị lệnh lang Hiếu Ngọc, Mỹ Ngọc hiện thời thành tài võ dũng cả. Có biết mới có hơn, buôn bán ngược xuôi như vậy trong tay không cónghề đi đường lúc nào cũng nơm nớp lo sợ giặc cướp rất phiền.

Phương ông ôn tồn hỏi thăm gia đình bạn rồi cùng Thế Ngọc về phòng riêng rửa mặt thay áo. Lát sau trở ra uống rượu cùng họ Trần.

Con trai lớn của Ngọc Thơ là Trần Ngọc Thành ở ngoài phố về lạy chàoPhương ông và ngồi hầu tiệc, Thế Ngọc cũng được phép ngồi kế bên. Từchuyện nọ đến chuyện kia, Phương Đức hỏi thăm tình hình người đồng hương của Hàng Châu.

Trần Ngọc Thơ nói :

- Nếu không có một sự nhục nhã mới xảy ra thì tình hình, vẫn đều hòa không có gì đáng quan tâm.

Phương Đức ngạc nhiên :

- Việc chi can hệ mà lão đề kêu là nhục nhã? Các bạn đồng hương mình bị đàn áp sao?

- Nào có tiếng gì người Quảng Đông mà ngay cả toàn thể châu Hàng hoa lệnày cũng bị nhục theo, tưởng không còn mặt nào dám nhìn người khác xứnữa!

Nguyên mới cách đây trên hai chục hôm, có một võ sư nổi danh, người HồNam thì phải, họ Lôi tên Hồng, tước hiệu Lã Hổ, đến Hàng Châu xin phépquan Trấn thủ lập Lôi đài dương oai, diệu võ, thách anh hùng tứ xứ cùng y thi tài. Trước hết, y thiết lập Lôi đài mà dám ngạo thiên hạ, treo ngay cửa đài một tấm hoành lớn đề VÔ ĐỊCH ĐÀI, lão huynh thấy có ngangkhông?

Phương Đức nói :

- Chắc họ Lôi quả thật anh hùng vô địch mới dám nêu các danh từ ấy.

Trần Ngọc Thơ tặc lưỡi thở dài :

- Thị trấn Hàng Châu lớn nhường này mà y dám khinh miệt dùng ba chữ VôĐịch đài thì quả khinh người thiệt. Một kẻ xa lạ đến xứ sở này dựng Lôiđài Vô địch, khinh miệt dân Quảng Đông và Tô Châu, Hàng Chây với đôiliễn hai bên cột đài lồ lộ đập vào mắt thiên hạ:

Quyền đả Quảng Đông toàn tỉnh

Cước kích Tô Hàng nhị châu.

Nghĩa là:

Tay đấm cả tỉnh Quảng Đông

Chân đạp hai châu Tô Hàng.

Lão huynh xét thử, Lôi Lão Hổ kiêu ngạo đến nước ấy có đáng giận không?Hơn hai mươi hôm, toàn dân Hàng Châu người tứ xứ ai cũng như sống trênđồng lửa, ăn ngủ không được vì phách khí của Đài chủ. Thật là mục hạ vônhân!...

Nói một thôi, một hồi, Trần Ngọc Thơ mặt đỏ gay gắt, tức giận tộc bực.Con trai là Trần Ngọc Thành, trái với thân phụ, mặt tím lịm đăm đăm ngồi im lặng.

Phương Đức xưa nay vốn tánh cực kỳ điềm đạm, nghe lão hữu nói chuyện VôĐịch đài, cũng phải sôi nổi, dân mạnh ly rượu đang cầm trong tay xuốngthổi, mà rằng :

- Lão đệ nói đùng, thế này thì quả là Lôi Lão Hổ khinh người quá đáng!Hình dáng nó có oai hùng như Lôi đài của nó không? Lão đệ có đi coikhông?

Trần Ngọc Thơ vỗ đùi đánh đét một cái :

- Võ đài như vậy ai mà không tức đi coi, muốn ngồi nhà cũng không nổi.Người quanh mình bàn tán xôn xao khiến ai nghe cũng chán cả người! Hơnnữa Lôi Lão Hổ oai dũng lắm. Vai hùm, lưng gấu, mặt sắt đen sì, khi trấn đài y vận võ phục đen tuyền, thật dũng mãnh. Nó oai thế mới bực mìnhchớ!

- Đã có nhiều người thượng đài chưa? Những hạng người nào?

- Nhiều rồi, nhưng toàn tử thương và trúng thương. Hạng người nào cũngcó, đủ các giới không thiếu sót một ai! Họ tức tối lên đánh và... bịđánh luôn. Chưa một ai chịu nổi với Lôi Lão Hổ trên ba mươi hiệp.

Phương Đức sầm nét mặt :

- Lập Lôi đài để thi tài hơn kém, đã trúng thương là cùng, chớ tử thương thì quá quẫn! Quan trấn thủ không nói gì ư? Để họ Lôi sát hại mọi người như vậy sao?

Trần Ngọc Thơ giãy nẩy :

- Lỗi đâu ở quan Đầu trấn và cũng chẳng phải lỗi ở Đài chủ!...

Phương Đức ngạc nhiên ngắt lời :

- Đánh chết người và để đánh chết người, lão đệ nói họ vô tội lỗi là thế nào?

Trần Ngọc thơ giải thích :

- Trong khi lập lôi đài, Lão Hổ xin phép đàng hoàng, viết giấy dán khắpmọi nơi bá cáo dân chúng hay rồi mới dựng đài. Trong tờ bá cáo, và hiệnthời rất rõ ràng trên tâm biển dựng ở hai bên đài, các điều lệ rất minhbạch. Lỗi ở những người không biết liệu sức tài của mình mà dám thượngđài để hứng lấy cái chết, cái nhục. Để tôi lấy tờ bá cáo đó đưa lãohuynh coi. Nói đoạn Trần Ngọc Thơ bảo con trai :

- Tờ bá cáo điều lệ Vô Địch đài cha để trong ngăn án thư phòng lấy ra đây cho lão bá coi.

Lát sau, Trần Ngọc Thành cầm một tờ giấy màu xanh lớn kính cẩn đưa cho Phương Đức.

Mở tờ giấy gấp sáu đó ra, họ Phương đọc:

“Tôi là giáo đầu võ sư họ Lôi tên Hông, tước hiệu Lão Hổ sanh quán tạiBảo Kinh huyện, Trường Sa phủ, tỉnh Hồ Nam, xin bá cáo cùng chư vị quântử, anh hùng tứ xứ được biết.

Vốn ham ưa Võ thuật, tôi thiết lập lôi đài ở Thanh Ba môn ngay đại trấnHàng Châu, với mục đích cùng chư vị anh hùng thử tài, đua sức.

Bổn đài được đại quan Thủ Trấn chấp nhận công khai.

Bổn điều lệ được duyệt y hẳn hoi như sau đây:

Điều Thứ Nhất: Quan quân thuộc dinh ngũ không được quyền thượng đài.

Điều Thứ Nhì: Người nào thuộc Tâm giáo giới không được thượng đài.

Điều Thứ Ba: Thượng đài không được cầm võ khí hoặc dắt ám khí.

Điều Thứ Tư: Muốn đấu bằng võ khí thì phải trình bày trước với người phụ đài mà căn phòng ở ngay kế bên Lôi đài.

Điều Thứ Năm: Đặc biệt cho phép phụ nữ thượng đài và khi đó se coi như người thuộc nam giới tận tình giao tranh.

Điều Thứ Sáu: Trước khi thượng đài xin khấu danh tự, niên canh, quán trú.

Điều Thứ Bảy: Ai đánh trúng Chủ đài một quyền thưởng một trăm lượng bạc.

Điều Thứ Tám: Ai đạp trúng Chủ đài một cước thưởng chín trăm lượng bạc.

Điều Thứ Chín: Ai đánh được Chủ đài bật ra khỏi Lôi đài, được thưởng năm nghìn lượng bạc.

Điều Thứ Mười: Bị đả tử không thường mạng.

Điều Thứ Mười Một: Về võ khí, đánh Chủ đài trúng thương mà còn tiếp tục giao đấu được, thưởng một trăm lượng bạc.

Điều Thứ Mười Hai: Đánh Chủ đài trúng thương không đứng được, thưởng ba trăm lượng bạc.

Điều Thứ Mười Ba: Quật chết, đâm chết, như điều thứ mười thuộc quyền thuật.

Những ai tự lượng kém cỏi, yêu cầu đừng thượng đài thêm uổng mạng.

Kể từ ngày khai đài, quyền hạn Trấn đài là Bách Nhật và xin quan Thủ Trấn duyệt y tăng thêm thời hạn.

Nay kính cáo!

Đài chủ Lôi Lão Hổ”.

Đọc xong, Phương Đức nói :

- Điều lệ công bình. Bất tài bất thượng đài uổng mạng. Từ buổi khai đài đến nay đã có ai được lĩnh thưởng chưa?

Trần Ngọc Thơ lắc đầu :

- Chưa, số người thượng đài phần đông đồng hương với ta. Họ không háothắng, nhưng câu Quyền Đả Quảng Động Toàn Tỉnh phạm đến danh dự quêhương rất nhiều, nên họ bất nhẫn liều đánh nên uổng mạng hoặc tàn tậtsuốt đời.

- Thế còn dân Tô, Hàng thế nào?

- Họ cũng bực dọc lắm nhưng số người thượng đài ít hơn hẳn dân QuảngĐông phân nửa, có lẽ vì họ tỉnh hơn. Vì vụ đả Lôi đài này dân Tô Châukéo nhau tới đây đông lắm. Nghe đầu như họ đang tìm người thượng đài rửa hận. Bởi vậy, cách đây ba hôm, dân Quảng Đông họp cả ở Hội quán chungtiền phái người đi thỉnh võ sư về đối địch với Lôi Lão Hổ.

Phương Đức cười lạt :

- Thỉnh võ sư là một chuyện, nhưng vị võ sư nào đó ít nhất cũng phảiđồng hương với mình, nếu không thì thẳng chẳng hãnh diện mà trái lại còn nhục thêm cho xứ sở.

Trần Ngọc Thơ nói :

- Đồng ý với lão huynh ở điểm đó. Ba người được phải đi có nhiệm vụthỉnh võ sư người Quảng Đông. À... nhưng Tẩu nương và ba vị lệnh langvốn dòng họ Võ Thuật gia, chắc lão huynh quen biết nhiều tay kiệt kiệtkhả dĩ thượng đài đối đầu với Lôi Lão Hổ?

Vốn không đa sự, tuy biết Thúy Hoa và hai anh em Hiếu Ngọc, Mỹ Ngọc, Thế Ngọc bản lãnh cũng khá, Phương Đức đáp :

- Tiện nội và các cháu bất quá tập tành qua loa cho khỏe người thế thôi, cho nên đường giao du không rộng rãi. Còn riêng tôi, quanh năm bận việc thương mại, không giao du với giới võ nghệ nên không quen biết ai cả.

