Đức Phật Và Nàng

Chương 13



Trong“Đại Đường Tây vực ký”, Huyền Trang miêu tả về Khâu Từ như sau: “Nước Khâu Từ,từ đông sang tây hơn một ngàn dặm, từ nam chí bắc hơn sáu trăm dặm, thành quáchđại đô có chu vi khoảng mười bảy, mười tám dặm.”

Tôiđang đứng trên một đoạn tường thành, phóng tầm nhìn ra mãi xa. Thu vào trongtầm mắt là những ngọn núi trùng điệp nối tiếp nhau trên dãy Thiên Sơn, tuyếtrơi trắng xóa. Dưới chân núi là hệ thống tưới tiêu và những thửa ruộng hình chữđiền vuông vức, rất quy củ, tuyết phủ trắng ruộng đồng, thản hoặc để lộ ra dướiánh mặt trời đôi ba khoảng đất tối sẫm.

- Ôngtrời ưu ái người Khâu Từ, nên năm nay mới “được mùa tuyết” như vậy.

Rajivangắm nhìn núi Thiên Sơn phía xa xa, hơi thở theo thanh âm lan ra ngoài khônggian.

Tôingước đôi mắt băn khoăn nhìn Rajiva. Cậu mỉm cười giải thích:

-Khâu Từ vốn là vùng khô hạn, thiếu mưa quanh năm, nếu mùa đông giá lạnh, tuyếtrơi nhiều, thì năm sau mới có đủ nước để trồng cấy.

Đúngvậy, nơi đây một năm cơ hồ chỉ được vài ba trận mưa, nguồn nước tưới tiêu chủyếu dựa vào tuyết trên núi Thiên Sơn tan chảy tạo thành. Tuyết tan, tạo nênnhững dòng sông thời vụ, chỉ cần có sông thì sẽ có thể canh tác, trồng trọt.Những nơi không có nước sẽ bị hoang hóa, biến thành sa mạc, hoang mạc. Diệntích của các quốc gia ở Tây vực rất nhỏ cũng chính bởi nguyên nhân này.

Bỗngnhớ ra rằng, ở Khâu Từ hàng năm đều tổ chức lễ hội Su Mu Zhe (Tô Mạc Già), haycòn gọi lễ hội cầu lạnh. Vào ngày này, người dân Khâu Từ tổ chức các hoạt độngnhằm cầu xin trời Phật ban cho mùa đông giá lạnh, tuyết lớn kéo dài. Thời nhàĐường, lễ hội này được truyền đến Trung Nguyên, trở thành một trong những lễhội quan trọng của vương triều này.

- Lễhội cầu lạnh diễn ra vào thời gian nào trong năm?

Tôithầm hứa với bản thân, nhất định phải xem ngày hội hiếm có này mới được.

- Đầutháng Bảy hàng năm.

- Tuyệtvời! Tôi nhất định sẽ tham dự.

Tôi xoaxoa tay, đưa lên miệng hà hơi, rồi hướng mắt lên nhìn Rajiva.

- Cậuđi cùng tôi, được không?

Cậu tahơi sững người, ngoảnh đầu nhìn Thiên Sơn, yên lặng hồi lâu. Sao thế nhỉ, thamdự một lễ hội chứ có gì nghiêm trọng đâu mà phải suy tính lâu vậy. Khôngthích thì tôi rủ Pusyseda đi cùng.

- NgảiTình, một trong mười điều cấm kị của Sa Di là phải tránh xa ca múa, lễ hội. Tôikhông được phép đi.

Ánh mắtkhông rời dãy Thiên Sơn, giọng nói khô khan, thoáng chút bất lực. Tôi sữngngười, chả trách tối qua chỉ nghe tôi hát một bài mà cậu ấy cũng phải hạ quyếttâm đến vậy!

Nghĩđến việc đã vô tình khiến cậu ấy phá giới, tôi cảm thấy rất áy náy.

- Xinlỗi, tôi không thuộc giới luật nhà Phật. Cậu nói cho tôi biết mười điều cấm kỵđó, từ nay tôi sẽ cẩn trọng hơn, không để cậu phải phá giới nữa.

Rajivatrầm ngâm, cúi xuống nhìn bàn chân hồi lâu, mãi mới khẽ khàng nói:

- Nămgiới luật đầu tiên là: Không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, khônguống rượu, không dâm dục.

