Đạo Mộ Bút Ký

Quyển 4 - Chương 6: Đáp án đơn giản



Editor: Yoo Chan

Beta: Thanh Du

~0O0~

Giọng nói của ông lão này sang sảng, mang ngữ điệu Trường Sa, cộngthêm nội dung câu nói khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Tôi âm thầm đánhgiá ông già này, tướng mạo trông rất lạ, tuổi chừng hơn bảy mươi, ngườihơi gầy, vóc dáng trung bình, giữa chân mày có điểm tối. Lão mặc mộtchiếc áo bông cũ đã hơi nhàu, mắt kính dày như đít chai, đoán chừng cũng mù dở, cách ăn mặc này không giống những khách hàng khác trong quán. Có điều trong quán trà của chú Hai không hiếm cao nhân nên người bán hàngcũng không thấy lạ, dạo gần đây kiểu người nào mà chẳng gặp.

Tôi im lặng theo dõi hành động của lão, chỉ thấy lão cầm lấy quyểnsách kia, chắp tay sau lưng trở về chỗ ngồi. Sống lưng lão thẳng tắp,bước đi nhanh nhẹn, nếu không phải người luyện võ thì trước kia nhấtđịnh đã từng đi lính. Chỗ lão ngồi còn có vài người đều đã cao tuổi, họđang nói chuyện phiếm với nhau, vừa thấy người này trở về đều lộ ra vẻcung kính, rõ ràng lão ta là người đứng đầu. Tôi lén bưng tách trà điqua chỗ đám người nọ, ngồi phía sau bọn họ, vểnh tai lên nghe ngóng xemông già kia nói gì. Ban đầu mấy ông lão bàn luận gì đó về hội cổ phiếu,nghe chẳng có gì hay ho, nửa giờ sau ông già kia nghĩ đến cuốn tạo chímình đang cầm trên tay mới mở miệng: “Phải rồi rồi, lại đây nào, tôi cho các ông xem một chuyện thú vị”.

Nói rồi lão trải tờ tạp chí ra bàn, giởđến đúng trang tôi đã làm cháy sém. Tôi thấy vậy lập tức hiểu ra ngườinày hẳn phải biết chuyện gì đó, lập tức nín thở nghe ông già kia nói:“Các ông xem tấm bản đồ này có gì đặc biệt? Coi như đố các ông đó.” Mấyông lão xúm lại xem, nhao nhao mỗi người một ý. Không biết cái bản đồ bị thuốc lá châm mấy lỗ này có nào đặc biệt mà mấy ông già kia được dịpchém gió, thậm chí có người còn nói cái gì mà tạo thế chân vạc nữa. Ônggià kia chỉ khẽ lắc đầu, tất cả đều không đúng.

Tôi nghe thế thì ruột gan cũng bắt đầu ngứa ngáy, trong lòng chỉ thầm mong lão nói ra đáp án, chứ tôi cũng đầu hàng luôn rồi. Thấy không ainói đúng, lão già cười lên ha hả rồi đột nhiên hạ giọng nói ra một câumà tôi không sao nghe ra được. Mấy ông già kia lập tức trở nên kíchđộng, rồi tranh nhau xem lại tờ tạp chí.

Tôi thoáng cảm thấy buồn bực trong lòng, sao không dưng lão lại dùngphương ngữ cơ chứ, chẳng lẽ tôi không có duyên được biết chuyện này sao? Đám người kia xem xét hồi lâu đều ồ lên một tiếng như chợt hiểu ra điều gì, ruột gan tôi nóng như lửa đốt, chỉ mong bọn họ bàn luận mấy câu đểtôi nhìn ra manh mối. Dựa vào khả năng của tôi, chỉ cần biết chút manhmối là có thể hình dung đại khái rồi.