Từ nãy, Phương Thế Ngọc chăm chú nghe chuyện Vô Địch đài lấy làm khóchịu, giận lắm song có phụ thân ở bên nên chàng cố nhịn lầm lì làm ngơ.Nay thấy phụ thân nói thứ võ nghệ của mẹ con chàng chỉ dùng tập luyệncho thân thể cường tráng thì lửa giận xung thiên, đứng phắt dậy khoanhtay thưa :

- Còn chi phải kiếm võ sư, giáo đầu nơi đâu? Sáng mai con tình nguyệnthượng đại hạ tên Lôi Lão Cẩu rửa nhục cho xứ sở quê hương, và nêu danhhùng khí của người Quảng Động cho dân Giang Nam đều biết.

Phương Đức thấy Cậu ba sắp phá quấy, bèn trợn mắt mắng :

- Con nít, miệng còn hôi sữa dám nói phách láo xen vào chuyện người lớn? Biết điều im lặng ngay kẻo ta bắt về Triều Dương tức khắc!

Trần Ngọc Thơ và Ngọc Thành thấy Thế Ngọc đĩnh đạc khỏe mạnh thật, nhưng dù sao cũng còn nhỏ tuổi, đối địch sao lại Lôi Lão Hổ là người đã từnghạ cả mấy trăm người trong vòng chưa đầy nửa tháng, và ngay hiện naychưa người đối thủ. Tuy Thế Ngọc còn vị thành niên mà chí khí đáng khen.

Trần Ngọc Thơ bảo Phương Thế Ngọc :

- Khá khen hiền điệt còn ít tuổi mà chí khí anh hùng, sau này tất thếnào cũng làm nên. Ta không dám chê hiền điệt đâu, hiềm vì Lôi Lão Hổ dữdội quá. Quyền, cước vô tình lỡ xảy ra chuyện không hay thì thật phiền.Âu là chờ ít ngày nữa, tất thế nào cũng thỉnh được võ sư về rửa nhục,hiền điệt hãy gắng chờ xem kết quả, chớ để phụ thân buồn phiền nhé!

Thế Ngọc im lặng, Phương Đức sợ lúc mình đi có việc, Thế Ngọc sanh biến tìm đến Lôi đài gây vạ, bèn hỏi Trần Ngọc Thơ :

- Ở Lôi đài có quan quân canh phòng không?

- Có chứ, quan Thủ trấn cho sáu tướng và một đại đội đóng ngay quanh Lôi đài thị chiến phòng đôi bên sanh sự. Ngoài ra, Đài chủ có riêng ba trâm đồ đệ đeo gươm cầm giáo phòng vệ thật nghiêm chỉnh. Nhờ vậy chưa hề xảy ra sự đáng tiếc.

Phương, Trần đang nói chuyện thì có mấy người làm công trong Hội quán đi về.

Trần Ngọc Thơ liền gọi vào hỏi :

- Chiều nay có gì lạ không?

Một người tên là Diêu Bỉnh Tưyên nói :

- Thưa, suốt buổi chỉ có hai người thượng đài, một Tô Châu và một QuảngĐông. Người Tô Châu yếu thế chạy kịp nhảy được xuống đài thoát thân...

Trần Ngọc Thơ hoảng hốt ngắt lời :

- Thế còn người Quảng Đông? Y tên gì?

- Thưa Bang trưởng. Người Quảng Đông là gã mễ phu Ngô Phiên, nổi tiếngvõ dũng ở ngoài bến đó. Đấu vừa được hai mươi hiệp, y đuối sức chạy ragần ngoài sân đài định thoát thân, ngờ đâu Lôi Lão Hổ đuổi kịp phóngcước trúng bắp đùi, Ngô Phiên lộn xuống đài không dậy được nữa. Mọingười đổ xô đến nâng dậy mới biết là y trúng đòn gãy xương đùi.

Phương Đức khó chịu hỏi họ Trần :

- Ủa! Địch thủ thua chạy mà Đài chủ còn rượt theo sao?

- Trần đấu nào cũng đều như thế cả. Chạy kịp thì thoát, kẻ nào bị rượt kịp thì hoặc tử thương hoặc bị thương.

- Vô lối quá nhỉ! Đối phương thua, nhảy ra khỏi vòng chiến, đáng lẽ tha mới phải.

- Vòng chiến đây là toàn thể mặt sân đài, vả lại khoản này không được ghi trong bảng điều lệ.

- Vậy ra Lôi Lão Hổ cậy mạnh cố đả tử ư?

- Việc đó không được rõ nhưng từ bữa khai đài tới nay thì đều như thế cả.

Câu chuyện về Vô Địch đài choán suốt bữa rượu. Phương Đức và Thế Ngọc về phòng đi nghỉ. Họ Phương bảo con :

- Mai cha có việc đi hỏi mấy món tiền hàng, con ở nhà không được gâychuyện nghe? Phải hiểu đây là đất xứ người, không phải bỗng chốc mà nhờcó mẹ binh vực cho đâu.

Thế Ngọc vẫn hậm hực :

- Phụ thân vẫn đồng ý với mọi người cho Lôi cẩu tặc là danh gia võ sư à?

- Danh gia hay không cho có học nghề đầu mà ước lượng được, nhưng chỉbiết rằng đất Hàng Châu này là một đại trấn, người như kiến cỏ, anh hùng hào kiệt có thừa, mà chưa hề có ai đấu ngang tay với họ chớ đừng nóitới chuyện hạ bảng Vô Địch của y nữa!

Thế Ngọc nói :

- Con không chịu y Vô Địch! Nó chỉ là tên giặc nhất thời! Một tên cố ýsát hại những kẻ vô tài mà dám huênh hoang thượng đại, bêu xấu nền Võthuật chân truyền.

Phương Đức quắc mắt :

- Con chớ quen thối đại ngôn đa!

Phương Thế Ngọc im lặng quay mặt vào góc phòng giấu nụ cười hóm hỉnh.

Hôm sau, Phương ông dậy sớm rửa mặt thay áo gọi gia nhân Lý An sửa soạntheo mình ra phố. Thế Ngọc vẫn ngủ say cuốn mền nằm tròn trên giườngbên. Phương ông rón rén xem lại cửa sổ thấy song bằng sắt lớn cỡ bằngngón tay cái thì an tâm. Ra khỏi phòng, Phương ông khóa trái cửa lại bỏchìa vào túi rồi cùng Lý An ra phố.

Lý lão bộc thắc mắc hỏi :

- Chủ nhân khóa cửa như vậy lát nữa tam tiểu chủ trở dậy làm thế nào điểm tâm được?

- Cho nó đói một chút còn hơn là ta không an tâm lo nó gây vạ ở chốn đất khách quê người này. Lát nữa trở về sẽ mua quà cho nó ăn gấp đôi. Nhắckẻo ta quên.

Thật ra, nếu trước khi đi, Phương ông chú ý nhìn thì sẽ thấy Thế Ngọcmắt lim dim hé nhìn xem phụ thân đang làm gì. Phương ông đi khỏi, ThếNgọc nằm nán lại một lúc xem thân phụ có trở lại hay không, mới tung mền vùng dậy vớ bình nước tu một hơi, đoạn chải đầy bịt khăn tiểu võ sanhlại gọn ghẽ, vân võ phục đàng hoàng, lấy đôi Diệp Kiếm Hài do mẹ khâuriêng cho, xỏ vào chân đi đi, lại lại đắc ý. Sau đó, chàng rút vào trong bọc hành lý ra cặp thiết giản, vặn mình, tọa bộ, hoa tròn song giản lên mấy vòng, gân xương chuyển răng rắc. Thâu giản gài vào lưng, chàng thửcửa ra vào thấy khóa chặt. Bỏ cửa chính, nhảy lên cửa sổ xem qua songsắt, chàng mỉm cười tinh quái như chợt nhớ ra điều ghìm chàng liền xuống mở hành trang lấy mấy lượng bạc mẹ cho riêng ăn quà bỏ vào túi, đoạnphi thân lên cửa sổ. Thế Ngọc vận dụng sức cánh tay uốn cong hai songsắt, đẩy cửa chui tuốt ra ngoài nhảy xuống sân. Nhìn quanh không thấyai, chàng rít giản với đóng cánh cửa sổ lại như cũ rồi mắt trước, mắtsau lẻn ra khỏi Hội quán. Thoăn thoắt đi qua hai dãy phố, Thế Ngọc gặphàng bánh bao bán rong liền mua mấy chiếc vừa đi vừa ăn. Không biếtđường, chàng đón một lão trượng hỏi thăm lối ra Thanh Ba môn. Lão trượng tò mò nhìn Phương Thế Ngọc rồi nhìn cặp thiết giản :

- Điệt nhi ra Thanh Ba môn làm gì?

- Thưa lão bá, tiểu điệt đi coi đả Lôi đài.

Lão trượng mỉm cười :

- Ta tưởng điệt nhi dại dột đi đả Lôi đài!... Có thấy đoàn người lũ lượt đi đằng xa kia không?

- Dạ.

- Họ kéo nhau ra của Thanh Ba xem đó, cứ theo họ sẽ tới nơi.

Thế Ngọc cung bái lão trượng rồi vội vàng chạy theo đoàn người. Lãotrượng nhìn theo, tặc lưỡi nghi ngờ, trở gót đi thẳng ra nơi dựng VôĐịch đài, thắc mắc không hiểu thanh niên tuấn dũng nọ đi xem đả Lôi đàimà tại sao lại dắt thiết giản nặng nề như vậy. Phương Thế Ngọc theo đoàn người ra tới nơi thấy một Lôi đài rộng lớn, cao hơn trượng, cất toànbằng gỗ phiến rất chắc chắn, mái cao lợp lá. Trạm kiểm soát danh tánhthi ở sảnh kế bên đài. Tại đây dựng một tấm biển sơn đen chữ trắng, treo cao đủ sức cho mọi người đứng xa cũng đọc rõ các điều lệ báo cáo.

Một số khá đông đồ đệ của lôi Lão Hổ võ trang thành đội đơn đao, đạiđao, côn, thương, chia ngang hai bên Lôi đài. Chúng đống tới số vài trăm người, võ phục đồng đều toàn màu đen, trước ngực đính chữ LÔI kiểutriện vải trắng, chân quấn xà cặp đen vận hài xảo tết bằng gai. Đội nàotướng ấy, hàng ngũ nghiêm chỉnh oai phong. Mặt tiền, ngăn ra một khoảngđất đủ rộng phòng khi đấu thủ bị té khỏi vướng phải khán giả. Hai bêngóc, có bực bực thang để đấu thủ bị té khỏi vướng phải khán giả. Hai bên góc đài, có bực thang để đấu thủ thượng đài. Ngay chính giữa treo tấmhoành sơn son thiếp vàng Vô Địch đài, hai bên cột treo đôi liễn vàng son đỏ ối. Mới sáng ra mà khán giả đã đông như nêm cỏ, chật cả cửa ThanhBa. Hàng cơm, quán nước mọc lên như nấm, khách ăn đông đảo, bàn tán xônxao.

