Cappuccino

Chương 92



-Cặp đấu tiếp theo là cặp đấu giữa lớp 10A4 và lớp 10A1, xin mời hai lớp vào vị trí!

Chỉ thoáng chốc sau cũng đến lượt lớp tôi thi đấu. Đối thủ đầu tiênchính là lớp A1 đầu đàn. Theo như thông tin của thằng Toàn nắm được vàqua quan sát thực tế, lớp A1 cũng thuộc hàng thể hình khủng trong khốimười khi thằng nào thằng nấy xấp xỉ Huy đô, người to con nhất nhóm tôi.

Nhưng thể hình chỉ là một yếu tố góp phần chiếm ưu thế trong kéo cothôi, ngoài ra còn phải có kĩ thuật kéo và cả độ hiểu ý giữa các thànhviên nữa. Điều đó chúng tôi đã được mài dũa trong những lần đấu với tụitrong xóm của thằng Huy nên chẳng lo ngại bất cứ đối thủ nào cả. Nhưngđó là khi còn đủ đội hình chính thức, đằng này tôi bị thương, thằngKhanh khờ vào thế, tất nhiên sức kéo cả đội sẽ giảm sút rõ rệt khi thằng Khanh khờ chưa tập với đội một lần nào cả. Bây giờ chỉ mong sao nó cóthể hiểu được những kĩ thuật mà cả nhóm trình bày cho nó từ nãy đến giờthôi.

Cả hai lớp bắt đầu vào vị trí của mình. Huy đô vẫn là người đứng chót hàng trụ cứng cho cả đội, hàng nữ ở giữa phụ trách điều tiết dây và đầu dây là thằng Toàn phởn cùng với khanh khờ làm trụ đầu.

-Kéo…

Khi trọng tài vừa dứt khẩu lệnh, cả thẩy bọn nó đều ngã người về sau y như cách Ngọc Lan đã bày. Dần dần, nhịp kéo đều đặn của bọn nó khiếncho tụi lớp A1 phải khốn đốn chống đỡ không thể nhích lui được chút nào. Nhưng thằng trụ chót của lớp A1 không phải là loại tầm thường, nó phảigấp rưỡi thằng Huy đô, mập ụt ịt như thằng Khanh khờ. Nhiệm vụ của nótrong nhóm chỉ việc đứng đấy, bám dây cho chắc để trụ lại cho đội củanó. Với thể hình như thế, bọn tôi muốn thắng cũng không phải dễ. Sau một hồi bị chiếm ưu thế, đội nó đã dần lấy lại nhịp độ mà đưa đoạn dây trởvề mức đều cho cả hai đội.

Ắc hẳn mọi người đều hiểu tâm lí của người đứng ngoài như tôi, rấtnôn nóng, rất sốt ruột. Nhìn cảnh đội mình đang khó khăn trước bọn thểhình cao to như thế tôi cứ ước phải chi chân mình không gãy thì đã cóthể hợp lực cùng cả đội kéo phăng bọn kia ngã lăn cù mèo rồi, nhưng bâygiờ tôi chỉ biết đừng ngoài cùng với đám con gái trong lớp cổ vũ tụi nómà thôi.

Tưởng chừng như lớp tôi sẽ chẳng chịu được bao lâu khì thằng to con ở cuối nhóm kia cứ liên tục gây sức ép bằng việc ghịt sợi dây rồi thả cứnhư đang câu cá khến cả đội lớp tôi bị nó quay như chong chóng. Ấy vậymà trời xui đất khiến thế nào, thằng Khanh khờ đột nhiên hét lớn:

-Ráng lên tụi bây, kéo theo tao nè…2…3…dzô…2…3…dzô

Lúc đầu cả bọn cứ tưởng nó giỡn khi khẩu hiệu nó hô chẳng khác nàođang cụng ly nhậu. Nhưng khi thấy sự quyết tâm của nó trong từng đợtkéo, cả nhóm bắt đầu thực hiện theo. Những giọt mồ hai đã lăn dài trênmá từng người trong nhóm, nhưng không vì thế mà cả nhóm buông xui tấtcả, tất cả đều cố gắng vì một chiến thắng danh dự cho cả lớp.

