Chiếc Còi Trắng

Chương 66



Khoảng sáu giờ, trời hửng sáng, một lớp sương mỏng đọng trên đám cỏ dại xanh mướt bên đường, bánh xe dẫm lên nhành cây khô, một tiếng xột xoạt, gãy thành hai khúc.

Phía trước chiếc xe điện chất đầy quà, Lý Mạn bảo anh mua hai hộp quà tượng trưng là được rồi, nhưng con người này cẩn thận lựa chọn mua đồ tốn hơn một nghìn, còn không biết xấu hổ đưa cho cô một chiếc quần tất mới rồi nói rằng đó là món quà năm mới của cô.

Hoàng Mỹ Phượng thức dậy vào sáng sớm làm bánh bao. Bắp cải bà sử dụng đều do bà tự trồng, tươi và không có thuốc trừ sâu, bà con nấu sáu con cua, tất cả đều là con lớn nhất.

Khi Lý Mạn và Bùi Nghiệp Khôn về nhà, Hoàng Mỹ Phượng đang nấu chè trôi nước.

Hai người ôm túi quà lớn nhỏ bước vào, Hoàng Mỹ Phượng nhìn là biết có ý gì.

Hoàng Mỹ Phượng nói: “Cháu theo tiểu Mạn lên trên đánh răng đi, có bàn chải mới đấy, bố cháu sáng sớm đã lên trấn, đoán chừng cửa khoá luôn rồi.”

Bùi Nghiệp Khôn đặt quà bên cạnh, gật đầu theo Lý Mạn lên lầu.

Lý Mạn lấy bàn chải mới tỏng tủ ra, nói: “Thái độ của mẹ em với anh thế nào, không cần nói cũng hiểu được rồi.”

Cô bóp kem đánh răng, Bùi Nghiệp Khôn cầm cốc nước súc miệng, đứng người trước kẻ sau, anh nói: “Không phải nói mẹ vợ càng nhìn càng thêm quý con rể, đúng nó rồi, hơn nữa, anh còn phong lưu đẹp trai, đàn bà nào chẳng thích.”

“Kiêu ngạo.”

Bùi Nghiệp Khôn đóng cửa nhà vệ sinh, ngậm bàn chải cởi thắt lưng ra, Lý Mạn sợ anh lại khiêu chiến “giới hạn cuối cùng” của mình nên nhanh tay giữ tay anh lại.

“Không được.”

“Không được cái gì? Suy nghĩ bậy bạ. Thả ra, bàng quang ông đây sắp nổ tung rồi này.”

“…”

Anh lôi người anh em ra trước mặt cô, đi tiểu vào bồn cầu, miệng còn ngậm cái bàn chải.

Lý Mạn đánh răng nhanh, lấy khăn mặt lau, bên tai vẫn còn tiếng nước chảy như tiếng pháo bên ngoài.

Anh rùng mình rồi nhét vào lại, cắn bàn chải nói không rõ lời: “Vào đông thế này mà đáy quần ướt át đúng là khó chịu. Vợ anh nhiều nước cũng là một nỗi buồn đấy.”

Lý Mạn nhìn anh rồi thả khăn mặt xuống. “Cái này của em, anh lau được đấy, em xuống lầu trước.”

Bùi Nghiệp Khôn một tay đánh răng một tay giữ cô lại. “Chạy cái gì, anh không ăn em.”

Mặt trời vừa mọc, ánh nắng nhàn nhạt xuyên qua ô cửa sổ, chiếu lên gương mặt anh càng trở nên sáng bừng.

“Hạ lưu.” Cô nói khẽ.

Đôi tay dài của anh nhốt cô, cười nói: “Em có thấy người đàn ông nào giả vờ đứng đắn trước mặt vợ mình chưa?”

Anh súc miệng, cầm khăn lau qua loa, quay lại cúi đầu hôn cô, Lý Mạn bị anh ép mình lên cánh cửa thuỷ tinh, tiếng kim loại va chạm tạo âm thanh nhỏ xíu, môi anh hơi lạnh, trong khoang miệng chỉ toàn mùi bạc hà thơm mát của kem đánh răng.

Trên bàn cơm có chè trôi nước và sủi cảo, vừa món ngọt vừa món mặn, Hoàng Mỹ Phượng dường như còn muốn nấu gì đó, Bùi Nghiệp Khôn vội cản lại: “Dì, ăn mấy món này là được rồi, nấu thêm lại không ăn hết.”

