Đông Chu Liệt Quốc

Chương 59: Tư đồng cậy thế tấn lệ công triệu vũ báo thù đồ ngạn giả



Trung quân nguyên sóai nước Sở là công tử Trắc, vốn là người nghiệnrượu, mỗi lần uống kể hàn trăm bầu không thôi, mỗi lần say kể hàng suốtngày không tỉnh . Sở Cung vương vẫn biết như vậy, nên trong khi đi trận, thường nghiêm cấm không cho công tử Trắc uống rượu . Bấy giờ Tấn và Sởgây việc tranh chiến, công tử Trắc đang làm trung quân nguyên sóai,không dám uống một hớp rượu nào cả . Khi Sở Cung vương bị mũi tên trởvề, vừa thẹn vừa giận, công tử Trắc nói với Sở Cung vương rằng:

- Nay quân hai bên đều đã mỏi mệt, ngày mai đại vương hãy cho đình chiến một hôm, để tôi xin nghĩ mưu kế báo thù .

Công tử Trắc về dinh, ngồi đến nửa đêm, chưa nghĩ được mưu kế gì . Có một tên người nhà là Cốc Dương vốn là người thân cận của công tửTrắc thấy công tử Trắc lo nghĩ buồn rầu, nhân có giấu được ba lọ rượuthật ngon, liền hâm một lọ, đem dâng lên công tử Trắc . Công tử Trắc cầm chén ngửi ngạc nhiên mà hỏi rằng:

- Rượu à ?

Cốc Dương dẫu biết là công tử Trắc muốn uống, nhưng sợ người xung quanh lộ chuyện ra ngoài, mới giả cách nói:

- Không phải rượu, đây là nước tiêu thang đó .

Công tử Trắc hiểu ý, uống một hơi hết ngay, vị ngọt hương thơm, không biết thế nào mà kể! công tử Trắc uống xong lại hỏi:

- Còn nước tiêu thang không ?

Cốc Dương nói:

- Bẩm còn!

Cốc Dương lại rót một chén đầy nữa dâng lên . Công tử Trắc lâunay thèm rượu quá, cứ gọi Cốc Dương lấy nước tiêu thang mãi . Rót xongliền uống, uống xong lại rót, thành ra uống nhiều quá, say lử người ra,rồi nằm phục ở trên chiếu mà ngủ . Sở Cung vương nghe tin quân Tấn địnhđến gà gáy hôm sau thì giao chiến, có quân Lỗ và quân Vệ cũng đến đánhgiúp, vội vàng sai nội thị đi triệu công tử Trắc để bàn mưu kế . Ai ngờcông tử Trắc đã say tít cung thang, gọi cũng chẳng thưa, lôi cũng chẳngdậy, chỉ thấy mùi rượu nồng sực cả lên . Nội thị vào tâu với Sở Cungvươg . Sở Cung vương lại sai người gọi, cả thảy đến mười tin luôn, nhưng càng gọi gấp bao nhiêu thì công tử Trắc lại càng ngủ lỳ bấy nhiêu . Cốc Dương thấy vậy, khóc mà nói rằng:

- Ta yêu nguyên soái mà dâng rượu, ai ngờ thành ra hại nguyênsóái! nay đại vương biết thì tính mệnh ta cũng khó lòng mà toàn vẹnđuợc, chi bằng ta bỏ trốn đi là hơn .

Sở Cung vương thấy công tử Trắc không đến, không biết làm thếnào, phải sai người triệu công tử Anh Tề . Công tử Anh Tề vốn bất hoàvới công tử Trắc, liền tâu với Sở Cung vương rằng:

- Tôi đã biết là quân Tấn mạnh thế lắm, không thể đánh được, cho nên từ trước tôi vẫn không muốn cứu Trịnh . Việc này đều tại quan tư mã (trỏ và công tử Trắc) cả, nay quan tư mã tham chén quá say, tôi cũngkhông biết dùng mưu kế gì cho được, chi bằng đêm hôm nay ta rút quân về, để khỏi chịu thua nhục nhã .

Sở Cung vương nói:

- Đã đành như thế, nhưng nay quan tư mã say rượu quá, nếu bị quân Tấn bắt được, thì nhục quốc thể lắm đấy!

Nói xong gọi Dưỡng Do Cơ vào mà bảo rằng:

- Ta trông cậy vào thần tiễn của nhà ngươi để hộ vệ quan tư mãra khỏi địa giới . Chỉ còn Dưỡng Do Cơ ở lại sau . Dưỡng Do Cơ nghĩ thầm nếu đợi quan tư mã tỉnh rượu thì biết đến bao giờ!