-Đội chiến thắng là lớp 10A4….

Khi trọng tài phất cờ lệnh báo kết quả. Tụi nó như chẳng tin vàonhững gì đang diễn ra trước mắt, tụi lớp A1 đã bị nhóm tôi kéo cho lăncù mèo ra đất. Chỉ khi bọn con gái lớp tôi chạy đến nhúng nhảy ăn mừng,tụi nó mới biết mình đã chiến thắng.

Phải, lớp tôi đã chiến thắng, thắng một cách hết sức thuyết phục tụiA1 to cao, thắng trong sự hãnh diện và đầy khí thế. Nôm mặt người nàongười nấy đều rệu rã cả nhưng vẫn không thể nào che được nét rạng ngờitrên mặt. Tất cả đang trong một tâm trạng hết sức vui sướng, có thể nóilà cực độ.

-Tụi bây thấy anh mày chưa, đứa nào nói dự bị là không ăn được đâu!?

Khanh khờ hớn hở vỗ ngực trước cả đám chúng tôi.

Cũng phải, lúc nãy nó không hét lớn chỉ đạo thì chắc cả bọn đã bị salầy vào sức hút của bọn A1 cả rồi. Nói chung là lớp tôi thắng được cũnglà nhờ một phần công lớn của nó.

Thằng Toàn lúc này thì khỏi nói, được bé Phương chăm lo từ miếng nước cho đến khăn lau sướng tê tái. Còn tụi thằng Huy đã học được cách tựtúc khi chạy ùa ra xô nước đá của lớp tu một lèo hết mấy ca. Riêng LamNgọc thì có vẻ như đã nhờ mấy đứa con gái giữ chai nước giùm, sau khikéo xong là chạy ra lấy nước uống ngay. Duy chỉ có một người vẫn cònđứng thở dốc, mồ hôi đầm đìa không có nước uống chính là Ngọc Lan. Giữabiển người ăn mừng, nàng vẫn chống tay đứng thở dốc nhìn về một khoảngxa xăm nào đó trước mặt.

-Nè, mày lại đưa nước cho con Lanna đi, cơ hội ghi điểm nhé con giai!

Thằng Toàn chìa chai nước lạnh ra trước mặt tôi đá mày.

-Nhưng chân tao đau thế này mà!

-Còn đi được không?

-Thì còn nhưng mà hơi đau tí thôi!

-Trời, vậy mới ghi điểm được với nàng chứ! Mày chịu đau để đưa nước thì ai mà chẳng xiu lòng!

Dù còn lưỡng lự nhưng tôi vẫn cầm lấy chai nước, rón rén đi về phía nàng với tâm trạng cực kì rối bời.

Nhưng khi tôi còn chưa suy nghĩ ra điều gì để nói với nàng thì thằngbí thư Nghĩa từ đâu lỉnh kỉnh đi đến đưa cho nàng chai nước với vẻ mặthết sức đểu cán.

Nó cười nói, nó lau mồ hôi cho nàng, nó dìu nàng xuống băng ghế. Tấtcả những hành động đó tôi đều thấy, tôi đã chứng kiến tất cả nhưng tôichẳng thể nào làm gì ngoài lặng nhìn Ngọc Lan dần sa vào bàn tay nhơnhuốt của nó.

Trong lòng tôi cảm thấy đau đớn lắm, tim tôi cứ như vỡ ra thành từngmảnh bay trong khoảng không vô vọng. Khóe mắt tôi đột nhiên cày xè, mờnhẵn đi trong màn nước mắt nóng hổi. Tôi từ từ lui bước, lui khỏi nghịch cảnh đau khổ trước mắt, tôi chẳng muốn nhìn thấy nó một lần nào nữa cả. Nhưng vừa lùi được vài bước, tôi như đụng phải một vật cản phía sau:

-Đừng yếu đuối thế, mày muốn trả thù nó không?

-Mày à Toàn, mày nghĩ ra cách hạ gục nó rồi sao?

