Đức Phật Và Nàng

Chương 19



Tinh mơhôm sau, tiếng kẹt cửa làm tôi thức giấc. Tôi gắng gượng hé đôi mắt vẫn đangđói ngủ của mình và lơ mơ thấy một bóng dáng cao gầy đang đứng giữa căn phòngngập ánh sáng.

- Rajiva,sao đến sớm vậy…

- Tôi…tôi… xin lỗi.

Ngượcsáng, không thấy rõ biểu cảm trên gương mặt cậu ấy, chỉ nghe trong giọng nói cóchút ngượng ngùng. Rajiva vội vã lui ra ngoài, lại một tiếng kẹt cửa trả lạibóng tối cho căn phòng.

Tôinhìn đồng hồ, mới bảy rưỡi sáng. Chết thật, tôi quên mất, ngày nào cậu ấy cũngthức dậy lúc hơn bốn giờ, từ năm giờ đến sáu giờ là thời gian tụng kinh buổisáng, sau đó mới đến bữa sáng. Giờ này, với cậu ấy, đã không còn sớm sủa gìnữa. Nhưng tôi vẫn còn muốn ngủ, lại ngả xuống vớt vát thêm vài phút, sau đómới uể oải xuống giường.

Khoảngchín giờ tôi cùng Rajiva ra khỏi nhà. Thành phố Subash bé nhỏ khi ấy đã tấp nậpngười qua lại, nhà sư, cư sĩ, thương nhân đủ cả, dòng người đông đúc trên phốxá chật chội. Tôi không muốn Rajiva khó xử, nên ý tứ giữ khoảng cách với cậuấy. Rajiva đi trước, tôi theo sau, chốc chốc cậu ta lại dừng bước, ngoảnh đầuquan sát, rồi mới đi tiếp.

Có vẻnhư Rajiva rất được lòng người dân nơi đây. Trên đường đi, hầu hết mọi ngườiđều lại gần chắp tay hành lễ với cậu ấy. Một đôi vợ chồng ẵm theo đứa trẻ sơsinh đến xin Rajiva cầu phúc. Cậu ấy xoa đầu em bé, lầm rầm đọc một đoạn kinhvăn. Vợ chồng nọ vui mừng khôn tả, chắp tay tạ ơn, vẻ mặt hân hoan, mãn nguyệnkhi ra về. Rajiva quay lại nhìn tôi cười rạng rỡ, rồi tiếp tục bước đi, chốcchốc lại dừng bước đáp lễ với người đi đường.

Ra khỏithành Subash là đến cổng chính của khu chùa Cakra phía tây. Ấn tượng ban đầucủa tôi về ngôi chùa này là những vọng lâu được trang trí rất bắt mắt phía trênbức tường bao quanh. “Khâu Từ có hơn mười nghìn nhà sư, chiếm một phần mười dânsố trong thành”. Chỉ riêng ở chùa Cakra đã có đến năm nghìn sư. Sự hưng thịnhcủa Phật giáo ở Khâu Từ được thể hiện sống động qua hình ảnh ngôi chùa Cakranguy nga, đồ sộ. Tuy vậy, thời điểm này vẫn chưa phải là giai đoạn cực thịnhcủa Chiêu Hộ Li tự. Quy mô ngôi chùa vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với thời nhàĐường, khi Huyền Trang đi lấy kinh qua đây. Khi mang thai Rajiva, “năng lựcgiác ngộ của Jiva tăng lên gấp bội. Bà nghe danh tiếng ngôi chùa Cakra đã lâu,lại nghe nói trong chùa có nhiều vị cao tăng đắc đạo, bèn cùng với những tín nữquý tộc khác và các ni cô ngày đêm nhang khói lễ bái, ăn chay niệm Phật”. Hẳnlà, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, Rajiva đã “thấm nhuần” giáo lý Phật pháp.Trí tuệ siêu phàm của cậu ấy phải chăng có được từ bối cảnh đặc biệt này?

Ý nghĩđó khiến tôi bật cười.

Chúngtôi bước đến một bức tường thành thấp hình vuông bên ngoài cổng chính. Bêntrong có một điện thờ đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi lập tức dập tắt nhữngý nghĩ lan man, lấy lại tinh thần chuyên nghiệp thường ngày, chuẩn bị lôi cuốntập ra và bắt tay vào công việc.

- NgảiTình, không cần vội. Để tôi đưa cô đi tham quan hết một vòng, rồi quay lại vẽcũng chưa muộn.

- Thậtkhông?

Tôimừng quýnh!

- Đúngrồi! Cậu là chủ trì, cậu có đặc quyền mà! Vậy, ngày nào tôi cũng đến đây vẽnhé?

- Đượcchứ!

