Cẩm Khê Di Hận

Chương 29: Cẩm khê đến lúc hiểm nghèo



Đại tư-mã Đào Kỳ phân Lĩnh-Nam thành ba trận tuyến để đối phó với tìnhhình. Trận tuyến thứ nhất là vùng Lãng-bạc do Trưng Nhị chỉ huy. Trậntuyến thứ nhì là vùng Cửu-chân do Đô Dương thống lĩnh, chỉ huy phòng vệ. Mặt trận Long-biên do chính Đào Kỳ điều quân, Phương-Dung thiết kế.Quân Lĩnh-Nam được phân tán, âm thầm di chuyển, hôm nay đóng đây, maiđóng chỗ khác. Vì vậy Mã Viện, Lưu Long, Vương Bá không biết rõ chủ ýcủa quân Việt. Cả ba đã đem quân vào Lĩnh-Nam từ cuối năm Nhâm-Dần (42sau Tây Lịch), nhưng cứ đóng quân chờ đợi. Mã Viện đóng ở vùng biên giới Bắc Việt, Quảng-tây ngày nay. Lưu Long đóng ở biên giới Bắc Việt vớiQuảng-đông, và đảo Hải-nam. Vương Bá đóng ở biên giới Vân-nam với BắcViệt. Chúng cho Tế tác dò thám tình hình Lĩnh-Nam, nhưng mỗi đạo Tế tácbáo cáo một khác, vì vậy chúng không dám tiến quân. Thế nhưng chỉ dụ của Quang-Vũ bắt ba tướng phải tiến quân vào Giao-chỉ trước Tết. Mà gần hết tháng mười một rồi mà cả ba vẫn không dám tiến binh.

Tin tức Cu Bò gửi từ Lạc-dương về, đại lược:

"Quang-Vũ nổi lôi đình, định chặt đầu ba tướng. Triều thần can gián rằng Lĩnh-Nam anh tài nhiều, không dễ gì tiến binh được. Quang-Vũ quyết định gửi sứ giả mang cho Mã Viện thanh Thượng phương bảo kiếm, với chỉ dụ:

Được phép tiền trảm hậu tấu bất cứ tướng nào, đặt. Lưu Long, Vương Bá,Lê Đạo-Sinh dưới quyền Mã. Nếu cuối tháng hai, không tiến quân vàoLong-biên, Mê-linh, thì Mã phải chặt đầu Lưu Long, Vương Bá, Lê Đạo-Sinh và chính đầu mình về nạp mệnh. Các tướng từ cấp Quân đoàn trở lên đềubị cách chức hết.

Ngày 10 tháng 11 một, Mã Viện triệu tập các tướng hội họp ở Quế-lâm. Yquyết định ngày 20 đồng tiến binh. Lấy đông thắng ít, dù phải chết hếtcũng phải chiếm bằng được Mê-linh, Long-biên.

Một mặt Trưng Nhị sai viết thư báo tin khẩn cấp cho Đại tư mã Đào Kỳ,Cửu-chân vương Đô Dương biết rõ tình hình. Một mặt bà triệu tập tướng sĩ về Mê-linh nghị sư.ï Sau khi lễ trước bàn thờ Quốc Tổ, Quốc Mẫu, cáctướng theo thứ tự ngồi vào đại sảnh đường. Ngài phán:

– Từ hơn sáu tháng qua, Vương Bá, Mã Viện, Lưu Long đều dồn binh ở biêngiới. Không ai dám tiến quân vào Giao-chỉ vì chúng con sợ dư oai trậnTrường-an, hồ Động-đình, Nam-hải, Tượng-quận chưa hết. Bây giờ Quang-Vũban chỉ dụ, một là tiến, hai là mất đầu. Ba đạo được giao cho Mã Việnchỉ huy thống nhất. Chúng đang chuẩn bị tiến công. Ta để cho nhị muộiđiều binh.

Trưng Nhị cầm ấn kiếm để lên án. Bà tóm lược tổng quát sách lược đã định với Đại tư mã Đào Kỳ, Tể Tướng Phương-Dung:

– Cửu-chân vương Đô Dương trấn giữ suốt một giải Nhật-nam, Cửu-chân tớiHoa-lư, bảo vệ phía sau cho Long-biên, Mê-linh. Mặt này chúng ta khônglo, vì bờ biển gồ ghề, khó đổ bộ. Dù chúng có đổ bộ, cũng gặp phải sứcchống đối của các Lạc hầu, chúng cũng khó tiến quân được.

Bà ngưng lại cho các tướng theo kịp, rồi tiếp:

– Dù Mã có ngu, thì Lê Đạo-Sinh cũng cố vấn cho Mã. Hán sẽ tiến quântheo ba mặt: Mã Viện từ Bắc đánh thẳng xuống Lãng-bạc. Trong khi LưuLong từ biển vượt Đông-triều hội với Mã. Từ Lãng-bạc chúng sẽ chia quânlàm hai, Lưu Long đánh Long-biên. Mã Viện đánh Mê-linh. Vậy chúng ta sẽnghênh địch cách nào?

Trong phòng hội im lặng. Các tướng đều biết Trưng Nhị từng làm quân sưcho Đặng Vũ đánh Xuyên-khẩu, Bạch-đế, tiến vào Thành-đô. Sau khi phảnHán, chỉ nửa tháng, bà đã đánh chiếm lại Ích-châu, Kinh-châu. Tài thaolược không ai bì kịp. Cho nên họ đều phác họa kế hoạch trong tâm, chờđợi kế hoạch của Trưng Nhị, rồi mới có ý kiến.

Trưng Nhị tiếp:

– Trước hết Công chúa Nguyệt-Đức thống lĩnh các vị Trần Quốc-Hương, VũTrinh-Thục, Trần Vĩnh-Huy, Tây-vu tiên tử, đốc suất các Lạc hầu dọc niên giới Tượng-quận, Quế-lâm lập phòng tuyến chống với Vương Bá, không choVương tiến xuống hội với Mã Viện, Lưu Long. Nhược bằng Vương dám hy sinh toàn quân, ta hãy tạm rút vào rừng chờ chúng đánh xuống, rồi đêm đêmđánh bịt hậu, cướp lương thảo. Đạo này có Phong-châu song quái. Tôi tinrằng với bản lĩnh của sư bá Vĩnh-Huy, Quốc-Hương thừa sức đàn áp chúng.Còn Thượng-dung lục hữu, ta không đáng sợ chúng..

Phùng Vĩnh-Hoa cùng các tướng khảng khái nhận lệnh.

Trưng Nhị tiếp:

– Các anh hùng còn lại, dự trận Lãng-bạc.

Được dự trận Lãng-bạc, các tướng vung chân múa tay vui mừng.

Trưng Nhị chỉ lên sơ đồ:

– Mã Viện có ba người em tên Huống, Anh, Dư đều giỏi dùng binh. Tuy võcông chúng không cao lắm. Tế tác cho biết, Viện dùng ba người làm đạitướng, chỉ huy ba cánh quân. Cao thủ có Phùng Đức, Sầm Anh. Thêm vào đóĐinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ. Viện dùng hai người này sẽ đi tiên phong. Tin của Công chúa Bát-Nạn cho biết, Mã Viện chia quân làm bốn đạo. Đạothứ nhất dùng thủy quân vượt hồ Lãng-bạc đánh thẳng về phương Nam. Thủyquân vận tải lương thảo, đổ lên phía Nam hồ. Trong khi đó hai đạo khácđánh vòng phía Đông, Tây hồ, hội lại với đạo thủy quân. Đường lối tiếnquân của Mã giống như hồi đánh hồ Động-đình. Song có điều hơi khác, phía sau hồ Động-đình là sông Trường-giang, tiếp viện khó khăn. Còn phía sau Lãng-bạc là đại quân của Mã.

Bà ngưng lại, nhìn các tướng, tiếp:

– Ta chia lực lượng làm bốn. Thứ nhất Hùng Xuân-Nương, Đặng Thi-Bằng,Nguyễn Quý-Lan giữ thành Mê-linh. Dùng Thần ưng tuần phòng cẩn thận.

Hùng Xuân-Nương hỏi:

– Trong ba chúng tôi, ai là chủ tướng?

Trưng Nhị liếc mắt hỏi Trưng Đế. Ngài phán:

– Nguyễn Quý-Lan.

Trưng Nhị tiếp:

– Cánh thứ nhất do sư thúc Nguyễn Thành-Công, Đặng Thi-Kế thống lĩnh,với đạo binh Nhật-nam của Hùng Bảo, Trần Năng, chặn đánh Mã Huống, Phùng Đức phía Tây hồ. So sánh lực lượng, Hán có ba vạn kị, bốn vạn bộ. Chúng ta có bốn vạn bộ, một vạn kị.

– Cánh thứ nhì do thái sư thúc Chu Tái-Kênh thống lĩnh cùng với đạo quân Quế-lâm của Minh-Giang, Trần-gia tam nương, chặn đánh Mã Anh, Sầm Anhphía Đông hồ. So sánh lực lượng: Ta có bốn vạn bộ, một vạn kị. Hán cóbốn vạn bộ, ba vạn kị.

– Cánh thứ ba do sư muội Trần Quốc thống lĩnh năm vạn thủy binh. Có sưthúc Cao Cảnh-Sơn, thần tiễn Âu-Lạc Cao Cảnh-Anh, Hùng, Kiệt, Khê, Nhamchặn đánh Mã Viện, với năm vạn thủy quân, bốn vạn bộ. Hoàng thượng, sưphụ, sư mẫu với tôi theo đạo này.

– Quân Việt thiện chiến, sống chết bảo vệ đất nước. Trong khi quân Hánkhông quen thủy thổ, lạ địa thế. Dĩ nhiên chúng ta thắng. Chỉ cần tađánh lui chúng trở về phía Bắc hồ là đủ. Sau khi thắng giặc đạo quân Chu thái sư thúc cùng Trần Quốc tiến về Long-biên giúp Bắc-bình vương.Chúng ta hộ giá Hoàng-thượng và triều thần về Cẩm-khê.

– Mã Viện bị đánh lui, phải ngừng laị bổ xung. Trong khi dọc đường tiếpviện bị các Lạc hầu chặn đánh. Phía sau bị đạo binh hùng mạnh củaBắc-bình vương ép, tất y rút về Quế-lâm. Sang tháng ba tiết trời nóngnảy, quân sĩ không chịu được thủy thổ, chúng phải rút lui. Bấy giờ tamới truy kích.

Như thường lệ, Trưng Nhị hỏi:

– Ai có ý kiến gì?

Nguyễn Quý-Lan thắc mắc:

– Tổng số quân của Viện là ba mươi vạn, của Lưu Long hai mươi vạn. Việnmới dùng có mười chín vạn. Phía sau còn ba mươi mốt vạn trừ bị. Chúng ta đánh ba đạo quân của chúng. Chúng còn ba mươi mốt vạn tung vào. Bấy giờ ta lấy đâu ra quân trừ bị ứng chiến? Tôi lấy làm lo nghĩ điều này?

Trưng Nhị trả lời:

– Bắc-Bình vương xuất quân trước chúng ta mười ngày. Tất đánh tan quânLưu Long, tiến lên Đông-Triều chặn hậu Mã Viện. Dù ba mươi mốt vạn chứba trăm mười vạn, Viện cũng bị bại. Các tướng lĩnh mặt Long-biên đều lànhững tướng hét ra lửa mửa ra khói: Hiển-Hiệu, Quí-Minh, ĐàoPhương-Dung, Trần Quế-Hoa, Trần Quỳnh-Hoa, chúa tướng cương quyết nhưThiều-Hoa, Đào Kỳ, Phương-Dung.

Chu Tái-Kênh hỏi:

– Tôi thấy Bắc-Bình vương tiến quân, mà phía sau là Thiên Trường, Hoa-lư trống trải. Lỡ ra Hán đổ một đạo quân vào đấy, quân Đô Dương không cứuứng được. Ắt quân của Bắc-bình vương lâm nguy. Tôi lo quá.

Trưng Đế cười:

– Thái sư thúc đừng lo. Lưu Long dễ gì tiến quân được như ở Quế-lâm,Nam-hải. Vì đi đến đâu cũng gặp các trang ấp chiến đấu. Y muốn tiến từbiển vào đến Long-biên cũng mất mấy năm. Quân tướng hao hụt chín phầnmười.

