Đây Là Nông Trường, Không Phải Vườn Bách Thú

Chương 98



Vì có lớp kính lọc này nên ánh mắt của mọi người trong phòng livestream nhìn bé chó vàng đã thay đổi. Ban đầu chỉ là con chó nhỏ bản địa bình thường, giờ càng xem càng thích.

Đương nhiên chị Vu cũng thế.

Chó là loài thường thấy ở nông thôn, chả có gì hiếm lạ, thậm chí có con còn bắt được chuột. Nhưng bé chó vàng này nằm trong sự kiện đặc biệt.

Đêm đó, chị quyết định nhận nuôi bé chó vàng rồi đặt cho nó cái tên với tỉ lệ trùng lặp cao nhất: A Hoàng.

Lúc đầu chị còn hơi lo lắng, sợ nó không nghe lời rồi vào trong quán mì ảnh hưởng tới khẩu vị của khách.

Kết quả là chị nghĩ nhiều rồi. A Hoàng vẫn ở ngoài chứ không vào quán, nó chỉ không chạy lung tung nữa mà ngồi xổm trước cửa quán mì như đang trông quán. Chỉ khi không có khách nó mới bước đến, ngay cả đi tiểu và đại tiện cũng luôn chạy tới nơi rất xa.

Mãi cho đến tháng trước, chẳng biết vì nguyên nhân gì mà nó thích đi lục lọi thùng rác.

Mọi người trong phòng livestream đều có ý kiến riêng.

“Chẳng lẽ bình thường nó ăn chưa no?”

“Chó nhỏ thông minh thế này chắc phải có nguyên nhân nào đó. Chị suy nghĩ lại xem.”

“Trước đây nó đi lang thang nên chắc thường xuyên lục thức ăn trong thùng rác. Chị cho nó ăn thứ gì ngon ấy.”

“...”

Chị Vu lắc đầu phủ nhận không chút do dự. Chị không coi thú cưng như con cái hay người thân giống người thành phố, nhưng chắc chắn chị không coi chúng như gia súc bình thường. Chưa kể A Hoàng có ơn với chị. Trước đó chị cho nó ăn đồ ăn thừa của khách, nhưng từ khi nhận nuôi, sao còn cho nó ăn những cái đó nữa. Ngày nào chị cũng nấu cho nó ăn ba bữa, gần như mình ăn gì thì A Hoàng ăn đó.

Ngay như thịt gì đó, quán mì không thiếu, A Hoàng càng không thiếu.

Chị Vu ngẫm nghĩ một lát rồi bổ sung: “Hình như A Hoàng học thói xấu từ một con chó hoang khác.”

Vừa nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đã tới ngay.

Di động bỗng nhiên chuyển hướng nhanh chóng.

Bên cạnh thùng rác màu xanh lục trên đường phố phía xa có một con chó với bộ lông bù xù. Nó rất giống một con chó hoang, bẩn tới mức không nhìn được màu lông nguyên gốc là màu gì.

Cùng lúc đó, A Hoàng vẫy đuôi chạy tới.

Chị Vu nhỏ giọng nói: “Chính nó đấy.”

Thị trấn giống như thôn làng rộng lớn và trù phú, ở đây có rất nhiều chó, phần lớn đều nuôi thả. Trừ một vài gia đình gần đó thì chị rất ít khi chú ý tới những con chó khác. Con này vừa giống con chị từng thấy mà vừa như chưa bao giờ thấy trước đây.

Lương Cẩm Tú cảm thấy chuyện này cũng không có gì to tát. Có thể thấy A Hoàng thuộc loại rất thông minh và trung thành. Chỉ cần nói với nó không được làm thế, nó nhất định sẽ nghe theo.

Ống kính từ từ di chuyển tới gần thùng rác.

Thùng rác vào mùa hè dù có ở khu chung cư sạch sẽ đến đâu cũng khó tránh khỏi ruồi bu đầy, chưa kể tới nhà chị Vu mở quán ăn. Bình thường gia đình cũng không chấp nhận được chó nhà mình bới thùng rác.

Có âm thanh như tiếng kim loại va chạm vang lên, ngay tiếp đó, A Hoàng hưng phấn sủa gâu gâu một tiếng. Giọng nó non nớt, kèm theo tiếng hơi sữa đặc trưng của chó con.