Nhữnggiới luật này rất quen thuộc, tôi băn khoăn hỏi:

- Có phảilà năm điều cấm kỵ đối với cư sĩ, những người tu tại gia không?

- Nămđiều cấm kỵ dành cho những người tu tại gia chỉ khác những điều cấm kỵ dành choSa Di ở một điểm.

Rajivađột nhiên đỏ mặt, không biết có phải tại gió lạnh không? Cậu ta rảo bước đếnmột bờ tường thấp, tôi vội vã theo sau.

- Điềucấm kỵ thứ năm đối với cư sĩ là “không tà dâm”, còn đối với Sa Di là “không dâmdục” – Rajiva không nhìn tôi, hai mắt dán chặt vào bờ tường.

Bây giờthì tôi đã hiểu. Như vậy tức là các cư sĩ có thể kết hôn và “quan hệ” với ngườivợ hợp pháp của mình, còn Sa Di thì không được thực hiện hành vi đó với bất cứai trong bất cứ trường hợp nào. Gương mặt Rajiva đỏ như gấc, chắc là vì xấu hổkhi nhắc đến giới luật này. Tôi vội vàng hắng giọng, hỏi cậu ta năm điều cấm kỵtiếp theo là gì.

Chúngtôi bước xuống tường thành và đi tiếp, Rajiva tiếp tục nói cho tôi nghe về nămđiều cấm kỵ còn lại.

Tránhxa giường to ghế rộng – nghĩa là không được ngồi lên những chiếc ghế hay giườngvừa cao vừa to vừa được trang trí sơn son thếp bạc.

Tránhxa hoa thơm hương nồng – nghĩa là không được xức dầu thơm hoặc đeo những vònghoa có mùi hương lên người. Đây hoàn toàn là thói quen của người Ấn Độ.

Tránhxa ca múa hội hè – nghĩa là không được xem biểu diễn ca múa nhạc. Điều này, khinãy Rajiva đã giải thích với tôi.

Tránhxa của cải vật chất – điều này rất dễ hiểu, nghĩa là không được sở hữu vàng bạcchâu báu.

Tránhxa bữa ăn khác giờ - nghĩa là phải tuân thủ giới luật không ăn uống sau giờNgọ. Điều cấm kỵ này tôi đã biết từ lâu và cũng đã được chứng kiến.

Chúngtôi vừa đi vừa trò chuyện, chẳng bao lâu đã đến quảng trường rộng lớn bên ngoàicổng thành phía tây Khâu Từ. Những bức tượng Phật cao chừng bốn, năm mét tọalạc dọc hai bên con đường hướng ra quảng trường, tạo cho cảnh quan vẻ uynghiêm, trầm mặc. Giá như có thể bảo tồn đến thời hiện đại, chúng ta sẽ có mộtdi tích lịch sử nguy nga đến nhường nào.

Rajiva chotôi biết đây là nơi tổ chức một lễ hội lớn diễn ra năm năm một lần. Lễ hội lớnnày vốn là phong tục của Phật giáo, được tổ chức năm năm một lần và được chủtrì bởi các quốc vương tại các quốc gia tín Phật. Đến lúc đó, không chỉ có cáccao tăng ở khắp mọi nơi tụ hội về, mà khách thập phương cũng nô nức kéo đến.Trong thời gian diễn ra lễ hội, sẽ có rất nhiều các hoạt động như: giảng kinh,biện kinh, phát lộc, cúng dường… Mọi chi phí đều cho quốc vương đài thọ.

Tôi đãhiểu, ở Trung Nguyên cũng có lễ hội tương tự, gọi là “lễ hội mở”. Mở tức làkhông che đậy, không giấu giếm, dù là tăng ni Phật tử hay dân thường đều đượcđối xử bình đẳng như nhau.

Rajivayên lặng đứng chờ tôi đo đạc và vẽ hình chiếu bằng khung cảnh quảng trường. Tôiphác hoạ các bức tượng bằng hình chiếu đứng vì tài vẽ tranh của tôi rất kém,tôi cũng không muốn Rajiva phải chờ lâu, thiết nghĩ, tôi sẽ còn quay lại đâynhiều lần và sẽ vẽ lại thật chi tiết. Rajiva dẫn tôi đi về phía tây bắc củaquảng trường, có một dòng sông hẹp chảy qua, nhưng mặt sông đã đóng băng. Bênbờ đối diện là một ngôi chùa lớn, đồ sộ. Tôi muốn đến đó tham quan. Cây cầu bắcqua dòng sông nằm trên triền núi phía xa. Vì muốn tiết kiệm thời gian và sứclực, chúng tôi quyết định đi bộ qua sông băng.