Rajivamỉm cười. Những chùm nắng đầu hạ rực rỡ chiếu rọi làm bừng sáng cả con ngườicậu ấy, toát lên thứ hào quang khiến tôi không dám nhìn thẳng.

Tôi épmình ngoảnh đi hướng khác.

- Rajiva,khối ngọc khổng lồ dưới chân tượng Phật nằm ở đâu vậy? Đưa tôi đến đó xem đi!

- Cô biếtvề khối ngọc này?

Rajivacó vẻ ngạc nhiên, ánh mắt nhìn tôi như thăm dò.

- Đây làbáu vật của chùa Cakra kia mà!

Làm saotôi biết được ư? Đơn giản thôi! Câu trả lời là: Huyền Trang đã được tận mắtchứng kiến và ghi chép lại trong “Đại Đường Tây vực ký”. Cuối thế kỷ XIX, mộtnhà sưu tầm đồ cổ người Nga đã đào được khối ngọc này, ông ta còn ngu xuẩn hếtmức khi đập vỡ nó làm đôi với ý đồ sẽ vận chuyển về nước. Nhưng người dân địaphương đã kịp thời ngăn chặn và bảo vệ được khối ngọc quý. Sau giải phóng, khốingọc đã được đưa về trưng bày tại Viện bảo tàng tự nhiên Bắc Kinh. Nửa khối tonặng khoảng hơn một nghìn hai trăm kilôgam, nửa khối nhỏ hơn nặng khoảng hơnbảy trăm kilôgam. Còn bây giờ, không cần thiết phải đến Bắc Kinh, tôi vẫn cóthể chiêm ngưỡng khối ngọc ấy và là khối ngọc hoàn chỉnh, bạn nói xem, tôi cónên sung sướng hay không? Bởi vậy, khi Rajiva đưa tôi vào một điện thờ nhỏnhưng được trang trí nguy nga, tráng lệ phía sau gian thờ chính và tận mắt nhìnthấy khối ngọc khổng lồ trong suốt, giống hình một con ngao biển với hai màutrắng và vàng đan xen ấy, tôi tiếc ngẩn ngơ vì không mang theo máy ảnh. Khốingọc rộng khoảng hơn ba mươi centimét, dài hơn nửa mét, cao hơn mười centimét.Dấu chân Phật tổ được in thành hình hai vết lõm rất tự nhiên giữa khối ngọc.Những hình ảnh phác họa dấu ấn như thế này có rất nhiều. Bạn có thể bắt gặp dấuchân của đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) ở bất cứ đâu trên khắp vùng TâyTạng, chỉ khác đó là hình phác họa trên những cây cối và sỏi đá tự nhiên, đểPhật tử có thể cảm nhận được một cách chân thực pháp lực vô biên của Phật.

Nhưngtôi không nói điều đó với Rajiva, sợ cậu ấy không vui. Tôi bắt chước Rajiva,chắp tay cúi lạy thành kính và cắm hương lên khối ngọc thần thánh. Bước ra khỏiđiện thờ nổi tiếng ấy, tôi chợt thấy một hành lang rất dài chạy hút về phíasau, nhưng hai bên được che phủ kín đáo, nom có vẻ tối tăm âm u kỳ lạ và cảmgiác như nó kéo dài đến vô tận.

Thấytôi lặng lẽ quan sát hành lang kỳ lạ đó hồi lâu, Rajiva đến bên, nhẹ nhàng lêntiếng:

- Đó lànơi thọ đại giới. Cô là người phàm, không được phép vào đó.

Thọ đạigiới tức là thọ giới Cụ Túc (Upasambada)! Chẳng khác nào nhận bằng tốt nghiệpđại học chuyên ngành Phật học dành cho các đệ tử nhà Phật! Chỉ khi đã thọ giớiCụ Túc, mới được xem là đủ tư cách và điều kiện để trở thành một Tỷ khâu(Bhikkhu). Rajiva nổi danh khi còn rất trẻ, những tri thức Phật học và sự giácngộ Phật pháp của cậu, giới tăng sĩ đương thời, không ai bì kịp. Nhưng, cho dùđạt được cảnh giới cao đến đâu về kiến thức Phật học, cậu vẫn phải tuân thủnhững quy định của giới tu hành trong các thiền viện. Vậy nên, mặc dù Rajiva đãthông tỏ chân lý của Phật giáo Đại Thừa từ lâu, nhưng cậu vẫn phải thọ giới Cụ Túcgiống như những tăng sĩ bình thường khác khi đến tuổi hai mươi.