Quách A hỏi:

– Trước kia quân đoàn ba Tây-vu theo yểm trợ đạo Giao-chỉ của chị ĐàoPhương-Dung. Bây giờ được chuyển qua yểm trợ cho đạo Nhật-nam của HùngBảo. Hiện tại Lãng-bạc còn quân đoàn hai của Hoàng Hầu tướng yểm trợ đạo Quế-lâm của Minh-Giang. Tôi nghĩ hai đạo của sư bá Chu Tái-Kênh, Nguyễn Thành-Công đánh trên cạn, không cần dùng Thần phong, Thần ưng. Xin giao các sư này cho tôi đánh trên thủy.

Trưng Nhị mỉm cười:

– Ta chưa kịp nói điều này. Vậy em cứ tự tiện chuyển hai sư ưng, phongcủa quân đoàn hai, ba tham chiến trên hồ. Các Sư trưởng, cùng tướng sĩra sao?

Quách A ra ngoài một lúc, dẫn một số các tướng lĩnh Tây-vu vào bái kiến Trưng Đế. Nàng chỉ từng người một, trình:

– Sư trưởng Thần ưng quân đoàn Hai là Từ Giong. Quân đoàn ba là TrâuXanh Trần Ngọc-Tích. Sư trưởng Thần phong quân đoàn hai là Phùng Tứ,Phùng Huyền, Thượng Cát. Quân đoàn ba là Đào Nương. Các tướng soái quânđoàn ba đã từng dự trận Nam-hải. Còn quân đoàn hai chỉ mới dự trận rútlui Quế-lâm mà thôi.

Các tướng sĩ lục tục lên đường. Trưng Đế, Trưng Vương được Đỗ Năng-Tế,Tạ Thị-Cẩn, Quách A... hộ tống đến bộ chỉ huy của Trần Quốc đóng trên bờ phía Nam Lãng-bạc.

Công chúa Gia-hưng Trần Quốc tiếp giá vào soái thuyền. Trưng Vương nhìnhạm đội Lĩnh-Nam san sát trên mặt hồ, hàng lối ngay thẳng. Tướng sĩ hùng tráng, kỷ luật, lòng ngụt lên ngọn lửa tự hào:

– Mới hôm nào đây Trần Quốc từ Thiên-trường theo Đào Kỳ, Phương-Dung vềLuy-lâu dự đại hội, còn là một cô bé ngỗ nghịch. Thời gian qua, tình thế đất nước khó khăn, kinh nghiệm chiến trường tạo cho nàng thành Đô-đốctài ba lỗi lạc. Hạm đội Lĩnh-Nam thế này, hèn gì hôm trước nàng chẳnggiết chết Đại Đô-đốc Đoàn Chí của Hán, đánh phá suốt bờ biển Nam-hải,còn thuận thế định... đánh về Lạc-dương, diệt triều Hán.

Trưng Đế hỏi Công chúa Gia-hưng Trần Quốc:

– Em định nghênh chiến thế nào? Lực lượng của em có bao nhiêu?

Bà tâu:

– Em hiện có năm vạn thủy quân, chia làm năm đạo. Tiền đạo, Tả đạo, Hữuđạo, Trung đạo và Hậu đạo. Mỗi đạo có hai mươi chiến thuyền lớn. nămmươi chiến thuyền trung và trăm chiến thuyền nhỏ. Chiến thuyền lớn có ba trăm thủy thủ. Chiến thuyền trung có trăm thủy thủ và chiến thuyền nhỏcó năm mươi thủy thủ. Vũ khí chiến đấu chính trên mặt nước là cung tên.Vì vậy trên chiến thuyền lớn có ba dàn Nỏ thần. Chiến thuyền trung cóhai dàn. Còn chiến thuyền nhỏ chỉ có cung tên bắn bằng tay.

Trưng Vương hỏi:

– Em định kế sách phá Mã Viện ra sao?

– Mã Viện có bốn anh em. Võ công chúng ngang với Phong-châu song quái.Tài dùng binh không kém gì Viện. Viện để Mã Dư ở nhà giữ hậu quân, tiếpứng. Mã Anh, Mã Huống đánh ở phía Đông, Tây hồ Lãng-bạc. Vì vậy trên mặt hồ chắc chỉ có mình y. Chiến thuyền Hán đều thuộc loại đi biển, lớnkềnh càng. Bây giờ là tháng mười một, nước hồ đang cạn. Em dẫn quân đánh với y, rồi cho các chiến thuyền lớn rút về Nam. Còn chiến thuyền,trung, nhỏ vừa đánh vừa rút vào khu lầy lội, nhử cho chúng đuổi theo.Khi chiến thuyền của Hán vào khu nước cạn, sẽ mắc lầy. Bấy giờ em sẽdùng chiến thuyền lớn đánh bọc hậu. Các chiến thuyền trung, nhỏ dùng cỏkhô đốt chúng. Còn bọn nào chạy, em dùng Giao-long binh đục thuyền. Cóđiều em thưa trước, em mang Hoàng Thượng ra để dụ cho chúng đuổi theovào khu hồ cạn, đồng lầy.

Bà ngưng lại một lát, tiếp:

– Sau khi phá Mã Viện, em phải đem chiến thuyền ra biển Nam-hải đánh với Lưu Long. Vì thủy quân Lưu trên biển rất mạnh. Điều em lo lắng là saukhi em đánh tan đội thủy quân của Viện. Y chỉ còn bộ, kị. Y sẽ dùng sốđông người tràn ngập Mê-linh.

Trưng Đế hài lòng. Ngài ban chỉ dụ:

– Ta dự chiến với em thì ta là tướng, em là soái. Ta chờ lệnh em.

Công chúa Gia-Hưng cầm ấn kiếm để lên trước trướng. Bà truyền lệnh:

– Tả đạo do lão sư Đỗ Năng-Tế thống lĩnh. Phó thống lĩnh là sư huynh Cao Cảnh-Kiệt. Trợ chiến có sư Thần phong hai với ba Quận chúa Phùng Tứ,Phùng Huyền, Thượng Cát.

– Hữu đạo do lão sư Tạ Thị-Cẩn thống lĩnh. Phó thống lĩnh là sư huynhCao Cảnh-Kiệt. Trợ chiến có sư Thần phong ba với Công chúa Đào Nương.

– Tiền quân, đích thân tôi thống lĩnh. Phó thống lĩnh là sư huynh CaoCảnh-Hùng. Trợ chiến có sư Thần ưng ba của Trâu Xanh Trần Ngọc-Tích. Sưmuội Quách A đi trên đạo Tiền quân, phối hợp Ưng, Phong và Nỏ thần.

– Đạo Trung quân do sư tỷ Trưng Nhị thống lĩnh. Hộ tống Hoàng Thượng cócác sư huynh Cao Cảnh-Khê, Cao Cảnh-Nham, sư Thần ưng hai của Từ-Giong.

– Đạo Hậu quân do sư bá Cao Cảnh-Sơn thống lĩnh. Phó thống lĩnh là sư huynh Lê Doãn, chỉ huy đội Giao-long binh.

Đến đó có tiếng Thần ưng ré lên trên không. Trâu Xanh vội chạy ra ngoàikhoang thuyền. Một lát nó cầm vào một bức thư trình lên Trưng Đế:

– Tâu Hoàng Thượng, thư của Công chúa Nguyệt-Đức.

Trưng Đế tiếp lấy đọc qua. Ngài mỉm cười:

– Vương Bá cùng Thượng-dung lục hữu đem quân vượt biên đánh xuống. Côngchúa Phùng Vĩnh-Hoa cho quân phục trên các ghềnh núi, lăn đá, bắn tên,làm tướng sĩ bị thương, chết rất nhiều. Chúng phải lui lại. Hôm sauchúng đi men theo rừng lau sậy ven sông nhập Việt. Vĩnh-Hoa dùng hỏacông đốt chúng. Hơn ba vạn quân Hán bị thiêu. Chúng phải rút trở về.

Công chúa Gia-hưng Trần Quốc tâu với Trưng Đế:

– Em đã cho tướng sĩ chuẩn bị. Xin chị ra hiểu thị, khích lệ họ, trước khi xuất quân.

Bà ra ngoài trước, đứng trên đài chỉ huy, cầm cờ xanh phất. Hơn trăm cái trống đồng cùng đánh lên. Ban nhạc cử bản Động-đình ca. Nhạc chấm dứt.Bà nói lớn:

– Tướng sĩ chuẩn bị tiếp giá Hoàng-Thượng.

Trưng Đế cùng Trưng Vương từ trong khoang thuyền ra. Tướng sĩ hô vạntuế, vạn tuế rung động mặt hồ. Trên trời Thần ưng xếp hàng từng toántrăm bay lượn vòng tròn. Ngài đứng lên nóc soái thuyền hướng vào tướngsĩ, hiệu triệu. Đại ý ngài tóm lược dã tâm của Quang-Vũ, và cái thế mộtmất một còn của Lĩnh-Nam. Cuối cùng ngài kêu gọi tướng sĩ phải quyết tâm thắng trận Lãng-bạc:

… Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đào Kỳ, Phương-Dung chết đi, cũng không đángkể. Dù các tướng sĩ có mặt hôm nay chết đi cũng không đáng kể. Vì chúngta chết, mà Lĩnh-Nam vẫn còn. Điều quan trọng nhất, phải đánh tan giặc,bảo vệ đất nước. Lĩnh-Nam mất, mất tất cả. Lĩnh-Nam còn, còn tất cả.

Tướng sĩ hoan hô rung động trời đất.

Đến đó, tiếng Thần-ưng reo trên không. Quách A nhìn lên trời nói:

– Hải quân Mã Viện đã từ biển vào tới Bắc hồ rồi! Chúng đang hướng xuống Nam. Chuẩn bị tác chiến!

Công chúa Gia-hưng Trần Quốc, cầm cờ phất lên. Trống đồng đánh vang dội. Tướng sĩ reo hò. Cờ phất nhịp nhàng. Tiếng mái chèo khua trên mặt nước, lẫn với tiếng Thần-ưng. Chỉ lát sau, các chiến thuyền đã nhổ neo, dàntrận, từ từ ra giữa hồ. Cánh trái Đỗ Năng-Tế, cánh phải Tạ Thị-Cẩn, ởgiữa Công chúa Gia-Hưng. Thuyền dương buồm, cánh buồm căng, no đầy gióthổi phồng lên. Đoàn chiến thuyền phăng phăng vượt sóng ra khơi.

Quách A, Trâu Xanh đứng trên chót cột cột buồm, theo dõi đoàn Thần ưng.Một lát, mờ mờ xa, đoàn chiến thuyền Hán dần dần xuất hiện. Quách A phất cờ báo hiệu. Công chúa Gia-Hưng cầm tù và rúc lên một hồi. Năm đoànchiến thuyền từ từ chậm lại, dàn hàng.

Đoàn chiến thuyền Hán vẫn hùng hổ đi tới. Đội hình của thủy quân Háncũng giống đội hình Lĩnh-Nam, có năm đoàn. Trước ba, sau hai. Mã Việnđứng đốc chiến trên soái thuyền trung ương. Cao Cảnh-Hùng bàn:

– Mã Viện bị thua nhiều trận, y cẩn thận hơn. Kìa trên các chiến thuyềnđều có phên tre, dắt rơm, tẩm bùn, vì sợ Nỏ thần. Trên sàn thuyền có mấy thùng đựng cỏ, sẵn sàng đốt lên chống Thần phong. Cứ sau mỗi phên chống Nỏ thần lại có một toán cung thủ phòng Thần ưng.

Trần Quốc mỉm cười:

– Mã đề phòng, tức là y đã bị ta dồn vào thế bị động rồi. Trận này Thầnưng, Thần phong không phải lực lượng chính như các trận trước.

Cao Cảnh-Hùng thở dài:

– Hôm nay chúng ta giết giặc sướng tay. Song có điều chúng có năm vạnthủy, chở bốn vạn bộ. Cộng chín vạn. Trong khi mình chỉ có năm vạn. Dùthắng chúng mình cũng mất một hai vạn. Chúng mất chín vạn này, sẽ cóchín vạn khác. Còn mình thì...

Trần Quốc bảo Cao Cảnh-Hùng:

– Sư huynh nhớ tìm cách bắn Mã Viện, làm cho y vướng vít, khó khăn ralệnh. Trong khi tôi cứ đổi thế trận hoài. Như vậy mới dễ lừa y.