Phương Thế Ngọc xen vào đám đông không thấy đoàn quân binh giữ trật tự,bèn hỏi người lân cận nhưng không ai trả lời rõ rệt. Chờ hồi lâu, LôiLão Hổ không tới. Thế Ngọc để ý nghe mọi người nói chuyện :

- Sao bữa nay Lôi giáo đầu đến trễ vậy nhỉ?

- Ừ, thường nhật khởi đầu rồi, hay là y đau?

Thế Ngọc nhìn vào phía căn phòng ghi tên họ, sanh quán đấu thủ, chỉ thấy có vài ba người xuất, nhập. Nóng ruột quá không chờ nữa, Thế Ngọc lenthẳng vào trong, đi tới văn phòng ghi danh trước sự ngạc nhiên của mọingười. Người phụ trách sổ danh sách là đồ đệ của Lão Hổ, thấy Thế Ngọctuy có cơ nàng khỏe mạnh nhưng dù sao cũng bị thành niên, lưng đeo cặpthiết giản xăm xăm đi tới thì không khỏi ngạc nhiên :

- Thiếu nhi lạc đường rồi! Vào đây làm chi?

Đứng sững lại trước án thư làm đích cho mấy cặp mắt tò mò phụ trách trong văn phòng nhỏ vách ván, Thế Ngọc ngang nhiên đáp :

- Đây là phòng ghi danh, phải không?

Người vận võ phục ngồi sau ấn thư trạc hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi buông sõng :

- Phải! Thiếu nhi muốn gì?

- Đại ca làm việc gì thì tôi muốn việc đó.

- Thiếu nhi muốn ghi danh thượng đài? Hay muốn xin việc làm thì đây đủ người rồi!

Thế Ngọc nghe giọng khinh bạc, giận lắm nhưng cố nén tâm :

- Tới đây chỉ có ghi danh thượng đài chớ không ai xin việc làm.

Người nọ cười khẩy, nhìn Thế Ngọc từ đầu chí chân, dùng tiếng Hồ Nam nói với mấy tên đồng bọn ngồi chung quanh đó :

- Hừ! Lại một tên Quảng Đông! Chúng hết người rồi hả, mà cho thằng nhỏ này đi lộn đường thế này?

Mấy tên kia cười rúc rích, khinh bạc bĩu môi chia mép, kiêu ngạo đángghét. Chẳng ngờ Thế Ngọc được thân mẫu dạy tiếng Hồ, Quảng ngay từ lúcnhỏ, bèn quắc mắt hỏi bằng tiếng Quảng :

- Lôi Hồng đâu không thấy tới?

- Tiểu nhi không lễ phép chút nào! Phải kêu bằng giáo đầu, võ sư hay Lão Hổ nghe! Cũng may Người đi Kim Láng vắng, nếu không thì bị phạt rồi đa! Ngươi con nhà ai mà hỗn xược vậy?

Đổi sang tiếng Hồ Nam, Thế Ngọc dằn giọng :

- Ta là Phương Thế Ngọc, người Quảng Đông, hiện cư ngụ tại Quảng Đônghội quán, nếu chỉ vì ta gọi đích danh sư phụ ngươi là tên côn đồ LôiHồng mà ngươi cho là hỗn xược, thì bọn Hồ Nam các ngươi phạm đến danh dự toàn tỉnh Quảng Đônh tất xứng danh cẩu trệ! Người đó nổi giận đứng phắt dậy quát :

- Hay cho tên nhãi ranh dám tới đây ngang ngược, người đồng hương củangươi bị đánh nát xương từ bao lâu nay mà còn chưa biết sợ sao? Biếtđiều bước ra ngay, ta thương tình con trẻ tha tôi cho kẻo gãy cổ bâygiờ!

Không thèm trả lời, Thế Ngọc đưa tay tả túm ngực áo tên nọ kéo mạnhxuống, đồng thời tiện tay tát trái một cái bốp trúng mặt như trời giáng, bật ngửa người sang bên, ôm mặt la lối om sòm, máu miệng, máu mũi hộcchan hòa. Mấy tên đồng bọn thấy Thế Ngọc hung hăng đánh bạn trúng thương nặng, kinh ngạc không dè tên thiếu nhi nọ lại dũng mãnh dường ấy, bènhè nhau xông vào định bắt sống. Tiện chân, Thế Ngọc đạp tung chiếc ánthư văng đè lên bọn chúng, đoạn phóng mình chạy ra ngoài, tới mặt tiềnphi thân lên cao tay tả bám vào cây xà ngang Lôi đài, tay hữu rút thiếtgiản đập mạnh hai nhát hiến tấm hoành Vô Địch đài rớt băng xuống mặt sàn đánh rầm một tiếng.

Thế Ngọc hành động chớp nhoáng, bọn đồ đệ Lôi Lão Hổ không kịp ngăn cản, hò nhau trèo lên đài bắt. Thế Ngọc buông mình xuống mặt đài nhẹ như énliệng, hoa xong giản lên mấy vòng gạt khí giới đối phương, đánh bật bọnđồ đệ lang sói xuống đài. Tiện tay chàng đập luôn mấy giản nặng nề, đánh bể chiếc liễn bên hữu. Đoạn chòm sang bên tả, chàng phá luôn chiếc liễn bên tả. Bọn đồ đệ, kẻ đao người thương leo thang ào lên Lôi đài vâyđánh, khiến khán giả đang vui mừng hả lòng tức giận, phải lo thiếu niênquả bất địch chúng.

Thế Ngọc hét như sấm vang :

- Đồ cẩu trệ! Muốn thế mạng cho thằng Lôi Hồng thì cứ vô đây! Càng đông càng hay.

Miệng hét, tay đánh, chân đạp, cặp thiết giản xoay tít lên như hai bánhThiên xa, tán hoa loạn đả, lăn giăn vù vù tựa gió giật mưa gào kinhkhủng, đánh vang khí giới địch bay tứ phía. Bọn đồ đề Lôi Lão Hổ, bị đàn áp dũng mãnh tơi bời, kẻ bể mặt vỡ đầu, kẻ gãy tay lòi xương chân không biết bao nhiêu mà kể. Biết không thể đánh lại tiểu hung thần, chúng hônhau rùng rùng chạy như bây ong vỡ tổ, kẻ kêu, người la inh ỏi vang động cả khu Thanh Ba mộc.

Khán giả khoái chí đứng xa xa hoan hô vỗ tay rầm rầm. Dù chưa biết thiếu niên dũng cảm nọ có đủ sức đương đầu với Lôi Lão Hổ hay không, nhưngcuộc tàn phá Lôi đài do một thiếu niên nói tiếng Quảng Đông đủ làm chosố khán giả đồng hương hãnh diện khoái trá. Đánh đã chân tay, Thế Ngọcnhảy phắt xuống đất. Mọi người dàn sang hai bên nhường lối cho chàngđàng hoàng ra khỏi khu vực Thanh Ba.

Bọn đồ đệ họ Lôi sừng sộ, nắm tay, co chân, hằm hè đe dọa chỉ về hướngThế Ngọc, nhưng tuyệt nhiên không một tên nào dám đuổi theo. Thế Ngọctheo đường cũ trở về Hội quán, ngó trước ngó sau không thấy Trần bangtrưởng, liền lẻn vào chui qua cửa sổ kéo thẳng song sắt lại như trước.Thay võ phục, cất đôi giản vào bọc hành lý, chàng leo lên giường nằmthản nhiên như không biết vụ phát tầy đình vừa rồi là chi cả.

Đến trưa, Phương ông trở về mở khóa cửa bước vào phòng, thấy Thế Ngọcvẫn cuốn mền nằm ngủ thì đắc chí mỉm cười. Lão bộc Lý An để gói bánh lên thồi, đoạn khẽ lay gọi cậu quý công tử :

- Tam lang! Dậy chớ, trưa rồi! Ngủ đến quên cả ăn sao? Bánh điểm tâm còn nóng đây, dậy mau.

Thế Ngọc vươn vai dụi mắt ừ à, nhổm dậy ngáp dài nhìn quanh rồi soài ra toan ngủ nữa.

Lý An vội níu lại :

- Gần Ngọ rồi, thức giấc ăn bánh mau! Ngủ khiếp thế này!...

Thế Ngọc vờ vĩnh :

- Ủa! Trưa thật rồi ư? Đói bụng quá, bánh đâu?

- Ý, súc miệng rửa mặt đã chớ! Chưa chi đã gào bánh. Chẳng bù khi ở nhà chủ mẫu bắt dậy sớm luyện võ thì sao?

Hôm ấy, sang đầu giờ Mùi, Trần Ngọc Thơ mới mời Phương ông ra dùng bữa.

Họ Trần hoan hỉ :

- Vừa rồi người hàng Bang đến đông quá. Họ bảo một tin hay lắm huynh ạ.

- Tin chi mà coi sắc diện lão đệ hân hoan vậy?

- Thật không ngờ! Vô Địch đài sáng nay bị phá phách ghê gớm quá!

- Vậy ư? Kẻ nào mà can đảm dám vuốt móng hùm thế?

- Thế mới kỳ lạ chứ. Xin nói rõ để lão huynh mừng lây: người đởm lượngấy đồng hương với chúng ta! Có thể gọi là tạm rửa nhục cho dân QuảngĐông ta.

Phương ông vui lây :

- Tay hảo thủ ấy phương danh là chi mà bây giờ mới lộ diện?

- Anh em đồng Bang nói rằng đó là một thiếu niên rất ít tuổi, lạ mặt nói tiếng Quảng và tự xưng là người Quảng. Phá đài xong, y thừa dịp nhốnnháo dông mất, không ai kịp hỏi tên là gì.

Phương ông giựt mình đưa mắt nhìn Thế Ngọc, nhưng chàng thản nhiên như không chăm chú nghe chuyện.

- Lôi Lão Hổ không có mặt tại võ đài sao?

Trần Ngọc Thơ đáp :

- Không, nghe nói y đi vắng ít ngày, vì vậy quan quân cũng không tới canh phòng như thường lệ.

- Nhưng còn bọn môn đồ của họ Lôi đông lắm kia mà?

Trần Ngọc thơ gật đầu :

- Phải, chúng đông tới ba trăm người, võ trang đầy đủ kéo nhau vây đánhvị thiếu niên nọ, nhưng bị đánh tan tành, trúng thương rất nhiều đến nỗi không dám đuổi theo thiếu niên anh hùng xứ Quảng nữa! Thế mới hào hùngchớ, hiện người đồng Bang đang cố sức tìm kiếm nhân vật hiếm có ấy đểđãi tiệc.

- Có ai nhớ mặt thiếu niên ấy không?