-Vẫn chưa, không sớm như vậy đâu! Nhưng cách chọc phá nó thì có đấy!

-Chọc phá nó à?

-Đương nhiên, nếu mày muốn! Nhưng phải đợi đến đêm đã, đảm bảo mày sẽ hả dạ!

-Cám ơn mày nhé!

-Bỏ cái câu ấy đi, tao cũng ghét nó từ đó giờ rồi, nay có kèo thì chơi nó một vố vậy, hề hề!

Chẳng biết kế hoạch nó ra sao nhưng với vẻ mặt tự tin của nó, tôi đãan tâm phần nào. Nhất là với thằng bí thư khốn nạn kia, tối nay tôi sẽtận mắt thấy nó bị vùi dập trong kế hoạch chọc phá của thằng Toàn, đương nhiên là phải thành công mới nghĩ đến chuyện đó được. Nhưng tôi có mộtcảm giác rằng kế hoạch này sẽ thành công trót lọt, chí ít là có thằngToàn tham gia thì cứ tạm thời tin như vậy.

Nếu như buổi sáng là thời gian để các trại sinh tất bật chuẩn bị lềutrại, nấu nướng. Buổi chiều để tổ chức các trò chơi vẫn động thể chấtthì buổi tối lại là khoảng thời gian các trại sinh giao lưu, gắn kết với nhau sau một ngày hoạt động mệt mỏi, nói dễ hiểu hơn buổi tối từ 7h đến 10h chính là khoảng thời gian tự do để các thành viên của các lớp cóthể hiểu nhau hơn qua việc đi dạo, giao lưu, chơi trò chơi nhỏ với nhautrước khi cùng nhau quay quần bên ngọn lửa trại sáng bừng.

Mang tiếng là cắm trại nhưng tôi ít khi nào ở trong trại lắm, hầu hết thời gian tôi đều ngồi thư giản ở gốc cây bàn gần trại. Bởi lẽ buổitrưa nắng rọi vào tấm bạt che nóng hừng hực, ở trong trại như cái lòluyện đan. Còn buổi tối là giờ tự do, ở trong trại một mình cũng buồnlắm, thà ngồi ở ngoài gốc cây ngắm cảnh người đi lại còn có lí hơn.

Nhưng chả khi nào tôi được như ý muốn của mình. Phàm là đang tậptrung vào một vấn đề gì đó là ngay lập tức sẽ có người đến làm giánđoạn. Và lần này cũng vậy, nhưng không đến nỗi nào khi đó chính là LamNgọc, nhưng chiếc áo đoàn không còn nữa mà thay vào đó là một chiếc áopull vàng đơn giản làm tôi khá ngạc nhiên.

Dường như biết được điều thắc mắc của tôi, nàng mỉm cười:

-Trại sinh ai cũng đi tắm thay đồ cả rồi, Phong còn ngồi đây sao?

-Hử, đây có chỗ tắm rửa à?

-Có chứ, riêng cho cả nam lẫn nữ luôn! Cả ngày không tắm chịu sao nổi!

-Ầy chà, chân vầy tắm thế nào đây?

Tôi nắn chân thở dài.

-Phong khỏi tắm cũng được, cả ngày hôm nay đâu có vận động nhiều đâu, nên chắc là không sao!

-Ừa, thế cũng được!

Rồi nàng tròn mắt nhìn tôi:

-Sao còn ngồi đây?

-Ơ, gì nữa?

-Ngọc đã bảo tối nay đi dạo vòng quanh khu cắm trại mà còn hỏi lạ nữa!

-Ờ hén, quên! Hề hề! Nhưng mà đi bằng cách nào đây, để Ngọc cổng không tiện lắm, dìu đi thì cũng không được!

-Chuyện đó Phong đừng lo, Ngọc mới xin được cái này từ cô y tế nè!

Nói đoạn nàng rút từ dưới tấm bạt ra một cặp nạn chống đưa cho tôi:

-Đây, có cái này thì khỏi lo gì hết, đi lại thoải mái!

-Chống cái này đi hả, có kì không?