Bỗng có Thần ưng hướng từ Long-biên bay lại. Quách A gọi xuống. Nàng lấy thư trong ống tre dưới chân, kêu lên:

– Tấu chương của Tể Tướng Phương-Dung.

Bà đệ trình lên Trưng Đế. Ngài cầm đọc qua. Mặt hiện lên nét vui mừng không tả được. Ngài nói với tướng sĩ:

– Bắc-bình vương đại thắng. Lưu Long tiến quân làm năm cánh. Cánh thứnhất đích thân y chỉ huy, dùng chiến thuyền tiến vào cửa Thần-phù, bịCông chúa Tử-Vân dùng hư binh lừa vào sông lạch nhỏ. Thuyền lớn mắc cạn, rồi dùng thuyền nhỏ tấn công. Phân nửa chiến thuyền Lưu Long bị đốtcháy ở cửa Thần-phù.

Ngài ngưng lại đọc tiếp:

– Cánh thứ nhì do Chinh-Tây đại tướng quân Chu Long đem quân đánh vàovùng cửa biển Đông-Triều, tiến về Long-biên, bị Đào Phương-Dung, LêNgọc-Trinh phục binh đánh tan. Chu Long lui về bờ biển Nam-hải. Đạo thứba do Chinh-Nam đại tướng quân Trịnh Sư, từ biển đổ vào vùng Lục-hải,tiến về Hoa-lư. Bị Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa lừa vào rừng, dùng hỏa công đốt.Quân Trịnh Sư còn phân nửa, vội rút về mặt Thiên-trường. Đạo thứ tư doUy viễn đại tướng quân Ngô Anh đổ bộ vào Thiên-trường. Bị HoàngThiều-Hoa, Lê Thị-Lan, Lê Anh-Tuấn đánh thua, phải rút ra biển. Đạo thứnăm do Vương Hùng tiến về Long-biên, bị Đào Hiển-Hiệu, Đào Quí-Minh đánh lui. Hiện Bắc-bình vương đang đuổi theo giặc. Tất cả quân của Lưu Longđóng ở Đông-Triều, dàn trận chống với Bắc-bình vương.

Đến đó ngài ngưng lại, vì chiến thuyền Hán đã đến gần.

Chiến thuyền Hán cho đốt cỏ, khói bốc lên nghi ngút. Quách A biết khó mà dùng thần phong. Nàng cầm cờ phất. Các dàn Nỏ thần loại lớn từ chiếnthuyền Lĩnh-Nam bắt đầu bắn sang chiến thuyền Hán. Loại Đại nỏ bắn những mũi tên to bằng bắp tay, tầm bắn rất xa. Song mỗi lần một dàn chỉ bắnđược có mười mũi. Cứ mỗi mũi tên trúng giữa chiến thuyền Hán, lại làmcho hơn chục binh tướng chết. Tác dụng của Đại-nỏ không nhiều. Song nólà mối đe dọa cho thủy quân Hán.

Chiến thuyền Mã Viện tiến gần đến chiến thuyền Lĩnh-Nam. Cao Cảnh-Hùngđưa mắt ra hiệu. Trâu Xanh rúc một hồi tù và. Đoàn Thần ưng lao vútxuống tấn công Mã Viện. Mã rút kiếm quay tít trên đầu đề phòng. Trốngtrận hai bên đánh vang trời. Cao Cảnh-Hùng chỉ đợi có thế. Chàng buôngtên, tên xé gió bay tới. Tiếng trống trận, tiếng ưng kêu, làm Mã Việnkhông nghe thấy tiếng tên rú. Khi y nghe thấy, thì tên đã đến nơi. Ynhanh mắt gạt được hai mũi. Tên, kiếm chạm nhau toé lửa, cánh tay y têchồn. Một mũi tên thứ ba hướng ngực y bay tới. Y kêu lớn lên:

– Mạng ta cùng rồi.

Một vệ sĩ đứng cạnh vội đưa mộc lên đỡ tên cho y. Mũi tên xuyên qua mộc, dư lực đâm vào miếng hộ tâm kính của Viện đến bộp một tiếng. Mặt Việntái mét. Trong khi đó Cao Cảnh-Hùng đã bắn đến loạt thứ nhì. Sáu vệ sĩcủa Viện đều bị trúng tên chết trên soái thuyền. Mã Viện đã quen với lối bắn tên của phái Hoa-lư. Y lui lại phía sau lá chắn. Hai bên, có hai vệ sĩ cầm mộc che cho y. Cao Cảnh-Hùng cầm tên chờ đợi, hễ thấy Mã Viện sơ hở là bắn.

Trần Quốc cầm cờ đỏ phất. Các chiến thuyền Lĩnh-Nam đồng loạt tiến lên.Hai bên giáp trận. Tướng sĩ không còn dùng cung tên nữa, mà dùng gươmđao. Đứng trên cột buồm Quách A bảo Trâu Xanh:

– Ê! Em cho Thần ưng xuống đi.

Trâu Xanh dạ một tiếng. Nó hú lên vang dội. Thần ưng lao xuống giữa trận chiến đôi bên. Chúng tấn công quân Hán.

Mã Viện thấy phía sau đội hình Lĩnh-Nam, cờ xí rợp trời, đích thân Hoàng Đế thúc trống. Y nổi giận truyền lệnh:

– Cho quân tiến lên. Bằng mọi giá, phải bắt được Hoàng Đế Lĩnh-Nam.

Y vừa truyền lệnh thì, nghe tiếng quân la hoảng. Y nhìn sang bên phải:Một lão tướng Lĩnh-Nam, râu tóc bạc như cước, mặc quần áo theo lối dânphu. Lão vừa phóng một chưởng, cây cột buồm soái thuyền cánh phải Hán bị gãy. Lão như thiên lôi, đi đến đâu, quân Hán bị đánh bay xuống hồ. MãViện kinh hãi hỏi:

– Lão kia là ai?

Quân sĩ đáp:

– Lão là sư phụ của Hoàng Đế Lĩnh-Nam tên Đỗ Năng-Tế.

Đỗ Năng-Tế oai phong lẫm liệt. Ông đi trước, mỗi chưởng đánh ra, hơnchục quân Hán nát thây. Phút chốc ông cướp được hơn hai mươi chiếnthuyền. Cánh phải của Mã Viện bắt đầu rối loạn. Song chiến thuyền này bị đánh cướp, một loạt chiến thuyền khác lên thay thế.

Đến lượt cánh trái quân Hán náo loạn. Mã Viện nhìn về phía đó: Một phụnữ mình hạc xương mai, tóc trắng như cước, đang tả xung, hữu đột vàotrận Hán. Nữ tướng đi đến đâu, quân Hán bị đánh dạt tới đó. Phút chốcgần mười chiến thuyền bị tràn ngập. Mã Viện vội truyền lệnh cho hậu độiđánh vào phía phải. Một tham tướng cho Mã biết:

– Vị nữ tướng tên Tạ Thị-Cẩn, sư mẫu của Trưng Trắc.

Mã Viện than:

– Lĩnh-Nam nhiều anh tài như vậy, không trách Thiên Tử đến mất ăn mấtngủ với chúng. Ta chỉ có thể dùng quân đông bao vây chúng mà thôi.

Mã Viện cầm cờ chỉ về phía Đỗ Năng-Tế, Tạ Thị-Cẩn. Một đội Đoạn đầu quân xung tới. Chúng dùng lá chắn, thương dài bao vây hai người. Hai ngườivung chưởng đánh bay được năm đội. Đến đội thứ sáu chúng chia làm hai.Một đội nằm xuống sàn thuyền, một đội đâm vào người. Hai lão tướng vọtngười lên cao. Lập tức từ phía sau, hai đội quân cầm ống thụt, thụt phấn trắng lên trời. Hai vị lão sư biết sự chẳng lành, vội nín thở, đá giómột cái, đáp xuống mặt hồ. Quân Hán hướng tên bắn theo. Hai vị dùng kiếm gạt đi, rồi lăn xuống nước.

Bỗng những tiếng tên rú lên xé gió. Cao Cảnh-Anh, Hùng, Kiệt cùng buôngtên bắn vào đội Đoạn đầu quân cứu hai lão sư. Chỉ một loạt tên, ba độiĐoạn đầu quân bị giết sạch.

Thình lình Ầm, ầm, ầm, ba quái vật từ đáy hồ vọt lên cạnh Mã Viện. Cả ba cùng dùng dao đâm y. Mã Viện kinh hoàng vọt người lên cao. Các vệ sĩxúm vào tấn công ba quái vật. Bấy giờ họ mới nhìn thấy rõ, đó là bangười. Chính thị Nguyễn Nhân, Nghĩa, Trí. Ba người thấy giết Mã Việnkhông thành. Mỗi người chụp cổ một tướng Hán, nhảy ùm xuống hồ, lặn mất.

Quân Hán kinh hoàng, la hoảng.

Thình lình phía hậu quân Hán, quân sĩ rối loạn. Vì hơn trăm quái vật từdưới nước vọt lên. Chém giết chớp nhoáng, làm hơn hai trăm người chết,rồi mỗi quái vật lại xớt một người nhảy xuống nước.

Trưng Hoàng-đế đứng trên nóc soái thuyền, nhìn đội Giao-long binh tunghoành. Ngài khoan khoái trong lòng, cầm dùi trống thúc liên hồi.

Đội Giao-long binh cứ thế tiếp tục. Khi phải, khi trái, lúc sau, lúctrước, từng người từ dưới nước vọt lên, xớt một tướng, quân Hán đemxuống đáy hồ mất tích.

Trong khi Đỗ Năng-Tế, Tạ Thị-Cẩn cứ như Thiên lôi, thình lình từ dướinước vọt lên. Chưởng phóng ra, hơn hai mươi người mất mạng. Quân Hánđông gấp đôi quân Việt, mà bị đội Giao-long binh làm cho lúng túng,không tiến lên được.

Đánh nhau đến xế trưa.

Trần Quốc cầm tù và hú lên một hồi dài. Các chiến thuyền lớn củaLĩnh-Nam từ từ lui lại. Chỉ có chiến thuyền bậc trung với nhỏ thamchiến. Mã Viện còn chưa rõ ý định của Lĩnh-Nam, thì đoàn chiến thuyềnnhỏ, trung cũng rút đi. Các tướng hỏi Mã Viện:

– Lĩnh-Nam rút lui. Chiến thuyền lớn rút một ngả, chiến thuyền nhỏ rút một ngả. Phải đuổi theo đội nào?

Mã Viện quyết định:

– Đuổi theo chiến thuyền của Trưng Trắc, quyết bắt Hoàng Đế Lĩnh-Nam.

Hạm đội Hán dương buồm đuổi theo. Trong khi đó soái thuyền của Trưng Đếvẫn chậm chạp, khi quẹo trái, khi quẹo phải, rồi dừng lại. Trưng Đế,cùng các tướng Lĩnh-Nam ngồi trên mặt chiến thuyền ăn tiệc, nghe nhạc.Tiếng nhã nhạc vang lừng mặt hồ. Mã Viện đuổi gần tới nơi. Y ngơ ngác:

– Không lẽ Trưng Trắc tự tử? Y thị chỉ có hai trăm chiến thuyền lớn, bất quá sáu ngàn quân. Trong khi ta có đến ba trăm chiến thuyền lớn hơn.Thế mà y thị bầy trò ngồi ăn tiệc, nghe nhạc. Có lẽ y thị muốn dùng nghi binh chăng? Xưa nay chỉ có thể là kế nghi binh trên cạn, chứ làm gì cónghi binh trên mặt nước?

Y thúc các chiến thuyền đuổi theo. Chỉ còn cách chiến thuyền Lĩnh-Namhơn dặm. Các chiến thuyền Hán đi vào vùng nước cạn, bùn lầy. Thuyềnkhông chạy được nữa.

Trước trận đánh hơn tháng. Công chúa Gia-Hưng Trần Quốc thân lấy thuyềnđi quan sát địa thế. Bà tìm thấy khu vực phía Nam hồ Lãng-bạc có một khu rất nông, bên dưới toàn bùn lầy. Chỉ thuyền nhỏ, thuyền trung đi được.Thuyền lớn đi vào là mắc cạn ngay. Bà chú ý tìm kỹ, thấy trong đám sìnhlầy đó, có những nguồn nước, thuyền lớn đi được. Bà mới nảy ra ý dùngkhu này làm bẫy. Bà cho chiến thuyền Lĩnh-Nam chạy vào. Cho nên cácthuyền trưởng Lĩnh-Nam biết tất rõ nguồn nước sâu trong vùng cạn, rồilái thuyền đi vào. Khi phải, khi trái, khi khuất khúc để dụ địch. Cònthuyền trưởng Hán không biết, cứ cho thuyền chạy theo. Khi đã vào giữakhúc sình lầy, thuyền mắc cạn, tiến không được, mà lui cũng không xong.