- Có lão hủ Đàm Cảnh Thăng, là người may mắn gặp vị thiếu niên anh hùngấy ngay hồi sáng trước khi vụ phá Lôi đài. Thiếu niên hỏi đường nhằmtrúng Đàm lão. Tấm hoành Vô Địch đài và đôi liễn bị phá rớt hẳn xuốngđất. Đòn ấy khác chi đánh thẳng vào mặt Đài chủ? Khoái trá thật.

Một lần nữa, Phương ông đưa mắt nhìn cậu quý tử. Và cũng một lần nữa, Phương Thế Ngọc tảng lờ như không.

Suốt tám hôm liền, Quảng Đông hội quán kẻ ra người vào tấp nập, bàn tánmừng có, lo cũng có, vì không sao tìm ra vị thiếu niên anh hùng bữa nọ.Cũng suốt thời gian ấy, sáng nào và đêm nào, Thế Ngọc đều thừa lúc vắngvẻ luyện tập. Chàng không hề xao lãng, tập luyện công phu đối với chàngcần thiết như cơm bữa, vả lại chẳng chóng thì Chầy, thế nào Lôi Lão Hổkhi về Hàng Châu, sẽ tìm đến Hội quán hạch sách. Sợ bị nhận diện, suốttrong thời gian ấy, Thế Ngọc nằm khềnh trong phòng hoắc ra hậu viên Hộiquán đọc bộ “Nội Công Vận Khí Thuật” do thân mẫu chàng trao để nghiêncứu khi nhàn rỗi.

Phương ông thấy con ngoan ngoãn, an tâm không nghi ngờ gì nữa.

Chẳng dè sẩm tối hôm thứ chín, mọi người trong Hội quán vừa ăn cơm chiều xong, đang ngồi ở cửa Hội quán chuyện văn về vấn đề người hàng Bang đimời võ sư mãi không về, thì thấy Lôi Lão Hổ dai giáp gọn ghẽ, tay cầmđại đao, cởi ô truy mã, dẫn các môn đồ võ trang đầy đủ, rầm rập kéothẳng tới của Hội quán.

Không hiểu chuyện gì, mọi người sợ hãi vội chạy vào nhà toan đóng cửaHội quán lại, nhưng không kịp, bọn môn đồ họ Lôi đã xong tới đứng chắncả hai bên hầm hè như muốn ăn tươi nuốt sống các nhân viên Quảng Đônghội quán.

Lôi Lão Hổ quát :

- Bộn bây muốn sống, vào gọi ngay tên Trần Ngọc Thơ ra đây chịu tội, kẻo Hội quán bây ra tro bụi bây giờ!...

Biêu Bĩnh Tuyên có mặt tại đó, liền đáp :

- Giáo đầu khoan giận, có việc chi vui lòng cho biết để tôi mời Bang trưởng ra hầu chuyện.

Lôi Lão Hổ thét :

- Ta không hơi đâu nói đăng dai với bọn bây. Gọi Trần Ngọc Thơ ra đây!

Diêu Bĩnh Tuyên vội cùng các đồng nghiệp chạy vào báo với Trần Ngọc Thơ lúc đó đang đàm luận với Phương Đức.

- Nguy rồi Bang trưởng ơi, Lôi Lão Hổ đem môn đồ đến vây chặt Hội quán đòi Người... hỏi tội.

Trần Ngọc Thơ giựt mình :

- Ta động chạm gì tới y mà tội với trạng?...

- Bang trưởng không ra ngay thì Hội quán ra tro bây giờ.

Phương Đức nói :

- Lão đệ cứ ra thử xem việc gì. Dù sao còn có quan trên nữa, chàng lẽ y dám lộng hành sao?

Trần Ngọc Thơ đứng lên đi vội ra cửa. Các nhân viên Hội quán theo sau.

Mới trong thấy họ Trần, Lôi Lão Hổ liền chỉ mặt quát tháo.

Trần Ngọc Thơ ôn tồn :

- Cớ sao Giáo đầu bỗng dưng đến Hội quán tôi gây chuyện?

Lôi Lão Hổ cười gằn :

- Hèn mạt thật! Chối leo lẻo. Trong khi ta đi văng, sao ngươi dám pháingười đến Vô Địch đài, đả tử sáu môn đồ và đả thương hết trên hai mươingười của ta?

- Giáo đầu nói lạ! Có thể gọi đích danh kẻ đó ra không? Riêng về phần Quảng Đông hội quán không hề làm chuyện đó!

- Bộ ngươi muốn chối không biết vụ phá Lôi đài hả?

- Việc phá Lôi đài toàn châu này ai mà không biết, nhưng không phái Hội quán chủ mưu.

Lôi Lão Hổ thét :

- Tên khốn khiếp cả gan chối cãi! Có tên Phương Thế Ngọc nào trong Hội quán không? Hay là muốn ta đích thân vào bắt?

Trần Ngọc Thơ tái mặt :

- Trong này có Phương Thế Ngọc thật, nhưng còn nhỏ tuổi lẽ nào hành động nổi vụ phá Lôi đài, đả tử môn đồ của Giáo đầu đông vài trăm người võtrang đầy đủ? Y mới theo phụ thân y từ Triều Dương huyện qua đây đượcmươi hôm chuyên việc buôn bán. Giáo đầu chớ nghe lời sàm nịnh gây hấncùng bổn bang.

- Ta không dài dòng. Ngươi gọi tên đó ra đây để môn đồ ta nhận diện. Nếu không phải nói, ta tức khắc đi ngay. Bằng mà trúng, ta chỉ yêu cầu trao nó cho ta trị tội, bồi thường mỗi mạng môn đồ ta một vạn lượng bạc, mỗi tên bị đả thương ba ngàn lượng. Có thế thôi.

Không biết trả lời thế nào hơn, Trần Ngọc Thơ bèn nói :

- Yêu cầu Giáo đầu đừng bao vây Hội quán khiến nhân viên bổn bang lo sợ. Tôi sẽ vô gọi Thế Ngọc ra cho mà coi.

- Được, ta chấp nhận lời yêu cầu, lùi vòng vây ra một trăm bước. Cácngươi có thăng thiên, độn thổ cũng không thoát, nghe! Lẹ lên!...

Trần Ngọc Thơ vội vàng vào nói tự sự cho Phương Đức hay.

Họ Phương giãy nảy, đập tay kêu trời :

- Thằng tiểu tử súc sanh này gây hại rồi! Tôi đã nghi ngờ ngay từ lúc đầu.

Trần Ngọc Thơ ôn tồn :

- Lão huynh đừng rối trí như vậy. Nếu thật lệnh lang phá nổi Vô Địchđài, tất bản lãnh không tầm thường. Xin cứ gọi ra đây, mọi việc sẽ tínhsau.

Phương Đức nói :

- Nhưng Lôi Lão Hổ đòi bắt nó đem đi thì làm thế nào? Đền tiền bạc tôi không lo.

Trần Ngọc Thơ phân giải :

- Lệnh lang dám phá lôi đài tất không coi họ Lôi ra gì cả. Tôi cam đoan toan tính mọi sự.

Hai người đang mải phân trần thì Thế Ngọc đã từ trong nhà đàng hoàng đira, gọn gàng trong bộ võ phục màu sẫm, quỳ xuống trước mặt thân phụ vàNgọc Thơ :

- Xin phụ thân và thúc phụ chớ lo âu. Chính con đã phá Vô Địch đài rửahận cho hàng Bang Quảng Đông. Việc con làm con xin chịu. Đại trượng phucoi cái chết chính nghĩa tựa lông hồng, lo chi tên Lôi Hồng?

Trần Ngọc Thơ đỡ Thế Ngọc dậy mà rằng :

- Hiền điệt liệu sức địch nổi Lão Hổ thì hãy đối địch, bằng không cứ việc chạy, cuộc điều đình tiền bạc mặc ta.

Thế Ngọc cả quyết :

- Tiểu điệt đánh nó chớ sợ chi! Thúc phụ cho biết nó đem theo thứ khí giới gì?

- Y cầm đại đao.

- Thúc phụ có cây thiết côn nào trong Hội quán không?

Trần Ngọc Thơ suy nghĩ giây lát :

- Có một cây dựng trong kia, nhưng nặng chừng ba chục cân.

Thế Ngọc tươi cười :

- Vừa tay lắm.

Không chờ Bang trưởng trả lời, Diêu Binh Tuyên đứng gần đó liền cùngTrần Ngọc Thành chạy vào nhà trong khiêng cây thiết côn ra, lấy khăn lau sạch bụi.

Thế Ngọc đón lấy nhẹ nhàng hoa lên thử mấy vòng rồi khen :

- Tốt lắm! Nào bây giờ ra coi thằng Lôi Hồng có mấy đầu mấy tay?

Đưa mắt nhìn cha, Thế Ngọc nói :

- Xin phụ thân chớ lo rầu, an tâm coi con rửa hận cho đồng Bang.

Trần Ngọc Thơ và mọi người trong Hội quán cảm phục, không ngờ ngườiQuảng Đông lại có vị Tiểu anh hùng võ dòng nhường ấy, bèn theo Thế Ngọcra ngoài cửa. Nhìn qua, Thế Ngọc biết Lôi Lão Hổ dũng lực nhưng thảnnhiên hỏi lớn :

- Phương Thế Ngọc đã ra đây, ai là Lôi Hồng?

Bọn môn đồ nhận ra kẻ phá Lôi đài bèn gật đầu ra hiệu cho họ Lôi biết,Lão Hổ nhận xét thấy Thế Ngọc tuy gọn gàng thật nhưng chẳng qua chưavượt khỏi tuổi thiếu nhi, sao lại chống đánh nổi mấy trăm tên côn đồ võtrang đầy đủ như vậy, bèn thúc ngựa lên nạt :

- Chính ta là Vô Địch đài chủ đây. Thật ngươi là Phương Thế Ngọc chớ?Hay là dân Quảng Đông hết người tài ba rồi mua mạng mi ra đây chịu trận?

Thế Ngọc cả giận mắng lại :

- Ngươi mới hạ được mấy tiểu tốt vô danh người đồng hương ta mà đã lênmặt Vô Địch đả Quảng Đông toàn tỉnh, không biết ngượng sao? Người anhhùng thực lực công phu đâu có khoe khoang như vậy?

Lôi Lão Hổ nén giận :

- Còn mi tự coi là anh hùng, nhè lúc ta vắng mặt áp đảo sát hại môn đồ ta, cử chỉ ấy có thể gọi là kẻ trượng phu được không?

Thế Ngọc cười lớn :

- Ngươi cố ý sát hại người đồng hương ta, nay bất quá mấy mạng môn đồ vô dụng của ngươi cũng chưa đủ làm ngang cán cân, còn ca thán nỗi gì? Cóthực tài hãy trổ ngón ta coi!

Lúc đó, người trong phố kéo tới đông vòng trong vòng ngoài. Trần NgọcThơ cũng đã cho người thắp đèn đuốc sáng trưng tựa ban ngày. Lôi Lão Hổthét lớn, thúc ngựa xông vào nhằm đầu tiểu anh hùng bổ một lưỡi đao theo thế “Thái Sơn Ấp Đình” nặng nề dữ dội như thần tướng, khiến mọi ngườilo sợ thay cho thiếu niên họ Phương. Còn Phương Đức thì nhắm nghiền mắtlại không dám nhìn. Thế Ngọc ung dung quát :

- Hay lắm!