Lời nói của nó khiến Lương Cẩm Tú giật mình.

“Mẹ ơi, ở đây có một cái lon.”

Mẹ?

Con chó hoang này là mẹ của A Hoàng à?

Trong thùng rác, hai con chó không tìm đồ ăn mà tìm các loại đồ vật có thể bán lấy tiền. Trong miệng chó lớn ngậm thùng đựng sữa, còn A Hoàng thì ngậm lon.

Chị Vu cũng sửng sốt: “Ôi, thì ra là hai mẹ con à?”

Vậy thì mọi chuyện lại khác.

Chó lớn bị dọa nhảy dựng. Đó không phải loại sợ hãi khi thấy con người mà là nó không biết ở đâu có người hiểu tiếng động vật. Nó nhanh chóng chạy ra xa, cố gắng phủi sạch quan hệ: “Bé ngoan, chủ nhân con tới, nhanh vẫy đuôi đi.”

A Hoàng lập tức vừa nghe lời vẫy đuôi, vừa an ủi: “Mẹ yên tâm, chủ nhân con đối xử tốt với con lắm, cùng lắm chỉ vỗ mông vài cái thôi.”

“Tốt tới đâu cũng là con người, mà con người thì không thích chó bẩn.” Ánh mắt chó lớn yêu thương: “Chạy mau đi, đừng để cô ấy nhìn thấy mối quan hệ của chúng ta. Mẹ tới cái thùng rác tiếp theo trước.”

Lương Cẩm Tú cũng không đành lòng cắt ngang cuộc gặp của hai mẹ con. Cô thấy chó lớn sắp rời đi mới không thể không lên tiếng: “Chờ chút.”

Cùng lúc đó chị Vu cũng tiến lên một bước ngăn lại. Chị nói nhiệt tình như nhìn thấy khách tới cửa: “Thì ra đằng ấy là mẹ của A Hoàng, về nhà với tôi đi.”

Mẹ A Hoàng cũng tương đương với một nửa người nhà của chị. Dù người nhà bẩn thì vẫn là người nhà. Chị tính đưa nó về cho ăn chút đồ ngon rồi hỏi xem chuyện gì đang xảy ra.

Chẳng trách A Hoàng hiểu chuyện như vậy, hóa ra nó có một người mẹ tốt bậc này.

Mẹ A Hoàng hơi xấu hổ: “Ngại quá, tất cả là lỗi của tôi. Lẽ ra tôi không nên để nó tới đây.

“Không sao đâu, chúng ta đều là người một nhà.” Chị Vu cười tủm tỉm xua tay, dắt theo hai mẹ con trở lại quán mì. Chị cầm miếng thịt bò tươi mới cắt rồi thay một chậu nước trong. Chị nghĩ hẳn mẹ A Hoàng đói bụng lắm mới đi lục thùng rác tìm đồ ăn.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Mẹ A Hoàng bẩn như một con chó hoang rất lễ phép. Nó nhất quyết đứng ngoài không đi vào, lúc nhìn thấy thịt bò thì dịu dàng bảo: “Cục cưng, con mau ăn đi. Mẹ không đói.”

“Mẹ ăn đi, ngày nào con cũng ăn mà.” A Hoàng đẩy chậu cơm tới chỗ mẹ, kiêu ngạo nói: “Ngày nào chủ nhân cũng cho con ăn thịt.”

Nó không nói dối, đám đầu thừa đuôi thẹo dùng làm nước dùng này nó có thể ăn bao nhiêu tùy thích mỗi ngày.

Tình mẫu tử không phân biệt giống loài. Nhìn cảnh hai mẹ con mẹ đẩy con đưa nhường nhịn nhau, mọi người trong phòng livestream đều liên tục cảm thán.

Sự đáng yêu của động vật cộng với tình cảm tốt đẹp của con người thật tuyệt nhưng khung cảnh hai mẹ con gặp nhau càng chạm sâu tới tâm hồn.

Theo lời chị Vu, mẹ A Hoàng sợ ảnh hưởng tới con nên chưa bao giờ chủ động tới thăm nó, dù cho nơi đây là quán ăn, chẳng hề thiếu đồ ăn cho nó.