-Kì gì, ai cũng biết Phong bị gãy chân mà, vả lại…

Nàng bỗng ngập ngừng với đôi má hồng ửng.

-Hử, vả lại sao?

-Thì có Ngọc ở đây, ai dám trêu chọc Phong chứ?

Kết thúc câu nói, tôi nhìn nàng, nàng nhìn tôi, cả hai đều ngượngngùng chẳng nói được câu nào. Và có lẽ sẽ như thế mãi nếu tôi không nhớra việc hai đứa còn phải đi dạo tối nay. Đúng là thi thoảng Lam Ngọc lại có những câu nói bá đạo mà đến tôi chẳng thể nào tưởng tượng được.Nhưng chung quy lại thì tôi thích Lam Ngọc như thế này hơn, nhất là đôimá hồng hồng đó nhìn xinh cực, cứ muốn véo cho một cái thôi.

Nhưng kể ra thì chống cặp nạn này đi lung tung trong khu cắm trạicũng có đôi chút ức chế. Cứ mỗi lần đi ngang trại nào, là mấy đứa trongtrại đó cứ nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm cứ như tôi từ hành tinh nào rớtxuống vậy. Đôi lúc tôi muốn khõ cho mỗi đứa một cây nạn lắm nhưng nghĩlại bị cả trăm đứa dí thì có mười cái mạng cũng không đủ chết.

Do cắm trại toàn trường nên số lượng trại ở đây khá lớn, các trại ởđây nằm sang sát nhau nên các lớp cứ thế giao lưu lực lượng thoải máiqua việc tổ chức tiệc tùng bánh mức, hoặc thậm chí còn có đứa mang đàntheo hát tập thể nhìn xom tụ lắm. Thời của tôi thằng nào mà biết mộtchút tài lẻ như đánh đàn, thổi sáo hoặc hát hay thôi là con gái thíchmê. Nhưng với Lam Ngọc thì khác, ở nàng không có chút cảm giác nào gọilà ngưỡng mộ những thằng đó, chỉ có chút thắc mắc thôi:

-Chậc, mấy người đó học bao lâu rồi mà đánh đàn tốt thế nhỉ?

-Hửm, bộ Ngọc cũng học à?

-Không, chỉ tính học thôi, tại dạo này thời gian rảnh rỗi cũng nhiều!

-Bộ không học võ nữa sao?

-Cũng có chứ nhưng không còn học dồn để thi lên đai nữa!

-Ủa, sao thế? Tính giải nghệ hử?

Nàng phì cười đấm nhẹ vào ngực tôi:

-Ở đây người ta không có dạy lên tam đẳng, muốn thì qua Nhật thi, Phong có muốn không?

-Èo, thôi! Gì chứ học ở đây còn làm biếng huống chi qua Nhật!

-Thế đấy, nên nhị đẵng được rồi, với lại học cao hơn cũng chẳng để làm gì!

-Ừ…ừm…công nhận!

Rồi nàng đập vai tôi:

-Thôi đi tiếp đi, kẻo trễ! Còn đi xem đốt lửa trại nữa đó!

-À rồi, đi ngay đây!

Buổi tối, ngoài những lớp giao lưu với nhau ra, còn có một số lớp ăntối muộn. Cũng là do tụi nó đặt cơm trễ nên khi đến giờ phát cơm, ban tổ chức ưu tiên cho những lớp đặt cơm trước sau đó mới đến lượt tụi nó đinhận. Trông mấy lớp đó ngồi sắp lớp ăn cơm chẳng khác gì người tỵ nạn,cơ mà lớp tôi khi ăn cơm cũng thế thôi nhưng lúc đó là giờ ăn cơm tậpthể nên chẳng hề gì, còn này là cá biệt mà, nên nhìn ngồ ngộ lắm, cũngcó gì đó tội tội nữa. Nhưng tôi chỉ dám nhìn thôi chứ cười thì còn lâu.