Đoạn, chàng cầm chéo dọc thiết côn che thân. Chát! Rùng rợn. Lưỡi đaochém trúng thiết côn nẩy lửa sáng lòe lên. Thế Ngọc hộ tấn vững bànthạch quay luôn đầu côn thúc mạnh nhằm đầu Ô truy mã, đòn lẹ vô cùng.Lôi Lão Hổ đưa đốc đao gạt côn che đầu ngựa, biết gặp tay kình địch công phu căn bản, nhưng trở luôn lưỡi đao nhằm đao nhằm đầu Thế Ngọc quơngang, lưỡi đao sáng loáng như chớp giựt... Thế Ngọc tọa mã tấn nhườngcho ngọn đao lướt qua đầu như gió thổi, đồng thời dùng toàn lực quậtluôn thế côn “Tán Hoa Cái Đỉnh” vào ngang sườn địch thủ. Ngồi ngựa bấttiện, lánh không kịp đòn thần tốc ấy, Lôi Lão Hổ đành giơ dọc cán đaođỡ. Hai võ khí toàn thép va vào nhau chát chúa. Toàn thân Lão Hổ rungchuyển, con Ô truy mã cũng bị chuyển lây, nhảy ngang.

Khán giả xuýt xoa khen ngợi tiểu anh hùng, vỗ tay vang động cả khu Hộiquán. Họ Lôi giận lắm, thúc ngựa, hoa đao đánh trả liên tiếp, làn đaovun vút như chớp giựt mưa gào khủng khiếp. Không vừa, Thế Ngọc múa cônđánh trả, thế đỡ, đòn đánh sầm sập, cây thiết côn nặng nề biến thành làn tử quang rùng rợn, hộ pháp nhịp nhàng như hầu viên, lúc tả, lúc hữu bắt buộc đối phương tốn rất nhiều sức mới thoát đòn. Con Ô truy mã bị rungđộng sùi bọt mép trắng xóa, hí vang trời. Người kỵ mã, kẻ bộ chiến giaođấu thập phần khủng khiếp.

Một bên muốn giữ vẹn danh tiếng Vô Địch đài, một bên quyết đả tử báo thù cho toàn tỉnh Quảng Đông, trận đấu đao lớn, côn nặng kéo dài dư trămhiệp, bất phân thắng bại, nhưng kỳ thật Lôi Lão Hổ tốn sức né tránh rấtnhiều, mồ hôi toát đẫm chiến y.

Bỗng Thế Ngọc chống côn nhảy rút ra khỏi vòng chiến, quát :

- Khoan!

Thừa dịp, Lôi Lão Hổ cũng thâu đao lại, hét :

- Xin hàng chăng?

Thế Ngọc cười ha hả :

- Ai lại hàng một tên đối thủ thở hồng hộc như mi! Đánh ở đây kinh độngquan binh, dân chúng, hơn nữa trời tối nhiều rồi. Tha cho ngươi sốngsuốt đêm nay về lập chúc thư, trăng trối thê nhi, sáng mai giờ Thìn lênđài chịu tội.

Lôi Lão Hổ mắng lại :

- Hay là mi muốn thừa dịp đêm nay trốn chạy? Nói chắc sớm mai đến nộp mạng tại Vô Địch đài, hả?

Thế Ngọc cười khẩy :

- Ta còn đây, tình Quảng Đông còn đó, ta dù ít tuổi cũng không thèm lánh mặt tên hữu danh vô tài như ngươi hiểu chưa?

Dứt lời, chàng quay phắt trở vào Hội quán. Lôi Lão Hổ dù tức bực cũngkhông dám liều lĩnh đuổi theo, đành quay ngựa dẫn bọn môn đồ trở về sửasoạn ngày mai giao đấu tại Lôi đài. Trần Ngọc Thơ mừng rỡ cùng các nhânviên Hội quán và Phương ông vào theo Phương Thế Ngọc. Mọi người được mục kích trận đấu vừa rồi không ai chịu về, kéo ập tới cửa Hội quán hoan hô yêu cầu vị tiểu anh hùng xứ Quảng trở ra cho họ xem mặt.

Trần Ngọc Thơ phải trở ra đừng giữa cửa vòng tay chào, thưa rằng :

- Chúng tôi rất cảm ơn quý vị bằng hữu có lòng tốt ủng hộ vị Quảng Đôngtiểu anh hùng. Giờ đây tiểu khách cần an tĩnh nghỉ ngơi, sáng mai cònthượng đài dành phần thắng về cho toàn thể Tô, Hàng lưỡng châu và tỉnhQuảng Đông. Yêu cầu quý vị thân hữu sớm mai tập họp đông đủ ngoài ThạchBa môn để cổ vũ giúp oai cho đấu thủ bên ta. Lúc đó xem mặt tiểu anhhùng cũng không muộn. Xin vui lòng thể tình cho.

Quần chúng nhao nhao không chịu, Trần Ngọc Thơ cố giảng giải mãi mọingười mới chịu giải tán. Trần Ngọc Thơ truyền nhân viên đóng cửa Hộiquán bảo Trần Ngọc Thành phụ trách mời các anh em đồng Bang sớm mai tụtập tại hội Hội quán theo tiểu khách anh hùng ra lôi đài cho oai vệ. Một mặt, họ Trần bày tiệc mừng cha con Phương Đức.

Phương ông cũng không hết lo âu :

- Tôi không ngờ việc xảy ra lớn như vậy. Dù sao Lôi Lão Hổ cũng là taylão thành trong nghề, chẳng nên căn cứ vào trận đấu vừa rồi bất lợi cho y vì kẻ đánh mã, người đấu bộ mà cho rằng tiểu tử sẽ thắng cuộc Đả Lôiđài sáng mai. Nếu nội nhân ở đây thì tôi còn đỡ lo đôi chút.

Trần Ngọc Thơ khuyên giải :

- Tôi không có ý bất cần để Phương hiền điệt đảm nhiệm một việc quá sứcmà hiện thời biết bao người đồng Bang đã thành nhân cũng chưa gánh vácnổi. Trong trận vừa rồi, ai cũng nhận thấy Thế Ngọc dư sức, nếu kéo dàichắc chắn tên côn đồ họ Lôi sẽ kị bại với cây thiết côn lợi hại của lệnh lang.

Phương Thế Ngọc ngồi bên nói :

- Xin phụ thân an tâm, con sẽ thắng Lôi Lão Hổ. Biết sức và tài đao pháp của y rồi, chắc quyền pháp cũng không hơn.

Phương ông lừ mắt :

- Con mới tạm giữ thế quân bình trong trận đấu mà đã hợm mình. Lôi LãoHổ đầy đủ kinh nghiệm hơn con nhiều, khinh địch sẽ bị bại với y đó!

- Thưa phụ thân, con đánh rất thận trọng và nhận thấy địch thủ rất lợihại. Tuy vậy, y đánh con vẫn không kinh khủng dữ dội bằng khi ở nhà mẫuthân và nhị vị huynh trưởng vây đánh tới tấp mỗi khi hỗn đấu.

Phương ông mắng át :

- Chà! Tập luyện ở nhà, ai mà chẳng nới tay nhường con ít tuổi!

Thế Ngọc phản đối :

- Nếu nhường như vậy, con không thận trọng giữ gìn chắc nát xươngmất!... Chỉ tiếc một điều là không được thấy Lôi Lão Hổ sử dụng quyềnthuật bao giờ. Được coi qua, con sẽ ước lượng ngay được tài nghệ của y.

Trần Ngọc Thơ nói :

- Mai thượng đài đấu Quyền, nếu hiền điệt thấy đuối đừng cố gắng, liệubề nhảy xuống đài ngay. Thua được là sự thường, dù sao hiền điệt cũng đã cứu vãn danh dự cho toàn tỉnh Quảng Đông. So đôi tuổi, quần chúng cóthể coi như hiền điệt là người thắng cuộc. Có hứa với ta điều ấy không?

- Dạ, hiền điệt xin hứa, thúc phụ khá an tâm.

Nói về bên Lôi Lão Hổ, suốt từ hôm khai Vô Địch đài, ngày nào Thị langHòa Thân và Thiết Diện Hổ cũng trà trộn, đứng lẫn vào đám người xem quan sát các trận đấu, luôn thể nghe ngóng dư luận. Mọi sự tiến triển hoàntoàn theo chương trình xếp đặt.

Ngay đến hôm Phương Thế Ngọc tới phá đài, phạm luật hẳn hoi mà chứctrách địa phương cũng làm ngơ như không, là do mật lệnh của Hòa Thân yêu cầu quan bổn hãy bỏ qua, có như vậy mới kích thích được cả đôi bên. Sựhiềm thù nảy nở giữa hai phe Chủ đài và các đấu thủ đả Lôi đài khôngkhác chi ngòi lửa ngấm ngầm dẫn đến kho thuốc nổ hình dung bởi các võphái.

Phần Thiết Diện Hổ liên lạc thẳng với vợ chồng Lôi Lão Hổ ngay tại cănnhà mà họ Lôi thuê ở Nhưỡng Cung lộ suốt trong thời kỳ trấn đài tại Hàng Châu. Hôm Lôi đài bị phá, Thiết Diện Hổ có mặt tại chỗ vội càng về báocho Hòa Thân hay.

Họ Hòa suy nghĩ giây lát :

- Tướng quân nên đến gặp ngay Lý Tiểu Hoàn, dàn xếp khuyên Lý thị chớnóng giận gây chuyện lôi thôi. Việc gì cũng phải chờ Lôi Lão Hổ về sẽtùy y định liệu. Việc tống táng các môn đồ bị tử thương và chạy chữa cho những kẻ đã bị thương, chúng ta chịu hết. Tướng quân tùy tiện tríchtiền quỹ ra đưa cho Lý Tiểu Hoàn thu xếp việc ma chay, chạy chữa. Quanđịa hạt bỏ qua việc khám xét vì đã có mật lệnh từ trước rồi. Tình thếgay go theo đúng ý muốn của Thánh thượng.

Thiết Diện Hổ vâng lệnh Hòa Thân đến thẳng nhà Lôi Lão Hổ vừa đúng lúcNữ Bá Vương (tước hiệu của Lý Tiểu Hoàn) đang đai nịt định đến QuảngĐông hội quán tìm Phương Thế Ngọc hỏi tội, bèn khuyên giải thuật lại ýkiến của Hòa Thân yêu cầu đừng gây chuyện trước khi Đài chủ trở về HàngChâu.

Lý Tiểu Hoàn nói :

- Sư thúc ngăn tôi việc này thật quá đáng. Một tên thiếu nhi dám cả ganmạo phạm đến Vô Địch đài, để như vậy liệu sau này còn ai thèm đến Lôiđài tỉ thí nữa?

