Dị Giới Đại Việt Đế Quốc

Chương 31: Triều đình tân lập ( 1)



Trần Minh Vũ thân mang mũ cổn áo miện , tay cầm hốt ngọc , dưới sự ngưỡng vọng của dân chúng ngồi lên long xa , theo sau là Hoàng gia vệ hộ tống quay trở về cung điện .

Điện Long An , nơi nghỉ ngơi của hoàng đế , được xây dựng theo hình chữ nhật dài 35,70 m, rộng 28 m, vỉa ốp đá thanh nền cao 1,1 m. Diện tích phần mái rộng đến 1.750 m², nằm trên dàn trò được chống đỡ bằng hệ thống 128 cột gỗ lim. Đây là tòa nhà kép "Trùng thiềm điệp ốc". Nhà trước 7 gian với 8 bộ "vì kèo chồng rường giả thủ". Nhà sau 5 gian với 6 bộ "vì kèo cánh ác". Điều khác biệt với các ngôi điện khác là những chi tiết gỗ không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng các kỹ thuật chạm trổ tinh xảo theo đồ án "lưỡng long triều nguyệt" hay "long, lân, quy, phượng".

Xa giá vừa dừng trước điện Long An , chỉ thấy bên trong bước ra một vị công công tay cầm phất trần , đằng sau là mấy thái giám trẻ tuổi cung kính hành lễ :

– Chúng nô tài tham kiến bệ hạ, bệ hạ vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn tuế .

– Bình thân đi . Các khanh đây là...

– Khởi bẩm bệ hạ , nô tài là Đỗ Thích cùng mấy tiểu thái giám mới được triệu hoán hôm nay ạ.

" Tinh. Hệ thống mở ra chức năng triệu hoán cung đình , cho phép ký chủ hạn lượng triệu hoán thái giám hay cung nữ . Trước mắt hàng tháng ký chủ có thể triệu hoán ra hai thái giám hoặc hai cung nữ ."

Minh Vũ nghe vậy liền gật gù , hệ thống quả nhiên rất hiểu lòng người . Chỉ là Đỗ Thích , nội quan đen đủi nhất trong lịch sử nước Nam được triệu hoán ra khiến cậu có chút ngạc nhiên mà thôi .Nguyên do Đỗ Thích giết vua, các tài liệu lịch sử thời phong kiến đều chép khi Đỗ Thích còn làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu, bỗng thấy sao sa rơi vào miệng, từ đó nảy ra ý định giết vua. Tuy nhiên, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, triều thần đều truy lùng kẻ giết vua. Đỗ Thích phải trèo lên nằm trong máng nước ở trong cung suốt ba ngày liền chịu đói khát. Khi trời đổ mưa, Đỗ Thích thò tay hứng nước mà uống, cung nữ nhìn thấy nên đi báo. Định Quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt xuống và đem đi chém. Khi bắt được Đỗ Thích, Nguyễn Bặc cho đem chém rồi đập tan xương và cắt thịt chia cho nhân dân rồi bắt họ phải ăn.

Sách Đại Việt sử lược lẫn Đại Việt sử ký toàn thư đều ghi chép việc xuất hiện lời sấm tiên đoán việc Đỗ Thích giết vua vào năm Thái Bình thứ 5.Tuy nhiên, gần đây, một số nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra giả thuyết: Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua.Đỗ Thích không thể làm chuyện này. Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh. So với Thích, trong triều có các bạn của vua Đinh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ... đều nắm trọng quyền, đủ cả văn lẫn võ. Vì vậy ông không thể mơ tưởng việc sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để ngồi yên trên ngai vàng.

Theo một số thuyết âm mưu , cái chết của Đinh Tiên Hoàng cùng Đinh Liễn có liên quan rất lớn đến Lê Hoàn . Nhưng dù thế nào , lịch sử luôn được viết nên bởi người chiến thắng , bởi thế chuyện mờ ám chốn thâm cung bí sử được che đậy cũng là điều dễ hiểu .

– Được rồi , quả nhân muốn nghỉ ngơi trong tẩm cung một lát , các khanh hãy lui ra đi .

– Chúng nô tài cẩn tuân ý chỉ của bệ hạ . Chúng nô tài xin được cáo lui .

........................................................................

" Tinh . Phải chăng ký chủ lập tức dùng thẻ triệu hoán anh hùng . Anh hùng được triệu hoán từ giờ sẽ được truyền tống qua tông miếu ( đền thờ bản nâng cấp) ." [ Có / Không ].

– Có .

Minh Vũ chie biết cười khổ , cái hệ thống này quả thật rất biết hành hạ người khác .

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Thái phó Triệu Túc , khai quốc công thần triều Tiền Lý ."

Triệu Túc (chữ Hán: 趙肅) (470-545) là công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông có công giúp Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân và tử trận trong cuộc chiến chống quân Lương năm 545.

