Chuyện Cũ Afghanistan 1986

Chương 30



Sáng sớm, cuối cùng họ cũng vượt qua Hindu Kush. Đi xuống từ con đường mòn và chờ đón bình minh, họ băng qua các trạm gác để đến Puli Khumri. Đây là thị trấn cuối cùng trước Baghlan, chưa đầy hai giờ từ đây đến Baghlan, bọn họ chắc chắn có thể bàn giao đúng giờ vào buổi trưa. Oleg ra lệnh dừng lại tập hợp, để binh lính có thể dọn dẹp và sửa chữa những chiếc xe bị hư hỏng trước khi khởi hành.

Euler muốn đi xin ít nước, nhưng lại thất thểu trở về, “Nước ở đây bị cắt, tuần trước có một trận ném bom nên cũng lấp luôn cái giếng múc nước tạm thời. Cả thị trấn phải ra ngoài lấy nước.”

Oleg đi khắp nơi tìm cậu mà không thấy bóng dáng đâu, nên khi cậu quay lại hắn trách móc, “Ai cho em chạy lung tung?”

Euler nghe ra sự tức giận của hắn, cậu lập tức cúi đầu xin lỗi, “Xin lỗi, em chỉ muốn đi xin ít nước thôi.”

“Có đi thì phải nói cho anh biết đấy.” Oleg nhận ra mình có hơi nghiêm khắc quá, hắn nhẹ giọng, “Anh không có ý mắng em đâu, anh quên mất em không phải là lính. Thói quen trong quân đội đi đâu là phải báo cáo, chủ yếu là vì lý do an toàn. Sau khi ổn định, em muốn đi đâu chơi cũng được, nhưng đừng chạy lung tung khi hành quân.”

Euler gật gật đầu, “Được, em nhớ rồi.”

Oleg nói, “Em nói nguồn nước ở đây bị đứt à?”

“Vâng, cả thị trấn không thể uống nước. Một ông già nói rằng con cái của họ đã đi lấy nước tuyết mang về.”

“Không sao, chúng ta vẫn còn ít nước. “

Lúc này một đám trẻ con trở về từ cổng thị trấn mang theo những thung nước cao bằng thân mình chúng. Mỗi sáng chúng đi bộ từ đây đến chân núi cách đó hai cây số để lấy nước tuyết, đó là nơi gần nhất. Nếu là mùa hè, con đường này sẽ dài hơn. Chúng trông rụt rè khi nhìn thấy những người lính và không dám bước tiếp.

Euler liếm môi và nói, “Em sẽ đi.”

Oleg không kịp cản cậu, Euler đã đi tới, ngồi xổm xuống và nói với nhóm trẻ em bằng tiếng Afghanistan bập be, “Chào buổi sáng, thưa các vị.”

Đứa trẻ cao nhất bước tới phía trước, tỏ vẻ xa cách, “Xin chào.”

“Thật vất vả khi mới sớm vậy đã phải ra ngoài lấy nước, hơn nữa trời vẫn còn lạnh.”

“Ý anh là sao?”

“A, tôi không có ác ý đâu, tôi chỉ muốn xin chút nước thôi.” Euler chỉ vào những người lính phía sau mình, “Chúng tôi đến từ Kabul và đã đi bộ cả một ngày trời. Chúng tôi vừa mới tới đây nên hơi khát, mà chúng tôi đã hết nước, một vài người bị thương cần nước sạch để rửa vết thương. Có thể cho chúng tôi một ít không?”

Cậu nói một cách lịch sự và nhẹ nhàng nhất có thể, nhưng cậu bé lại rất thô lỗ, “Cho các người thì chúng tôi dùng bằng gì?”

Euler giật mình, không ngờ thằng bé lại mang ý thù địch lớn đến thế, “Chúng tôi không cần nhiều.”