Chị Vu không hỏi chuyện lục thùng rác mà chân thành nói: “Sau này nhớ con thì mi có thể tới thăm bất cứ lúc nào, không cần phải lo lắng những thứ khác. Còn A Hoàng nữa, nếu nhớ mẹ thì nhóc đi thăm lúc nào cũng được, chỉ cần nhớ quay về nhà.”

Ánh mắt hai mẹ con lộ vẻ biết ơn.

Chị Vu tò mò hỏi: “Có phải lúc ấy A Hoàng rời khỏi mi không?”

Tình cảm của hai mẹ con tốt như vậy, mà lúc đó A Hoàng mới hai tháng tuổi, chắc vẫn chưa có năng lực sống tự lập.

A Hoàng vẫy đuôi, lớn tiếng trả lời: “Mẹ bảo em tới đây.”

Chủ nhân và mẹ đều ở bên cạnh, lại còn không phải lén lút. Với A Hoàng mà nói không có gì hạnh phúc hơn điều này. Nó hệt như một đứa trẻ phấn khích nói mãi không ngừng.

Mẹ bắt đầu tìm kiếm chủ nhân tương lai cho nó từ rất sớm.

Nguyên nhân chọn chị Vu rất đơn giản. Chị mở quán ăn nên sẽ không thiếu đồ ăn, hơn nữa chị Vu nhìn rất hiền lành.

Chó lớn rồi thì không dễ để tìm chủ, phải nhân lúc nó còn đáng yêu, càng sớm càng tốt.

A Hoàng càng nói càng nhiều, không ngờ lại hớ miệng, nó kiêu ngạo nói: “Mẹ thấy chị mãi không nhận nuôi em nên tìm một con chuột bự tới.”

Chị Vu: “...”

Mọi người trong phòng livestream: “...”

“Ha ha ha, hóa ra không phải do tui nghĩ nhiều. Quả thật chuột bự được tìm đến.”

“Chuột bự: Lúc đó hứa diễn xong sẽ thả tui đi, ai ngờ làm thật.”

“Cười chết tui mất! Cưng ơi, nhóc biết những lời này có thể khiến nhóc bị đuổi ra ngoài không?”

“Trời ơi, thế giới quá phức tạp! Ngay cả động vật cũng biết dùng thủ đoạn.”

“Quả là một người mẹ thông minh, cho mi một like.”

“...”

Mẹ A Hoàng xấu hổ cụp mắt: “Xin, xin lỗi! Lúc ấy tôi thật sự không còn cách nào khác. Chủ yếu là do con trai tôi quá xấu.”

Con trai giống nó, chẳng đẹp chút nào. Nó thấy mỗi ngày qua đi đều không lay động được chị Vu nên đành phải bắt một con chuột dọa nó diễn kịch.

Chị Vu cười tới mức chảy nước mắt: “Không xấu, A Hoàng không hề xấu. Vậy thì mẹ A Hoàng à, sau này mi đừng rời đi, cứ ở lại đây.”

Tuy chỉ là diễn kịch nhưng A Hoàng thật sự biết bắt chuột, chắc hẳn mẹ A Hoàng còn chuyên nghiệp hơn nữa. Dù sao quán mì cũng không thiếu đồ ăn, hơn nữa biết hai đứa nó là mẹ con, làm sao chị đành lòng tách chúng ra được.

A Hoàng hưng phấn nhảy cẫng lên: “Ư ử, mẹ sắp sống cùng với con.”

Nhưng mẹ A Hoàng lại lui về phía sau một bước, nhẹ giọng nói: “Xin lỗi, tôi không thể ở lại. Bởi vì tôi có chủ.”

“Mi có chủ? Ai thế?” Chị Vu sửng sốt, sau đó ôm việc nói: “Không sao, giao cho tôi xử lý.”

Chị đã quan sát rõ từ trước, mẹ A Hoàng gầy tới mức da bọc xương, lại nhớ tới cảnh nó đói lục thùng rác nên chị cho rằng chắc chắn chủ nhân không để ý tới nó, biết đâu hoàn toàn nuôi thả, ngay cả cho ăn cũng không cho.