Tôi đãtừng nhìn thấy khu vực thọ đại giới của tăng sĩ tại chùa Long Hưng, thuộc huyệnChính Định, gần Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, một ngôi chùa được xây dựng từthời nhà Tùy. Nhưng ở đó không có hành lang dài và u ám như thế này. Những ngôichùa đủ tư cách truyền giới Cụ Túc không nhiều, đó phải là những ngôi chùa quymô lớn. Chùa Cakra là ngôi chùa duy nhất ở Khâu Từ đủ tư cách truyền đại giới.

Bướcchân vào dãy hành lang ảm đạm, hun hút ấy, hẳn trong lòng mỗi Sa di không khỏidâng lên những suy cảm. Vậy là ta đã quyết, cả đời này sẽ gắn bó với kinh kệ,khói hương. Cả đời này sẽ từ bỏ mọi tình ái và dục vọng. Cả đời này, sẽ gánhvác trách nhiệm truyền bá giáo lý Phật pháp. Những suy cảm đó sẽ theo các Sa dichầm chậm bước đến điểm tận cùng của con đường – giới đàn (nơi tăng sĩ thọgiới). Ba vị pháp sư, bảy người làm chứng, hình ảnh chiếc dao cạo sáng lấp lóa,những tiếng tụng kinh lầm rầm trang nghiêm. Kể từ giây phút này, bước ra khỏisự sống chết, thoát ly khỏi tham lam, dục vọng, đoạn tuyệt với thế tục…

Tôiquay đầu nhìn Rajiva đang yên lặng ngóng về dãy hành lang ảm đạm ấy, vẻ mặtchất đầy suy tư. Có lẽ cậu cũng đang nghĩ về ngày trọng đại ấy. Rồi đây, trầnai, thế tục sẽ không còn duyên nợ gì với cậu ư, Rajiva?

Chúngtôi bước vào một gian thờ ánh sáng yếu ớt, các nhà sư khác thấy Rajiva liềncung kính hành lễ, Rajiva gật đầu đáp lại rồi trò chuyện đôi câu với họ bằngtiếng Phạn. Gian thờ này không lớn, ở giữa đặt tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương, bốnphía xung quanh là những bức bích họa. Tôi nhận ra tượng Bồ Tát Địa Tạng vìtrên tay ngài có một cây tích trượng rất dài. Bồ Tát Địa Tạng từng thề rằng:

“Chúngsinh độ tận, phương chứng bồ đề

Địangục vị không, thệ bất thành Phật”.

Nghĩalà:

Cứu độchúng sinh hết khổ, mới là Giác Ngộ

Địangục còn chưa trống không, thề không thành Phật.

Điều đócó nghĩa, đối tượng cứu khổ của Bồ Tát Địa Tạng là những sinh linh tội lỗi dướiĐịa Ngục. Vì vậy, sau khi Phật giáo được truyền bá vào Trung Nguyên, sức ảnhhưởng của vị Bồ Tát này ngày càng trở nên rộng rãi, cùng với Văn Thù, Phổ Hiềnvà Quan Âm, ngài được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát. Tương truyền, Cửu HoaSơn ở An Huy chính là đạo tràng thuyết pháp của ngài.

Tôiđang quan sát và phân tích tỉ mỉ để nhận ra điểm khác biệt về tạo hình giữa BồTát Địa Tạng ở Tây vực và Bồ tát Địa Tạng ở Trung Nguyên. Một chú tiểu từ bênngoài bước vào, mang theo một ngọn đèn dầu, chuyển cho Rajiva rồi lẳng lặng luira. Rajiva nâng cao ngọn đèn, để ánh sáng chiếu rọi lên những bức vẽ trêntường. Lúc này, trước mặt tôi là hình ảnh những cánh tay tàn phế, những đôichân gẫy gập, là biểu cảm đau đớn tột cũng trên những khuôn mặt người, là đủmọi loại dụng cụ tra tấn, trừng phạt đẫm vệt máu. Quả rất đáng sợ!

Nhữngbức họa này mô phỏng nỗi thống khổ của chúng sinh nơi tám địa ngục lớn.

Chảtrách điện thờ này đặt tượng Bồ Tát Địa Tạng, lại âm u, ảm đạm đến vậy. Có lẽmục đích là khiến cho các tín đồ cảm thấy kinh sợ trước những hình ảnh rùng rợndưới các tầng địa ngục. Ở hầu hết các ngôi chùa từ quy mô trung bình trở lênđều có những bức bích họa phóng tác như thế này.

Tôi cóbiết về tám địa ngục lớn, nhưng không nhớ tên gọi cụ thể, nên đã nài nỉ Rajivadiễn giải.