Lý Bí tập hợp hào kiệt Giao Châu, khởi nghĩa chống nhà Lương năm 541. Qua 3 năm chiến đấu, 3 lần đánh bại quân Lương, lại đánh đuổi quân Lâm Ấp xâm lấn phía nam. Năm 544, Lý Bí xưng đế, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân. Trong những người phò tá, Triệu Túc được phong làm thái phó ( tể tướng đương triều ), Tinh Thiều đứng đầu các quan văn, Phạm Tu đứng đầu các tướng võ; Triệu Quang Phục ( hay Triệu Việt Vương sau này ) con ông làm Tả tướng quân.

" Triệu Túc : tư chất SS

Tuổi tác : 70

Kĩ năng : Thống binh , nội chính , huấn luyện bộ binh "

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Định Quốc Công Nguyễn Bặc , khai quốc công thần nhà Đinh ."

Minh Vũ nghe đến đây liền giật mình , Nguyễn Bặc vị này chính là nổi tiếng trung thần , tính tình thẳng thắn , cương trực , hết lòng ái quốc thương dân . Ông là một trong "Giao Châu thất hùng", tức 7 anh hùng người Giao Châu gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lạng.

Nguyễn Bặc cư xử với Đinh Bộ Lĩnh không khác Trương Phi đối với Lưu Bị. Ông luôn cắp giáo đứng hầu mỗi khi Đinh Bộ Lĩnh bàn việc quân, hay nếm trước thức ăn để tránh cho Lĩnh khỏi bị đầu độc. Khi ra trận mạc ông luôn xông pha đi đầu. Có lần Đinh Bộ Lĩnh bị trúng tên ngã ngựa, Nguyễn Bặc cõng vua trên lưng, leo lên núi đá dựng đứng để thoát vòng vây.

Nguyễn Bặc, Đinh Điền làm phụ chính cho Phế Đế, nhưng lúc đó Dương thái hậu tư thông với Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, cho Lê Hoàn làm Phó vương, nắm quyền chỉ huy quân đội, chuyên quyền, tự do ra vào cung cấm. Ông bèn cùng Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh, chia hai đường thủy bộ cùng tiến đánh Lê Hoàn. 

Lê Hoàn liền sắp xếp quân đội, đánh nhau với Nguyễn Bặc, Đinh Điền ở Ái Châu. Lê Hoàn vốn là người giỏi dùng binh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền không chống nổi, lại đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn theo chiều gió, phóng lửa đốt cả thuyền chiến. Đinh Điền bị chết tại trận, còn Nguyễn Bặc bị bắt, đưa về kinh đô. Trước mặt bá quan văn võ , Lê Hoàn đứng ra kể tội Nguyễn Bặc , lại sai người giết hại ông . Thật là cái kết bi thảm cho vị trung thần cả đời oanh liệt .

Theo gia phả họ Nguyễn Đại Tông, con cháu của Nguyễn Bặc, con Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê di cư vào làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa và là tổ tiên của các chúa Nguyễn. Đền thờ họ Nguyễn Đại Tông Khởi Nguyên Đường ở Gia Phương (Gia Viễn, Ninh Bình) có đôi câu đối đánh dấu việc thiên cư của dòng tộc, nói lên sự nối tiếp vẻ vang của dòng họ Nguyễn và đề cao ngài Nguyễn Bặc:

"Duệ xuất Gia Miêu vương tích hiển

Khánh lưu Đại Hữu tướng môn quang"

Tạm dịch:

Dòng Vương nối ở đất Gia Miêu.

Cửa tướng phúc dày làng Đại Hữu

" Nguyễn Bặc : tư chất SS

Tuổi tác : 40

Kỹ năng : thống binh , nội chính , huấn luyện binh sĩ

Kỹ năng đặc biệt : Bạch hổ gầm vang ( cuồng chiến , tăng sức tấn công và độ chịu đựng toàn quân lên 20%) ".

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Thiên sách thượng tướng Trinh quốc công , Minh Triết Phu Tử Bùi Quang Dũng ."

" Bùi Quang Dũng , tư chất SS

Tuổi tác : 45

Kỹ năng : Nội Chính , Thống Binh , Khai Khẩn đất đai ."

Bùi Quang Dũng cũng nổi tiếng là vị trung thần lẫm liệt , bề tôi không thờ hai vua , sống đến ba triều Đinh , Lê , Lý . Thái tổ ban hiệu cho ông là "Minh Triết Phu Tử", đối xử như thầy. Vua lại phong chức cũ thời Đinh của ông cho con trai ông là Bùi Quang Anh . Tại từ đường thờ Bùi Quang Dũng, Thái Tổ ngự đề đôi câu đối:

"Không thờ hai vua, tiếng trung liệt cao vời vợi, động Trinh Thạch 30 năm lừng tiếng.