“Vậy cũng được, tranh thủ ăn đi, đợi một lúc nữa chè trôi nước lại trương lên. Năm mới ăn chè, năm sau lại đoàn viên.”

Hoàng Mỹ Phượng làm đồ ăn rất ngon, bánh bao táo đỏ nấm tuyết, phía trên còn đính vài bông hoa quế, chẳng khác nào đồ ăn trong cửa hàng.

Hoàng Mỹ Phượng sửa mặt bàn, rải ít bột bên mặt bàn tráng men, bà hỏi: “Cháu về được mấy ngày?”

“Mồng sáu âm lịch cháu đi.”

“Ngày nghỉ của cháu ít thế à?”

Bùi Nghiệp Khôn thấy Lý Mạn không ăn vừng, múc vừng trong bát chè trôi nước của cô qua, vừa ăn vừa đáp: “Có ngày nghỉ, nhưng không đủ công nhân nên không nghỉ được, nên cháu không lấy ngày nghỉ.”

“Phải chú ý chăm sóc sức khoẻ, dì nghe tiểu Mạn nói công việc của các cháu nghỉ ngơi không ổn định.”

“Có đôi khi cần đón tàu không đi qua trong quá trình tân trang và kiểm tra đường ray, đoạn của chúng cháu đúng lúc là nửa đêm, vì vậy có nhiều ca trực đêm hơn.”

Hoàng Mỹ Phượng đưa một bát sủi cảo lớn cho Lý Mạn, nói: “Mang sang cho bác hàng xóm đi.”

Lý Mạn nhận lấy, không nói gì, đi ra ngoài, trước khi đi còn nhìn Bùi Nghiệp Khôn một cái, không phải chỉ là đưa sủi cảo thôi sao.

Bùi Nghiệp Khôn đặt đũa xuống, ngồi thẳng người, im lặng chờ phán xét.



Hoàng Mỹ Phượng ngồi đối diện với anh, nói hiền dịu: “Tiểu Mạn nói với cháu rồi à? Dì nói thẳng, dì không phản đối chuyện hai đứa muốn ở bên nhau, nhà dì thế nào cháu cũng rõ ràng, tiểu Mạn tính cách làm sao cháu cũng biết, con bé nhìn bề ngoài không có chuyện gì, không quan tâm, thực ra nó rất yếu lòng, có lúc còn dễ xúc động, cháu lớn hơn nó bốn tuổi, kinh nghiệm xã hội cũng nhiều hơn nó, sau này sống chung hãy nhẫn nhịn nó, cả đời này dì không có gì, cuộc hôn nhân trước cũng thất bại, cho nên dì chỉ mong con bé sống vui vẻ, gả được cho người tốt, trải qua cuộc sống viên mãn. Hai đứa sống chung sẽ có lúc khó khăn, nào có cặp vợ chồng nào mà không cãi nhau, cãi nhau là tốt, đừng hơi tí là đòi ly hôn, phải bao dung cho nhau, thấu hiểu cho nhau.”

Bùi Nghiệp Khôn khẽ vuốt mặt. “Em ấy hiểu chuyện hơn cháu, bên cạnh nhau nửa năm cô ấy cũng bao dung cho cháu nhiều hơn.”

Cô vẫn luôn thông cảm cho anh, quan tâm anh, thời gian dài không gặp nhau cũng không nói gì, mưa giông sấm chợp người đầu tiên nghĩ đến chính là anh, gặp bất kỳ chuyện gì cô cũng giữ được sự tỉnh táo, tâm địa cũng lương thiện, chưa bao giờ so đo đòi hỏi những thứ mình có hay không có, cho nên chưa bao giờ cãi nhau với cô.

Hoàng Mỹ Phượng nói: “Tính tình nó thẳng thắn, dù bướng bỉnh nhưng thực ra rất mềm yếu, mấy hôm trước ngồi xem tin tức, một đám cháy thiêu chết ba người, con bé xem mà đỏ cả mắt, nên dì vẫn cảm thấy, ai có thể cưới được con gái dì thực sự có phúc khí lớn. Nhưng một gia đình, đàn ông nếu có tính hẹp hòi tính toán chi li, thì chẳng vượt qua được khó khăn, cũng may cháu là đứa rộng lượng, nếu con bé bướng bỉnh những chuyện vụn vặt, Nghiệp Khôn, cháu phải bao dung một chút, nếu không phải vì bố nó, tính cách tiểu Mạn sẽ chẳng như thế.”