Mặc dùlớp băng đã kết lại và rất cứng, nhưng tôi là người sinh ra và lớn lên ở phíanam sông Trường Giang, tôi không biết gì về kỹ năng trượt băng, hay đi trêntuyết dày vào mùa đông mà đứa trẻ phương bắc nào cũng thành thạo. Tôi sợ sệt,run rẩy, không dám đặt chân xuống mặt băng. Một bàn tay gầy guộc với những ngóndài thanh mảnh chìa ra trước mặt tôi, không kịp suy nghĩ gì, tôi vội vàng nắmchặt lấy. Bàn tay với hơi ấm mềm mại và một chút trơn ướt ấy thận trọng dắt tôiđi, hai mắt tôi mở to, nhìn trân trân xuống mặt băng dưới chân, lo sợ sẽ bịtrôi tuột xuống một khe hở nào đó. Mãi mới sang được bờ bên kia, tôi thở phàonhẹ nhõm, định ngẩng lên nói lời cảm ơn với Rajiva, bỗng thấy trước mắt toàn làmột vùng u tối với những chấm đen lốm đốm, khuôn mặt Rajiva cũng trở nên mờ ảophía sau màn sương u ám đó.

Tôi gàolên:

- Rajiva,sao tôi không thấy cậu?

Chợtcảm thấy có một bàn tay che mắt tôi lại và một cánh tay khác vòng qua đỡ lấyvai tôi, tôi nép vào một thân hình mảnh khảnh và được đưa đến một nơi có chỗ đểngồi xuống.

- Đừngsợ, cứ nhắm mắt lại, một lát nữa là không sao.

Hơi thởcủa Rajiva thổi vào tai tôi, cảm giác gai gai. Từ bé đến lớn, tôi sợ nhất làngười khác thổi vào tai, nên với phản xạ tự nhiên, tôi lập tức né đầu, khôngmay lại va vào cằm của cậu ta. Hai chúng tôi cùng kêu lên một tiếng đau điếng.

- Có đaukhông?

- Có đaukhông?

Chúngtôi đồng thanh cất tiếng hỏi thăm người kia, tôi hơi bất ngờ, nhưng chẳng muốnnghĩ nhiều, đưa tay lên day đi day lại phần đỉnh đầu vừa va chạm, miệng khôngngừng xuýt xoa. Tôi đau dữ như vậy, Rajiva chắc cũng không dễ chịu gì, nhưngcậu ta không hề kêu đau, không biết đang nghĩ ngợi gì.

Một lúcsau mới lên tiếng:

- Lỗi ởtôi, lẽ ra nên nhắc cô đừng nhìn chăm chú xuống lớp băng ấy lâu quá.

Lại mộthơi thở nhè nhẹ trôi vào tai tôi, nhưng lần này tôi không dám tránh. Tôi hắnggiọng xua đi hơi nóng đang bừng lên hai má.

- Rajiva,tôi sẽ không bị mù chứ?

- Khôngđâu.

Nói làkhông mà sao giọng cậu ta lại hơi run run. Tôi hoảng sợ, kéo tay áo Rajiva, vộivàng hỏi:

Nếu tôibị mù thì phải làm sao?

Bàn tayRajiva vẫn che trên mắt tôi, cánh tay còn lại khẽ đỡ vai tôi. Mặc dù chỉ lànhững động chạm khẽ khàng, nhưng qua lớp áo bông, tôi vẫn cảm nhận được cánhtay gầy gò, mảnh khảnh của cậu ta. Cậu ta lẳng lặng đáp: không đâu, nhưng trongngữ điệu đã không còn sự run rẩy như lúc trước nữa. Tôi lấy làm khó hiểu, cậuta làm sao vậy nhỉ?

Ngồiyên một lát, Rajiva bỏ tay xuống và bảo tôi mở mắt ra. Khuôn mặt thiếu niênthuần khiết dần dần hiện ra sống động trước mặt tôi. Đôi mắt như hai vực nướcsâu đang chăm chú quan sát tôi với vẻ lo lắng, gương mặt vẫn đỏ ửng như gấcchín. Chưa bao giờ chúng tôi gần nhau đến thế. Trong khoảnh khắc, dường như tôinghe thấy tiếng tim mình loạn nhịp.

Tôiđứng bật dậy:

- Tôikhông sao, đi thôi.