Mã Viện kinh hoàng. Nhưng y thấy các chiến thuyền lớn Lĩnh-Nam quẹophải, quẹo trái, bỏ chạy chứ không đánh trở lại y cũng yên tâm. Phútchốc các chiến thuyền lớn Lĩnh-Nam mất hút về phía Nam.

Mã Viện ra lệnh cho thủy thủ kéo buồm, định dùng sức gió, đưa thuyền rời khu đầm lầy, nhưng vô hiệu.

Được một lúc, từ các lùm cây rậm tạp, hàng hàng lớp lớp chiến thuyềntrung, nhỏ của Lĩnh-Nam từ đâu chèo ra. Trong thúc, quân reo. Trần Quốcđứng trên thuyền Lĩnh-Nam gọi sang:

– Mã Viện, ngươi trúng kế của ta rồi!

Quân Việt dùng cung tên, Nỏ thần bắn sang, Chiến thuyền Hán mắc cạn, quân sĩ hoảng hốt, họ chỉ còn biết dùng mộc che thân.

Từ bốn phía, Thần nỏ Âu-Lạc tam hùng, cùng Cao Cảnh-Khê, Cao Cảnh-Nhamđứng trên các chiến thuyền trung bắn sang. Mỗi lần buông tên, hàng chụcbinh tướng Hán tử thương.

Mã Viện truyền các chiến thuyền, cố gắng đẩy, chèo, kết lại với nhauthành một bè thực lớn, rồi cho quân sĩ đứng ở ven thuyền cầm mộc che,như một bức thành. Ý định của Mã là chờ hai đạo quân bộ đánh xuống phíaNam hồ thành công, sẽ đến cứu viện.

Trời dần dần về chiều, thấy quân Hán mệt mỏi, chết vì tên đã nhiều. Trưng Vương sang thuyền của Công chúa Gia-Hưng. Bà nói:

– Em sắp nướng chả Mã Viện chưa?

Công chúa Gia-Hưng cười:

– Chị chờ một chút.

Bà cầm cờ trắng phất lên. Cao Cảnh-Sơn cầm bốn mũi tên quấn vải, nhúngvào dầu, tẩm lửa. Ông hướng thuyền Mã Viện bắn tới. Bốn mũi tên của ôngcó nhiệm vụ chỉ điểm mục tiêu. Lập tức các chiến thuyền Lĩnh-Nam choThần nỏ hướng bốn mục tiêu bắn Đại Nỏ sang. Mũi tên to bằng cổ tay. Mỗimũi tên mang một bó cỏ tẩm dầu rất lớn. Tên bay chậm. Khi các Đại Nỏ sắp tới thuyền Hán thì Cao Cảnh-Sơn, Cao Cảnh-Khê, Cao Cảnh-Nham, Thần-tiễn Âu Lạc tam hùng cùng châm lửa vào tên bắn theo. Tên nhỏ tẩm dầu, châmlửa đi sau... đuổi kịp các mũi tên lớn chở cỏ. Tên nhỏ ghim vào cỏ. Mũitên lớn biến thành một khối lửa, rơi xuống thuyền Hán. Tuyệt ở chỗ, họchỉ có sáu người, bắn một loạt, mỗi người buông tám mũi tên, vào tám mục tiêu khác nhau, khiến cho bốn mươi tám khối lửa rơi xuống.

Mã Viện kinh hoàng, hô quân chữa lửa, Thần ưng từ trên trời đánh xuống. Nỏ liên châu bắn sang.

Đại Nỏ tiếp tục bắn các mũi tên lớn chở cỏ, anh hùng phái Hoa-lư bắntên, châm lửa. Phút chốc các chiến thuyền Hán biến một thành biển lửa.

Giữa lúc đó, một trận gió lớn thổi đến, lửa theo gió bốc lên ngùn ngụt.Quân Hán ôm nhau chết cháy trên chiến thuyền. Phần còn lại, kinh sợ,nhảy xuống hồ, bị tên Lĩnh-Nam bắn chết.

Đỗ Năng-Tế đứng cạnh Trưng Đế than:

– Vì sự nghiệp Lĩnh-Nam. Hôm nay Công chúa Gia-Hưng đốt cháy, bắn chếtnăm vạn thủy quân, bốn vạn bộ binh Hán. Oán khí đầy trời. Thực đángthương cho họ. Người Hán có kẻ tốt người xấu. Chỉ vì Quang-Vũ tham vọng, đẩy họ vào chỗ chết.

Công chúa Gia-Hưng kính cẩn nói:

– Đức Thượng Đế hiếu sinh, tất hiểu rằng, Lĩnh-Nam ít người. Cháu khôngdùng hỏa công không xong. Nhược bằng chính diện giao chiến, Hán chếtchín vạn, Lĩnh-Nam cũng phải chết bốn vạn.

Bỗng bà quăng cây cờ xuống sàn thuyền than:

– Than ơi! Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.

Trưng Đế cùng các anh hùng nhìn về phía tay bà chỉ: Thì ra gió thổi lửabốc dậy đốt quân Hán. Gió cũng thổi vào cánh buồm soái thuyền Mã Viện,khiến soái thuyền, cùng một số chiến thuyền thoát khỏi vùng lầy lội.Chúng rời xa biển lửa.

Đỗ Năng-Tế, Tạ Thị-Cẩn nhảy sang chiến thuyền nhỏ Lĩnh-Nam. Hai ông bàthúc thủy thủ chèo đuổi theo. Đuổi đến giữa hồ, thì từ phía Bắc, hơntrăm chiến thuyền lớn Hán đến cứu viện. Quân Lĩnh-Nam ít. Hai ông bàphải lui trở về. Đô-đốc Lĩnh-Nam, Công chúa Gia-Hưng Trần Quốc truyềnlệnh thu binh. Hạm đội Lĩnh-Nam kéo về phía Nam hồ.

Trưng Hoàng Đế, Trưng Vương, Công chúa Gia-Hưng, từ soái thuyền đixuống. Binh tướng Lĩnh-Nam hô lớn Lĩnh-Nam vạn tuế" vang dội. Điểm lạitrận đánh, Lĩnh-Nam mất gần một vạn người. Tướng soái vô sự. Bên Hán,trọn chín vạn quân bị đốt cháy trên hồ.

GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ.

Trận đánh Lãng-bạc (sau gọi là Hồ Tây) xảy ra ngày 1 tháng giêng năm Quí Mão (43 sau Tây Lịch), nhằm niên hiệu Trưng Đế thứ ba. Bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười tám. Hiện nay tại tỉnh Hà-bắc, xãĐa-mai, Chản, Thọ-xương gần thị xã Bắc-giang, Ngăm-mặc huyện Gia-lương,và rất nhiêầu nơi thuộc Quế-Võ, Yên-Dũng, Thuận-Thành còn nhiều bãi sông tên là Bãi xác Hán hoặc Mả giặc Mã Viện. Đó là mồ chôn xác năm vạn quân thủy, bốn vạn quân bộ Hán, sau trận Lãng-bạc.

Bản Ngọc-phổ tại đền thờ Giao-Long tiên nữ vùng cửa biển Hổ-Môn, thuộc tỉnh Quảng-đông ghi như sau:

Niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười tám, tiết Đông-chí. Phục-ba tướng quân MãViện đem ba mươi vạn quân đánh nhau với Vua Bà. Giao-long Tiên nữ cầmquân ngăn đón ở hồ Lãng-bạc. Mã Viện đấu phép với Giao-long tiên nữ bịthua. Lửa đốt cháy hết râu tóc. Mười vạn quân bị lửa Tam Muội củaGiao-long tiên nữ đốt cháy thành than. Chiến thuyền, xác chết trôi lềnhbềnh, lấp kín cả mặt hồ. Oán khí bốc lên tới trời.

Dù đây là truyện hoang đường, song cũng chứng minh trận Lãng-bạc kinhhoàng như thế nào? Từ huyền thoại đó, đến những địa danh Bãi xác Hán, Mả giặc Mã Viện hàng trăm gò đống khác nhau. Cho thấy trận đánh kinh hồntáng đởm. Các sử gia Việt-Nam không nghiên cứu kỹ, chép sơ lược rằng Hai bà đánh trận Lãng-bạc bị thua rút về Cẩm-khê. Thực là vô lương tâm.

Trưng Hoàng-đế lên bờ, vừa lúc đó có tin báo: Trận đánh phía TâyLãng-bạc diễn ra khủng khiếp. Đặng Thi-Kế tử trận. Nguyễn Thành-Công bịthương. Bên Hán Mã Huống bị giết, Phùng Đức bị thương. Quân Hán bị tiêudiệt trọn bảy vạn, quân Việt chỉ mất hai vạn. Lê Đạo-Sinh thình lìnhxuất hiện với mấy chục dàn Nỏ thần. Khiến quân Việt bị thua.

Đỗ Năng-Tế động lòng môn hộ. Ông nói với Trưng Đế:

– Hoàng Thượng cho phép chúng tôi trợ chiến với Thành-Công.

Đặng Thi-Kế là cha đẻ ra Đặng Thi-Sách. Nguyễn Thành-Công là sư thúcTrưng Đế. Hai vị tuy địa vị, võ công cao. Song tinh thần võ đạo rất cao. Hai ông không hề ỷ địa vị lớn như thường tình. Trái lại, hai ông luôntỏ ra tuân phục Hoàng Đế, để nêu gương. Bất cứ việc gì khó khăn, hai ông đều tình nguyện đi đầu.

Trưng Đế chỉ dụ:

– Sư phụ, sư mẫu đi cứu sư thúc. Đệ tử không dám cản. Song hiện Bắc-bình vương phá tan hai mươi vạn quân Lưu Long. Chu sư thúc phá tan quân SầmAnh, giết Ma Anh. Gia-Hưng đánh tan thủy quân Mã Viện. Sư phụ lên, tấtquân Phùng Đức tan. Xin sư phụ, sư mẫu trở về ngay, cùng với đệ tử giữMê-linh.

Đỗ Năng-Tế cùng Tạ Thị-Cẩn vọt mình lên ngựa. Hai ông bà hướng phía Tây Lãng-bạc phi như bay.

...

Nguyễn Thành-Công, Đặng Thi-Kế đều là sư huynh Trần Năng, Hùng Bảo. Haiông được lệnh dẫn đạo binh Nhật-nam của Hùng Bảo, với Quân đoàn baTây-vu, chặn đánh đạo quân Hán do Phùng Đức, Mã Huống chỉ huy. PhíaLĩnh-Nam chỉ khoảng hơn năm vạn người. Trong khi đạo quân của Mã Huốngtới tám vạn.

Nguyễn Thành-Công bàn:

– Quân Hán tinh nhuệ như quân Việt. Chúng lại được Quang-Vũ hứa cho tấtcả những gì cướp được. Trong khi chúng đông gấp đôi chúng ta. Vậy bâygiờ phải đánh thế nào?

Hùng Bảo nói:

– Quân Hán bị trúng kế Lĩnh-Nam quá nhiều. Bây giờ dùng kế gì chúng cũng biết hết. Hơn nữa Mã Huống dùng binh rất giỏi. Chúng ta đã biết chỉ dụcủa Quang-Vũ, bắt chúng tiến binh gấp. Vì vậy chúng ta chỉ nên lập đồnchặn đường, lợi dụng địa thế, một người thủ, mười người khó đánh.

Trần Năng đồng ý:

– Từ Lãng-bạc tới Nam qua phía Tây hồ, có đồi Yên-sơn, rừng Yên-lãng.Chúng ta lập ra hai đồn. Một đồn trên đồi. Một đồn ven rừng, làm thế ỷdốc. Chúng ta giao chiến một trận, rồi rút vào đồn. Mã Huống ắt đem quân bao vây. Chúng ta đợi đêm đến, dùng lực lượng Tây-vu cướp trại chúng.

Nguyễn Thành-Công đồng ý. Ông nói:

– Các chúa tướng Tây-vu cần phải cẩn thận, chớ có lại gần Phùng Đức. Võ công y cao thâm không biết đâu mà lường.