Bùi Nghiệp Khôn cười, nói: “Cháu thực sự có phúc khí lớn mới giữ được cô ấy trong tay. Dì, cháu biết có một số phương diện cháu không xứng với tiểu Mạn, nhưng cháu đang cố gắng, cháu thật lòng muốn sống với em ấy hết đời này, nói thật, cháu cũng không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng mọi chuyện đều do con người quyết định, cháu sẽ làm tất cả vì em ấy.”

“Dì nghe tiểu Mạn nói, gần đây cháu đang ôn thi? Thằng bé này, đầu óc thông minh như thế, lúc trước đúng là đáng tiếc thật, mặt này quả thật bố cháu làm không tốt, thôi chuyện cũng qua rồi, chúng ta không nhắc lại nữa, bây giờ vẫn chưa lú lẫn, muốn học thì cứ học, cuộc đời này là thế, có bằng cấp thì tiền lương tự nhiên cũng nhiều hơn người khác, cháu có tiền thì người ta coi trọng cháu, cháu có văn hoá người ta cũng coi trọng cháu, nhưng nếu cháu không có gì, bọn họ sẽ chỉ châm chọc khiêu khích, cho nên người lớn mới nói, học cũng là vì mình. Dì mong hai cháu đều được tốt, đều tốt.”

Hoàng Mỹ Phượng dừng một chút hỏi: “Sau này định đưa tiểu Mạn về sống ở Đồng Thành à?”

Bùi Nghiệp Khôn: “Công việc của cháu ở đó, của em ấy cũng ở đó, không về Giang Châu được.”

“Được, bên đó tốt, tiểu Mạn nghỉ về nhà, cháu có rảnh cũng về cùng, bố cháu lớn tuổi rồi, càng ngày càng nhắc nhiều đến cháu, đàn ông mà, ông ấy không nói với cháu, bình thường sang nhà dì tán gẫu, câu trước nhắc Nghiệp Khôn nhà tôi, câu sau cũng nói Nghiệp Khôn nhà tôi, việc nhà cháu trước đây dì là người ngoài không xen vào, nhưng bây giờ là người một nhà, dì chỉ nói hai câu, không quan tâm bố cháu trước đây suy nghĩ thế nào, cuối cùng vẫn là người thân thương yêu cháu, con cái đều là xương thịt của bố mẹ, đàn ông không thể so được với phụ nữ, sẽ không biểu hiện ra. Dì biết bây giờ cháu lớn chuyện gì cũng hiểu, chỉ là tức giận không kìm nén được lời nói, nhưng cái tuổi của dì và bố cháu là cái tuổi bước một chân xuống mồ rồi, chẳng ai biết sáng mai có thể mở mắt hay lại nhắm mắt đi luôn, cháu và Bùi Giang không giống tiểu Mạn với bố con bé, con trai, cháu phải nhìn thoáng một chút.”

“Cháu hiểu, thưa dì, dì nói đều có lý, chỉ là như dì nói, có những điều không mở miệng được, ông ấy là bố cháu, nơi này vẫn là nhà của cháu.”

Hoàng Mỹ Phượng thở dài, cảm thán thằng bé này đúng là lớn rồi.

“Cháu đừng trách dì dông dài, dì chỉ sợ hai người bỏ lỡ điều gì, để rồi tiếc nuối. Vậy hai đứa định khi nào sẽ nói chuyện với Bùi Giang?”

“Đợi khi kết hôn sẽ nói, bây giờ cháu nói sau này hai người gặp nhau sẽ ngại ngùng.”

Hoàng Mỹ Phượng cười hai tiếng, đúng thế thật, mấy chục năm gọi lão Bùi đột nhiên lại biến thành xui gia. “Định bao giờ kết hôn?”

Bùi Nghiệp Khôn: “Đợi cháu thi được tốt rồi mới tính.”

“Dì còn nôn nóng hơn cháu, ngóng trông hai đứa nhanh kết hôn, tuổi cháu cũng chẳng nhỏ, nên lập gia đình, nhân lúc tiểu Mạn còn trẻ tranh thủ sinh con, còn nhanh hồi phục.”

Lý Mạn đứng bên cửa nghe mà giật mình, cô tưởng mẹ mình sẽ hỏi Bùi Nghiệp Khôn vài chuyện tương đối, sao lại dẫn đến chuyện sinh con rồi.