Hết sức giúp nền thống nhất, chí khí ngay thẳng vang dội, ấp Hàm Châu vạn cổ vẫn còn".

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Thị lang Công Bộ Đặng Nghiễm "

" Đặng Nghiễm , tư chất : SS

Tuổi tác : 40

Kỹ năng : dạy học , nội chính "

Đặng Nghiễm là con của Đô đầu hoả Đặng Phúc Mãn, cụ thuỷ tổ họ Đặng của Việt Nam, một người có tổ tiên từ khu vực Trung Quốc di cư. Vốn nổi tiếng thần đồng ông được chọn vào học ở Ngự Diên, trường học của con em các quan trong triều. Năm 30 tuổi ông dự khoa thi Bính Thìn niên hiệu Trinh Phù thứ 10 đời Lý Cao Tông năm 1185 và đỗ Minh Kinh bác học, đứng thứ hai khoa thi sau Bùi Quốc Khái, chính là người được ghi tên thứ năm trên trình tự bia đá ở Quốc Tử Giám ngày nay . Ông là người đầu tiên đỗ Khoa bảng của vùng Sơn Nam dưới triều đại nhà Lý.

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Thánh Chân công chúa Lê Chân "

" Lê Chân : tư chất SSS

Tuổi tác : 23

Kỹ năng : thống lĩnh thủy binh , huấn luyện thủy chiến

Kỹ năng đặc biệt : Thủy quân thúc chiến ( tăng 30% sức mạnh tấn công, 50% tốc độ tấn công )."

Thánh Chân công chúa Lê Chân quê tại làng An Biên, xã Thuỷ An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh . Lê Chân lớn lên là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú. Một hôm, Thái thú Tô Định, một kẻ tham tàn, bạo ngược "thấy tiền thì giương mắt lên" đi kinh lý qua trang Yên Biên. Nghe kẻ nịnh thần tâu bày về sắc đẹp của nàng Lê Chân, Tô Định bèn dùng quyền thế ép về làm tì thiếp nhưng bị dứt khoát chối từ. Tức tối, Tô Định giết hại cả cha mẹ nàng. Lê Chân phải rời bỏ quê theo Kinh Tây (nay là sông Kinh Thày) xuôi xuống phía Nam, đến vùng Vụ Nông, khu vực ngã ba sông Kinh Thầy, sông Vận và sông Cấm ngày nay (vùng đất Lê Chân lập trang lúc bấy giờ chỉ là một bãi đất phù sa mới bồi lên, lơ thơ mấy khóm cây dại, mấy túp lều tranh của phường chài lưới). Thấy địa hình, đất đai thuận lợi, bà dừng lại lập trại khai phá , trồng dâu nuôi tằm .

Sau khi Hai bà Trưng khởi nghĩa giành thắng lợi , Lê Chân được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức Chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Năm 42 , Hán triều Mã Viện đem quân xâm lược nước ta , Nhị vương chống cự không nổi , gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn . Lê Chân rút quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn (nay thuộc huyện Kim Bảng, Hà Nam) nhằm ý định khôi phục cơ đồ. Mã Viện là kẻ lòng dạ thâm độc , đem binh lượng lớn truy quét , nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn được lực lượng. Cuối cùng, Lê Chân đã lên núi Giát Dâu gieo mình tự vẫn để bảo toàn khí tiết, quyết không sa vào tay giặc.

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Trịnh Tú , khai quốc công thần nhà Đinh ."

Cũng giống như Nguyễn Bặc , Trịnh Tú là vị quân thần trung tâm của Tiên Hoàng . Vì thế mà dân gian có câu :

"Bốn người có nghĩa đồng niên

Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ"

" Trịnh Tú , tư chất : SS

Tuổi tác : 43

Kỹ năng : thống binh , nội chính , ngoại giao ."

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Đoàn Văn Khâm , đỗ Thái học sinh thời nhà Lý, danh thần, Thượng thư Bộ Công ."

" Đoàn Văn Khâm , tư chất : SS

Tuổi tác : 55

Kỹ năng : nội chính , làm thơ "

"Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Tín Nghĩa hầu Đào Cam Mộc."

" Đào Cam Mộc , tư chất SS

Tuổi tác : 40 *

Kỹ năng : Nội chính , mưu lược ."

"Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công tổ ngành xây dựng , Lão La Đại Thần Ninh Hữu Hưng ".

" Ninh Hữu Hưng , tư chất : SS

Tuổi tác : 40

Kỹ năng : xây dựng , trạm khắc "

" Tinh . Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Trình Minh . "

" Trình Minh , tư chất SS

Kỹ năng : mưu lược , dạy học "

........................................................................

: Đào Cam Mộc , phò mã nhà Lý , vì không rõ năm sinh nên dựa theo chính sử năm mất 1015 , lão tác phỏng đoán khoảng 40 tuổi .