Rajivabừng tỉnh, vội vàng lùi lại phía sau, khuôn mặt càng lúc càng đỏ, màu đỏ át cảmàu da bánh mật, đỏ đến tận phần cổ đã được che kín bởi lớp áo nâu sòng. Đây làlần đầu tiên chúng tôi có những cử chỉ thân mật như vậy, đừng nói là Rajiva,bản thân tôi cũng không biết phải giấu mặt vào đâu nữa.

Tôibước đi vờ như không có chuyện gì xảy ra. Cậu ta hơi ngạc nhiên, vội vàng bướctheo tôi, khuôn mặt mãi vẫn chưa hết đỏ. Tôi hắng giọng, làm bộ nghiêm tranghỏi:

- Chùanày là chùa gì?

Rajivangẩng đầu, ổn định hơi thở, bình tĩnh đáp:

- Làchùa Acharya. Cô còn nhớ chứ, tôi từng dạy cô, ‘Acharya’ nghĩa là ‘kỳ lạ’.

- Vìsao lại có tên là ‘kỳ lạ’?

Ngàytrước có một vị vua sùng đạo Phật, ông muốn đi du ngoạn khắp nơi kiếm tìm vàchiêm bái Phật tích, nên giao lại công việc triều chính cho người em trai.Trước khi vua lên đường, người em trao cho ngài một chiếc túi thơm, dặn dò phảichờ đến khi trở về mới được mở ra xem. Ngày vua về nước, có người tố giác emvua thác loạn trong cung. Vua nổi trận lôi đình, tống giam người em vào trongngục, chờ ngày xử tội. Người em nhắc nhở vua mở chiếc túi thơm ngày trước raxem. Khi mở ra, nhà vua nhìn mà không hiểu, mới hỏi người em bên trong là thứgì?

Rajivađột nhiên ngừng lại, khiến tôi sốt ruột:

Là thứgì vậy?

- Cậu tacứ chần chừ, sắc đỏ trên gương mặt thanh tú vừa nhạt bớt đã lại ửng lên.

Tôi nhớra rồi. Trong “Đại Đường Tây vực ký”, Huyền Trang từng ghi lại câu chuyện này.

- Là cơquan sinh dục của người em, đúng không?

Tôi xoatay lấy hơi ấm, trong lòng vui mừng khôn tả, thật không ngờ, tôi sẽ được chiêmngưỡng ngôi chùa “kỳ lạ” này trước Huyền Trang những hai trăm năm.

- Ngườiem này thật đáng khâm phục. Ông ta sớm biết sẽ có kẻ hãm hại mình mà ông chẳngthể chứng minh mình trong sạch, nên đã tịnh thân làm thái giám, cốt để bảo toàntính mạng.

Tôikhông nhịn được, bật cười ha hả:

- Cóđiều, cái giá phải trả cao quá!

Rajivalạ lùng nhìn tôi, có lẽ vì không thể tin được tôi lại có thể thảo luận rất tựnhiên vấn đề nhạy cảm đó không chút e dè. Tôi biết ý, không cười nữa, gượng gạohỏi:

- Sau đóthì sao?

- Ngườiem nói với vua rằng: Ngày trước, khi đức vua lên đường đi du ngoạn, người em losợ sẽ có kẻ buông lời gièm pha hòng hãm hại mình, nên mới bất đắc dĩ nghĩ racách này. Chẳng ngờ, tai họa quả đã xảy ra. Nhà vua vô cùng kinh ngạc, sau thấythương em, bèn cho phép người em được tự do ra vào trong cung. Vào ngày nọ,trên đường đi, người em tình cờ gặp một lái buôn đang lùa theo năm trăm con bò,nói rằng sẽ đưa đi thiến. Người em cảm thấy đó là nghiệp chướng do mình gâynên, mới động lòng trắc ẩn, dùng tiền chuộc lấy đàn bò. Sau đó, cơ thể củangười em dần dần trở lại bình thường như xưa. Vì không muốn bị kẻ xấu tiếp tụchãm hại, người em không ra vào cung nữa. Nhà vua thấy lạ, hỏi ra mới biết đầuđuôi câu chuyện. Nhà vua bèn hạ chỉ xây chùa này và đặt tên là “kỳ lạ”, đến nayđã được hơn ba trăm năm.

Tôikhông kìm chế được lại bật cười ha hả:

- Khôngthể tin được! Cái đó có thể mọc trở lại được ư? Hay là người em vốn dĩ không hềcắt bỏ đi. Hoặc không xử lý đến nơi đến chốn.