- Đây làđịa ngục đẳng hoạt (địa ngục chết đi sống lại). Chúng sinh mắc tội sa xuống địangục này là những người vẫn còn chút tình cảm, họ không nguôi ngoai nỗi thươngnhớ cha mẹ. Nhưng móng tay họ sẽ biến thành vuốt sắt, họ cấu xé lẫn nhau và khitâm thần bấn loạn, họ cào cấu chính mình, cho đến khi thịt nát máu cạn và họtắt thở. Nhưng một luồng gió lạnh thổi đến, da thịt hồi sinh, họ lại tiếp tụcchịu sự trừng phạt như lúc trước.

Giọngnói của Rajiva đượm vẻ u buồn, cậu dừng lại giây lát rồi mới tiếp tục:

- Nhữngngười mắc tội sát sinh, chà đạp lẽ phải, phỉ báng người ngay đều sẽ sa xuốngđịa ngục này.

Vừangắm nhìn các bức vẽ tôi vừa gật đầu, bước chân không ngừng di chuyển theo ánhsáng ngọn đèn dầu trên tay Rajiva. Điện thờ trống trải chỉ còn lại hai chúngtôi. Giọng nói ấm áp của Rajiva vang giữa không gian trầm mặc, khoảnh khắc ấy,cảm xúc trong tôi bỗng trở nên thê lương.

- Đây làđịa ngục hắc thằng (nơi chúng sinh bị trói bằng dây sắt), chúng sinh phạm tộisẽ bị trói lại bằng dây sắt nung nóng, sau đó tứ chi bị chặt hoặc bị cưa đứt.Nỗi đau đớn, khổ sở lớn gấp mười lần địa ngục đẳng hoạt. Những người phạm tộisát sinh, trộm cắp đều sẽ sa xuống địa ngục này.

Ánh đèntiếp tục được đẩy về phía trước.

- Đây làđịa ngục chúng hợp (nơi chúng sinh bị núi đá ép chặt), người phạm tội bị đẩyvào giữa hai núi đá và bị ép chặt cho đến khi xương cốt nát vụn. Phàm nhữngngười mắc tội sát sinh, trộm cắp, tà dâm đều rơi xuống địa ngục này.

- Đây làđịa ngục khiếu hoán (nơi chúng sinh kêu la thảm thiết), người mắc tội sẽ bịnướng trên vạc dầu hoặc bị đẩy vào lò lửa, hoặc bị dùng kìm nóng banh miệng, đổđồng nóng chảy vào bụng khiến cho lục phủ ngũ tạng bị thiêu hủy. Phàm những kẻmắc tội giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu đều sẽ sa xuống địangục này. Nếu đệ tử Phật môn vi phạm năm điều giới luật, thì dù là người xuấtgia hay người tu tại gia đều sẽ bị sa xuống địa ngục đại khiếu hoán (địa ngụcmà sự trừng phạt khiến chúng sinh kêu la thống thiết gấp rất nhiều lần địa ngụckhiếu hoán).

Tôibỗng thấy rùng mình, sự trừng phạt đối với người nhà Phật còn khủng khiếp hơncả người thường ư!

- Đây làđịa ngục tiêu nhiệt (nơi chúng sinh bị thiêu đốt), kẻ phạm tội nằm trên sắtnung, toàn thân bị đánh đến bầm dập vỡ nát. Phàm những kẻ vi phạm năm điều giớiluật đều sẽ bị đẩy xuống địa ngục này.

Ánhsáng ngọn đèn dầu bỗng nhiên dừng lại, bàn tay người giữ đèn run run. Bóng dángcao gầy hắt lên tường, khiến cho những hình ảnh thảm thương cho bức vẽ trở nênmờ ảo, tan loãng trong những dao động lập lòa của ánh sáng.

- Rajiva,cậu sao thế?

Tôingước mắt lên nhìn cậu ấy, chúng tôi chỉ cách nhau một bước chân, ánh đèn leolét rọi vào khuôn mặt ưu tư, một thoáng u buồn ẩn hiện, nhưng tan đi rất nhanh.Rajiva lấy lại vẻ điềm tĩnh thường thấy, tiếp tục giảng giải.

- Nếutăng sĩ phạm tội sát sinh, trộm cắp, tà tâm sẽ bị sa xuống địa ngục đại tiêunhiệt, mức độ trừng phạt tàn khốc hơn rất nhiều lần so với địa ngục tiêu viêm.

Giọngnói của Rajiva đượm vẻ chua xót, phải chăng vì lòng trắc ẩn đối với những hìnhphạt nặng nề dành cho giới tăng lữ. Phật môn quản giáo đệ tử của mình rấtnghiêm khắc, trong số tám địa ngục lớn, có đến hai địa ngục dành để trừng phạtnhững tăng sĩ phạm tội.

Rajivalấy lại sự bình tĩnh, bàn tay mang theo chiếc đèn dầu khi nãy bất giác buôngxuống, giờ đã lại được nâng cao.