Bèn sai nguời vực công tử Trắc dậy, đem dây da trói lại, rồi đặt lên trên xe, cho đi trước còn mình thì cùng với ba trăm quân cung tên,thong thả đi sau . Sáng hôm sau, quân Tấn mở cửa dinh ra để giao chiến,kéo thẳng đến dinh quân Sở, chẳng thấy một người nào cả, biết là quân Sở đã trốn đi rồi . Loan Thư toan đem quân đuổi theo . Sĩ Nhiếp cố ý can . Loan Thư lại nghe báo rằng khắp địa giới nước Trịnh, chỗ nào cũng cóquân phòng thủ, biết là thế không làm gì nổi, mới truyền rút quân trở về nước Tấn . Quân Lỗ và quân Vệ cũng đều về nước cả .

Công tử Trắc đi được 50 dặm đường, dần dần tỉnh rượu, thấy tay chân đều vướng bận, mới kêu rầm lên rằng:

- Ô hay! ai trói ta thế này!

Quân sĩ nói:

- Quan tư mã say rượu quá, Dưỡng tướng quân sợ đi xe không vững, vậy nên phải làm như thế .

Nói xong, liền cởi trói cho công tử Trắc . Công tử Trắc hai mắt hãy còn hoa mờ cả lên, ngoảnh lại hỏi quân sĩ rằng:

- Xe ngựa ta đi đâu thế này ?

Quân sĩ nói:

- Đường về nước ta đó!

- Tại sao lại về ?

Quân sĩ nói:

- Đêm qua đại vương mấy lần ra triệu quan tư mã, vì quan tư mãsay rượu quá, vậy nên đại vương sợ quân Tấn đến đánh, không có ai chốnglại nổi, đã phải rút quân trở về rồi!

Công tử Trắc khóc mà nói rằng:

- Cốc Dương làm hại ta rồi!

Công tử Trắc truyền gọi Cốc Dương thì Cốc Dương đã bỏ trốn điđâu mất . Sở Cung vương đi khỏi hai trăm dặm, mới được yên lòng . Lại sợ công tử Trắc lo tội mà tự tử, mới sai người truyền bảo rằng:

- Ngày xưa Tử Ngọc (tên tự Thành Đắc Thần) thua trận mà bị tội,là vì lúc bấy giờ tiên quân ta không đi, nay ta thân hành đem quân đithì tội tại ta, không dự gì đến quan tư mã .

Công tử Anh Tề muốn cho công tử Trắc tự tử chết, bèn sai người nói với công tử Trắc rằng:

Việc Tử Ngọc ngày xưa thua trận mà tự tử, hẳn quan tư mã cũng đã biết; giả sử đại vương không trị tội, quan tư mã còn mặt mũi nào đốivới quân sĩ nước Sở ngày nay!

Công tử Trắc thở dài mà nói rằng:

- Quan lệnh doãn (tức là công tử Anh Tề) trách ta thế là phải lắm, có lẽ nào ta lại dám tham sống làm gì!

Nói xong, thắt cổ mà chết . Sở Cung vương rất là thương tiếc .

Tấn Lệ công thắng được quân Sở, tự cho mình là thiên hại vôđịch, càng có ý kiêu ngạo lắm . Sĩ Nhiếp biết là nước Tấn thế nào cũngloạn, đem lòng lo nghĩ, thành ra ốm nặng, liền sai quan thái thúc cúngthần, để khẩn xin cho được chóng chết . Chưa được bao lâu thì Sĩ Nhiếpchết .

Bấy giờ Tư Đồng là người khéo nịnh hót, Tấn Lệ công có lòng tinyêu, muốn cho làm quốc khanh, nhưng ngặt vì một nỗi chức quốc khanhkhông khuyết, Tư Đồng mới tâu với Tấn Lệ công rằng:

- Nay ba người họ Khước đều giữ binh quyền, vây cánh to lắm, làm nhiều điều trái phép, chỉ sợ sau lại sinh lòng phản nghịch, ta nên trừtrước đi; nếu trừ được họ Khước thì chức khanh khuyét nhiều, bấy giờ tuỳ ý chúa công, yêu ai thì cho người ấy .

Tấn Lệ công nói:

- Họ Khước chưa làm sự gì phản nghịch cả, mà ta giết đi thì e rằng triều thần không ai phục .

Tư Đồng lại tâu rằng:

- Trận đánh ở Yên Lăng, Khước Chí đã vây vua Trịnh, lại cùng vua Trịnh tư ước, rồi tha cho đi, xem thế thì biết là tất có tư thông vớiSở . Chúa công nên gọi Hùng Phiệt (con Sở Cung vương bị quân Tấn bắtđược) vào mà hỏi thì tự khắc biết rõ sư. thực .