Rajivalàm bộ lạnh lùng, nhưng hai gò má vẫn ửng đỏ, giọng nói chắc nịch:

- Ngườiem chuộc lấy đàn bò, tích nhiều công đức, Phật tổ đại từ đại bi dùng pháp lựccủa mình phục hồi sức khỏe cho người em, sao lại nói người đó cố ý lừa gạt?Chính nhờ điển tích kỳ lạ này mà nơi đây đã sản sinh ra không biết bao nhiêu vịcao tăng đắc đạo. Tăng sĩ tử nhiều nơi khác nghe tiếng đã nô nức kéo về đây họcđạo. Quốc vương cùng các đại thần hết lòng ủng hộ, công đức, nhờ vậy hơn batrăm năm qua, hương khói chưa bao giờ tắt trong chùa. Nếu Phật tổ không cảmđộng trước tấm lòng của người em, nếu không nhờ pháp lực của Ngài, thì làm saogiải thích được điều này?

Tôi tựphạt bằng cách tát khẽ vào miệng mình, tôi không nên làm tổn thương tình cảmtôn giáo của cậu ta! Chuyện này thực ra cũng rất khó giải thích thỏa đáng. Vìngười trong cuộc không còn, cũng không thể kiểm tra, chỉ có thể tin rằng truyệnkể đó là có thật thôi!

Chúngtôi vừa đi vừa trò chuyện, một lúc đã đến trước cổng chính của ngôi chùa. Vị sưchúng tôi gặp ngoài cổng nhìn thấy Rajiva đã vội vã đi thông báo cho trụ trì.Chưa vào đến đại điện, trụ trì đã dẫn theo mấy vị cao tăng hòa thượng ra nghênhđón chúng tôi. Vị trụ trì cao tuổi tỏ ra rất cung kính khi trò chuyện vớiRajiva.

Rajivagiới thiệu tôi là giáo viên tiếng Hán của cậu và vì sang xuân tôi phải rời khỏiKhâu Từ, nên hôm nay dẫn tôi đi tham quan một vòng thành phố. Trụ trì nghexong, tỏ ý hoan nghênh, đích thân dẫn đường và giới thiệu tỉ mỉ cho chúng tôivề ngôi chùa. Chùa Acharya đồ sộ hơn nhiều so với chùa Tsio- li, nhờcó câu chuyện ly kỳ đó, lượng người đến đây thắp hương cúng bái rất đông. Cộttrụ mái hiên trong các gian thờ rất cao, thoáng và rộng, tượng Phật được điêukhắc và trang trí tinh xảo, tranh vẽ trên tường cũng sống động với những đườngnét phức tạp. Tôi vừa ngắm nhìn vừa ca tụng. Lòng khát khao được họa lại nhữngbức vẽ tài hoa đó.

Đi hếtmột vòng, tôi ngượng ngùng xin phép đi giải quyết vấn đề cá nhân. Trụ trì cửmột chú tiểu đưa tôi đi. Không muốn bắt cậu ta đứng chờ ở cửa, tôi bảo cậu tavề trước, rồi tôi sẽ tự tìm đường về sau.

Từ nhàxí bước ra, đang chuẩn bị quay lại đại điện, tôi bỗng nghe thấy tiếng thì thầmto nhỏ của hai nhà sư ở một góc khuất tại một hướng rẽ khác, họ nhắc đến tênKumarajiva. Tôi thấy tò mò, bước chậm lại, ghé tai nghe trộm. Họ trò chuyệnbằng tiếng Tochari, nhưng tôi có thể nghe hiểu gần hết.

- TênKumarajiva dám đưa con gái vào trong chùa lễ Phật, cô ta lại là người Hán nữachứ. Giáo viên tiếng Hán cơ đấy, không ngờ hắn lại mời phụ nữ làm thầy dạy, aimà biết được quan hệ thật sự của họ là gì?

- Gia thếcủa hắn khác chúng ta, dĩ nhiên hắn có thể không coi giới luật ra gì, ai dámtrách tội hắn kia chứ?

- Hắnđược ăn sung mặc sướng, lại còn được người hầu kẻ hạ, ai bảo chúng ta không cóngười cha là quốc sư, có người mẹ là công chúa như hắn. Nhưng hắn quá xemthường giới luật. Ngày ngày ra vào chùa không xin phép trụ trì, giờ tụng kinhbuổi sáng và buổi tối, thích đến thì đến thích đi thì đi. Tu hành như thế, làmsao mà đắc đạo được?