- Đây làđịa ngục vô gián, hay còn gọi là địa ngục a tỳ, người phạm tội bị hành hìnhliên tục, chịu đau đớn khổ sở không lúc nào ngơi nghỉ. Phàm những kẻ phạm phảinăm tội đại nghịch (giết mẹ, giết cha, giết A- la- hán, gây chia rẽ tăng sĩ,phá hoại hình ảnh của Phật tổ), đều bị đày xuống địa ngục này.

Đó làbức vẽ cuối cùng, chúng tôi cũng vừa đi hết một vòng tròn.

Rajivađặt đèn dầu lên hương án phía trước pho tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương, cung kínhquỳ xuống vái ba vái, rồi cùng tôi bước ra khỏi điện thờ.

- Mỗi địangục trong số tám địa ngục lớn lại được chia thành mười sáu địa ngục nhỏ. Tộiác cũng chia thành ba cấp. Những kẻ phạm tội nặng nhất bị đẩy vào địa ngục lớn,những kẻ còn lại bị đẩy vào địa ngục nhỏ.

Ánhnắng rực rỡ bên ngoài xua tan đi những ảm đạm trong lòng, tôi giống như chiếnbinh Dante vừa dạo hết một vòng địa ngục, cảm xúc đầy vơi. Kết luận rút ra là:nhân gian thật tuyệt vời!

Gần đếngiờ trưa, Rajiva dẫn tôi đến nhà ăn dành cho các cư sĩ tu tại gia đến chùaCakra cúng bái, cậu ấy ngồi ăn cùng tôi. Rajiva ăn uống từ tốn, quả không hổdanh là con nhà quý tộc. Nhưng điều khiến tôi thiếu tự nhiên là những ánh mắtđổ dồn về phía chúng tôi, tuy họ không nói gì, nhưng tôi biết họ nghĩ gì. Tôibỗng cảm thấy không thoải mái. Một người như Rajiva nếu sống ở thời hiện đại,cũng chưa hẳn đã là một sự chọn lựa lý tưởng. Mặc dù nếu có cậu ấy ở bên cạnh,đi đến đâu, tôi cũng có thể hãnh diện với bạn bè và những người xung quanh,nhưng cậu ấy quá tài trí, thông minh, lại đẹp trai hút hồn như vậy, sẽ làm lumờ hình ảnh của tôi. Không những tôi sẽ phải thấp thỏm lo âu từng giây phút,canh chừng mọi lúc mọi nơi, đề phòng những cô gái trẻ đẹp khác, mà tôi còn phảiđau đầu tìm cách nâng cao tầm vóc trí tuệ của bản thân để có thể theo kịp cậuấy. Cuộc sống mệt mỏi như thế, lấy đâu ra vui vẻ, thoải mái chứ! Cho nên, kếtluận của tôi là: tôi – không – thèm!

- Khôngthèm gì vậy?

Tôigiật mình ngẩng lên, bắt gặp hai vực nước sâu hun hút đang xoáy vào mình, xấuhổ không biết giấu mặt vào đâu, bối rối không biết phải thanh minh thế nào.

- Cácthầy!

Mayquá! Có người đến giải nguy cho tôi rồi! Đó là… là người Hán, hai hòa thượngngười Hán!

Họ tròchuyện với nhau bằng tiếng Phạn, tôi đứng bên chăm chú quan sát đồng hương.

Rajivagiới thiệu với tôi, hai vị hòa thượng từ Trường An xa xôi đến đây xin nghegiảng đạo, pháp hiệu của họ là Tăng Thuần và Đàm Sung. Tôi trợn tròn mắt khinghe thấy những cái tên đó.

TăngThuần và Đàm Sung! Chính là hai vị sư này!Họ đến Khâu Từ học đạo, sau đó trở về Trung Nguyên tấu trình với vua nhà TiềnTần khi ấy là Phù Kiên rằng, Kumarajiva là vị pháp sư tài trí hơn người, làngười đã truyền bá sâu rộng kinh văn Đại Thừa, tiếng tăm vang khắp vùng Tâyvực. Một nhà sư nổi tiếng ở Trung Nguyên là Thích Đạo An, nghe danh Kumarajivađã lâu, cũng thuyết phục Phù Kiên mời Rajiva đến Trường An. Khi Phù Kiên quyếtđịnh tấn công Khâu Từ, nhà vua đã nói với Đô đốc Lữ Quang rằng: “Trẫm nghe nóiTây Quốc có Kumarajiva, thông hiểu pháp tướng, giỏi luận âm dương, là một bậckỳ tài trong thiên hạ. Trẫm lấy làm ngưỡng mộ. Nhân tài là báu vật của quốcgia. Vậy, sau khi chiếm được Khâu Từ, khanh hãy lập tức đưa Kumarajiva về đây”.