Bùi Nghiệp Khôn giương mắt nhìn về phía cô, nhướng mày cười cười, hỏi: “Em muốn mấy tuổi sinh con?” Xác định mục tiêu, anh cần phải cai thuốc gấp.

Lý Mạn không trả lời vấn đề của anh, ăn sáng xong lập tức đuổi người ra khỏi cửa, Hoàng Mỹ Phượng còn đứng đằng sau hối thúc cô: “Nhanh sinh con một chút nghe không, càng lớn càng nguy hiểm, mẹ muốn nhanh bế cháu…”

Lý Mạn một đêm không ngủ, cơ thể mệt mỏi, vừa đóng cửa ngã đầu ra gối là ngủ ngay, cô vùi mình trong chăn, bên tai còn quanh quẩn chủ đề sinh con.

Bùi Nghiệp Khôn đi ra khỏi nhà họ Lý, cả người vui vẻ, sủi cảo và chè trôi nước mẹ vợ làm vừa sưởi ấm lại còn lấp đầy dạ dày, Bùi Giang chưa về, anh lại không có chìa khoá, đành ngồi trước cửa nhà nghịch điện thoại.

Lý Mạn nhận được một tin nhắn: Mẹ vợ đã lên tiếng rồi, lần sau anh sẽ trực tiếp làm em.

Lý Mạn che miệng cười, bụng bảo dạ sao con người này có thể đắc ý như thế.

Bùi Nghiệp Khôn theo thói quen châm thuốc, lấy bật lửa ra rồi tự nhủ thầm: Con của bố, bố hút mấy điếu cuối cùng, hôm nay vui quá.

Lớp khói bao phủ gương mặt anh, tàn thuốc rơi bên chân, Bùi Nghiệp Khôn hơi nheo mắt, tưởng tượng con mình sinh ra sẽ có dáng dấp thế nào, nếu là con của anh thì sẽ ra sao, có một ngôi nhà hoàn chỉnh sẽ có hình dạng gì.

Nghĩ ngợi như thế, nhưng không quan trọng, có Lý Mạn bên cạnh là hoàn thiện rồi, cho dù mỗi ngày có phải ăn cháo.

Lần trước có tuyết rơi nhẹ nhưng đêm mùng 1 tết lại có tuyết rơi dày, ngày hôm sau phủ trắng xóa khắp nơi, lũ trẻ gần đó la hét. Trận tuyết rơi dày đặc đã không xảy ra trong một vài năm có thể làm cho đám trẻ hạnh phúc.

Hoàng Mỹ Phượng sáng sớm đã dậy xúc tuyết, tuyết chất thành đống ngoài sân trông như một ngọn đồi.

Lý Mạn ban ngày ngủ, nhưng ban đêm không ngủ được, sáng sớm mở mắt ra liền đi ngủ, ban ngày Bùi Nghiệp Khôn chơi mạt chược, nhưng đêm lại có một giấc ngủ ngon.

Anh dậy từ rất sớm, giúp Bùi Giang xúc tuyết, ăn cơm xong rồi đến gặp Lý Mạn, giống như vào nhà của anh vậy, không kiêng dè. Anh muốn giúp Hoàng Mỹ Phượng xúc tuyết. Hoàng Mỹ Phượng không đồng ý, kêu anh lên lầu gọi Lý Mạn dậy.

Trên lầu có tổng cộng ba gian phòng, Bùi Nghiệp Khôn nhẹ nhàng bước tới, phòng của Lý Mạn ở phía đông, cửa đóng chặt.

Vừa mở cửa đã thoang thoảng mùi nước hoa, lần trước vào thì căn phòng bừa bộn như ổ heo, nhưng giờ sạch sẽ.

Lý Mạn đắp hai lớp chăn, cả người bị nhấn chìm bên trong, ở giữa nhô lên một đống nhỏ.

Bùi Nghiệp Khôn dựa nửa người bên giường, tay khẽ luồn vào ổ chăn, Lý Mạn ngủ không mặc quần, lập tức bị hơi lạnh thức tỉnh, mở mắt liền thấy gương mặt anh, quả thật bị giật mình.

“Hôn một cái.” Anh giữ mặt cô, hôn.



Lý Mạn: “…”

Ngón tay Bùi Nghiệp Khôn đặt bên khoé mắt cô xoa nhẹ hai lần. “Gỉ mắt nhiều quá, đừng nhúc nhích.”

Lý Mạn: “…”

“Bên ngoài tuyết rơi nhiều lắm, ra nặn người tuyết đi.”