Ông hỏi Sún Lùn:

– Đào Tam-Gia, với đạo quân tám vạn người. Tất chúng mang theo nhiềulương thảo. Nếu cướp trại, đốt hết lương. Cháu cần bao nhiêu binh?

Sún Lùn lắc đầu:

– Nếu chiếm đồn, bắt quân, thì cần binh tướng. Còn đốt trại, giết giặc, chỉ cần một sư Thần hầu cũng đủ.

Nguyễn Thành-Công hài lòng. Ông ra lệnh:

– Đào Tam-Gia dẫn sư Thần hầu, Thần ngao, Thần hổ, ẩn ở rừng Yên-lâm.Đợi cho Mã Huống, Phùng Đức đi qua, rồi lập tức kéo ra phục trên đường,bắt giết tất cả bọn Tế tác, bọn Lưu tinh đưa tin, cùng chặn đánh quântiếp viện. Cháu nhớ: Chúng ta giao chiến phía trước. Nếu cháu để Hántiếp viện cho Mã Huống đánh phía sau, tất chúng ta lâm nguy.

Sún Lùn khảng khái:

– Sư bá yên tâm. Trước đây sư bá Nguyễn Tam-Trinh đã cản hai đạo quânHán trên hồ Quân-sơn, để sư tỷ Thiều-Hoa đại phá thủy quân Hán trên hồĐộng-đình. Sư bá Tam-Trinh thà chịu chết, chứ không lui. Bây giờ cháucũng xin hứa đầu Sún Lùn có thể rơi, chứ chân không lùi một bước.

Nguyễn Thành-Công nói với Đặng Thi-Kế:

– Sư huynh với sư muội Trần Năng lĩnh hai vạn quân, cùng sư Thần-long,Thần tượng lập đồn ở rừng Yên-lãng cản giặc. Nếu thấy lửa đốt lên trongtrại Hán, là lúc Đào Tam-Gia đốt lương. Xin mở cửa trại, đánh ra.

Ông nói với Hùng Bảo:

– Sư đệ với ta dùng sư Thần-báo, lập đồn trên đồi Yên-sơn, chống vớigiặc. Chúng ta chỉ có hai vạn quân. Nếu Hán tập trung quân đánhYên-lãng, ta đổ quân đánh vào sau lưng giặc. Ngược lại giặc vây Yên-sơn, thì Đặng sư huynh đổ quân ra cứu viện.

Trước kia Đặng Thi-Kế làm chưởng môn phái Tản-viên. Võ công của ông chỉthua có Trần Đại-Sinh, Lê Đạo-Sinh. Gần đây vì Trần Năng được Khất đạiphu rồi Đào Kỳ, Tăng-Giả Nan-Đà liên tiếp truyền thụ võ công. Vì vậy võcông Trần Năng cao hơn ông một bậc. Tuy vậy dư oai ngày cũ vẫn còn. Trần Năng tuyệt đối kính trọng người sư huynh. Song bản tính vui vẻ hồnnhiên. Đến sư phụ, bà còn dám đùa. Vì vậy bà đùa với Đặng Thi-Kế:

– Sư huynh Nguyễn Thành-Công sai sư huynh với em trấn thủ rừng Yên-lãng. Vậy ai sẽ làm chúa tướng?

Đặng Thi-Kế cười:

– Ta già rồi! Ta là sư huynh. Ta làm chúa tướng.

Trần Năng không chịu:

– Nếu nói già làm chúa tướng. Vậy sao để tiểu sư thúc Đào Kỳ làm Đại tư-mã, mà không để người khác? Để em làm chúa tướng.

Trần Năng ít gần Đặng Thi-Kế, bà tưởng sư huynh sẽ cãi. Không ngờ ông chỉ cười:

– Sư muội muốn làm chúa tướng thì làm. Ta chỉ cần làm một tên quân cũng đủ. Thôi, ta nghe lệnh sư muội.

Trần Năng chưng hửng:

– Tuyệt! Võ đạo sư huynh cao như vậy, xứng đáng làm chưởng môn. thôi em tuân lệnh sư huynh.

Hai người cho quân lập đồn trong một ngày thì xong. Trần Năng hỏi Sư trưởng Thần-tượng Lê Hằng-Nghị:

– Sư đệ! Ta nghe nói Quân đoàn ba Tây-vu trước đây đã dự trận Nam-hải,chiến thắng lẫy lừng, kinh nghiệm nhiều. Sư đệ nghĩ xem, dùng Thần-tượng tấn công tốt hay thủ tốt hơn?

– Tấn công tốt hơn. Tượng xung vào trận, khiến địch kinh hoàng. Còn thủ thì dùng Thần-long hay hơn.

Đặng Thi-Kế gật đầu:

– Vậy thế này: Chúng ta dàn quân đón Mã Huống. Giao chiến một trận, tarút chạy vào đồn. Mã Huống ắt đuổi theo, chúng ta dùng Thần-long phụctrong rừng đớp chúng. Ít nhất cũng hơn vạn quân chết vị nọc rắn.

Đồn vừa lập xong, thám mã báo: Quân Hán từ xa phi tới, bụi bốc lên mịtmờ. Toán tiền đạo thấy quân Lĩnh-Nam dàn trận, thì dừng lại. Viên tướngđi đầu chính là Phùng Đức. Y nhận được mặt Trần Năng. Phùng Đức cho quân dàn trận. Chốc lát quân bộ do Mã Huống thống lĩnh đã tới. Mã Huống cũng cho dàn trận. Y cùng Phùng Đức thủng thẳng tiến trước. Trần Năngnghiêng mình thi lễ:

– Mã tướng quân, Phùng lão sư! Các vị vẫn mạnh khỏe chứ? Các vị đem quân đi đâu đấy?

Mã Huống đáp lễ:

– Tiểu tướng kính chào Y-tiên. Tiểu tướng tuân chỉ đem quân bình địnhđất Giao-chỉ. Y-tiên đã có công trị bệnh cho Thiên-tử, nhận sắc phongcủa Thiên-triều, cũng nên tránh đường cho tiểu tướng đi.

Trần Năng cười:

– Tôi là Y-tiên của triều Hán, song là đại tướng Lĩnh-Nam. NgườiLĩnh-Nam chúng tôi, chỉ biết bảo vệ đất nước, chứ không biết đến chứctước của triều Hán. Mã tướng quân hẳn không quên hai trận đánh hồĐộng-đình. Trận thứ nhất Lưu Long với Mã Viện bị Phật-Nguyệt giết bamươi vạn quân. Trận thứ nhì sư nương của tôi là Thiều-Hoa, chôn mười lăm vạn quân Hán trên sông Trường-giang. Người lại dùng phục binh năm nơi,cuối cùng đánh trận Hành-sơn, khiến mười vạn quân Hán phơi thây. Tôi vốn quen thân với lão sư, cùng Mã tướng quân, nên khuyên các vị mau rút vềBắc.

Bà nói với Phùng Đức:

– Phùng lão sư! Trận Trường-giang, Thần-ưng làm lão sư mất một mắt, mặtđầy thẹo. Không lẽ như vậy không đủ cho lão sư tỉnh ngộ ư?

Phùng Đức nổi lôi đình. Y không tự chủ được, vọt người lên cao, phóng chưởng hướng Trần Năng tấn công.

Phạm Thị-Hồng Sư trưởng Thần-long. Từ sau trận Nam-hải, được phongThục-Côn Công-chúa. Nàng đứng lược trận sau Trần Năng. Thấy chưởng củaPhùng Đức mạnh quá. Nàng huýt sáo. Hơn mười nữ tướng thuộc sư Thần-longđứng sau cùng vung tay, mười con trăn vọt lên trời. Phùng Đức đang lơlửng trên không. Y thấy trăn hướng mình, thì kinh hoàng, vội quay tròntay một cái, đẩy trăn ra xa. Y lộn một vòng trên không, đáp xuống đất.

Công chúa Thục-Côn vẫy tay nữa, một loạt trăn, rắn hướng y bay tới. Ykinh hoàng nhảy lùi về trận. Vừa lúc đó, con ngựa của y hí lên một tiếng thảm thiết, ngã vật xuống dãy đành đạch.

Y chạy lại xem, thì hỡi ôi, hai con trăn quấn cổ ngựa, đớp mất hai mắtngựa. Hơn mười con khác quấn khắp bốn chân ngựa. Ngựa đau quá, không dậy được.

Phùng Đức rút kiếm, định chém trăn. Một tiếng còi rúc lên. Toàn bộ hơn hai mươi con trăn phóng mình về trận Lĩnh-Nam.

Phùng Đức lùi lại, lấy ngựa của vệ sĩ, nhảy lên. Y hỏi Trần Năng:

– Ta nghe võ công Lĩnh-Nam kinh người. Thì ra chỉ biết dùng rắn rết hại người, chứ thực sự chẳng có gì.

Trần Năng chắp tay, nghiêng mình:

– Thưa lão sư, Trung-nguyên dân đông gấp hai mươi lần Lĩnh-Nam. Nước tôi mới phục hồi, phải lo chống đỡ với Trung-nguyên liên miên. Vì vậy chúng tôi phải dùng thú vật thay người. Lão sư vì Trung-nguyên, tôi vìLĩnh-Nam. Dù thịt nát xương tan, tôi cũng không từ nan.

Phùng Đức phóng chưởng tấn công. Trần Năng vận Lĩnh-nam chỉ điểm vàogiữa chưởng của y. Bộp, ngón tay Trần Năng ê ẩm. Còn tay Phùng Đức nhưbị con dao đâm vào. Y phát chưởng thứ nhì. Trần Năng vận Thiền-công,buông lỏng chân khí, xử dụng Phục-ngưu thần chưởng.

Đấu được trên hai trăm hiệp, Phùng Đức vẫn không thắng được Trần Năng. Mã Huống đứng ngoài lược trận. Y kinh hãi:

– Bọn Lĩnh-Nam thực lợi hại. Hồi đánh trận Xuyên-khẩu, võ công con nhỏnày thua ta xa. Không ngờ mấy năm qua, công lực y thị đã đến trình độnày. Ta e Sầm Bành, Phùng Dị có sống lại cũng thua. Song Trần Năng chỉcó hai vạn quân, trong khi ta tới bảy vạn người. Ta há sợ sao?

Y cầm roi chỉ một cái. Quân Hán hàng hàng lớp lớp xông vào trận. ĐặngThi-Kế đánh ba tiếng trống. Trận Lĩnh-Nam mở ra, Lê Hằng-Nghị đứng trênbành voi chỉ huy. Hơn hai trăm thớt voi chia thành mười đội tiến lên.Cạnh các thớt voi, có các dàn Nỏ thần. Nỏ thần bắn từng loạt. Quân Hánđem lá chắn ra đỡ. Chúng núp sau lá chắn bắn vào voi. Gần mười thớt voibị thương. Song voi đã lẫn vào trận Hán.

Đánh nhau một lúc, Đặng Thi-Kế nổ ba tiếng pháo. Quân Lĩnh-Nam lui vàorừng. Phùng Đức phất cờ, xua quân đuổi theo. Đuổi được một quãng, khôngthấy bóng dáng quân Lĩnh-Nam đâu, rừng rậm âm u, tiếng quạ kêu, tiếngchim Bắt cô trói cột thảm thiết.

Mã Huống nói với Phùng Đức:

– Phía trước kia là đồn Lĩnh-Nam. Ắt Trần Năng chạy vào đó. Chúng ta chiếm đồn.

Phùng Đức xua quân vây đồn. Quân Lĩnh-Nam từ trong đồn dùng Nỏ-thần loại lớn bắn ra. Cứ mỗi phát, một tướng Hán bị ngã ngựa. Mã Huống đốc quânxung vào, dùng lá chắn chống Nỏ thần.

Bỗng quân Hán la hoảng, vì từ đâu đó, một đoàn voi xuất hiện, đánh vàohậu quân. Người đi đầu là Đặng Thi-Kế, cạnh đó một tướng trẻ tuổi khoảng mười chín, hai mươi. Huống đã gặp trong trận đánh Nam-hải, chính là LêHằng-Nghị, Sư trưởng Thần-tượng.

Trần Năng đứng trong đồn, thấy quân Hán rối loạn. Bà cho mở cổng đồn,xuất quân đuổi theo. Mã Huống, Phùng Đức cho quân lùi lại, dựa lưng vàobờ hồ lập trận. Y kêu lớn:

– Phía trước là giặc! Phía sau là hồ. Phải tử chiến.