Tấn Lệ công sai Tư Đồng đi gọi Hùng Phiệt . Tư Đồng bảo Hùng Phiệt rằng:

- Công tử có muốn về nước Sở không ?

Hùng Phiệt nói:

- Muốn lắm, nhưng làm thế nào mà về được ?

Tư Đồng nói:

- Công tử nghe ta điều này thì ta sẽ xin cho công tử được về .

Hùng Phiệt nói:

- Ngài bảo gì, tôi xin vâng lệnh!

Tư Đồng liền ghé tai nói nhỏ với Hùng Phiệt, để khi vào yết kiến Tấn Lệ công thì vu tội cho Khước Chí . Khi Hùng Phiệt vào yết kiến, Tấn Lệ công đuổi hết người xung quanh đi, rồi hỏi Hùng Phiệt rằng:

- Khước Chí có tư thông với nước Sở hay không ? Nhà ngươi nên nói thật thì ta sẽ cho nhà ngươi về nước .

Hùng Phiệt tâu rằng:

- Chúa công có tha tội thì tôi mới dám nói .

Tấn Lệ công nói:

- Ta đang muốn nghe nhà ngươi nói thật, khi nào lại còn bắt tội .

Hùng Phiệt nói:

- Khuớc Chí cùng công tử Anh Tề nước tôi, hai người chơi thânvới nhau, vẫn có thư tín đi lại, nói: "Nhà vua không tin quan đại thần,ngày đêm chơi bời, nhân dân đều oán, không đáng làm vua! hiện nay aicũng nhớ đến vua Tương công ngày xưa, vua Tương công có người cháu tênlà Chu, nếu quân Tấn thua trận thì ta sẽ lập Chu lên làm vua mà thầnphục nước Sở" . Tôi chỉ biết có một việc ấy, còn việc gì khác, thật quảtôi không được biết .

Hùng Phiệt nói chưa dứt lời thì Tư Đồng lại tâu rằng:

- Thảo nào mà trận đánh nhau ở Yên Lăng ngày trước, Khước Thùcùng công tử Anh Tề đối trận mà không bắn một phát tên nào, đủ biết làcó ý tư thông với nước Sở . Xem thế thì việc Khước Chí tha vua Trịnh,còn ngờ gì nữa! nếu chúa công chưa tin thì nên sai Khước Chí sang nhàChu báo tin thắng trận, rồi cho người đi rình, nếu Khước Chí quả có âmmưu, thì thế nào cũng tìm đến công tôn Chu để cùng nhau thương nghị .

Tấn Lệ công khen phải, liền sai Khước Chí sang nhà Chu báo tin thắng trận . Tư Đồng mật sai ngươi báo Công tôn Chu rằng:

- Quyền chính nước Tấn, một nửa ở tay họ Khước, nay Khước Chísang báo tin thắng trận, công tôn nên nhân tiện cùng với Khước Chí giaokết thì sau này công tôn về nước, có phải cũng thêm vây cánh không ?

Công tôn Chu lấy làm phải . Khi Khước Chí đến, Công tôn Chu vàoyết kiến, rồi hỏi thăm những công việc nước nhà . Khước Chí đều bảo thật tất cả . Hai người cùng nhau thương nghị, trong nửa ngày trời, Tấn Lệcông sai người rình, biết sự thể như vậy, liền cho lời nói Hùng Phiệt là thật, mới có ý muốn trừ vây cánh họ Khước . Một hôm, Tấn Lệ công cùngvới cung nữ uống rượu, sai nguời nội thị là Mạnh Chương đi mua thịt hươu gấp lắm, để vội về làm việc . Bấy giờ trong chợ hết cả thịt hươu, lạivừa gặp Khước Chí đi săn về qua đến chợ, trên xe có mang theo một conhươu, Mạnh Chương chẳng hỏi gì cả, cướp ngay con hươu ấy đem đi . KhướcChí giận lắm, giương cung bắn chết Mạnh Chương, rồi lấy lại con hươu .Tấn Lệ công nghe tin nổi giận mà nói rằng:

- Khước Chí khinh ta quá lắm!

Nói xong, liền triệu bọn Tư Đồng, Di Dương Ngũ, và Trường Ngưu Kiểu đến để bàn việc giết Khước Chí . Tư Đồng nói:

- Ta giết Khước Chí thì Khước Kỳ và Khước Thù tất làm phản, chi bằng ta trừ cả đi .