Ai mà ngờ, ngay sau đó cả đám người này đều dùng cái phương ngữ kìquái kia để nói chuyện với nhau. Tôi chăm chú nghe một hồi, chỉ có thểxác định đó không phải là tiếng Hán. Móa nó chứ, mấy lão già kia rốtcuộc là người từ đâu tới?

Tôi nghe một lúc rồi không theo nổi nữa, đầu óc bắt đầu ong ong, tựnhủ các người không muốn nói cho ta nghe chứ gì, mợ nó đã thế ta đíchthân đến hỏi các người xem các người làm gì được ta nào. Nghĩ sao làmvậy, tôi đứng lên đi về phía họ, đóng vai một thiếu niên hiếu học, hỏi:“Xin hỏi các vị đây là người phương nào? Sao tôi chưa nghe thấy thứ ngôn ngữ lạ lùng này ở đâu nhỉ?”.

Hành động này ở Hàng Châu là cực kì đường đột, không giống như ở BắcKinh, người trong quán trà ít nhiều đều biết nhau. Tôi vừa nói xong,ngay lập tức đã cảm thấy hối hận, thầm nhủ không phải họ sẽ nhìn mìnhkhinh khỉnh đấy chứ.

Không ngờ mấy lão già kia đều ngây người ra một lúc rồi phá lên cười, lão già cầm cuốn tạp chí nói: “Anh bạn trẻ, cậu nghe không hiểu cũng là bình thường, đây là tiếng người Mèo cổ, cả nước chưa tới ngàn người nói được thứ tiếng này.” Tôi ngỡ ngàng hỏi lại: “Các vị đây đều là ngườiMèo sao? Tôi thấy không giống lắm nha.”

Mấy ông lão lại cười rộ lên, cũng không buồn đáp lời, tôi thấy mấyngười này đều ăn nói lưu loát, cũng không phải người vùng này, biết đâumình có thể hỏi ra điều gì, bèn thuận miệng hỏi luôn: “Xin các vị đừngcười, vừa nãy tôi nghe lão thái gia đây nói cái gì mà bố cục phong thủy, bản đồ kia do tôi làm cháy, chẳng lẽ lại cháy thành hình dạng gì thú vị sao?” Lão già kia nhìn tôi từ đầu đến chân rồi nói: “Anh bạn trẻ cũngcó hứng thú với thuật phong thủy sao? Môn học này chưa chắc cậu đã hiểunổi đâu.”

“Tôi có thể hiểu mà!” Tôi chỉ hận không thể quỳ xuống liếm chân lãocho lão mau mau khai ra. “Nếu không cũng mong ngài chỉ giáo cho tôi được mở mang tầm mắt!” Lão nhìn sang mấy người khác cười cười rồi đáp: “Thực ra cũng không có gì, cậu xem, cậu châm thủng ba chỗ, vị trí đều rất đặc biệt. Giờ hãy nối liền ba điểm này rồi xoay ngang nó ra rồi nói xem cậu nhìn thấy gì?” Tôi cầm lấy tờ tạp chí, vừa nhìn vào bỗng lạnh cả người, “Đây là!” Tôi há hốc miệng.

Bắt đầu từ lăng mộ trong núi Mông Sơn thời Tây Chu kéo qua địa cungphù đồ trên núi Phật Nằm ở Quảng Tây rồi đến ngôi mộ dưới đáy biển TâySa, tức là địa điểm phát hiện ra ba con Xà mi đồng ngư. Nối ba điểm nàylại, cùng với đường ven biển Trung Quốc tạo thành một hình dạng vô cùngquen thuộc, nhìn kỹ thì thấy kia rõ ràng là một con rồng ẩn hiện! Tôihận không thể tự vả mình một cái, thầm nhủ, Ngô Tà mày thật là ngu dốt!Sao không chịu đánh dấu trên bản đồ, chỉ chú tâm đến chuyện mấy di tíchkia không cùng niên đại mà không thèm để ý đến mối liên hệ giữa vị trícủa chúng chứ.