Trong khi đó Mã Huống cầm mũi tên tẩm dầu, châm lửa bắn lên trời. TrầnNăng quen với lối điều quân của tướng Hán. Bà biết đó là tín hiệu gọiquân tiếp viện tới.

Phút chốc đội Thiết kị Hán từ phía sau xuất hiện, bao vây hậu quân Lĩnh-Nam. Trần Năng bảo Phạm Thị-Hồng:

– Dùng Thần-long khẩn cấp.

Phạm Thị-Hồng cầm tù và rúc lên. Các Thần-long nữ tướng cầm tiêu để lênmiệng thổi. Tiếng tiêu tỉ tê nỉ non. Đoàn Thần-long từ trên các cây caovọt xuống tấn công vào đội kị mã. Lạ lùng thay, khi các Thần-long phóngvào người kị mã rồi, không cắn như thường lệ, mà trái lại trườn xuốngđất, lẫn vào cỏ. Những con trăn lớn, thì quấn chặt trên cành cây, chuiđầu vào lùm lá. Phạm Thị-Hồng cầm tù và thổi, các Nữ tướng Thần-longthúc thế nào, cũng không nhúc nhích.

Mã Huống cười khanh khách:

– Trần Năng! Ngươi quen thói cứ dùng rắn hại người. Chúng ta đã cho cáctướng sĩ thoa rượu với Hùng-hoàng. Trăn, rắn ngửi mùi Hùng-hoàng, hếtcựa quậy ngay.

Lê Hằng-Nghị biết tình thế nguy hiểm. Chàng cầm tù và rúc lên. Đoàn voi xung vào trận Hán cản hậu. Chàng nói với Trần Năng:

– Sư tỷ cho rút quân vào đồn mau.

Quân Việt đã vào đồn.

Quân Hán lại bao vây, tấn công.

Đặng Thi-Kế nói:

– Thần-long bị Hùng-hoàng, không dùng được nữa. Nỏ thần bị các tấm phênche. Thần tượng bị các đội tiễn thủ làm bị thương khá nhiều. Bây giờ chỉ còn nước tử chiến.

Quân Hán hàng hàng lớp lớp tấn công vào đồn. Trong đồn dùng Thần nỏ bắnra. Quân Hán ngã lớp này thì lớp khác xung vào. Trận chiến kéo dài hơnhai giờ. Xác quân Hán nằm la liệt ngoài hàng rào.

Bỗng quân Hán ngưng tấn công. Chúng kéo các xác người, ngựa chết, xếp thành mấy đống lớn. Lê Hằng-Nghị bàn:

– Chúng ta có hai vạn người. Chết gần năm ngàn. Trong khi quân Hán tớichín vạn. Chúng chết hơn hai vạn. Người tuy không hèn, xong chúng takhông đủ tên bắn. Khi hết tên thì nguy. Chi bằng bỏ đồn rút lên Yên-sơn. Em xin đi đoạn hậu.

Bỗng đâu tiếng quân reo, tiếng ngựa hí rung động rừng núi. Hậu quân Hánnáo loạn. Một đoàn kị mã Lĩnh-Nam xuất hiện. Bên trái Nguyễn Thành-Công, bên phải Hùng Bảo. Phía trước đoàn Beo gầm gừ.

Trần Năng lại sai mở cổng đồn, xua quân đánh ra. Quân Hán lui trở lại.Mã Huống chỉ huy một đạo chống với Nguyễn Thành-Công. Phùng Đức chỉ huymột đạo chống với Trần Năng. Tới lúc này Trần Năng mới thấy đám quân Hán sang đánh Lĩnh-Nam gồm toàn quân thiện chiến, kỷ luật. Từ sáng đến giờ, nào giao chiến, nào bao vây đồn hai lần. Bây giớ bị đánh hai mặt, mà từ tướng cho tới quân vẫn bình tĩnh đối phó.

Phùng Đức không nói, không rằng tấn công Trần Năng. Đặng Thi-Kế đốc quân tấn công. Võ công của ông rất cao cường. Ông đi đến đâu, các tướng Hánngã tới đó.

Phía trước, Nguyễn Thành-Công đấu với Mã Huống. Qua mười hiệp, ông thấyvõ công của Mã không kém gì bọn Phong-châu song quái. Đến hiệp thứ haimươi, Mã Huống chỉ còn thở dốc. Y cứ phải lùi dần.

Quân Việt chỉ có năm vạn. Song nhờ có Thần báo, Thần tượng trợ chiến,khiến quân Hán bắt đầu dao động. Khi trời xế chiều, quân Hán bị đánh bật tới bờ hồ. Mã Huống cầm đao cản hậu, cho quân lùi lại. Y chỉ còn chốngđỡ. Nguyễn Thành-Công hô lớn:

– Mã tướng quân! Đầu hàng đi thôi. Ta thấy người tài kiêm văn võ, mà giết đi thực uổng.

Nói rồi ông thu kiếm về. Mã Huống lưỡng lự một lát. Y nói lớn:

– Nguyễn tướng quân! Đa tạ tướng quân tương tình. Các anh hùng Lĩnh-Nambiết vì Trưng Đế mà tuẫn tiết. Mã Huống này quyết không để nhục sứ mệnhquân vương giao phó. Xin chiến đấu tới chết.

Y cầm đao xung vào trận. Gặp Hùng Bảo, chỉ ba chiêu Hùng Bảo chém y đứt làm hai khúc.

Về phía Phùng Đức. Y bắt đầu dồn Trần Năng lui lại. Thình lình y vọtngười lên cao, nhảy lùi về trận. Từ phía sau một đội quân tiến lên. Tấtcả năm mươi người cùng bắn vào người bà. Trần Năng tỉnh ngộ:

– Trước đây Chu Đỗ-Lý, Chu Chiêu-Trung đã báo cho biết Lê Đạo-Sinh luyện cho Hán mấy ngàn đội Đoạn đầu quân. Khi lâm chiến chúng dùng cung tênbắn vào tướng. Các tướng vọt người lên cao, sẽ bị chúng thụt một thứphấn độc. Khi hít phải phấn độc, lập tức người bải hoải. Đội cung thủ sẽ bắn theo. Trăm người như một, khó thoát khỏi.

Trần Năng kêu lên:

– Nguy quá!

Bà cầm kiếm quay tít một vòng gạt tên. Đội cung thủ bắn loạt thứ nhì.Đặng Thi-Kế thấy sư muội lâm nguy. Ông xung vào trận. Kiếm vung lên, hơn mười cung thủ chết. Trần Năng cũng giết hơn mười tên.

Không ngờ đội này vừa bị vỡ. Đội khác xung đến. Trần Năng, Đặng Thi-Kếvung chưởng đánh bay chúng ra xa. Lê Hằng-Nghị xua voi vào cứu chúatướng. Trận chiến đôi bên càng về chiều càng ác liệt.

Phùng Đức thấy Mã Huống chết. Y cố phá vòng vây, đánh thục mạng rút về phương Bắc.

Nguyễn Thành-Công tập trung quân lại. Ông hỏi Trần Năng:

– Sư muội! Em kinh nghiệm chiến đấu với Hán. Ý kiến em thế nào?

Trần Năng bàn:

– Tuy Mã Huống chết! Quân Hán có chín vạn, dù chết mất bốn, nhưng binhlực vẫn còn. Chúng ta có năm vạn, chết gần vạn, mà không có bổ xung. Vậy hãy rút quân về đồn nghỉ qua đêm. Đợi Sún Lùn cướp trại Hán, lòng quângiặc rối loạn, bấy chúng ta cùng đổ ra đánh.

Đặng Thi-Kế không đồng ý:

– Đêm nay tất Phùng Đức chuẩn bị cẩn thận. Cướp trại rất khó thành công.

Trần Năng trầm tư, chưa biết tính sao, thì có tin Thần ưng báo: Trên mặt hồ Lãng-bạc. Công chúa Gia-Hưng Trần Quốc đã lừa cho Mã Viện vào vùngsình lầy. Chiến thuyền mắc cạn. Còn đạo quân của Chu Tái-Kênh, giaochiến với Mã Anh, Sầm Anh chưa phân thắng bại. Minh-Giang bị tử thương.Phía Hán, Mã Anh bị Chu Tái-Kênh giết chết. Hai bên tạm hưu chiến... ăncơm. Sáu đạo quân của Lưu Long bị Bắc-bình vương đánh tan.

Bỗng có Thần ưng từ rừng Yên-lãng mang thư lại. Nguyễn Thành-Công mở thư ra coi. Ông gật đầu:

– Đào Tam-Gia tính như vậy thực phải.

Ông nói với Trần Năng:

– Sún Lùn gửi thư cho biết: Đã bầy chướng ngại vật, dàn đội Thần hổ cảnđường tiếp viện của Mã Dư. Đêm nay sẽ dùng đội Ngao, Hầu quấy rối, làmcho quân Phùng Đức không yên, sáng mai chúng ta dễ tiêu diệt y, chứkhông cướp trại như đã định. Sún Lùn định rằng: Canh một đội Thần tượng. Canh hai đội Thần báo. Canh ba đội Thần hầu. Canh bốn đội Thần ngao.Canh năm, chúng ta cùng xua quân tấn công.

Nguyễn Thành-Công cho lệnh quân sĩ hai đạo lui về đồn nghỉ ngơi. Chỉ cho đội Báo, Tượng, chuẩn bị thi hành kế hoạch của Sún Lùn.

Quân Hán lui lại bãi đất trống lập trại, nấu ăn. Phùng Đức bồi hồi không yên. Vì y đã gửi đến năm đội Tế tác báo tin cho Mã Dư để xin tiếp việnmà không thấy hồi đáp. Y sợ Lĩnh-Nam cướp trại, nên truyền cho quân sĩđể nguyên giáp trụ mà ngủ. Vừa hết canh một, quân sĩ bắt đầu tắt đèn,thì tiếng trống thúc liên hồi, tiếng voi rống kên inh ỏi. Y vọt ngườidậy, đốc quân sĩ giữ trại. Y nhìn ra ngoài, thấy đội voi gần hai trămcon, do hơn ba mươi thiếu niên điều khiển. Trong đó có sư trưởng LêHằng-Nghị, y đã gặp trong trận Nam-hải. Đoàn voi xung vào tới tầm tên.Phùng Đức ra lệnh buông tên, thì nhanh như chớp đoàn voi lùi lại. Chúngrống lên, rồi đi vòng theo phía ngoài trại. Đoàn voi cứ đi như vậy hếtmột vòng. Lê Hằng-Nghị phất cờ cầm loa gọi lớn:

– Phùng Đức! Ta định móc nốt một mắt của mi, để trả thù cho các tướngLĩnh-Nam trên hồ Động-đình. Song đêm đã khuya. Ta để ngày mai.

Đội voi biến mất trong đêm tối. Phùng Đức cho quân tắt đèn đi nghỉ.

Quân sĩ vừa thiu thiu ngủ, thì có tiếng gầm gừ, quân sĩ náo loạn. Vì một đoàn beo đã nhập doanh trại. Chúng xông vào cắn quân sĩ, vồ ngựa. Phùng Đức phải khó nhọc lắm mới giữ vững trận khỏi vỡ. Đèn đuốc thắp lên, thì đoàn Beo đã rút ra ngoài trại. Y nhìn ra thấy Phan Tương-Liệt đang cỡitrên lưng con Bò tót. Nhớ lại trận Nam-hải, y nghiến răng thề:

– Ta nguyện phải bắt tên ôn con kia, xé ra từng mảnh cho hả giận.

Y cho quân sĩ đi ngủ. Quân sĩ mệt mỏi, đặt mình xuống là ngủ liền.

Một lát sau, lửa bốc dậy ở khu chứa lương thảo. Tiếng quân sĩ kêu la inh ỏi. Phùng Đức choàng dậy, chỉ còn kịp thấy một đoàn khỉ đã truyền cáccành cây ra khỏi trại. Một thiếu niên cũng đang đu như khỉ ở trên cây,tay cầm tù và thổi tu tu. Y nhận ra đó là Phan Cung sư trưởng Thần hầu,mà y đã thấy trong trận Nam-hải.

Quân Hán chữa cháy xong. Tắt đèn đi ngủ.