Di Dương Ngũ nói:

- Đêm hôm nay ta nhân lúc bất ngờ, phụng mệnh chúa công đem quân lẻn đến thì có thể bắt được .

Trường Ngưu Kiểu nói:

- Quân sĩ của ba người họ Khước gấp đôi quân sĩ trong cung, nếuta đến bắt mà không được thì lại đi họa đến chúa công . Nay Khước Chíkiêm chức tư khấu, Khước Thù kiêm chức sĩ sư, chi bằng ta giả cách vàohầu kiện, để nhân tiện mà giết đi, rồi các người đem quân tiếp ứng .

Tấn Lệ công nói:

- Kế ấy hay lắm! để ta sai kẻ lực sĩ là Thanh Phí Khôi đi giúp nhà ngươi .

Trường Ngưu Kiểu dò biết hôm ấy ba người họ Khước hội nghị ở nhà giảng vũ, liền cùng với Thanh Phí Khôi đem tiết gà bôi vào mặt, giảhình làm hai người đánh nhau, mỗi người tay cầm một con dao, kéo vào nhà giảng vũ để kiện nhau . Khước Thù không biết là mưu kế, mới ngồi hỏikiện . Thanh Phí Khôi giả cách đến gân để bẩn nhỏ, rồi rút dao đâm trúng vào lưng Khước Thù, Khước Thù ngã lăn xuống đất . Khước Kỳ vội vàng giơ dao chém Thanh Phí Khôi, lại bị Trường Ngưu Kiểu xông đến, hai ngườigiao chiến với nhau, Khước Chí tức khắc chạy ra, lên xe bỏ trốn . ThanhPhí Khôi vội vàng đâm thêm Khước Thù một nhát nữa thấy Khước Thù đã chết rồi, cũng xông lại để đánh Khước Kỳ . Khước Kỳ dẫu là vũ tướng, nhưngThanh Phí Khôi có sức khoẻ lạ thường, và Trường Ngưu Kiểu cũng là mộttay nhanh nhẹn, một mình Khước Kỳ địch sao nổi hai người, cũng bị ThanhPhí Khôi đâm chết . Trường Ngưu Kiểu thấy Khước Chí bỏ chạy, liền đuổitheo . Khước Chí đang chạy, lại gặp Tư Đồng và Di Dương Ngũ đem quân đến tiếp ứng . Tư Đồng và Di Dương Ngũ quát to lên rằng:

- Ta phụng mệnh chúa công đi bắt bọn phản nghịch là họ Khước, chớ để cho nói chạy thóat được!

Khước Chí sợ hãi, quay xe trở lại vừa gặp Trường Ngưu Kiểu điđến nơi . Trường Ngưu Kiểu nhảy ngay lên xe Khước Chí, rồi chém lấy đầu . Thanh Phí Khôi cũng chém lấy đầu Khước Kỳ và Khước Thù để đem về nộpTấn Lệ côg . Quan thượng quân phó tướng là Tuân Yển nghe tin chủ sóaicủa mình là Khước Kỳ bị hại, không biết người nào nổi loạn, tức thì đixe thẳng tới triều môn, định vào tâu với Tấn Lệ công, rồi xin phụng mệnh dẹp giặc quan trung quân nguyên soái là Loan Thư nghe tin ấy cũng vộivàng thẳng tới triều môn . Khi Loan Thư và Tuân Yển tới triều môn thìvừa gặp Tư Đồng kéo đến, Loan Thư và Tuân Yển nổi giận mà mắng rằng:

- Ta tưởng là người nào nổi loạn, chẳng ngờ lại là lũ chuột này! triều môn là nơi cấm địa, sao nhà ngươi lại dám đem quân tới đây!

Tư Đồng chẳng trả lời làm sao cả, chỉ gọi quân sĩ mà bảo rằng:

- Loan Thư và Tuân Yển cùng với ba người họ Khước hợp mưu phản nghịch, quân sĩ xông vào mà bắt, ai bắt được sẽ có trọng thưởng .

Quân sĩ xúm lại nắm lấy Loan Thư và Tuân Yển kéo vào trong triều . Tấn Lệ công nghe tin bọn Trường Ngưu Kiểu đã giết được ba người họKhước rồi, vội vàng ra ngự triều, lại trông thấy quân sĩ kéo đến, giậtmình kinh sợ mà hỏi Tư Đồng rằng:

- Tội nhân đã giết được rồi, sao quân sĩ còn tụ hội đông như vậy ?

Tư Đồng tâu rằng:

- Hiện bắt được kẻ đồng mưu với bọn phản nghịch là Loan Thư và Tuân Yển, xin chúa công xử đoán .