Ông già kia thấy tôi sửng sốt thì biết tôi đã nhìn ra manh mối, tỏ vẻ tán thưởng: “Là một thế ‘Xuất thủy long’ không được rõ ràng, nói cho dễ nghe là ‘Tiềm long xuất hải’, tuy nhiên thế cục này vẫn còn thiếu cáiđầu rồng”. Nói rồi lão cầm điếu thuốc của mình, châm lên tờ tạp chí vàođúng vị trí núi Trường Bạch.

Tờ tạp chí xèo xèo bốc khói, tôi không kịp phản ứng, đờ người ra mấtmột lúc rồi vội hỏi lão: “Này~ này, sư phụ, thế cục này có ý nghĩa gì?”Ông già cười ha hả, “Cậu xem, cái này gọi là nhìn ngang là đỉnh núi,dựng dọc thành dãy núi’ cậu xem mấy điểm này, hợp với mạch của các dãynúi Trường Bạch, Tần Lĩnh, hệ thống núi Nghi Mông, núi Côn Lôn hướngthẳng xuống đất, được gọi là thiên long áp vĩ (nghìn con rồng chụm đuôi vào nhau). Một số long mạch dưới lòng đất của TQ liên kết với nhau, tất cả đều hợp thành phong thủy. Trên toàn chiều dài long mạch, những nơi linh khí hội tụ nhiều không kể xiết, những điểm cậu châm lên đều là những vị trí mấu chốt, hay còn gọi làbảo nhãn. Bởi lẽ những long mạch này một đầu nằm dưới nước, một đầu lộra trên bờ nên mới gọi là “xuất thủy long”.

Tuy nhiên cách xem Đại đầu phong thủy này có thực dụng hay không thìkhông rõ. Cách dùng phong thủy để nhìn ra long mạch khá là trừu tượng,gọi là Đại đầu long, thời xưa người ta dùng nó để bói toán, suy đoán vận thế thiên hạ, thành Bắc Kinh cũng xác định vị trí dựa vào cách này. Còn cách xem phong thủy để tìm nơi xây lăng mộ cho các hoàng đế thì lại làmột mảng quá rộng, tôi cũng chỉ hiểu sơ sơ thôi. Nói đến bậc thầy trongnghề thì phải kể tên Uông Tàng Hải sống vào đầu thời Minh, đại đầu phong thủy chính là sở trường của ông ta”.

Tôi nghe đến đó thì sáng mắt ra, cảm thấy thất khiếu đều đã thôngsuốt. Tất cả những điều trước đây tôi không nghĩ ra lần lượt tái hiệntrong đầu, vì sao chuông lục giác xuất hiện ở động xác trong núi NgũPhần Lĩnh bên ngoài Lỗ vương cung lại cũng tìm thấy trong ngôi mộ dướiđáy biển, vì sao trong ngôi mộ thời Tây Chu lại có chiếc hộp mật mã tinh xảo đến thế, vì sao xá lợi Phật cốt trong Kính Nhi Cung ở Quảng Tây lại biến thành Xà mi đồng ngư, lí do rất đơn giản, bởi vì Uông Tàng Hải đều đã đi qua những nơi này.

Bảo nhãn trong thế ‘Xuất thủy long’ thông thường đều là vị trí tụ tập linh khí của toàn bộ long mạch, thường thì ở những nơi đó đều có xâydựng công trình kiến trúc hoặc lăng mộ. Tuy hiện giờ tôi chưa biết ôngta đặt Xà mi đồng ngư vào những bảo nhãn này nhằm dụng ý gì, nhưng theolý thuyết phong thủy thông thường thì toàn bộ mạch phong thủy đại longđầu này đều được sắp đặt chỉ vì “đầu rồng” trên núi Trường Bạch. Bố trítất cả những điều này đều là vì Vân Đỉnh thiên cung, khó trách ông tasay sưa đến thế, dành nhiều tâm huyết đến thế.