Câuchuyện này đã được các tín đồ Phật giáo ngày sau truyền tụng khắp nơi. Họ chorằng Phù Kiên phát động chiến tranh với Khâu Từ là vì muốn có được Kumarajiva.Giống như việc các cô gái tin rằng cuộc chiến thành Troy là vì nàng Helen xinhđẹp, hay Ngô Tam Quế bán đứng nhà Hán cho triều đình Mãn Thanh là vì nàng kỹ nữTô Châu – Trần Viên Viên. Một cuộc chiến tranh quy mô lớn đã nổ ra và cướp đitính mạng của mấy chục nghìn người, chỉ vì muốn đoạt lấy một người thôi ư,những câu chuyện như thế mới hấp dẫn làm sao! Tôi là người nghiên cứu lịch sử,tất nhiên, tôi không tin Phù Kiên phát động chiến tranh chỉ vì muốn có được mộtvị cao tăng. Liệu Phù Kiên có thực sự hiểu rõ Kumarajiva sẽ mang lại lợi ích gìcho ông ta hay không? Nhà vua muốn có Kumarajiva chỉ vì cậu ta thông tỏ âmdương ngũ hành? Một người tài trí cao vời như Giả Nghị, lẽ nào Hán Văn Đế cũngchỉ vì muốn ông ta coi bói cho mình?

- NgảiTình!

Tôi lạiđể tâm trí trôi tận đâu đâu rồi, quay lại đã thấy hai vị hòa thượng đang hànhlễ với mình, tôi vội vàng đáp lễ. Họ là những đồng hương đầu tiên mà tôi gặpsau hai lần vượt thời gian đến đây.

Rajivagiới thiệu với họ tôi là cháu gái của người thầy dạy tiếng Hán hồi trẻ của cậuvà tôi đến Khâu Từ để lễ Phật. Tôi chỉ dám trò chuyện đôi câu với họ, bởi vìnhững gì tôi biết về thời kỳ Nam Bắc triều thập lục quốc chỉ là những kiến thứctrong sách vở, tôi sợ mình lỡ lời, tiết lộ bí mật lịch sử thì nguy.

Sau vàilời xã giao với tôi, họ quay sang thảo luận giáo lý Phật pháp cùng Rajiva. Họtrao đổi bằng tiếng Phạn, tôi nghe không hiểu, nên cũng quay đi ngắm nghíanhững bức vẽ trên tường.

- Đoạnkinh văn ấy dịch sang tiếng Hán có nghĩa là: Bao nhiêu tâm ý của chúng sinhtrong trời đất, Như Lai đều thấu tỏ. Vì sao lại như vậy?

Rajivagiảng kinh bằng tiếng Hán! Tôi quay lại nhìn cậu ấy và nhận được một nụ cườiđầy hàm ý. Cậu ấy muốn tôi nghe đoạn kinh văn này ư? Tôi ngạc nhiên, nghiêngtai lắng nghe.

- ĐứcPhật nói, mọi tâm niệm đều không thực sự tồn tại, đó chỉ là những ham muốn nhấtthời, thoáng chốc nảy sinh trong từng bối cảnh. Nên người ta đặt cho nó cái hưdanh là tâm niệm. Vì sao như vậy? Bởi vì những ham muốn trong quá khứ là cái đãtrôi qua, không để lại vết dấu, ta muốn mà không có được. Những ham muốn hiệntại, quẩn quanh trong tâm trí ta, chẳng thể nắm bắt. Những ham muốn của tươnglai, còn chưa sinh ra, càng khó nắm bắt.

Trìnhđộ tiếng Hán của Rajiva đã đạt đến mức lưu loát, trôi chảy rồi, lại thêm giọngnói trầm ấm truyền cảm, tựa như nhả ngọc phun châu ấy nữa, khiến mỗi câu mỗichữ như làn gió nhẹ vương vào trái tim tôi.

- Vậynên, người thuyết giảng Phật pháp vốn không có Phật pháp để thuyết giảng,thuyết pháp chỉ là danh xưng. Không những không tồn tại Phật pháp để có thểthuyết giảng, mà ngay cả người thuyết pháp cũng không tồn tại.

Dángngười cao lớn của Rajiva tọa lạc giữa Phật điện, thoáng một nét cười thỏanguyện trên vành môi, cậu khẽ nghiêng đầu về phía hai vị hòa thượng thấp nhỏchỉ đến vai mình:

- Nhữngluận giải của Rajiva, không biết hai vị đã nắm rõ hay chưa?