Tấn Lệ công nói:

- Việc này có can dự gì đến Loan Thư và Tuân Yển ?

Trương Ngưu Kiểu quỳ gần ở trước mặt Tấn Lệ công mà mật tuân rằng:

- Loan Thư vốn là người cùng cánh với họ Khước, Tuân Yển lại làbộ tướng của Khước Kỳ, nay ba người họ Khước bị giết thì Loan Thư vàTuân Yển tất không yên tâm, thế nào cũng báo thù cho họ Khước; nếu chúacông không giết Loan Thư và Tuân Yển đi thì khó lòng yên việc được!

Tấn Lệ công nói:

- Một lúc mà giết ba người họ Khước, lại giết lây đến họ khác nữa thì ta không đành lòng!

Tấn Lệ công truyền tha cho Loan Thư và Tuân Yển . Loan Thư và Tuân Yển tạ ơn lui ra . Trường Ngưu Kiểu thở dài mà nói rằng:

- Chúa công không nỡ giết hai người ấy, nhưng ta chỉ e hai người ấy lại giết chúa công mà thôi .

Nói xong liền bỏ trốn sang nước Tây Nhung . Tấn Lệ công trọngthưởng cho quân sĩ, rồi truyền đem ba cái đầu họ Khước ra bêu ở chốntriều môn trong ba ngày . Bao nhiêu người cùng cánh với họ Khước cònđang làm quan ở trong triều, đều phải cách chức đuổi về cả; lại phongchức cho Tư Đồng, Di Dương Ngũ và Thanh Phí Khôi: Tư Đồng thay Khước Kỳlàm thượng quân nguyên soái, Di Dương Ngũ thay Khước Thù làm tân quânnguyên soái, Thanh Phí Khôi thay Khước Chí làm tân quân phó tướng . Công tử Hùng Phiệt được tha về nước Sở . Loan Thư va Tuân Yển không muốnđồng sự với Tư Đồng, thường cáo ốm không vào triều . Tư Đồng cậy có TấnLệ công, cũng không để ý . Một hôm, Tấn Lệ công và Tư Đồng ra chơi nhàTượng Lệ Thị ở phía nam núi Thái Âm, cách kinh thành hơn 20 dặm, đã bahôm chưa về . Tuân Yển nói riêng với Loan Thư rằng:

- Chúa công vô đạo, nhà ngươi cũng đã biết . Nay chúng ta cáo ốm không vào triều, dẫu không việc gì, nhưng sau này bọn Tư Đồng sinh nghi thì tất cả lại vu cho ta có lòng oán vua, ta e rằng cái vạ họ Khước, ta khó lòng mà tránh khỏi đuợc!

Loan Thư nói:

- Vậy thì biết làm thế nào ?

Tuân Yển nói:

- Làm quan đại thần, nên lấy nước làm trọng, lấy vua làm khinh . Nay trong tay nhà ngươi cũng có kể hàng trăm vạn quân, nếu lập vuakhác, ai là người dám trái ý .

Loan Thư nói:

- Có chắc làm nổi không ?

Tuân Yển nói:

- Con giao long còn ở dưới vực sâu thì không ai dám làm gì, chứđã lên trên cạn, chỉ một đứa trẻ con cũng có thể trị nổi! nay chúa côngra chơi nhà Tượng Lệ Thị, ba ngày chưa về, ấy tức là con giao long đãlên trên cạn đó, còn ngại gì!

Loan Thư thở dài mà rằng:

- Nhà ta mấy đời nay trung với Tấn, nay vì việc nước mà phải dùng kế này, thế nào mai sau cũng mang cái tiếng thí nghịch đây .

Loan Thư và Tuân Yển thương nghị với nhau giả cách nói đã khỏibệnh, có việc cần kíp, muốn yết kiến Tấn Lệ công, rồi mật sai Trình Hoạt đem ba trăm quân phục sẵn ở núi Thái Âm . Rồi hai người đến nhà TượngLệ Thị tâu với Tấn Lệ công rằng:

- Chúa công bỏ việc triều chính, đi chơi đã ba ngày nay chưa về, khiến cho quan dân đều có lòng trông đợi, vậy chúng tôi đến đây để đónthánh giá về triều .

Tấn Lệ công không thể từ chối được, phải lên xe về triều, TưĐồng đi trước, Loan Thư và Tuân Yển theo sau . Đi đến núi Thái Âm, bỗngnghe có tiếng pháo nổ, phục binh đổ ra giết chết Tư Đồng . Tấn Lệ côngkinh sợ, ở trên xe ngã lăn xuống đất . Loan Thư và Tuân Yển truyền choquân sĩ bắt đem giam vào một nơi, rồi đóng quân ở núi Thái Âm . Loan Thư bảo Tuân Yển rằng:

- Ta chỉ e Sĩ Mang và Hàn Quyết sau này lại có ý khác, chi bằngta sai người giả cách phụng mệnh chúa công triệu hai người ấy đến đây .