- Điệt nữ rán nghe ta. Chờ mấy bữa nữa lệnh phu quân về cũng không trễ,danh chính ngôn thuận hơn. Hiện thời hãy nhận lấy số bạc này lo tốngchung chạy chữa cho bọn người tử nạn và kíp dựng lại các tấm biểu bị tên tiểu tặc phá bể, cốt sao cho Lôi đài được nguyên vẹn như trước để LãoHổ về còn thượng đài. Điệt nữ có ý kiến gì về tên thiếu nhi đó không?

Lý Tiểu Hoàn đáp :

- Theo lời tên môn đồ phụ trách việc ghi tên đấu thủ thì tên họ làPhương Thế Ngọc, người Quảng Đông nhưng nói được cả tiếng Hồ Nam rấtthông thạo.

Tôi nghi tên Thế Ngọc là con một danh gia nào về phái Thiếu Lâm tự hayBạch Hạc chớ không thể nào thuộc phái khác. Người Quảng chuyên theoThiếu Lâm khá nhiều. Thôi được, sư thúc đã dạy như vậy, tôi chờ Lôi lang quân về sẽ hay.

Hôm Lôi Lão Hổ ở Kim Lăng về, Lý Tiểu Hoàn thuật tự sự cho nghe. Họ Lôi nổi giận đùng đùng gắt vợ :

- Việc sư thúc mướn lập Lôi đài, ta đã theo đúng nguyên tắc. Nhưng vấnđề danh dự là chuyện riêng của ta sao sư thúc cũng can dự tới? Từ nayhiền thê chớ để người lung lạc như thế nữa. Việc gì phạm đến ta tức liên can tới hiền thế. Nàng là người có phần võ dõng hơn ta, dư sức hànhđộng mà! Tên tiểu tặc họ Phương hiện thời ở đâu?

Lý Tiểu Hoàn đáp :

- Chắc y còn ở Quảng Đông hội quán.

- Bọn người Quảng thuê tiền nó quấy phá Lôi đài chớ gì?

- Không lẽ bọn họ mướn một tên thiếu nhi đối đầu với ta? Có lẽ y là conmột danh gia nào đó qua đây nghe tiếng Lôi đài thì ngỗ nghịch phá chơi.Căn cứ vào sức lực tài nghề của y, ta có thể đoán được người luyện tậpcho y không phải kẻ tầm thường, phu quân nên lưu tâm.

Lôi Lão Hổ nói :

- Được, để ta đến tận Hội quán xem coi chúng bản lãnh ghê gớm tới mực nào?

Tức khắc, Lôi Lão Hổ tụ tập môn đồ kéo rốc tới cửa Quảng Đông hội quán.

Sau trận đấu với Thế Ngọc, Lôi Lão Hổ trở về ngồi thần người ra bực tức. Lý Tiểu Hoàn săn đón hỏi han. Nàng đỡ lấy bộ võ phục của chồng vừa thay ra thấy ướt đẫm mồ hôi, thì rất đỗi ngạc nhiên :

- Lang quân chiến đấu với ai mà võ phục ướt đẫm như vậy?

Lôi Lão Hổ tức giận :

- Phương tiểu tặc chớ còn ai nữa!

Lý Tiểu Hoàn giựt mình :

- Ủa! Y cầm cự nổi lang quân? Thế này ít ra đánh dư trăm hiệp?

- Quả vậy, dư trăm hiệp!

- Rồi sao nữa?...

- Nó chống thiết côn nhảy ra vòng chiến hẹn ta sớm mai tỉ thí tại Lôi đài.

Lý Tiểu Hoàn băn khoăn :

- Nếu vậy Phương Thế Ngọc tiểu tử ít nhất cũng được luyện được Bàng nhi (nàng nói tới con là Lôi Đại Bàng)

- Bàng nhi hơn nó tới ba tuổi, mạnh hơn nhiều. Sở dĩ nó cầm cự nổi vì ta chiến mã bất lợi.

- Dù sao lang quân cũng nên tiểu tâm.

- Dĩ nhiên. Mai ta quyết hạ nó trên Lôi đài, hiền thê an tâm!

- Bộ pháp y thế nào?

- Côn pháp, bộ cước hoàn toàn Thiếu Lâm tự.

Lý Tiểu Hoàn suy nghĩ hồi lâu :

- Danh gia Thiếu Lâm, tại Quảng Đông xưa nay nghe đồn có họ Miêu tạiChâu Liên sơn, Nhập Lý Đông là sư đệ của Chí Thiện thiền sư Ngũ Mai đạisư, nay lại mọc thêm họ Phương là thế nào?

Lôi Lão Hổ tặc lưỡi :

- Chà! Hiền thê khéo bận tâm những việc đó vô ích. Môn đồ Thiếu Lâm tự như rừng kể sao hết được!

- Thiếp muốn yêu cầu lang quân một điều.

Lôi Lão Hổ ngạc nhiên ngửng đầu nhìn Tiểu Hoàn :

- Hiền thê cần nói điều chi

- Sáng mai cho thiếp mai giám trận đấu với Phương Thế Ngọc.

Họ Lôi lắc đầu mỉm cười :

- Không được. Có hai điều bất tiện. Thứ nhất: đấu cùng một tên thiếuniên vô danh mà phải đưa hiền thê ra giám trận, liệu thanh danh chúng ta còn chi? Thứ nhì: nếu vợ chồng chúng ta cùng đâu thì không sao, nhưnghiền thê giám đài, ta thấy bứt rứt khó chịu không thể tận tình tranhđấu. Chi bằng hiền thê cứ ở nhà là hơn cả. Vả lại sá chi tên Phương ThếNgọc mà phải thắc mắc nhường ấy?

- Thiếp thấy lang quân không được vui, nên lo ngại.

Lôi giáo đầu phì cười :

- Ta băn khoăn không gì lo Phương Thế Ngọc bản lãnh cao cường, nhưng vìkhông muốn tranh đấu với một tên vị thành niên. Tuy vậy, ngày mai ta vẫn phải hạ nó như thường để cho mọi người ghê sợ rằng bất cứ nam, phụ,lão, ấu, ai cả gan vuốt râu cọp thì phải chết! Hiền thê an tâm ở nhàchờ, ta sẽ về nghỉ sớm... À, cơm rượu sẵn sàng chưa? Ăn xong, nghỉ ngơimai còn đi trấn đài. Mấy bữa rày có nhận được tin của nhạc phụ không?

Lý Tiểu Hoàn nói :

- Quên khuấy đi mất! Hôm rồi tiếp tục được thơ của phụ thân cho biết người sẽ từ Trường Sa qua đây chơi.

* * * * *

Sáng hôm sau, một số đông thanh niên Quảng Đông do Trần Ngọc Thơ tổ chức đêm hôm trước, vận võ phục đồng đều, đeo đoản đao thật oai vệ, giắt một tuấn mã trắng như tuyết đến chờ trước Hội quán rước Phương Thế Ngọc.

Đúng giờ, Thế Ngọc bắt đầu quấn khăn võ sanh buông mối sau gáy, võ phụcáo xanh dương cài nút bên, trong gài ngầm Hộ Tâm kính, lưng thắt Long sa đới buông mối ngắn bên hông, quần đen chít ống bằng giải Hồng sa, chândận Diệp Kiếm hài, hùng dũng bước ra cửa Hội quán, không hổ danh tiểuanh hùng đất Quảng. Diêu Bình Tuyên khệ nệ vác cây thiết côn theo sau.Sau nữa là cha con Bang trưởng Trần Ngọc Thơ và Phương Đức. Dân hàngBang tụ tập chờ đi theo đoàn võ sanh rước Phương tiểu anh hùng hoan hôrầm rầm.

Thế Ngọc cầm cương ngựa do một thanh niên trao cho, nhảy phắt lên mìnhtuấn mã đi trước. Diêu Bình Tuyên vác thiết côn theo bên, các thanh niên võ trang sắp hàng đôi đi tiếp theo sau thành một dãy dài. Phương ông và Trần Ngọc Thơ lên kiệu đi sau cùng.

Toàn thể nhân viên được phép đóng cửa Hội quán ra cả Thanh Ba môn xemcuộc giao đấu hứa hẹn hào hùng. Tin Phương tiểu anh hùng, người QuảngĐông đả Lôi đài được truyền khẩu đồn đại ngay từ tối hôm trước, nên mộtsố đông các chủ tiệm đều hy sinh đóng cửa rủ nhau lũ lượt đi xem. Từngày mở Vô Địch đài, cửa Thanh Ba thường nhật đã đông, nhưng sáng nayđông khác thường, người như nêm cối chen chúc nhau không còn hở lấy mộtchỗ. Quan binh phải tăng cường giám sát Lôi đài, giữ trật tự dành riêngmột lối đi trung ương cho Đài chủ và Đấu thủ. Các môn đồ họ Lôi dànquanh đài như cũ từ sớm.

Đúng giờ Thìn một khắc, Lôi Lão Hổ cưỡi Ô truy mã, đem theo mười môn đồvác đại đao tới võ đài. Cầm đao vào giá khí giới bày ở phía trong cùng.Giáo đầu Đài chủ lực lưỡng oai vệ ra trước đài vòng tay chào mọi người :

- Hôm nay có thiếu niên Phương Thế Ngọc là kẻ đã tới quấy phá bổn đàitrong khi tôi đi vắng, thượng đài cùng tôi giao đấu. Cuộc giao đấu nàyhoàn toàn theo ý muốn của y. Tôi không mời và cũng không ép buộc. Ngaybây giờ đây, nếu y muốn xin hủy trận giao tranh, tôi vẫn sẵn lòng chấpnhận. Vậy, chốn Lôi đài là nơi thử sức Công Phu Quyền Cước vô tình, nếuxảy ra sự không may cho thiếu niên họ Phương, phần trách nhiệm về sanhmạng của y bản không do nơi tôi. Vài lời cáo bạch mong chư vị anh hùngquân tử hiểu rõ.

Trừ một số người không bị đôi liễn treo ở hai bên cột đài khinh mạn vỗtay hưởng ứng, còn dân Quảng Đông và hai châu Tô, Hàng đều im lìm cămhờn nhìn Đài chủ.

Lôi giáo đầu vận võ phục đen tuyền. Trước ngựa áo thêu đầu lão hổ bằngbạch tuyến lóng lánh, sau lưng chữ triện “Lôi” hình tròn. Đầu quấn khănBao Cân buông mối bên tai, lưng thắt Thiết Sô Sa đới, chân dận ủng võBan tiên hai màu đen trắng, uy nghi dữ dội, cổ to vai rộng, tay áo sắncao nở nang chắc nịch, lông tua tủa như tay gấu. Đài chủ nói xong xâylưng vào phía trong cùng đài ngồi xuống chiếc kỷ lớn.