Cậu bé nói, “Thùng nước này chỉ đùng trong nhà dùng trong ngay, không dư, anh đi đi.” Nói xong thằng bé dẫn những đứa bạn đồng hành phía sau rời đi.

Euler hậm hực trở lại, “Xem ra nước ở đây đắt hơn dầu.”

Phó đại đội trưởng buồn cười, “Quên đi, sắp tới Baghlan rồi, nhịn chút đi, đến đó là có nước rồi.”

Euler chống nạnh chép miệng nói, “Tôi cảm thấy chỗ này hơi lạ thôi mà. Bọn họ mang đầy ý thù địch.”

Lúc này Oleg chen ngang, “Không lạ, Puli Khumri là thị trấn đầu tiên bị Liên Xô tàn sát.”

Euler đơ người, phó đại đội trưởng nhìn cậu với vẻ bất đắc dĩ, “Hắn vừa định ngăn cậu nhưng không kịp. Nói thật, nếu đứa trẻ vừa rồi hắt nước lạnh lên người cậu, tôi cũng không thấy ngạc nhiên đâu.”

“Tôi không biết, mấy anh có nói gì đâu.”

“Đây là một chủ đề nhạy cảm.” Oleg ôm cậu, cả hai đi tới bức tường, hắn rút một điếu thuốc, “chỉ còn một điếu thôi, lát mua sau.” Dọc đường đi thiếu mùi thuốc, Oleg thèm lắm rồi, lúc này khói thuốc còn ngon hơn điểm tâm nhiều. Hắn cúi đầu châm thuốc, rít một hơi thật mạnh, rút điếu thuốc ra, chặn miệng người yêu, làn khói mạnh phả vào khoang miệng Euler.

“Mmmm-” Euler chưa kịp chuẩn bị, nhưng không thể phủ rằng nụ hôn này cònngon hơn nhiều so với lần trước cậu nấu đậu. Lưỡi Oleg quấn trong khoang miệng cậu, từ nướu răng đến cổ họng, cậu bật thốt một tiếng, nở nụ cười mãn nguyện, vòng tay qua cổ người đàn ông.

Oleg buông môi cậu ra, mũi hai người kề nhau, nói, “Hương vị bữa sáng thế nào?”

Euler tiến lại gần, cắn môi hắn, “Tay nghề không tệ.”

Oleg bỏ điếu thuốc vào miệng cậu, Euler hít một ngụm trả lại cho hắn. Thời sinh viên, họ đã rất quen với việc chia sẻ một điếu thuốc như thế này. Đôi khi họ hút một bao thuốc còn lâu hơn một người hút.

“Về Puli Khumri, sau đó thì sao?” Cậu hỏi.

Oleg chỉ chỉ lên trời, “Phía trên không muốn binh lính nói mấy chuyện hỗn loạn này” hắn làm khẩu hình hài hước, dùng giọng khàn khàn như đài phát thanh, “Thuộc về loạn bàn chính trị.”

“Khoa trương thế?” Euler nhướng mày.

” Người Liên Xô tiến vào Afghanistan bằng con đường này vào năm 79. Điểm đóng quân đầu tiên là Baghlan. Họ không để một thị trấn nhỏ nào vào trong mắt trên đường về phía nam cả. Nhưng sự thật đã chứng minh: không nên khinh địch.” Oleg thoải mái nhả ra một làn thuốc.” Trấn trưởng Puli Khumri lúc đó, nghe nói là một cựu chiến binh, tóm lại là một người đàn ông rất máu chiến, dẫn người canh giữ ba ngày, không cho bọn anh phá nơi này, nhưng cũng có lý do khách quan. Lần đầu quân đội đến đây, hỏa lực được trang bị không mạnh lắm. Nếu lúc đó có hai quả tên lửa hạt nhân thì chuyện đã xong rồi.”

Euler khoanh tay, “Ừm? Vậy sau này phá kiểu gì?”