Tuân Yển khen phải, liền sai người đi triệu Sĩ Mang và Hàn Quyết . Sứ giả đến triệu Sĩ Mang, Sĩ Mang hỏi:

- Chúa công triệu ta có việc gì ?

Sứ giả luống cuống, không biết đằng nào mà trả lời .

- Việc này đáng nghi lắm!

Sĩ Mang bèn sai người nhà dò thám xem Hàn Quyết có đi hay không thì ra Hàn Quyết cũng cáo ốm không chịu đi . Sĩ Mang nói:

- Thế mới biết kiến thức của người trí giả thường vẫn giống nhau!

Loan Thư thấy Sĩ Mang và Hàn Quyết không đến, lại hỏi Tuân Yển rằng:

- Việc này giờ tính thế nào ?

Tuân Yển nói:

- Nhà ngươi đã cưỡi lên lưng hổ, lại còn định xuống hay sao!

Loan Thư hiểu ý gật đầu, ngay đêm ấy sai Trình Hoạ dâng thuốcđộc cho Tấn Lệ công . Tấn Lệ công uống vào chết ngay . Loan Thư truyềnlàm lễ an táng ở ngoài cửa đông . Sĩ Mang và Hàn Quyết nghe tin, cũngvội vàng đến để chịu tang, nhưng không hỏi gì về việc tại sao Tấn Lệcông chết . Khi lễ an táng đã xong, Loan Thư họp các quan đại phu lại,để bàn lập vua mới . Tuân Yển nói:

- Ngày trước ba nguời họ Khước bị giết, là vì Tư Đồng nói dèmbảo họ Khước muốn lập công tôn Chu lên làm vua, điều đó thành ra một lời sấm, vậy ta nên đón mà lập công tôn Chu .

Các quan đạ phu đều bằng lòng cả . Loan Thư liền sai Tuân Doanhsang nhà Chu, để đón công tôn Chu về làm vua . Bấy giờ công tôn Chu đã14 tuổi, thông minh đĩnh ngộ, thấy Tuân Doanh đến đón, hỏi hết sự thểđầu đuôi, rồi cùng với Tuân Doanh trở về nước Tấn . Về đến đất ThanhNguyên, Loan Thư, Tuân Yển, Sĩ Mang, Hàn Quyết cùng các quan đại phu đều họp ở đấy để nghênh tiếp . Công tôn Chu bảo các quan rằng:

- Tá đây ở nước ngoài đã lâu, cũng chẳng muốn được về nước,huống chi lại còn mong làm vua! nhưng làm vua chỉ qúy về một điều chínhlệnh ở trong tay mình, nếu lập lên làm vua mà không theo chính lệnh thìchẳng thà đừng lập! các ngươi có chịu một lòng tin theo chính lệnh củata hay không, cốt ở lúc này, bằng không thi các ngươi lập người khác,chứ ta không muốn đeo một cái hư danh như Châu Bồ ngày trước đâu!

Bọn Loan Thư đều sợ hãi sụp lạy mà nói rằng:

- Chúng tôi mong được vua hiền để mà thờ, có đâu lại dám trái lệnh .

Khi lui ra ngoài, Loan Thư bảo các quan rằng:

- Vua mới ngày nay, không ví như vua cũ được, chúng ta nên giữ gìn cẩn thận mới được!

Công tôn Chu tiến vào kinh thành, làm lễ cáo nhà Thái miếu, rồilên nối ngôi, tức là Tấn Điệu công . Ngày hôm sau, Tấn Điệu công kể tộibọn Di Dương Ngũ và Thanh Phí Khôi truyền cho quân sĩ đem ra chém tạitriều môn, còn những bè cánh đều đuổi sang nước khác; lại đem việc TấnLệ công chết, đổi tội cho Trình Hoạt, bắt đem căng thây ở ngoài chợ .Loan Thư thấy vậy, khiếp đảm kinh hồn, suốt đêm không ngủ, ngày hôm sautức khắc xin cáo lão, rồi tiến dẫn Hàn Quyết để thay mình . Chưa đượcbao lâu Loan Thư sợ quá, thành bệnh nặng rồi chết . Điệu công nghe nóiHàn Quyết là người hiền, cho làm chức trung quân nguyên sóai để thayLoan Thư . Hàn Quyết giả cách vào tạ ơn, rồi tâu riêng với Điệu côngrằng:

- Chúng tôi nhờ công đời trước, mới đuợc thế này, mà công đờitrước thì không ai hơn họ Triệu: Triệu Thôi giúp vua Văn công, TriệuThuẫn giúp vua Tương công, đều một lòng vì nước, dựng nên bá nghiệp; đến đời vua Linh công, tin dùng kẻ gian thần là Đồ Ngạn Giả, Đồ Ngạn Giảlập mưu giết Triệu Thuẫn, Triệu Thuẫn phải chạy trốn, mới được thóat nạn . Sau vua Linh công bị giết, vua Cảnh công nối ngôi, lại tin dùng ĐồNgạn Giả; Đồ Ngạn Giả nhân khi Triệu Thuẫn đã chết rồi, vu cho tội thínghịch, rồi bắt chết cả nhà họ Triệu . Việc ấy dân trong nước ai cũngtức thay, may mà họ Triệu còn sót được một người con tên gọi Triệu Vũ,nay chúa công đã trị tội bọn Di Dương Ngũ thì cũng nên nghĩ lại cho cáicông họ Triệu ngày xưa!

Điệu công nói:

- Việc ấy ta cũng nghe nói, hiện nay Triệu Vũ ở đâu ?

Hàn Quyết nói:

- Lúc bấy giờ Triệu Vũ mới đẻ, Đồ Ngạn Giả tìm bắt gấp lắm, cóhai người môn khách họ Triệu là công ton Chử Cữu và Trình Anh: công tônChử Cữu đem thay một đứa trẻ khác rồi liều mình chịu chết để cứu TriệuVũ; còn Trình Anh thì đem Triệu Vũ vào giấu ở trong núi Mạnh Sơn đã 15năm nay rồi!

Điệu công nói:

- Nhà ngươi vì ta đi triệu về đây!

Hàn Quyết nói:

- Đồ Ngạn Giả còn ở trong triều, chúa công nên bí mật mới được .

Điệu công nói:

- Ta đã biết rồi!

Hàn Quyết cáo từ lui ra, rồi thân hành đến núi Mạnh Sơn để đónTriệu Vũ và Trình Anh . Hàn Quyết đưa Triệu Vũ vào yết kiến Điệu công .Điệu công giấu Triệu Vũ ở trong cung rồi giả cách ốm . Hàn Quyết đem các quan triều thần vào cung để vấn an . Đồ Ngạn Giả cũng theo vào . Điệucông nói:

- Các ngươi có biết vì cớ gì mà ta ốm hay không ? chỉ vì trongsổ công thần có một điều chưa minh, vậy nên trong lòng ta không đượckhoan khoái .

Các quan đại phu đều sụp lạy mà hỏi rằng:

- Chẳng hay trong sổ công thần có điều gì chưa minh, xin chúa công dạy cho biết ?

Điệu công nói:

- Triệu Thôi và Triệu Thuẫn đều có công to với nước, nỡ nào để cho tuyệt tự !

Các quan đồng thanh đáp rằng:

- Họ Triệu bị diệt tộc đã 15 nay, bây giờ chúa công dẫu nhớ công họ triệu, cũng chẳng còn ai mà phong được!

Điệu công truyền gọi Triệu Vũ ra chào các quan . Các quan đều hỏi:

- Chẳng hay tiểu lang quân này là người nào ?

Hàn Quyết nói:

- Đó tức là cô nhi họ Triệu, tên gọi Triệu Vũ! còn đứa cô nhi bị giết ngày trước là con Trình Anh, chứ không phải Triệu Vũ .

Đồ Ngạn Giả bấy giờ chẳng còn hồn vía nào cả, cứ phủ phục ở dưới đất, không biết nói ra làm sao . Tấn Điệu công nói:

- Việc này đều tại Đồ Ngạn Giả gây ra, nếu không diệt tộc Đồ Ngạn Giả thì sao cho thoả cái oan hồn họ Triệu!

Điệu công truyền đem Đồ Ngạn Giả ra chém, lại sai Hàn Quyết vàTriệu Vũ đem quân vây nhà Đồ Ngạn Giả ra tến ở trước mộ Triệu Sóc .Người nước Tấn ai cũng lấy làm hả lòng . Điệu công đã giết Đồ Ngạn Giảrồi, liền cho Triệu Vũ thay Đồ Ngạn Giả làm chứ tư khấu . Bao nhiêu lộcđiền khi trước, đều trả cho tất cả . Tấn Điệu công lại nghe nói TrìnhAnh là người có nghĩa, muốn dùng chức quân chính .