Giữa lúc ấy, tiếng xôn xao vang dậy, đoàn “thanh niên Hội Quán QuảngĐông” kéo tới, Thế Ngọc khôi ngô tuấn tú cưỡi Bạch mã đi trước tiếnthẳng vào cửa đài. Không ai bảo ai, mọi người hoan hô cổ võ Phương tiểukhách vang động toàn khu Thanh Ba. Lôi Lão Hổ đứng phắt dậy chống taylên sườn hầm hầm nhìn xuống đài. Phương Thế Ngọc đảo chân qua đầu ngựanhảy xuống đất, nhìn quanh đài quan sát toàn thể rồi mới thong thả tiếnthêm lên mấy bước phi thân lên Lôi đài, hai tay xòe ra như chiếc énliệng thật nhẹ nhàng. Quắc mắt nhìn Đài chủ, chàng bước vòng sang phíahữu. Lôi Lão Hổ cũng đi vòng sang phía tả.

Không rời mắt đối phương, Thế Ngọc trở ra trước đài, vòng tay giơ cao chào khán giả, cất tiếng sang sảng.

- Kính thưa quý vị thân hữu Tô, Hàng nhị châu và đồng bang Quảng Đông,Tiểu tử Phương Thế Ngọc, nhân có việc qua quý châu, ngay buổi thứ nhấtđược nghe câu chuyện Vô Địch đài. Xưa nay, lập Lôi đài trao đổi tàinghề, kết giao cùng anh hùng tứ xứ là một lẽ thường không có chi đángquan tâm. Nhưng đây khác hẳn. Đài chủ dùng lời khinh miệt hảo hán Tô,Hàng cũng như nhục mạ hào kiệt Quảng Đông. Đành rằng thế Quyền ngọn Cước vô tình trong khi giao đấu, nhưng Đài chủ đã hành động vơ nhân đạo,đang tay hạ thủ cả những người biết mình kém thế, chịu thua chậm chânđến nỗi phải táng mạng vì kẻ háo sát. Cả hai điều này cũng không thể tha thứ được, cực chẳng đã tiểu tử nhận thấy phải can thiệp.

Chỉ là kẻ vô danh còn non nớt, tiểu tử không dám tự xưng hào kiệt nhândanh Tô, Hàng nhị châu hay Quảng Đông toàn tỉnh thượng đài bữa nay,nhưng chỉ cốt cho Đài chủ biết rằng trong thiên hạ anh hùng đầy rẫy hàokiệt tứ phương nhan nhản. Trận đấu sáng nay, nếu Đài chủ có thắng hẳnkhông phải đã thắng cả ba xứ Tô, Hàng, Quảng nhưng chỉ là thắng cá nhânPhương Thế Ngọc. Trái lại, nếu y thua, tiểu tử xin nhường quyền suy luận về giá trị của Đài chủ, là người đã dám nêu tấm bảng Vô Địch đài và đôi liễn ngông cuồng hiện đang treo tại đây, trước nhãn diện tứ phương quân tử.

Dứt lời, Phương Thế Ngọc giơ hai tay sang hai bên tỏ ý đã nói xong.

Tràng pháo tay vang dậy như sóng cồn lẫn với những lời hô :

- Hoan hô Phương Thế Ngọc!...

- Ủng hộ Tiểu khách anh hùng!...

Trần Ngọc Thơ đứng gần Lôi đài ghé tai bảo Phương Đức :

- Không ngờ lão huynh sanh được một quý tử anh hùng đến như vậy. Chắc thế nào lệnh lang cũng làm vẻ vang cho quê hương chúng ta.

Phương Đức ừ ào cho xong chuyện. Thật ra, tuy trong thâm tâm họ Phươngrất vui mừng vì không ngờ Thế Ngọc lại quả cảm khẩu khí đến như thế,nhưng khi so sánh hình vóc hai đấu thủ ở trên đài thì Phương ông khôngkhỏi rởn gáy rùng mình!... Và đó cũng là ý tưởng chung của toàn thể mọingười.

Lôi Lão Hổ to lớn như một con gấu trông thấy cũng đủ phát khiếp chớ đừng nói đến chuyện giao đấu nữa. Phương Thế Ngọc dáng dấp khỏe mạnh, anhhùng nhưng nét mặt non nớt hơn đối thủ nhiều, những ai không được mụckích trận đấu giữa hai họ Lôi, Phương hồi nhá nhem tối hôm qua thì đềuthất kinh lo cho Thế Ngọc không có sức chống chọi Lão Hổ.

Từ ngày khai đài đến nay, họ đã không từng thấy nhiều đấu thủ to lớnthượng đài bị họ Lôi đả thương, đả tử dễ dàng đó ư? Ngay cả quan Thịlang Hòa Thân và Thiết Diện Hổ đứng lẫn trong đám khán giả cũng khôngkhỏi ngạc nhiên.

Hòa Thân nói :

- Trông tên thiếu nhi kia, ai dám tin y cầm cự tay đôi với Lôi giáo đầu chiều qua. Hừ! Không lẽ y là thần đồng?

Thiết Diện Hổ nói :

- Trong giới võ thuật, có nhiều nhân vật kỳ khôi. Nếu được chân truyền,bất cứ tuổi nào cũng có danh tài. Trong trận so tài hôm nay, một tronghai đối thủ bị tử thương thì mọi sự trong tương lai sẽ hoàn toàn đúngchương trình của ta.

- Tướng quân dự đoán ai sẽ thua?

Thiết Diện Hổ lắc đầu :

- Chịu, không thể đoán trước được. Bây giờ tôi là người của triều đình,ngoài ra không biết võ phái nào hết, dù là Võ phái của tôi. Trong trậnđả Lôi đài này, Lão Hổ thắng hay Thế Ngọc thắng không đáng quan tâm.Miễn sao, với cái thắng hay bại ấy, các Võ phái đâm ra thù hiềm nhau,phái môn đệ đi hạ sát lẫn nhau luôn luôn không ngừng. Đó là tôi đã thành công trong nhiệm vụ khó khăn hiện thời. Kìa, họ bắt đầu giao đấu!

Trên đài, sau khi Phương Thế Ngọc vừa nói xong, Lôi Lão Hổ hầm hè mắng :

- Đồ súc sanh, thượng đài đánh thì đánh, nếu sợ khá quỳ lạy xin thôi, ta cũng sanh phước tha cho, còn bẻm mép rào trước đón sau cái gì?

Thế Ngọc trừng mắt mắng lại :

- Dũng lực của ngươi bất quá bằng tê ngưu quen nạt nộ kẻ hèn kém nay gặp ta quả ngươi đã đến kỳ mạt lộ. Ra đòn trước đi, thiếu gia sẵn sàng rồi.

Lôi Lão Hổ quát :

- Đài chủ nhường đấu thủ đòn đầu.

Muốn tỏ vẻ khinh thường, Lôi Lão Hổ đứng dang hai chân, hai tay chốnglên sườn, khinh khỉnh nhìn đối phương. Theo đúng phép tắc nhà nghề, ThếNgọc đảo bộ hoa quyền “Bái Tổ”, chân tay thật gọn gàng, nhảy vút nhậptrận theo thế “Sư Tử Giảo Đầu” thúc luôn cả hai quyền tả, hữu vào bụngđịch thủ. Đáng lẽ đòn này đánh vào ngực nhưng Thế Ngọc thấp hơn địch thủ nên nhằm bụng. Lôi Lão Hổ nhảy sang bên đưa tay hữu gạt đòn, đụng phảitay Thế Ngọc thấy cứng chắc thì khen thầm “Công Phu” đắc luyện, đồngthời dùng thế “Mãnh Hổ Cầm Dương” đập bàn tay tả Hùng Chưởng vào đỉnhđầu đối phương. Thế ấy cực kỳ mạnh mẽ của người cao lớn đánh đối thủthấp hơn mình.

Không chút sợ hãi, lẹ như cắt, né người tránh khỏi đòn độc. Thế Ngọc đưa luôn hai tay Cương Đao đón cánh tay tả của Lão Hổ chặt mạnh. Đó là thế“Thoát Lương Hoán Trụ”. Với thế này Thế Ngọc đưa tay tả đón ngang lấy cổ tay địch thủ giựt lại, trong khi tay hữu nhằm khớp xương địch, đánh bật ra.

Lôi Lão Hổ vội vàng thâu tay về đảo bộ nhảy qua một bên tránh đòn. Nếukhông kịp, cánh tay y sẽ gãy lìa hay ít ra cũng trật khớp xương. Vừanhảy ra, Lôi Lão Hổ dùng luôn thế “Mãnh Hổ Xuất Sơn”, chân xoạc Đinh Tấn đánh một trái Thôi Sơn cực mạnh vào đầu Thế Ngọc. Tọa bộ thật thấp, Thế Ngọc nhường đòn độc ấy vút qua đầu đoạn thúc luôn một trái đấm vào mỏác họ Lôi. Đây là ngọn “Thiếu Thủ Nhất Thiên”.

Lão Hổ hồi bộ tránh khỏi. Hai đấu thủ xô xát, đánh, gỡ, tránh né thậpphần linh động, quyền ra vùn vụt, chân bước sầm sập, tiến thoái nhịpnhàng, trước còn chầm chậm, sau cả hai cùng say đòn, công thủ tới tấp,thỉnh thoảng lại bật lên những tiếng thét ghê rợn xé tan bầu không khíim lặng của trăm ngàn khán giả đang hồi hộp theo dõi trận đấu cực kỳ gay go. Thấm thoát đã đấu hơn trăm hiệp, không ai chịu nhường ai. Mọi người thấy Thế Ngọc còn nhỏ tuổi, nhỏ người mà cầm cự với Lôi Lão Hổ lâu nhưvậy thì khen ngợi vô cùng. Lôi giáo đầu cũng khen ngợi địch thủ quả hữudòng, bản lãnh chân truyền.

Đánh lâu nóng ruột, vả lại bực mình ở điểm để cho một thiếu nhi côngphản lại mình lâu như vậy, Lôi Lão Hổ quyết dùng thế độc. Y nhảy trẹosang bên hữu.

Phương Thế Ngọc ham đòn nhảy theo. Chẳng dè bị luôn họ Lôi dùng thế tốiđộc “Âm Dương cước” vặn người như giao long uốn khúc cơ chân hữu đạp một cái mạnh tới năm trăm cân trúng ngực địch thủ...

Dưới đài, khán giả kêu lên đồng loạt :

- Chao ôi!...

Ai nấy đều chắc chắn Thế Ngọc bị ngọn cước tối độc ấy phải tan xương nát thịt.

Phương Đức và lão bộc Lý An run bật người lên, mồ hôi toát ra như tắm.Cha con Trần Ngọc Thơ và các nhân viên Quảng Đông hội quán mặt tái métkhông còn hột máu. Tất cả cùng đang định chạy lại chỗ Thế Ngọc vừa bịtrúng đòn toàn thân tung lên như trái cầu rớt xuống đất. Nhưng họ lo sợbao nhiêu thì lại ngạc nhiên bấy nhiêu, vì tiểu anh hùng họ Phương không té sấp mặt úp mày như các đấu thủ khác mà họ vẫn thấy từ ngày mở VôĐịch đài.