Cung điện dưới trùng trùng tuyết phủ kia rốt cuộc là nơi an táng của ai?

Ông già thấy tôi ngơ ngẩn cũng không biết tôi đang nghĩ gì, bèn kêumấy người khác đứng dậy, nhét tạp chí tới vào trong tay tôi rồi vẫy phục vụ tới tính tiền. Trong lúc xuất thần tôi không kịp phản ứng, đến khinhớ ra mình phải hỏi cách liên lạc thì lão đã rời khỏi quán trà. Tôi vội vã đuổi theo, vừa hay lại thấy hắn tháo kính xuống. Liếc qua ánh mắt và hình dạng ngũ quan của lão, tim tôi khẽ lạc một nhịp, đứng sững mộtchỗ.

Một vết thương cực kì đáng sợ bắt nguồn từ khóe mắt của lão, cắtngang qua mũi rồi kéo dài đến tận khóe mắt bên kia. Sống mũi có một chỗlõm xuống, tựa như bị vật gì đó bén sắc cắt qua. Tôi nhìn thấy ánh mắtcủa lão đã sợ đến nỗi quên cả đuổi theo, thành ra để đám người kia lênxe đi mất. Tôi nghĩ lại thấy lão già này từ cách nói chuyện đã không tầm thường, hơn nữa khí huyết tràn đầy, rất có thể lão chính là người lãoHải hôm nay nhắc tới – Trần Bì A Tứ!

Lúc nãy vào bữa cơm mới vừa nhắc tới hắn, vậy mà giờ đã đụng mặt ngay trong quán trà, kể cũng khéo quá đi. Tôi ngẫm nghĩ một lát, lão Hảikhông dưng lại đường đột tới Hàng Châu kể cho tôi mấy chuyện này, khônglẽ lão già này có mối liên hệ ngầm với lão Hải? Bày ra mấy việc này mụcđích cuối cùng là muốn dụ tôi vào cuộc? Lão già này xem ra có vẻ xảotrá, phải đề phòng mới được.

Tôi thầm rủa trong lòng, lại không biết trò diễn này sẽ dẫn tới đâu,lòng tràn đầy nghi hoặc. Nhớ lại câu chuyện lão Hải đã kể, không phảilão già này đã mù rồi sao? Làm sao còn nhìn được nữa, lại còn nói chuyện rất có khí thế, nhìn chẳng giống ông lão 90 tuổi chút nào. Có điều nghĩ thông suốt được thế cục Đại đầu tiềm long, trong lòng đã dễ chịu hơnnhiều, cảm giác u ám trước kia cũng bất giác tan biến. Tôi bèn đứng lêntính tiền rồi quay về nhà thoải mái đánh một giấc ngon.

Tỉnh dậy vào giữa trưa ngày hôm sau, tôi vừa nhìn thấy cái thiếp mờiđã chửi mẹ kiếp, thế là xong. Tôi gọi điện ngay cho lão Hải, ông ta cũng không nói gì nhiều, chỉ nói con cá kia không có ai mua cả. Trong lòngtôi đắc chí, thầm nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới đi mua thứ này. Lại chuyệnphiếm thêm vài câu nữa, thấy lão Hải bên kia có vẻ rất bận, xem ra đangmua khá nhiều đồ, tôi cũng không nói dông dài nữa.

Buổi chiều tôi không muốn đến cửa hàng, chỉ muốn ra quán trà đợingười kia. Không ngờ cửa tiệm của chú Ba lại gọi điện tới, nói có ngườitìm tôi.

Trong lòng tôi thầm nghĩ không phải lão Dương đó chứ, vội tất tả láixe tới. Vừa vào trong tiệm đã thấy một người ngồi trên ghế sô pha dànhcho khách, tôi chợt thấy mắt mình cay cay, nước mắt thiếu điều rơi lãchã, lập tức gọi to: “Phan Tử!”