Ánh mắt mẹ A Hoàng bỗng nhiên trở nên buồn bã: “Chủ của tôi bị bệnh, vài ngày rồi không thể xuống giường.”

Đợi khi nó nói chủ nhân mình là ai, chị Vu mất một lúc mới lẩm bẩm: “Bà lão nhặt ve chai đó là chủ nhân của mi à?”

Chị không phải người trong trấn, rất nhiều người cùng lắm chỉ biết mặt thôi, tình trạng trong nhà thế nào thì chịu.

Lúc mới mở quán mì chị đã gặp bà lão này. Nghe nói bà không có con cái, sau khi bạn già qua đời cũng không còn sức trồng trọt. Cả ngày bà chỉ đi nhặt ve chai vất vả sống qua ngày. Hai người từng gặp nhau một lần vào một buổi chiều tối lúc chị chuẩn bị đóng cửa thì bà lão run rẩy bước vào quán mì.

Chị Vu tiếp đón nồng nhiệt. Chị không phải người giàu có nhưng vẫn đủ mời bà lão một tô mì.

Bà lão nhặt ve chai chỉ vào người: “Lão bẩn quá.”

Giờ nghĩ lại, mẹ A Hoàng cực kỳ giống bà lão. Cả hai đều lịch sự như nhau, nụ cười khiêm tốn mà nhân hậu, sợ gây phiền phức cho người khác.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Bà lão nhặt ve chai không mua mì. Bà móc từ trong túi ra một nắm tiền lẻ dơ bẩn để mua một miếng thịt bò.

Chị Vu xót xa không thôi. Chị cầm tiền rồi đưa cho bà lão một miếng thịt bò lớn, ngẫm nghĩ lại hỏi: “Cháu đổi thành sốt bò cho bà nhé?”

Thịt bò rất dai, càng nấu càng dai hơn, bà lão không còn bao nhiêu cái răng, sao cắn được.

Bà lão nhặt ve chai mỉm cười từ chối, không nói lý do gì. Bà lão nhận thịt bò rồi liên tục cảm ơn, chậm rãi bước đi với cái bóng kéo dài như hoàng hôn bên kia núi.

Tiếp sau đó, chị Vu để ý rằng khi bà lão nhặt ve chai thì có một cái xe kéo nhỏ đã được cải tiến và một con chó nhỏ kéo xe.

Chị Vu lại nghĩ tới hộp sữa ban nãy mẹ A Hoàng ngậm trong miệng, sao chị còn không hiểu đây: “Vậy nên mi tới thùng rác không phải để lục đồ ăn à?”

Mẹ A Hoàng khẽ gật đầu.

Nó không phải chó hoang mà đã có chủ, sao lại đi lục thùng rác tìm thức ăn chứ?

“Tui nhớ một câu nói, chó không chê chủ nghèo. Bất kể bạn có gia sản bạc triệu hay không xu dính túi thì trong mắt chó, bạn chỉ có một thân phận là chủ nhân chúng.”

“Nó đang nhặt rác nuôi chủ!”

“Mắt tui cay quá.”

“Chị Vu, chị tới xem tình hình của bà cụ này đi.”

“+1 với lầu trên, đi xem tình hình đi.”

“...”

Không cần mọi người trong phòng livestream nói, chị Vu tốt bụng đã hành động. Chị rời khỏi chiếc xe điện ba bánh, lấy chút rau dưa theo mùa, một hộp sữa, một thùng dầu lạc. Nghĩ lại thấy chưa đủ, chị quay lại cầm theo ít tiền lẻ.

Bà cụ có lẽ không có di động, không cách nào thanh toán điện tử.

Mẹ A Hoàng vui vẻ hân hoan, liên tục cảm ơn.

Nó có thể nhặt rác nhưng không thể nấu cơm. Mấy ngày nay chủ nhân nó đều ăn bánh rán uống nước lạnh, mùi hôi trên người ngày càng nồng.

Khoảng cách cũng không xa lắm, mười mấy phút sau, A Hoàng dừng lại ở một cái sân đổ nát.

Bờ tường bằng đất đỏ đã dãi nắng dầm mưa không biết bao nhiêu năm trở nên đổ nát tan hoang, trên đầu tường còn có một ít cỏ đuôi chó thưa thớt.