Vừa thiu thiu được một giấc. Quân Hán lại giật mình thức dậy, vì hàngloạt tiếng chó sói tru lên dài thê lương trong đêm tối. Tiếng sói trumỗi lúc một gần, phút chốc tới sát hàng rào. Phùng Đức đốc thúc quân sĩphòng vệ. Song đoàn chó sói chỉ tru tréo, chứ không tấn công.

Trời tảng sáng. Phùng Đức nhìn ra ngoài trại, chỉ thấy khoảng ba trăm con chó sói với Trần Thiêm-Bình. Trần Thiêm-Bình gọi:

– Phùng Đức! Có giỏi ra đây chơi với ta.

Bị đẩy vào thế bị động. Phùng Đức không dằn được cơn giận. Y truyền quân sĩ mở cửa trại tấn công. Trần Thiêm-Bình hú lên một tiếng chạy trước,đoàn chó sói chạy theo sau. Phùng Đức dẫn đầu đoàn Thiết kị truy kích.Đến ven rừng, Trần Thiêm-Bình ngưng lại, dàn trận. Một tiếng pháo lệnhnổ. Trong rừng tràn ra, nào voi, nào beo, nào khỉ họp với chó sói, dànthành bốn trận. Đào Tam-Gia, tức Sún Lùn cỡi voi đứng trước. Bên cạnhPhan Tương-Liệt cỡi Bò tót, Lê Hằng-Nghị cỡi voi. Phan Cung cỡi cọp,Trần Thiêm-Bình cỡi hươu. Bọn thiếu niên Tây-vu cười ha hả chế nhạoPhùng Đức. Sún Lùn chắp tay hành lễ:

– Đào Tam-Gia tức Sún Lùn, Thiên ưng đại tướng quân, xin bái kiến Phùng lão sư. Đêm qua lão sư ngủ ngon chứ?

Phùng Đức giận cành hông. Y truyền lệnh cho Thiết kị dùng tên tấn công.Sún Lùn hú lên một tiếng. Các đạo binh Tây-vu gầm rung động trời đất,xung vào trận. Quân Hán bao vây các đội quân Tây-vu trùng trùng, điệpđiệp, dùng tên bắn vào. Song đội thú rừng đã lẫn vào với quân Hán.

Tiếng thú gầm, tiếng người kêu, tiếng ngựa hí vang động một vùng. Xácquân Hán bị giết nằm trải trên một bãi đất rộng, cạnh xác thú rừng.

Thình lình có tiếng quân reo, ngựa hí, quân Lĩnh-Nam do NguyễnThành-Công, Đặng Thi-Kế chỉ huy xông vào trận. Chỉ một lát, quân Hán bịđánh dạt lùi lại.

Nguyễn Thành-Công bảo Sún Lùn:

– Cháu cho đạo Tây-vu đánh vào sườn phải, trái. Còn chúng ta đánh thẳng trước mặt.

Ông với Hùng-Bảo. Trần Năng với Đặng Thi-Kế xua quân tấn công. Quân Hánchết dài theo suốt từ Yên-lãng tới Yên-sơn, Yên-lâm. Nguyễn Thành-Công,Hùng Bảo thành một cặp. Đặng Thi-Kế, Trần Năng thành một cặp đi hai bên. Sún Lùn đi giữa, dẫn đầu. Quân Lĩnh-Nam đuổi theo quân Hán. Quân Hán,bị đệ tử Tây-vu quấy nhiễu suốt đêm, lại lâm chiến từ sáng mệt mỏi, sứccùng lực kiệt, bị giết nằm trải dọc phía tây hồ Lãng-bạc. Đuổi đếnYên-Ninh, chỉ còn cách đại bản dinh Mã Viện hai mươi dặm. Nguyễn-thànhCông nói với Đặng Thi-Kế:

– Chúng ta tạm ngưng. Hiện chỉ còn hơn hai vạn người. Đại bản dinh Hán có tới ba mươi mốt vạn. Nếu chúng đổ ra thì nguy.

Sún Lùn đứng trên bành voi. Tay cầm kiếm, tay cầm cờ xua đệ tử Tây-vugiết giặc. Các đệ tử Tây-vu người nhuộm đầy máu quân thù. Họ đều trẻ,tuổi từ mười lăm tới hai mươi ba, đang say máu thù. Bị Nguyễn Thành-Công ra lệnh dừng lại. Họ tỏ vẻ bất bình, nhìn Sún Lùn. Sún Lùn nói:

– Sư bá! Thừa thắng xông lên! Phía trước dường như có một trại Hán. Chúng ta hãy đốt trại rối hãy trở về.

Nguyễn Thành-Công gật đầu. Lập tức Sún Lùn cười khoái trá. Chàng hô lớn:

– Đệ tử Tây-vu tiến lên!

Tiếng đệ tử Tây-vu reo hò. Họ cùng xua đạo binh thú rừng đuổi theo. Tớimột dinh trại, quân Hán chạy vào trong. Đệ tử Tây-vu vọt lên trước, đámthú rừng cùng tiến theo chúa tướng. Trong trại có hơn vạn quân đóng, đólà nơi dồn trú lương thảo. Quân dồn trú chưa kịp phản ứng, đã bị đánhtan. Trần Năng ra lệnh đốt lương thảo. Phút chốc lửa cháy lên ngút trời.

Nguyễn Thành-Công truyền lệnh rút lui. Sún Lùn đứng trên bành voi nói:

– Sư bá rút trước. Để cháu với sư Thần hổ bảo vệ hậu quân.

Nguyễn Thành-Công truyền lệnh lui quân. Quân về gần đến Yên-lãng, thìnhlình có tiếng pháo nổ, rồi tiếng quân reo, ngựa hí. Một đạo phục binh đổ ra chặn mất lối đi. Người đi đầu là Lê Đạo-Sinh.

Đạo quân của Lê Đạo-Sinh dàn ra. Hơn mười cỗ xe tiến tới tước. Trên xechở Nỏ thần. Nỏ thần hướng quân Lĩnh-Nam bắn như mưa. Đặng Thi-Kế,Nguyễn Thành-Công kinh hoàng. Hai ông nói với Sún Lùn:

– Lê sư thúc ăn cắp Nỏ thần của Lĩnh-Nam giúp Hán. Phải xông lên tử chiến mới hy vọng sống.

Sún Lùn hú lên một tiếng. Các đạo Hổ, Báo, Hầu, Ngao, Tượng cùng xôngvào trận. Trần Năng không nói không rằng phóng chưởng tấn công LêĐạo-Sinh. Vì phải tử chiến, bà vận Thiền công. Binh, binh, binh. LêĐạo-Sinh đỡ của bà ba chưởng. Cánh tay y tê rần. Y bật lui hai bước.Trần Năng không nhân nhượng, bà phóng tiếp mười chỉ. Chỉ lực phóng raveo véo. Lê Đạo-Sinh phân tâm một chút, con ngựa y bị trúng chỉ, phọt óc ra ngoài, dư lực nó hí một tiếng đau đớn, ngã lăn ra. Lê Đạo-Sinh nhảylên, tay rút kiếm tay phóng chưởng tấn công Trần Năng.

Đặng Thi-Kế, Nguyễn Thành-Công, Hùng Bảo tả xung hữu đột, đánh giết xạ thủ Nỏ thần.

Hai ông với Hùng Bảo vừa cướp được sáu dàn, thì Đặng Thi-Kế bị trúng một lúc hơn hai chục mũi tên. Ông ngã lộn xuống đất.

Trận chiến hai bên diễn ra cực kỳ khốc liệt. Đạo quân Lê Đạo-Sinh chỉhơn vạn người, vốn là tráng đinh, dễ bị đánh tan. Lê Đạo-Sinh dẫn quânlui lại. Nguyễn Thành-Công thu binh.

Kiểm điểm lại, chỉ với mười dàn Nỏ thần. Lê Đạo-Sinh đã bắn chết ĐặngThi-Kế với hơn vạn quân Lĩnh-Nam. Qua hai ngày chiến đấu, năm vạn quâncủa Trần Năng còn hơn hai vạn. Các sư Hổ, Báo, Tượng, Ngao, Hầu còn phân nửa. Các Sư trưởng Phan Tường-Liệt, Lê Hằng-Nghị, Phan Cung, TrầnThiêm-Bình bị thương nặng.

Nguyễn Thành-Công thu binh về đồn Yên-sơn, Yên lãng cố thủ.

Chiều hôm đó, có tin Công chúa Gia-Hưng Trần Quốc đại phá Mã Viện trênhồ Lãng-bạc. Chu Tái-Kênh đại phá Sầm Anh. Nguyễn Thành-Công hỏi TrầnNăng:

– Sư muội nghĩ sao? Phía trước Lê sư thúc có Nỏ thần giúp Mã Viện. Đạoquân Phùng Đức tuy tan. Song nếu y có viện binh cùng Lê sư thúc tấncông, chúng ta phải làm thế nào?

Trần Năng trầm tư không trả lời.

Vừa lúc đó có tin báo:

– Đỗ Năng-Tế cùng Tạ Thị-Cẩn đến tăng viện.

Nguyễn Thành-Công ra ngoài trại mời vào, trình bày tình hình.

Đỗ Năng-Tế bàn:

– Trưng Nhị nghị kế, sau khi chúng ta phá đại quân Mã Viện, Phùng Đức,Sầm Anh thì rút lui. Sư huynh Thành-Công cùng Trần Năng, Hùng Bảo trấngiữ Yên-lãng. Chu Tái-Kênh, Trần-gia tam nương cố thủ Yên-thủy. Tôi cùng với Sún Lùn về giữ Mê-linh. Chủ lực quân của Mã Viện chưa tan. Y sẽnghỉ ăn Tết, rồi mới tấn công tiếp. Chúng ta cần bổ xung lại các đạoquân đã.

Trưng Đế, triều thần làm lễ an táng Đặng Thi-Kế, Minh-Giang cùng quân,tướng tử trận. Tính chung trận Lãng-bạc diễn ra trong mười lăm ngày. Sốquân Hán tham dự trên mặt hồ gồm chín vạn, chia ra năm vạn thủy, bốn vạn bộ. Phía Tây, Đông hồ mỗi nơi tám vạn, cộng chung hai mươi lăm vạn. Bịchết mười chín vạn. Phía Lĩnh-Nam có mười lăm vạn tham dự, tử trận sáuvạn.

Tết Quí-Mão năm đó, trời giá lạnh chưa từng thấy. Quân Hán rút lui vềgiữ vùng Đông-Triều và vùng biên giới Quế-lâm, Tượng-quận với Giao-chỉ.

Tể-tướng Phương-Dung chuyển chỉ dụ Trưng Đế đi các nơi: Tết càng giản dị càng tốt. Các Lạc vương, Lạc hầu, Tướng, không cần về Mê-linh triềukiến đầu năm như thường lệ.

Sang cuối tháng hai, Mã Viện lệnh sai Vương Bá, Thượng-dung lục hữu,Phong-châu song quái đem quân đánh thẳng từ Tượng-quận xuống. Lưu Longđem thủy quân đánh vào Lục-hải tiến về Long-biên. Trong khi Phùng Đứcđánh Yên-sơn, Yên-lãng. Sầm Anh đánh Yên-thủy. Còn Mã đem mười vạn Thiết kị, mười vạn bộ binh kéo về đánh Mê-linh.

Trưng Đế hội triều thần nhị kế. Nguyễn Thành-Công đưa ý:

– Tại Yên-sơn, Công chúa Yên-lãng Trần Năng còn hai vạn người, phảichống với bốn vạn quân Phùng Đức. Tại Yên-thủy, Chu sư thúc có hai vạnngười phải chống với năm vạn của Sầm Anh. Tại Mê-linh chúng ta chỉ cóhai vạn người trong thành, làm sao chống với hai mươi vạn quân của MãViện? Bây giờ hãy tạm rút về Cẩm-khê. Ở đó còn ba vạn quân của TrầnDương-Đức. Nếu Mã đem quân về Cẩm-khê, sẽ bị quân Mê-linh đánh tập hậu.

Trưng Đế thuận đề nghị của Nguyễn Thành-Công. Ngài để Trưng Nhị điều khiển cuộc rút quân.

Trưng Nhị truyền lệnh:

– Triều đình tạm rút về Cẩm-khê. Chỉ huy tiền đội là sư bá Cao Cảnh-Sơn, cùng các đệ tử Tây-vu, Hoa-lư. Chỉ huy hậu đội là Nguyễn Quý-Lan, ĐinhCông-Minh, Hùng Xuân-Nương. Còn lại đi theo trung quân.