“Giết sạch,” Oleg nhìn cậu, giữ tàn thuốc cuối cùng hỏi, “Muốn nữa không?”

Euler lắc đầu. Oleg hút xong hơi cuối, “Họ nghĩ nơi này chỉ là một thị trấn nhỏ ven đường, không thèm quan tâm nó. Nhưng họ không ngờ đến sự kháng cự ngoan cố như vậy. Về sau nghe nói tổng tư lệnh đã ra lệnh cướp ép tiến công, sử dụng vũ khí gấp ba lần so với chúng ta nghĩa. Trấn trưởng bị bắn chết trước mặt mọi người, sau đó là thảm sát, binh lính muốn giết kiểu gì thì giết.”

Hắn dừng lại rồi thêm một câu, “Trận cuồng sát được giới hạn trong tám tiếng. Bởi vì sáng hôm sau bọn họ phải rời đi.” Hắn nghiền nát điếu thuốc, cười cười, ” Mặc dù không có cơ hội tận mắt chứng kiến thảm họa, nhưng ạnh luôn nghe kể về nó từ mấy người lính trước khi mới tới doanh trại này. Bây giờ đám tân binh không còn cơ hội tiếp xúc với mấy thứ này nữa. Phía trên ý thức chuyện này quá gây tranh cãi, nên hạ lệnh bịt miệng hết.”

” Sau đó không có biện pháp trợ cấp nào sao? Như giúp việc xây dựng lại hay tưởng niệm các liệt sĩ?”

Oleg bật cười, “Cưng à, nhớ tới chỗ này chỉ làm người ta liên tưởng nhiều hơn thôi. Cách tối nhất là bịt miệng, khiến người ta hoàn toàn quên nơi này.”

“Khó trách hiện tại nó nghèo tới thế, còn không có cả nước. Chính phủ Afghanistan cũng ngồi yên luôn à?”

Oleg buông tay, “Ý em là Karmal? Hay Najibullah? Thành thật mà nói, anh nghi họ chỉ giống người Afghanistan, ngoại trừ vẻ ngoài đó thì họ y như được sinh đẻ từ Liên Xô vậy.”

Euler hiểu sự mỉa mai ngầm của hắn, “Ừ, cái này em đồng ý.”

“Tình hình trong nước cũng không suôn sẻ đúng không? Khi nào tờ báo sẽ được tái xuất bản?”

Euler nói, “Kết quả điều tra của tổng biên tập đã được đưa ra, tạm thời không có tội danh quá lớn, vẫn có thể trở lại. Bọn họ không tra ra thứ gì, tờ báo hai năm nay có viết cái gì đâu, không viết về chiến tranh, càng không được phép viết về vụ rò rỉ hạt nhân[1], chỉ có mấy câu chuyện tầm phào thôi.”

Oleg cười nhẹ, “Anh đã đọc một vài bài báo do em viết, không phải mỗi ngày ở đây đều có báo. Vào năm 82, anh nhận được một số báo văn học sáu tháng trước, chuyên mục của em ở trang cuối cùng, anh nhớ nó hay lắm, một bài phê bình văn học về “Tiếng vĩ cầm của Rotheild” của Chekhov, mặc dù anh chưa đọc cuốn tiểu thuyệt này, nhưng anh nghĩ em viết rất hay. Sau đó, anh có hỏi mọi người mấy số báo văn học, không phải số báo nào cũng có bài của em. Thi thoảng em viết một số biên bản báo cáo cuộc hợp, đôi khi là viết tin tức. Anh cũng đã đọc, “Về việc xử lý di sản của Gorky”, và “Kiểm tra cuộc sống thực của Paul Kotzakin.”

Euler chớp mắt, “Anh đọc có hiểu không vậy? Trước đây anh có quan tâm đến mấy thứ này đâu?”