“Anh là con nít ba tuổi à, còn nặn người tuyết nữa.”

Bùi Nghiệp Khôn ôm lấy cô, cầm quần áo bên cạnh mặc cho cô. “Lãng mạn, biết không? Ôi, hấp dẫn thật đấy, đông lạnh lẽo mà chỉ mặc áo váy, còn không mang áo ngực?” Anh không kiềm được mà dò xét một lúc.

“Mẹ em còn đang ở dưới, đừng có làm quá trớn.”

“Không phải mẹ em vội vã hối thúc chúng ta sinh con à, anh đang cố gắng đây này.”

“Em lạnh, để em mặc quần áo vào trước đã, đừng làm bậy, lạnh, Bùi Nghiệp Khôn… ưm…”

Anh đè cô trên giường mà hôn tới tấp.

Tranh thủ lúc Lý Mạn rửa mặt, Bùi Nghiệp Khôn xuống lầu, dùng tay không làm một người tuyết lớn cao hơn một mét, nhặt một vỏ trứng trong thùng rác rồi ấn lên để làm mũi, đá làm mắt, và cành cây làm cánh tay.

Hoàng Mỹ Phượng đã mười năm không nhìn thấy một trận tuyết lớn như vậy, bà hạnh phúc không thể giải thích được, nhìn chằm chằm vào người tuyết và mỉm cười.

Lũ trẻ hàng xóm gần đó đến thăm thì thấy, đám nhóc nô đùa ném quả cầu tuyết vào người tuyết, người tuyết bị trúng ngay sau đó.

Bùi Nghiệp Khôn cầm một quả cầu tuyết đuổi theo đám nhóc. “Mấy đứa này, dám phá tượng Mạn Cẩu (*) của chú.”

(*) Ý anh là con chó canh giữ cho nhà Lý Mạn.

Một lũ trẻ cười vui vẻ.

Lý Mạn còn đang đau lòng vì tay anh đỏ lên do lạnh, vừa nghe thấy hai chữ Mạn cẩu, cô quay người vào nhà hâm sữa uống.

Từ bé đến lớn anh đặt nhiều biệt danh cho cô, cái nào cũng khó nghe hơn cái vừa rồi.

Bùi Nghiệp Khôn đùa với đám nhỏ một lúc, sau đó giúp Hoàng Mỹ Phượng xúc tuyết, không nói hai lời trực tiếp cầm xẻng bắt đầu làm việc, những đám nhóc kia còn muốn chơi cùng anh, nặn từng quả cầu tuyết ném vào người anh.

“Nghịch ngợm.”

Lý Mạn đứng dưới mái hiên nhìn anh làm việc, Bùi Nghiệp Khôn nói: “Đừng lo lắng, khi làm xong anh sẽ tặng lại cho em cả bức tượng.”

Bộp. Một quả cầu tuyết được ném vào mông anh.

“Ranh con, sao mà gầy như thế không biết.”

Lý Mạn nén cười, vào nhà lấy găng tay bảo hộ cho anh. “Đừng để lạnh nứt da ra.” Âm vài độ, tay không mang gì mà làm việc, từng đốt ngón tay anh đỏ bừng.

“Chú ơi, chú ơi, mau chơi với bọn cháu đi!”

“Ném tuyết đi, ném tuyết đi!”

Đám trẻ bu quanh anh như ruồi, Bùi Nghiệp Khôn vung xẻng lên, nói hù doạ: “Còn nghịch nữa là chôn các cháu!”

Yên tĩnh đúng một giây, bọn nhỏ ùa lên, anh bị đẩy ngã vào đống tuyết, cả đám nhóc bò lên người anh, bắt đầu dùng tuyết chôn lấp anh lại.

Hoàng Mỹ Phượng cười đến mức thở không nổi. “Ôi, Nghiệp Khôn được đám nhóc quý thế.”

Bùi Nghiệp Khôn bị vùi trong tuyết mất phương hướng, đưa tay về phía Lý Mạn, dùng khẩu hình nói: “Vợ, cứu anh…”

Lý Mạn cười đi tới, ngồi xổm bên cạnh hắn, thuận tay đổ một đống tuyết vào cổ áo.

“Ối…”

“Ha ha ha ha, chú đang run!”

Bùi Nghiệp Khôn đùa với đám nhóc, nghiêng đầu giả vờ như mình bị mất mạng.

Anh nằm trong đống tuyết, yên lặng nắm chặt tay Lý Mạn, đám trẻ con vẫn bò trên người anh.