TăngThuần và Đàm Sung như vừa giác ngộ được chân lý, miệng nhẩm đi nhẩm lại lờiRajiva vừa giảng giải, ở cả hai vị hòa thượng người Hán đều toát lên vẻ say mêtrong sự lĩnh hội. Tôi lặng ngắm Rajiva. Sự tự tin tỏa khắp con người cậu, sứchút mãnh liệt từ trí tuệ uyên bác ấy khiến tôi không dám nhìn thẳng. Tuy tuổicòn trẻ, nhưng ở Rajiva đã tụ hội đầy đủ phong thái của một bậc danh sư.

Buổichiều, chúng tôi tiếp tục tham quan ngọn đồi phía bắc, nơi đây có một quần thểhang đá, gồm rất nhiều căn phòng tọa thiền của tăng sĩ. Nói là phòng tọa thiềnnhưng thực chất chỉ là một hốc đá nhỏ, đủ chỗ cho một người ngồi lọt vào trong.Rajiva chỉ cho tôi thấy trên vách tường phía sau có dấu vết in đậm hình hài mộtcon người. Cậu nói rằng, rất nhiều vị cao tăng theo trường phái tu khổ hạnh đãtừng ngồi thiền ở đây, lâu dần, hình hài của các vị đã in tạc vào vách đá. Phậtgiáo Tiểu Thừa coi trọng việc tu hành. Công việc hàng ngày của tăng sĩ chủ yếulà ngồi thiền trong căn phòng trống không, tĩnh tâm lĩnh hội Phật pháp. Phươngpháp tu hành này xuất phát từ phép thiền Yoga của Ấn Độ. Trước khi giác ngộ,Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã trải qua sáu năm tu hành khổ hạnh. Ngài ngồithiền hết ngày này qua tháng khác, ăn uống rất ít, thân xác héo hon. Sau khiđắc đạo, ngài ăn uống bình thường trở lại và không khoác lên mình chiếc áo càsa chắp vá rách rưới nữa. Tuy nhiên, ngài vẫn duy trì thói quen tĩnh tâm tọathiền. Điều này đã trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của Phật giáoTiểu Thừa. Và cũng bởi vậy, trong cấu trúc của các ngôi chùa Phật giáo TiểuThừa, ít hay nhiều đều có những phòng đá tọa thiền dành cho các tăng sĩ.

Cóđiều, những căn phòng đó đang hiện ra trống trải không một bóng người trước mắttôi. Tôi hỏi Rajiva, cậu mỉm cười.

- Từ khitôi tiếp nhận vai trò trụ trì chùa này, đã ra sức truyền bá giáo lý Đại Thừa,yêu cầu các nhà sư năng ra ngoài giảng đạo, thâm nhập vào đời sống của chúngsinh, việc tĩnh tâm tọa thiền có thể thực hiện vào lúc thuận tiện.

Mườinăm trước, khi Rajiva vừa tiếp xúc với Phật giáo Đại Thừa đã vấp phải rất nhiềutrở ngại và chịu nhiều lời điều tiếng. Người ta phê phán cậu lén lút học đòinhững giáo lý ngoại đạo sai trái. Trong vòng mười năm, bằng sự thông tuệ, bằngtài năng thuyết pháp khiến người nghe tâm phục khẩu phục và tận dụng mối quanhệ với hoàng thất, Rajiva đã dốc toàn tâm toàn sức chuyển hướng tín ngưỡng củatoàn bộ tiểu quốc Khâu Từ sang Phật giáo Đại Thừa. Truyện kể về Rajiva chéprằng: “Khi ấy số lượng tăng sĩ Khâu Từ tin theo giáo phái Đại Thừa lên đến hơnmười ngàn người. Điều này thật đáng kinh ngạc. Từ đó, ai nấy đều tỏ ra kínhtrọng và nể phục Kumarajiva”.

- Lại ngơngẩn rồi!

Tôi kéolại những suy nghĩ miên man đang vân du tận đâu đâu, đưa mắt lên nhìn khuôn mặtđiển trai của Rajiva.

- Rajiva,cậu không còn là cậu thiếu niên năm nào lúc còn hoang mang, trăn trở với khátvọng thay đổi tông phái.

- Đúngvậy.

Ánh mắtcậu ấy như phiêu du về với quá khứ, tìm kiếm những những ký ức xa xưa, khóe môihé cười.

- NgảiTình, nếu không có những lời khích lệ của cô, Rajiva không thể có quyết tâm vànghị lực mạnh mẽ đến như vậy. Mười năm qua, mỗi khi phải đương đầu với khó khăn,Rajiva lại nhớ đến những lời cô nói. Phật giáo Đại Thừa xem trọng việc cứu rỗichúng sinh, góp phần sửa đổi những khiếm khuyết của Phật giáo Tiểu Thừa. Phảinhư vậy, Phật pháp mới được truyền bá rộng rãi, mới cứu độ được nhiều chúngsinh thoát khỏi bể khổ. Tôi đã dành không ít công sức và tâm sức cho lý tưởngđó.