Cửa sân đang mở.

Mẹ A Hoàng: “Gâu gâu gâu.”

“Chủ nhân, có người tới.”

Trong sân bày ngổn ngang các loại thùng cát-tông, các rác thải lon đã lâu không được dọn dẹp.

Một giọng nói già nua vang lên: “Tiểu Bạch, mày lại đi nhặt rác à? Không cần nhặt đâu, chờ bà khỏe rồi đi sau. Một mình mày rất nguy hiểm, lỡ gặp người xấu thì làm sao bây giờ?”

Tới tận khi chị Vu bước vào nhà, bà lão nhặt rác vẫn còn lải nhải: “Mày cũng không còn nhỏ nữa, phải tự chăm sóc bản thân cho tốt. Nhỡ mày có chuyện gì thì hai chúng ta xong đời thật rồi… Ơ, cô là ai?”

Đôi mắt bà lão có tuổi rồi, lỗ tai cũng có tuổi, người ta đến trước mặt mới nhận ra.

Chị Vu đặt đồ trong tay xuống, lớn tiếng nói: “Bà ơi, bà có nhận ra cháu không? Cháu là chủ tiệm mì kia, bà từng tới tiệm cháu mua thịt bò ấy.”

Bà lão nhặt ve chai ồ lên hiểu ra, dùng sức gật đầu: “Lão nhớ rồi. Mau, mau ngồi đi.”

Trên người bà lão chỉ có tuổi già chứ không hề có chút cảm xúc tiêu cực nào như bi quan, dù trong nhà nghèo rớt mồng tơi.

A Hoàng hiểu ý, nó ngậm một chiếc ghế gấp sắp gãy thành từng mảnh thả xuống dưới chân chị Vu.

Bà lão nhặt ve chai híp mắt quan sát A Hoàng, mỉm cười lộ ra phần lợi đã teo lại: “Ha, nhóc là con trai của Tiểu Bạch à?”

Nụ cười của bà lão có sức cuốn hút đặc biệt, hệt như một đứa trẻ cực kỳ đắc ý khi làm được chuyện lớn.

Chị Vu hiểu ra điều gì đó, dở khóc dở cười: “Bà lão, bà biết rõ A Hoàng đang ở chỗ cháu hả?”

Hiển nhiên Tiểu Bạch và bà lão sống nương tựa vào nhau. Sao bà lão không để tâm tới đứa con của Tiểu Bạch đây? Theo lẽ thường, kiểu gì cũng phải tới xem mới đúng.

Nhưng chị nhận nuôi vài tháng rồi vẫn chưa từng thấy Tiểu Bạch, cũng chưa gặp bà lão.

“Hê hê, lão chọn nhà cho nó, đương nhiên là biết rồi.” Bà lão chớp chớp mắt, ngượng ngùng cười. Bà cố hết sức vươn tay sờ cái đầu nhỏ của A Hoàng: “Ở bên đó có nghe lời hay không? Bà nói cho mày biết, không nghe lời thì ở chỗ bà cũng không nuôi mày đâu.”

Chị Vu: “...”

Cảm giác như chị đã rơi vào hết cái bẫy này tới bẫy khác mà không nhận ra.

Bà lão bỗng nhiên cảnh giác ngẩng đầu lên: “Đừng nói cháu không muốn nuôi nữa nên gửi nó về đây nhé?”

Tất nhiên chị Vu không có ý nghĩ này. Hiện giờ chị đã không thể sống thiếu A Hoàng nữa. Chị như ngẫm nghĩ điều gì đó: “Bà ơi, hôm đó bà tới tiệm cháu mua thịt bò chắc là bà đang kiểm tra xem nhân phẩm cháu thế nào hả?”

Hiển nhiên cuộc sống của bà lão không giàu có, thịt bò còn đắt hơn thịt lợn và thịt gà rất nhiều, hơn nữa trên trấn có cửa hàng bán thịt.

Chị tính toán thời gian, có lẽ khi ấy Tiểu Bạch đang mang thai.

Bà xấu hổ che mặt: “Sao cháu đoán được thế?”

Mọi người trong phòng livestream: “...”