- Nghenói, ngoài Phật pháp chính tông, hắn còn lén lút nghiên cứu kinh văn Đại Thừanữa đó. Hắn còn dám tranh luận với các sư phụ về những thứ kinh văn sai tráiấy, thật không coi các thầy ra gì.

- Đúngthế, loại người này…

Tôikhông muốn nghe tiếp, lặng lẽ quay về đại điện. Trong truyện ký của Rajiva cómô tả cậu là người “tính cách thẳng thắn, phóng khoáng, không chịu gò bó, khácvới những người tu hành khác”. Đối với người tu hành mà nói, trí tuệ siêu việtgiống như con dao hai lưỡi. Xuất thân quyền quý của Rajiva làm tăng thêm ưu thếmà tài năng thiên bẩm mang lại cho cậu, nhưng đồng thời cũng gây thêm bất lợicho cậu. Tôi có thể hiểu vì sao những nhà sư đó ác cảm với Rajiva đến vậy, cóđiều tôi cảm thấy rất khó chịu khi phải nghe những lời nói không hay về Rajiva.Tôi bỗng cảm thấy hết sức bực bội!

Khichúng tôi rời khỏi chùa “kỳ lạ”, Rajiva ngỏ ý muốn đưa tôi đi tham quan thêmnơi khác. Tôi nhìn đồng hồ, chỉ còn một tiếng nữa là đến giờ tụng kinh buổichiều, đành thở dài giục cậu ta mau chóng quay về chùa Tsio – li. Tôi không chorằng những giới luật hay những quy tắc kia là quan trọng, nhưng tôi biết, mỗilời nói và hành động của cậu ấy đều không lọt khỏi tầm mắt của những ngườikhác. Mà dù thế nào, Rajiva cũng không thể tách ra khỏi thế giới tăng sĩ củacậu ấy.

Cậu tahơi ngạc nhiên, nhưng nhìn lên thấy bầu trời đang tối dần, lập tức hiểu ý tôi,liền bảo sẽ đưa tôi về phủ quốc sư trước. Tôi từ chối, nói rằng tôi biết đường,sẽ tự đi về. Tôi không muốn nghe người khác viện vào mối quan hệ giữa tôi vàRajiva để bôi nhọ thanh danh của cậu ấy.

Mặt cậuta hơi biến sắc, nhìn tôi ngơ ngác:

- NgảiTình, cô đã nghe được điều gì phải không?

Tôi lắcđầu.

- Dù cônghe thấy điều gì, tôi cũng không hề bận tâm.

Cậu tabảo không bận tâm, nhưng giọng nói vẫn đượm vẻ giận dữ. Vung tay áo ra sau,ngẩng cao đầu, nói:

- Rajivalàm việc gì cũng không chịu sự trói buộc của những lề thói lạc hậu, chỉ cầnkhông thẹn với lòng mình.

Tôi lạithở dài. Thân phận cao quý và một trí tuệ hiếm có khiến cậu ấy ngay từ thờiniên thiếu đã vang danh khắp chốn, nhưng đồng thời cũng “tạo điều kiện” để cậuấy trở nên xem nhẹ những giới luật của nhà Phật, lúc nào cũng tỏ ra ngang tàngnhư vậy. Nhưng Rajiva ơi, thái độ bất chấp đó của cậu chẳng qua cũng là vì bấtđắc dĩ mà thôi.

Hôm đó,tôi kiến quyết đi về một mình. Tôi chỉ là một lữ khách đi bên cạnh cuộc đờiRajiva. Tôi không muốn trong những đồn đoán không hay về cậu ấy lại có thêm mộtnhân tố là tôi nữa.

Khi tôivề đến phủ quốc sư, một thân hình nhỏ bé, được quấn ủ rất ấm áp lao như bay vàolòng tôi, giọng điệu nũng nịu trách cứ, rằng vì sao cả ngày trời không thấybóng dáng tôi đâu. Tôi vui vẻ dắt tay cậu nhóc cùng chơi trò trốn tìm. Tiếngcười lanh lảnh vang rộn cả khu vườn, xua tan mọi buồn phiền của tôi. Chơi đùađược một lúc thì bóng chiếc áo choàng màu nâu sòng đột nhiên xuất hiện trướccổng. Cậu ta lại trốn giờ tụng kinh buổi chiều rồi!