Rajivađưa mắt dõi nhìn về hướng xa xăm, giọng nói trở nên thanh thoát.

- Phật tổphù hộ, đến nay Rajiva đã thuyết phục được triều đình và các bậc tôn sư, Phậtgiáo Tiểu Thừa bắt rễ suốt mấy trăm năm ở Khâu Từ, cuối cùng đã có những cảibiến nhất định.

Đếntrên ngọn đồi này, có thể quan sát toàn bộ quang cảnh chùa Cakra. Sóng nướcdòng sông Tongchang lấp lánh ánh bạc. Bóng chiều đã ngả về tây, phủ lên dánghình cao lớn ấy những vệt nắng cuối ngày, gió thổi mạnh làm tung bay vạt áo càsa. Con người ấy, thần thái ấy tạc vào không gian của buổi hoàng hôn trên sườnđồi hình ảnh một chú chim đại bàng đang khát khao tung cánh bay lên bầu trờibao la. Dưới chân chúng tôi là quần thể đồ sộ, nguy nga những đền đài miếu mạo,đó là vương quốc của Rajiva và cậu ấy là người cha tinh thần của hàng vạn chúngsinh trong vương quốc ấy. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, mười năm trước tôi vẫn cóthể đàm đạo với cậu ấy về Phật pháp, nhưng giờ đây, tư tưởng của cậu ấy, nhấtlà những kiến thức về Phật học, đã vượt lên một cảnh giới cao vời vợi mà tôikhông sao vươn tới được. Tôi chỉ là một người bình thường, nhưng trí thức màtôi có, chẳng qua là tích cóp được từ 1650 năm thời gian. Nếu chúng tôi sinh racùng thời đại, tôi cũng sẽ như những người bình thường khác, chỉ có thể lặng lẽngắm nhìn cậu ấy trên đỉnh cao vinh quang và đừng mơ có thể lại gần.

- Rajiva.

Tôi hítmột hơi thật sâu, cùng hướng mắt về khung cảnh nguy nga dưới ngọn đồi.

- Khâu Từchỉ có mấy mươi vạn chúng sinh. Còn ở Trung Nguyên, lúc này chiến tranh xảy raliên miên, hàng triệu người vẫn đang quằn quại trong bể khổ vô biên, hơn baogiờ hết, họ đang rất cần sự giải thoát về tinh thần để có thể vượt qua kiếp nạnnày.

- NgảiTình, đến Trung Nguyên truyền bá Phật pháp luôn là tâm nguyện bấy lâu nay củaRajiva.

Rajivaquay lại nhìn tôi, nụ cười ấm áp tựa gió xuân.

- Cô luônmuốn Rajiva đến Trung Nguyên, Rajiva luôn ghi nhớ điều đó.

Đón lấynụ cười dễ làm say lòng người ấy, trái tim khó bảo của tôi lại bắt đầu lạcnhịp.

Đến giờtụng kinh buổi tối, tôi ngỏ ý muốn đi về một mình. Rajiva bây giờ đã là “CEO”của ngôi chùa lớn nhất Tây vực, cậu ấy không thể tùy tiện như hồi nhỏ, thíchtrốn là trốn. Cậu ấy phải biết cân nhắc. Thế nên, Rajiva đã gật đầu, chỉ chotôi đường về và dặn rằng hết giờ tụng kinh cậu ấy sẽ đến. Tôi vốn định mở lờican ngăn cậu ấy đừng đến, vì sợ có điều tiếng không hay. Nhưng ý tứ đã ra đếnđầu lưỡi lại lặng lẽ rút vào. Tôi hiểu rõ tính cách của cậu ấy, Rajiva khôngbao giờ để ý đến những lời đàm tiếu. Vả lại, hãy thành thật đi, lẽ nào tôikhông mong chờ gì ư?

Kết quảlà, khi Rajiva xuất hiện trước cổng nhà vào lúc hơn sáu giờ tối thì tôi đangtrong tư thế ngóng đợi, đôi mắt dán vào cánh cổng. Giây phút cánh cổng từ từ mởra và một bóng dáng cao gầy hắt lên hàng hiên từ ánh sáng ngọn đèn dầu, tôibỗng thấy tiếng trái tim mình đập rộn ràng, tưởng như vang động khắp căn nhà.

Rajivatiếp tục chăm sóc vết thương cho tôi. Lại là khoảng cách quá gần ấy, lại là mùithơm dìu dịu của gỗ đàn hương ấy. Tôi… say mất…