“Nhưng sau khi lên chiến trường, em sẽ phát hiện ra mình hứng thú với bất cứ điều gì ngoại trừ giết người. Anh đã đọc nhiều sách hơn ở Afghanistan so với mười năm trước. Anh đọc tất cả mọi thứ, năm ngoái ở thung lũng Panjshir, bọn anh gặp một nhóm lính Mỹ, đang thu dọn chiến trường thì phát hiện cuốn sách giáo khoa văn học trung học của họ, không biết tại sao ở đó. Anh đã dành cả đêm để xem nó, và thích câu chuyện “Một bông hồng dành riêng cho Emily” của Faulkner.

Euler rất kinh ngạc, “Anh thích Faulkner à?”

“Anh không biết. Anh có học văn đâu, anh chỉ nghĩ đơn giản là ông ấy viết rất hay. Chỉ có triết học thì anh không đọc thôi, không hiểu. Bọn anh từng có một nữ thư ký học tại Đức, cô ấy có một cuốn sách của Schopenhauer. Anh lật qua vài trang, chẳng hiểu gì cả.”

“Chà, xem ra em viết cũng không tệ lắm, ít nhất là anh cảm thấy thích. Em vui lắm. “

Oleg trìu mến nói, “Em chắc chắn sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại như Gorky.”

Euler vui vẻ với lời khen ngợi của hắn, cậu lẩm bẩm, “Nhưng hiện tại không ai thích ông ấy hết.”

Cậu còn định nói thêm thì một chiếc xe màu đen đã tiến vào tầm mắt của bọn họ. Ánh mắt Oleg nhìn qua, cậu nhìn chiếc xe kia theo ánh mắt Oleg, “Có vấn đề gì à?”

Oleg gác chân cọ đám bùn trên giày, “Chúng ta đánh cược đi, chiếc xe đó, ” hắn chỉ vào chiếc xe kia, “Từ Bagland đến.”

Con đường đó đến từ phía bắc, “Ý anh là họ đang đến tìm chúng ta à? “

Vẻ mặt của Oleg trở nên lạnh lùng, “KGB, người tới không có ý tốt.”

Kabul vẫn nhộn nhịp, Khwaja tổ chức những cuộc họp không liên tục cả ngày lẫn đêm để chuẩn bị cho cuộc đàm phán hòa bình. Gã vừa mới kết thúc cuộc nói chuyện với một thành viên trong nhóm ủy ban, trở lại văn phòng ngủ, đến khi tỉnh lại, bầu trời đã tối sầm. Akaj đang ngồi bên cạnh ghế sofa, cậu mặc một chiếc áo thun cotton bình thường, phía dưới mặc quần jean, giống như một sinh viên nước ngoài xinh trai đang đọc sách trên chiếc sô pha của thư viện.

Khwaja cử động ngón tay, Akaj nhướng mi và đưa mắt nhìn khuôn mặt gã. Cậu đặt cuốn sách xuống, đứng dậy khỏi ghế sô pha, đỡ Khwaja nửa tựa vào băng ghế, thì thầm, “Bao lâu rồi không ngủ?”

Khwaja dụi dụi mắt, “Ba ngày.”

Akaj gật gật đầu, cậu mạng chút thức ăn, “Ăn chút đi.”

Khwaja thật sự không muốn ăn, nhưng gã vẫn miếng cưỡng ăn một ít, “Tới lúc nào?”

“Anh vừa ngủ chưa được bao lâu. Thư ký nói anh đang ngủ nên tôi không đánh thức anh,”

“Trong nhà có chuyện gì không?”

Akaj thờ ơ nói, “Ừm. Một người phụ nữ thêm thạch tín vào canh của tôi, một lượng rất nhỏ thôi, quản gia đã bắt người lại nhưng không dám báo với anh, nhờ tôi đến nói.”

Khwaja nhíu nhíu mày, “Người nào?”

“Không biết, anh về tự hỏi đi.”

Khwaja xoa tóc, hôn khóe miệng cậu, “Xin lỗi, tôi bận quá, không thể chăm sóc em được.”