Cá biệt là vậy, còn đa số là đi long ngong qua các láng trại kháctrêu đùa, ngắm gái, quậy phá kiểu như bắt một thằng tẹt hai chân nó ragốc cây chứ chẳng đứa nào chịu ngồi yên. Thứ ba học trò mà, có muôn vànkiểu quậy quá thời học sinh mà có đứa nào không từng trải chứ. Cho nênquảng thời gian cấp 3 chắc có lẽ là quảng thời gian vui nhất trong cuộcđời học sinh có được, cho nên những ai trong quảng thời gian này rántrân trọng nhé!

Đi một hồi, bọn tôi lại đến khu đất sau nhà ông Mười. Và hình ảnhchúng tôi thấy được lại là đám ăn cắp xoài gồm liên hiệp nam nữ A4, A5đang hí hoáy trèo cây, đứa ôm xoài, đứa đứng chỉ.

Gặp bọn tôi, cả đám tái xanh mặt mày:

-Úi, bà Ngọc! Đi đâu vậy, hề hề…ực…!

-Lại ăn cắp nữa hử, tôi nói bao nhiều lần rồi?

-Híc, xoài keo ngon mà bà Ngọc, hái có vài trái hông sao đâu!

-Hừm, sáng cũng nói thế, chiều cũng nói thế, tối cũng nói thế, ngàynào cũng nói thế chẳng phải là hết xoài của người ta luôn sao?

-Thôi mà bà Ngọc, cho bà một trái với bịt muối ớt nè! Dẫn ông Phongra chỗ nào đó ngắm cảnh, thưởng thức đi! Đừng trừ tụi tui tội nghiệp!

Vừa nói, bọn nó vừa dúi trái xoài với bịt muối vào tay Lam Ngọc làmnàng không muốn nhận cũng không được. Với việc cả đám van xin, nài nỉnhư thế, nàng đành miễn cưỡng chấp thuận mà bỏ qua cho tụi nó, tiếp tụcbuổi đi dạo vòng quanh khu cắm trại tối nay.

Mà lạ lắm, đi dạo với Lam Ngọc dường như tôi cảm thấy thời gian trôiqua khá mau. Mới lúc nào cả khu cắm trại còn sáng trưng những đèn làđèn, mà chỉ thoáng chốc sau tất cả đã chìm vào bóng tối của màn đêm tĩnh mịt vì các trại sinh đã không còn trong trại nữa. Bây giờ đã là 10hhơn, đã đến lúc thắp lên ngọn lửa trại sáng bừng, việc mà bất cứ trạisinh nào cũng muốn được chứng kiến.

Tuy nhiên chiếc chân đau không cho phép tôi có thể len lỏi vào trongđám đông để thưởng thức lửa trải được, nhìn thấy đám đông trước mắt, tôi nhăn mặt:

-Thôi Ngọc vào xem lửa trại đi, Phong ngồi ngoài này xem cũng được!

-Sao thế, lửa trại vui mà!

-Chân đau thế này không vào được đâu, có thằng nào chơi ác dẫm vào chân có nước tàn phế!

-Thế thôi, Ngọc đi cùng Phong!

Tôi sững sốt nhìn nàng:

-Ẹc, không được đâu, Ngọc cứ xem đi! Phong kiếm chỗ nào ngồi là được rồi mà!

-Lời của lớp trưởng cấm cự, cự là 10 điểm hạnh kiểm!

-Ực, rồi!

Tôi nuốt khan gật đầu lia lịa nhưng trong lòng thực sự rất biết ơnLam Ngọc. Không khi nào một người vì người khác mà tự bỏ sở thích củamình. Lam Ngọc đã vì tôi mà không chen vào xem lửa trại. Tôi rất cảmkích điều đó và sẽ rất lâu sau mới quên được mọi chuyện ngày hôm nay.Trong một khung cảnh thiên nhiên trữ tình, tôi và nàng cùng ngồi trênmột gốc cây đã bị đốn nhẵn nhụi. Ngoài trời sương cứ rơi đến ướt cả vainhưng tôi và nàng vẫn cứ ngồi thưởng ngoạn ngọn lửa trại sáng bừng xuyên qua từng lớp người chen chút vào xem:

-Ngọc ăn không, ăn chỡ đỡ buồn miệng?