Trình Anh nói chuyện với mọi người rằng:

- Lúc trước ta không chết vội là vì có cô nhi họ Triệu, nay cônhi họ Triệu đã báo thù xưa rồi, lẽ nào ta dám tham phú quý để cho côngtôn Chử Cữu chịu chết một mình, âu là ta thác xuống suối vàng mà báo tin cho Chử Cữu biết .

Trình Anh nói xong liền đâm cổ mà chết . Triệu Vũ ôm lấy thi thể Trình Anh mà khóc, rồi tâu với Tấn Điệu công, xin gọi là "nghĩa trủng" . Triệu Vũ nhớ ơn Trình Anh, để tang ba năm . Điệu công đã phong chức cho Triệu Vũ, lại sai người sang nước Tống gọi Triệu Thắng về, phong chođất Hàm Đan . Điệu công biết dùng người hiền tài, trong đám triều thần,người nào cũng xứng đáng cả . Hãy kể mấy viên quan có danh tiếng nhưsau:

1. Hàn Quyết làm trung quân nguyên soái; 2. Sĩ Mang làm trungquân phó tướng; 3. Tuân Doanh làm thượgn quân nguyên sóai; 4. Tuân Yểnlàm thượng quân phó tướng; 5. Loan Áp (con Loan Thư) làm hạ quân nguyênsoái; 6. Sĩ Phường (con Sĩ Hội) làm hạ quân phó tướng; 7. Triệu Vũ làmtân quân nguyên sóai; 8. Ngụy Tướng (con Ngụy Xứng) làm tân quân phótướng; 9. Kỳ Hề làm trung quân uý; 10. Dương Thiệt Chức làm trung quânphó uý; 11. Ngụy Giáng (con Nguỵ Thù) làm trung quân tư mã, coi việcthuởng phạt quân sĩ; 12. Chương Lão làm chức hậu yêm, coi việc tùânphòng; 13. Hàn Võ Kỵ (con Hàn Quyết) làm công tộc đại phu, coi việc dạybảo con em các nhà công tộc; 14. Giả Tâm làm tư không; 15. Sĩ Ốc Trọclàm thái phó, coi việc dạy bảo thế tử; 16. Loan Củ làm thân quân nhungngự; 17. Tuân Tân làm xa hữu tướng quân; 18. Trình Trịnh làm tán bộc,coi việc ngựa xe của vua; 19. Đạc Át Khấu làm dư uý; 20. Tịch Yển làm dư tư mã .

Nhờ có những người hiền tài giúp, Điệu công chỉnh đốn lại chínhsự trong nước, trăm họ bằng lòng . Các nước Tống, Lỗ, v..v. đểu đếntriều cống . Chỉ có Trịnh Thành công cảm cái ơn Sở Cung vương vì mình mà phải tổn thương mất một con mắt, bởi vậy không chịu theo Tấn .

Sở Cung vương nghe tin Tấn Lệ công bị giết rất là mừng rỡ, đangnghĩ kế để báo thù, lại nghe nói Tấn Điệu công biết dùn người hiền tài,trong ngòai ai cũng mến phục, có cơ lại làm được bá chủ, liền họp triềuthần để thương nghị, muốn tìm cách làm nhiễu loạn trung nguyên, khiếncho nước Tấn không làm bá chủ được . Quan lệnh doãn là công tử Anh Tềchịu bó tay, không nghĩ được mưu kế gì cả . Công tử Nhâm Phu nói với SởCung vương rằng:

- Trong các nước trung nguyên, có nước Tống là một nước lớn, lại ở vào giữa khỏang nước Ngô và nước Tấn, nếu ta muốn nhiễu loạn trungnguyên thì nên bắt đầu tự nước Tống trước . Nay quan đại phu nước Tốnglà Ngư Thạch, Hướng Vi Nhân, Lâm Chu, Hướng Đái và Ngư Phủ, cả thảy nămngười, có thù oán với quan hữu sư là Hoa Nguyên bỏ trốn sang nươc Sở ta, ta nên giúp binh lực cho bọn ấy, sai về đánh Tống, hễ đánh quân giặc .Nếu Tấn không cứu Tống thì bỏ mất chư hầu, mà cứu Tống thì phải giaochiến với bọn Ngư Thạch, bấy giờ ta chỉ việc ngồi mà đợi xem thắng bại .

Sở Cung vương theo mưu ấy, liền sai công tử Nhâm Phu làm đạitướng, dùng bọn Ngư Thạch đi dẫn đường, đem đại binh tiến sang đánh nước Tống.