Thế Ngọc, như con mèo, đáp hai chân xuống đất trước, kéo đai lưng chocác mảnh Hộ Tâm kính bị bể tan vì ngọn Âm Dương cước rớt xuống đất, rồiphi thân lên đài, lành mạnh như không.

Tại sao bị trúng ngọn cước tối hiểm nặng tới năm trăm cân mà tiểu anh hùng không bị tổn thương?

Số là khi đang ham đòn rượt theo địch thủ, Thế Ngọc lúc nhận ra mắc mưutrá tẩu thì tự hiểu tránh không kịp thế đá chớp nhoáng ấy. Chàng chỉ kịp nhảy lộn ngược ra phía sau, vừa lúc gót chân địch trúng Hộ Tâm kính bểtan, vì thế toàn thân Thế Ngọc đã có sẵn đà nhảy, lại thêm sức đạp củaLôi Lão Hổ hất mạnh lên cao như trái cầu văng xuống Đài.

Có ba sự kiện đã tránh cho vị tiểu khách Quảng Đông ấy thoát chết.

Thứ nhất: Thế Ngọc thấy kịp đối thủ sử dụng ngọn cước độc, nhảy lộnngười ra phía sau. Nhờ cái nhảy ấy, sức thế cước mạnh năm trăm cân - nếu Thế Ngọc không tránh kịp, đứng nguyên chịu đòn - bị hụt bổng nên sútkém hẳn đi ba, bốn phần.

Thứ nhì: Được tập luyện từ bé, cơ thể Thế Ngọc chịu nổi sức đạp của Lôi Lão Hổ lúc đó mất trớn, nhẹ hẳn đi nhiều.

Thứ ba: Nhờ có bức Hộ Tâm kính che ngực nên cơ thể Thế Ngọc không hề bị hao tổn, tuy vậy Hộ Tâm kính cũng bể thành nhiều mảnh.

Phóng xong ngọn cước độc, Lôi Lão Hổ tuy sức đạp không được đầy chânnhưng thấy đối phương bị vọt ra khỏi đài thì mừng thầm, bước vội ratrước Lôi đài nhìn theo xem Thế Ngọc bị như thế nào. Nhưng y lại vộivàng chạy tạt sang phía bên tả thủ thế ngay, nét mặt kinh ngạc, nghĩthầm: “Ủa! Tên thiếu nhi này mình đồng da sắt chăng? Nguy hiểm!”

Quả nhiên, Thế Ngọc phi thân, hai tay xòe sang hai bên, chân co chân duỗi như con đại bàng sà xuống giữa đài :

- Lôi Hồng! Ta thách đánh trúng nữa đó và báo trước cho ngươi liệu giữ mình.

Dứt lời, Thế Ngọc cử quyền “Độc Tý Phiên Long” nhảy chồm tới chẹn mạnhchân xuống bàn chân địch và đồng thời tống trái Thôi Sơn thật mạnh mẽvào sườn Lão Hổ. Họ Lôi phải nhảy lạng ra xa tránh. Nhưng Thế Ngọc quyết báo thù ngón đá vừa rồi, rượt theo lẹ như cắt phòng cước tả theo thế“Bạch Mã Quá Đàn Khê” và đá bật vào bắp chân địch.

Ngọn cước bất ngờ quá lẹ, Lão Hổ tránh không kịp bị mũi Diệp Kiếm Hàitrúng sượt qua bắp chân rách quần chảy máu. Đòn ấy nhẹ không đáng kểnhưng có hiệu quả làm cho Lôi Lão Hổ hết tự tin, bắt đầu thấy run sợtrước sự tấn công ồ ạt của đối phương. Thế Ngọc vừa đánh vừa dằn giọng :

- Lôi Hồng! Ngươi sẽ bị ta hạ bằng ngọn cước, nghe!...

Chàng dồn địch thủ vào gốc đài bằng ba ngọn “Thần Cung Xạ Hứa Điền” liên tiếp đấm ba cái cực kỳ mạnh, Lão Hổ vừa đỡ vừa thoái bộ. Sau trái đấmthứ ba, Thế Ngọc trá đòn, ngồi thụp hẳn xuống cơ chân tả, mắt nhìn vàoống chân đối thủ.

Lôi Lão Hổ tưởng đối phương đá lối “Tảo Địa cước” hay ít nhất cũng sẽđạp vào ống xương chân mình, nên vội nhảy bổng lên khỏi sàn tránh đòn.

Chẳng dè, trong lúc họ Lôi đang chơi vơi, Thế Ngọc đã sử dụng thế “SongPhi Hồ Điệp” nhảy vút lên phóng liên tiếp hai ngọn cước thúc thẳng mũigiày vào sườn bên hữu của địch thủ. Thế đá tuyệt đẹp, dữ dội trúng mụctiêu, bật lên hai tiếng bịch bịch âm thầm. Lôi Lão Hổ tránh không kịp,sườn bên hữu bị mũi Diệp Kiếm hài đâm rách áo, toạc da thịt, xương gãynát.

Lão Hổ kêu dội lên một tiếng kinh khủng ghê rợn, tiếng kêu đau đớn lìađời của một võ sĩ trúng tử thương, táng mạng ngay trên Lôi đài. Trúngngọn song phi tuyệt hảo công phu của nhà nghề ấy, Lôi Lão Hổ bật lộn ragiữa sàn, khối thịt nặng nề rớt xuống rung động, chuyển cả mặt võ đài,nằm im không nhúc nhích.

Cũng như hồi nãy, lúc Thế Ngọc bị Lôi Lão Hổ dùng “Âm Dương cước” đạprớt xuống đất, lần này với Lôi Lão Hổ trúng đòn, khán giả hồi hộp đồngkêu lên một tiếng “Ồ” quên cả vỗ tay, ai nấy đều chăm chú xem Đài chủ có trỗi dậy nữa không.

Tới lúc Thế Ngọc tiến đến dùng chân hắt ngửa xác họ Lôi lên, khán giảmới biết Đài chủ đã táng mạng vì ngọn cước song phi tuyệt kỹ của ThanhBa.

Thế Ngọc nhảy xuống đài. Các thanh niên võ sĩ hàng bang Quảng Đông xúmnhau lại kiệu vị tiểu khách anh hùng họ Phương lên vai, công kênh quamấy dãy phố về đến Hội quán. Người đồng hương và dân Tô Châu, Hàng Châutheo đông như kiến cỏ tới Hội quán, choán chật cả khu đất rộng mặt tiền. Trần Ngọc Thơ hớn hở vái Phương Đức :

- Không ngờ lão huynh lại có một người con anh hùng võ dũng đến như vậy. Lệnh lang không những đã nêu cao tên tuổi mà toàn tỉnh Quảng Đông cũnghãnh diện lây.

Phương Đức nói mấy lời cảm tạ, thật ra vị lão giả ấy đang lo rầu thúiruột, linh cảm cuộc thắng Vô Địch đài của Thế Ngọc sẽ có nhiều hậu quảrắc rối. Quay sang chỗ Phương Thế Ngọc, Trần Ngọc Thơ cầm tay tiểu khách mà rằng :

- Hiền điệt về phòng thay áo đi. Thân hữu hàng bang bữa nay đặt đại tiệc mừng chiến thắng tại đây. Hiền điệt làm rạng danh và gỡ sĩ diện đượccho toàn người đồng hương ở xứ này. Sự chiến thắng công khai của hiềnđiệt đã nêu cho thiên hạ biết rằng xứ Quảng chúng ta cũng có những tayanh hùng độc đáo.

Trong lúc mọi người trong Hội quán nhốn nháo sửa soạn tiệc tùng ca ngợicuộc chiến thắng Vô Địch đài của Phương tiểu anh hùng, Phương Đức viếtmột bức thư sai Lý An lặng lẽ cấp trở về Triều Dương huyện đưa cho vợ là Miêu Thúy Hoa. Phương ông còn dặn thêm :

- Người nhớ nhắc chủ mẫu phải thi hành ngay theo như ta dặn trong thưnày. Không được trái lời chậm trễ. Lý An vâng dạ thu xếp ra bến thuêthuyền về Triều Dương ngay.

Sau bữa tiệc linh đình tại Hội quán, dân hàng Bang Quảng Đông và lẽ dĩnhiên có cả dân Tô Hàng thi nhau hùn tiền đặt tiệc lớn tại các đại tửulầu hữu danh thời ấy như Bá Vương lầu, Kim Long lầu, Triệu Gia lan đình, Tam Thiên đại điếm, luân phiên mời tiểu anh hùng, Phương ông, Trần Ngọc Thơ và một số đông đảo thân hào.

Nói tóm lại, sau trân thắng Vô Địch đài của Phương Thế Ngọc, trừ cácphần tử quen thuộc hoặc đồng môn phái với họ Lôi, họ Lý, có thể gọi làbảy phần mười đại trấn Hàng Châu đã vui mừng khánh hỉ nhộn nhịp chẳngkhác chi ngay Quốc Khánh.

Các trà lâu, tửu quán lớn, nhỏ lúc nào cũng đông nghẹt những người là người, ba hoa, nhậu nhẹt, bàn tán ầm ĩ.

Câu chuyện hướng hoàn toàn về võ thuật. Người nói phái này, phái khác,kẻ phô thế nọ, ngón kia. Thật là ghê gớm! Không gì dẽ bằng câu chuyệnmôn Võ Khẩu. Khi mời ngồi vào thồi tiệc, các môn đồ còn chưa được liệtvào cấp bực sơ đẳng, nhưng lúc cạn vài bốn hồ mỹ tửu thì ai nấy đềuthành ra cao đồ với cấp bực siêu đẳng cả!

Các võ đường cũng vậy. Trước kia, khi Lôi Lão Hổ đả tử một số ngườitrong hàng tỉnh, các võ đường từ võ sư tới môn đồ, chẳng ai bảo ai, màđều thông cảm hạ bảng, im lìm rút lui có trật tự, mặc cho dân chúng tứckhí thượng đài hứng lấy cái chết. Bây giờ trái lại, võ đường đua nhaumọc như nấm. Nào Chu gia, Hồng gia, Lê Hoa, nào Bắc phái chính tông, nào Nam Quyền chính. Ngoài ra còn một số võ đường đổi bảng hiệu lấy thẳngtên là Phương Thế Ngọc Võ Đường, Tiểu Khách Võ Đường, Thiết Phiến lãonhân Nhi Võ Sảnh, đủ các thứ tên thật kêu, nghe phát rùng mình sởngáy!... Các võ sư ra đường, vị nào cũng khoanh tay, ưỡn ngực làm như mới tập luyện “Công Phu” đắc đạo từ Thiếu Lâm tự hạ sơn hay Nga Mi xuất thế vậy.

Thật là ghê gớm, hùng khí bốc tận mây xanh!