Tôi chìa trái xoài lúc nãy tụi con gái đưa ra cho nàng.

-Đâu có dao gì đâu mà gọt!

-Xời, cần gì gọt chứ, Ngọc coi nè!

Nói đoạn, tôi trút bịt muối ớt vào tay rồi ngoạm một miếng xoài tođùng chấm vào chỗ muối ớt đó ăn ngon lành làm Lam Ngọc trố mắt:

-Ăn thế này hả, có sao không đấy?

-Ùi, không hề gì! Lúc dưới quê Phong ăn kiểu này hoài vẫn sống nhăn răng đấy thôi, đừng lo!

Lam Ngọc cầm trái xoài lên, ngắm ngía một lúc lâu với nét mặt dèchừng nhưng không lâu sao đó nàng cũng đưa lên miệng cắn một miếng nhỏrồi chấm với chỗ muối ớt trên tay tôi:

-Cũng ngon quá chứ?

Nàng cười híp mắt tấm tắc, chắc là vì độ chua của xoài hoặc là thấyvui vì cách ăn mới của tôi, nhưng rõ ràng lúc này nàng đang rất hớn hở.Nó gián tiếp làm tâm trạng của tôi vui lây khi thấy nụ cười rạn rỡ trênkhuôn mặt của nàng như vậy. Nó vui đến nỗi tôi chẳng hề cảm nhận đượcbàn tay của tôi đang đặt trên thứ gì. Đến một lúc sau, tôi mới dần trởvề hiện tại và chợt nhận ra, thứ ấm áp, mềm mại mà bàn tay tôi đang đặtlên chính là tay của Lam Ngọc. Thảo nào từ nãy đến giờ nàng cứ cuối mặtxuống đất mà hai gò má đỏ lựng.

Tôi vội nhấc tay lên ấp úng:

-À, Ngọc ăn xoài tiếp đi còn nhiều mà!

-Um…từ từ đã…

Rồi từ đó đột nhiên tôi đâm khớp chẳng nói được lời nào nữa. Cái cảmgiác mềm mại, ấm áp đó vẫn còn lãn vãn trong lòng bàn tay của tôi rõmồng một. Nó chạy dọc cánh tay, lan khắp cơ thể tôi như luồn điện triệuvôn làm tim tôi đập nhanh đến mức có thể cảm nhận được nó ngay cả ởngoài lồng ngực.

Nhưng sẽ chẳng là gì nếu như trong lúc đang bối rối, tôi bỗng cảmnhận được một bàn tay ấm áp đang nhẹ nhàng đặt lên ngực tôi làm nó nhưđập nhanh hơn cả triệu lần. Bàn tay đó là của Lam Ngọc, ngoài nàng racòn ai ngồi cạnh tôi nữa chứ.

Bất giác tôi quay lên nhìn nàng, Lam Ngọc lúc này đang nhìn tôi vớigương mặt đẹp huyễn hoặc khiến tất cả các giác quan của tôi đều hướng về nàng:

-Tim Phong đập nhanh quá hả?

-Ừ…ùm…nó đập hơi nhanh!

-Vì Ngọc phải không?

-Ch…chắc là vậy đó!

Đột nhiên nàng khẽ nắm lấy tay tôi, bàn tay bé nhỏ của nàng nằm gọntrên bàn tay thô ráp của tôi một cách líu ríu. Chưa hết bàng hoàng vìhành động này, Lam Ngọc lại thỏ thẻ:

-Phong này, lúc sáng có phải Phong đã nói rằng nếu như nhớ, Phong sẽ thực hiện lời hứa phải không?

-Ừ, ờ phải…Phong…đã nói thế!

-Ngọc…không cần Phong phải thực hiện hoàn toàn, Ngọc chỉ cần…

-Ngọc cần gì?

-Ngọc chỉ cần…chúng ta bắt đầu từ chỗ thấp nhất thôi…!

-Tức là sao?

-Tức là…tụi mình bắt đầu…yêu nhau nha…!