Akaj dường như đã mất đi rất nhiều sức lực mới chuyển ánh mắt đờ đẫn của mình lên mặt gã, “Tôi sẽ phẫu thuật vào chiều ngày mai.”

“Tôi biết.” Khwaja ngậm đôi môi cậu, “Tôi sẽ ở cạnh giường khi em tỉnh lại. “

“Và nếu tôi chết, anh cũng ở địa ngục chờ tôi à?” Akaj lạnh nhạt nói.

Khwaja cười, “Ừ, nếu em chết, tôi sẽ xuống địa ngục chờ em. “

Akaj liếc gã trắng mắt, hoàn toàn không tin, “Tôi đi đây.”

Khwaja gật gật đầu, “Trở về nghỉ ngơi thật tốt, tôi sẽ xử lý chuyện quản gia, em không cần lo.” Gã nhìn Akaj ra cửa, biến mất ở cuối hành lang, gọi thư ký vào, “Tôi cần anh điều tra những người giúp việc trong nhà, cần thì cứ xử lý, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót.”

Thư ký nhận lệnh, “Vâng, cục trưởng.”

Khwaja trở mình sửa lại quần áo, trước cửa sổ sát đất, gã nhìn thấy nhân viên của mình ôm thùng giấy, nghỉ việc ủ rũ rời đi, “Đây là nhóm cuối cùng à?”

Thư ký đến gần hơn một chút, nói, “Vâng, tất cả họ sẽ rời khỏi buổi tối hôm nay.”

“Tôi e rằng nhiều người sẽ khó chịu với việc văn phòng trống nhiều vị trí như vậy”.

“Chuyện này cần một quãng thời gian dài, đúng không?”

Khwaja thở dài, nhướng mày, trầm mặc. Thư ký không rõ ý gã, không dám nói chuyện. Khwaja nói, “Chúng ta đang ở thế bị động, và đó là lý do tại sao các cuộc đàm phán hòa bình phải đạt được một giai đoạn thành công. Tôi không định trở thành con rối của Liên Xô, hiểu không?”

“Tôi hiểu, nhưng cậu Akaj cũng không biết ngài…”

“Em ấy có biết hay không cũng không quan trọng. Tôi không muốn em ấy can dự vào.” Khwaja nói, “Nghe này, hãy làm mọi cách để bảo vệ Najibullah, nếu ông ta chết, chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối hơn.”

“Vâng, Cục trưởng.”

Khwaja nhìn đồng hồ, “Chúng ta hẹn ông Dene mấy giờ?”

“Tám giờ rưỡi, ngài còn một tiếng, có muốn nghỉ ngơi thêm không ạ? Ngài đã họp liên tục cả ngày rồi.”

“Còn lại mấy người?” Khwaja yêu cầu anh ta rót nước.

“Ngày mai ngài còn gặp sáu người nữa.” Thư ký ám chỉ khối lượng công việc rất lớn.

Khwaja gật đầu, “Cứ sắp xếp mọi việc đi. Tôi biết anh cảm thấy chuyện đó là không cần thiết, nhưung tôi phải gặp từng người một để đảm bảo sự thành công của cuộc đàm phán hòa bình. Nếu không sẽ không có bất kỳ sự tin tưởng nào với những người này trên bàn bỏ phiếu cả. Nếu rảnh thì giúp tôi thêm một việc nữa.”

“Vâng, tôi sẽ ghi chú lại.”

“KHAD bây giờ không có nhân viên, nhưng tôi cần những người sẵn sàng trợ giúp. Tôi sẽ việt thư cho cha và yêu cầu các anh của tôi đến Kabul.”

“Tôi hiểu rồi.” Thư ký gật đầu, “Ngài cứ việc dặn dò.”[1] Rò rỉ hạt nhân, tháng 4 năm 1986, Liên Xô rò rỉ hạt nhân nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.