Đoàn người ngựa đi từ giờ Ngọ, đến giờ Dậu xa xa thấy thành Cẩm-khê.Quách A vẫn cho Thần ưng bay tuần phòng trên đầu. Còn cách Cẩm-khê hơnmười dặm. Bỗng Thần ưng kêu lên nhiều tiếng, Quách A nói với Trưng Nhị:

– Thần ưng báo phía trước có quân mình ở trong rừng. Không biết quân đó do ai chỉ huy?

Trưng Nhị ngạc nhiên:

– Có lẽ quân của các Lạc công chăng. Chứ ta làm gì còn quân nữa?

Đoàn người đi được thêm mấy dặm, thình lình có tiếng pháo nổ vang dội.Quân reo dậy đất. Từ ven rừng, hai đạo quân xuất hiện. Mặc quần áo nhưquân Lĩnh-Nam. Hai tướng chỉ huy đích thị Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ. Quân của chúng dàn ra chặn mất lối đi.

Từ phía sau, trống thúc vang dội, Ngô Tiến-Hy, Hoàng Thái-Tuế, Lê Đức-Hiệp dẫn ba đạo quân đánh ép hai bên. Lê Đức-Hiệp gọi lớn:

– Trưng Trắc, Trưng Nhị! Các ngươi bị trúng kế của sư phụ ta rồi. Cácngươi mau xuống ngựa đầu hàng. Nghĩ tình đồng môn, ta sẽ tha chết cho.

Cao Cảnh-Sơn hô lên một tiếng. Đạo quân Phù-Đổng xung vào tấn công Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ. Sún Lùn truyền lệnh:

– Sư thần-báo đánh về phía trước.

Phan Tương-Liệt tuân lệnh, cỡi trên lưng Bò cầm cờ phất. Các xe chở báo, mở cũi. Báo từ trong cũi xông về phía trước, họp với đạo binh Phù-Đổnglao vào trận Đinh Công-Thắng, Triệu Anh-Vũ.

Triệu Anh-Vũ, Đinh Công-Thắng đã biết sự lợi hại của đoàn báo. Hai người cố vượt qua đạo quân, định giết chết Phan Tương-Liệt. Phan Tương-Liệtbiết nguy, song chàng vẫn can đảm đứng chỉ huy báo. Đinh Công-Thắng đãtới tới trước mặt chàng. Y phóng chưởng tấn công. Phan Tương-Liệt kinhhoàng, nhảy vọt lên cao tránh. Thình lình, Đỗ Năng-Tế từ sau lao tới.Ông chỉ đánh một chưởng. Đinh Công-Thắng bay vọt về phía sau, miệng phun máu. Triệu Anh-Vũ chưa kịp trở tay, đã bị ông đánh một chưởng, y ngãlộn xuống ngựa. Cả hai bỏ chạy. Đạo quân của y náo loạn lùi lại.

Phía phải, Lê Hằng-Nghị chỉ huy đội voi đánh với Ngô Tiến-Hy, HoànThái-Tuế, Lê Đức-Hiệp. Ba người cho binh sĩ dùng tên bắn voi. Sún Lùn ra lệnh cho Trần Thiêm-Bình dàn đội Thần ngao, Đào Nương dùng Thần phongđánh vào phía hông trái. Trận chiến diễn ra ác liệt. Lê Đức-Hiệp sai lấy lửa đốt cỏù đuổi Thần phong. Đào Nương cùng các nữ phong tướng chưa kịp thu ong về, đã bị Đức-Hiệp cùng đám đệ tử nhào tới trước mặt. Than ôi!Đào Nương bị đánh một chưởng chết gục tại chỗ, ba mươi phong nữ bị giếttrong chốc lát. Sún Lùn đứng hộ vệ cạnh Hoàng-Đế. Chàng cho Trương Quánxua Thần hổ đánh với bọn Đức-Hiệp.

Bỗng trống trận vang lừng. Phía sau Hùng Xuân-Nương báo:

Lê Đạo-Sinh cùng Mã Viện, Phùng Đức, Sầm Anh đem mười vạn Thiết kị đuổi theo. Nguyễn Quý-Lan, Đinh Công-Minh tử trận.

Trưng Nhị kiểm điểm lại, đạo Phù-Đổng chết hơn vạn. Số còn lại hơn vạn.

Bà lo lắng nói:

– Xin sư phụ, hộ giá Hoàng Thượng chạy trước. Con xin ở lại bảo vệ mặt hậu.

Vừa dứt lời, tiếng ngựa hí, quân reo vang dội. Lê Đạo-Sinh ngồi trênmình ngựa dẫn đầu. Phía sau hơn trăm dàn Nỏ thần bắn như mưa.

Cao Cảnh-Sơn cùng dàn Nỏ thần bắn lại. Ông rút tên nhắm bắn Lê Đạo-Sinhbắn liền ba phát. Mỗi phát mười mũi tên. Lê Đạo-Sinh tránh được. Ôngquay lại, phía Lĩnh-Nam chỉ còn hơn hai mươi dàn Nỏ thần, đã bị đoàn Nỏthần của Lê Đạo-Sinh bao vây.

Cao Cảnh-Nham đang đứng nhắm các tướng giặc bắn, ông bị trúng một mũitên vào giữa trán, ngã lăn xuống đất chết. Đội Nỏ thần của ông rối loạn. Tên đã hết. Các xạ thủ đồng rút vũ khí tự tử.

Cao Cảnh-Sơn cùng Cao Cảnh-Anh, Hùng, Kiệt, Khê bắn đến mũi tên cuối cùng. Ông nói với các con, và đệ tử:

– Hỡi ơi! Chúng ta đang thắng giặc Hán. Không ngờ bị cái vạ Lê Đạo-Sinh, ăn cắp Nỏ thần, học theo đó chế tạo, đánh úp, khiến chúng ta bại. Thôi!

Ông rút kiếm tự tử. Cao Cảnh-Anh, Hùng, Kiệt, Khê cùng tự tử theo.

Sún Lùn cỡi trên bành voi. Chàng cầm cờ, đốc thúc quân đoàn ba Tây-vuquyết bảo vệ mặt hậu. Chỉ hơn giờ chiến đấu, sư Thần hổ, Báo, Ngao,Tượng, Hầu bị giết gần hết. Trần Ngọc-Tích, Phan Cung, Trần Thiêm-Bình,đều tử trận. Trương Quán, chỉ huy hơn trăm Thần hổ, chiến đấu tuyệtvọng.

Lê Đạo-Sinh cười khoái trá. Y đứng trên mình ngựa, cầm cờ chỉ điểm choNỏ thần bắn. Một loạt Nỏ thần cùng xạ kích. Đoàn Thần hổ chết hết. LêĐạo-Sinh vọt người tới. Chỉ một chưởng y đánh cả người lẫn ngựa TrươngQuán bay xuống đất, tan xương nát thịt.

Y vung tay chụp Sún Lùn. Chàng vung chưởng tấn công. Y luồn tay quachưởng núm tóc chàng tung lên cao. Y đánh theo một chưởng. Người chàngvỡ làm năm, sáu mảnh rơi xuống đất.

Mã Viện, Lê Đạo-Sinh, Phùng Đức, Sầm Anh dẫn Nỏ thần đuổi theo Trưng Đế. Thần nỏ bắn ào ào. Đến bờ sống Hát-giang, tướng chỉ huy còn hơn mườingười. Đỗ Năng-Tế bảo Trưng Nhị:

– Con cùng chị hãy bơi qua sông. Sang bên kia là Cẩm-khê rồi. Bấy giờcon tụ tập binh mã trả thù sau. Để sư phụ, sư mẫu cản hậu cho.

Đến đó Lê Đạo-Sinh tấn công Đỗ Năng-Tế. Phùng Đức tấn công Tạ Thị-Cẩn.Mã Viện đứng trên gò cao cầm cờ chỉ huy. Sầm Anh tấn công Trưng Nhị. LêĐức-Hiệp tấn công Quách A. Phong-châu song quái, Ngô Tiến-Hy, HànThái-Tuế vây Trưng Đế.

Đánh được một lúc, Quách A bị trúng một kiếm, đứt làm hai khúc. LêĐức-Hiệp liệng xác xuống sông. Lê Đức-Hiệp hợp với Sầm Anh đánh TrưngNhị. Bà lùi dần tới bờ sông.

Mã Viện hô lớn:

– Cần bắt sống Trưng Trắc, Trưng Nhị. Cấm không được đả thương.

Thấy đệ tử lâm nguy, ông bà Đỗ Năng-Tế nghiến răng đánh liền mấy chưởngđẩy lui Lê Đạo-Sinh, Phùng Đức. Hai ông bà chỉ đánh hai chưởng, đẩy luibọn đệ tử Lê Đạo-Sinh. Ông chụp Trưng Nhị. Bà chụp Trưng Đế. Hai ngườivọt lên cao. Ở trên cao đánh xuống hai chưởng cực mạnh. Lê Đức-Hiệp,Phong-châu Song-quái bị đánh dạt ra ngoài. Hai ông bà tiến đến bờ sôngHát-giang. Mã Dư chỉ huy một đội Đoạn đầu quân bao vây ông bà. Ông quátlên một tiếng đánh liền ba chưởng. Mã Dư bị bay lên cao, vỡ làm ba, bốnmảnh, ruột gan, máu thịt rơi xuống.

Mã Viện đứng đốc chiến, thấy em chết thảm. Lòng ngụt căm thù. Y cầm cờ thúc quân bao vây trùng trùng điệp điệp.

Hai ông bà nhấp nhô mấy cái tới bờ sông. Chưa biết phản ứng ra sao, Mã Viện sợ Trưng Đế chạy thoát. Y gọi lớn:

– Lê Đạo-Sinh! Cho Nỏ thần tiến lên.

Lê Đạo-Sinh hô lớn:

– Bắn!

Hai mươi dàn Nỏ thần bắn hằng vạn mũi tên.

Hai ông bà vung kiếm gạt. Ông nói với Trưng Đế:

– Con với em bơi sang sông mau!

Hai ông bà cùng liệng đệ tử xuống sông. Lê Đạo-Sinh hô lớn:

– Bắn!

Than ôi! Hơn trăm dàn Nỏ thần, mỗi dàn bắn ba trăm mũi tên. Gần ba mươingàn mũi hướng vào bốn người. Đỗ Năng-Tế, Tạ Thị-Cẩn người bị tên ghimnhư nhím. Thế mà hai ông bà vẫn còn đứng, tay cầm kiếm quay tròn, bảo vệ đệ tử. Trưng Nhị bị trúng gần trăm mũi tên. Dư lực còn. Bà rút kiếm múa tít bảo vệ cho chị.

Trưng Đế bơi ra khỏi bờ được mười trượng. Lê Đạo-Sinh cùng đám đệ tửdương cung bắn theo. Ngài lặn xuống nước. Lê Đạo-Sinh cầm cờ chỉ theoNgài, ra lệnh cho Nỏ thần:

– Bắn!

Hơn trăm dàn nỏ thần bắn xuống. Thân Ngài bị trúng hàng trăm mũi tên,máu loang mặt nước. Dư lực còn, Ngài đau đớn, quằn quại bơi được mấytrượng. Lê Đạo-Sinh lại hô lớn:

– Bắn!

Nỏ thần bắn một loạt. Hàng vạn mũi tên bay đầy mặt sông. Xác ngài trôi lập lờ trên mặt nước, rồi từ từ chìm xuống.

Bọn Lê Đạo-Sinh, Lê Đức-Hiệp, Phong-châu Song-quái cùng reo lên cười khoái trá. Chúng la lớn:

– Trưng Trắc, Trưng Nhị chết rồi! Ta đã thành công.

Trời tự nhiên tối sầm lại. Mây đen kéo đến che nghịt bầu trời. Sấm sétnổ rung không gian. Mã Viện, Lê Đạo-Sinh cùng hơn hai mươi vạn quân Hánướt như chuột, xoè bàn tay ra không nhìn thấy gì. Ai nấy đứng yên mộtchỗ, kinh hoàng, không dám khinh động.

Đến nửa đêm, trời bớt mưa, Mã Viện cho quân hạ trại ven sông. Sáng hômsau chúng ra bờ sông, thấy xác ông bà Đỗ Năng-Tế vẫn còn đứng sững sững, tay cầm kiếm, mắt mở lớn trừng trừng.

Hôm đó là ngày :

Mùng 8 tháng ba năm Quí-Mão (43 sau Tây Lịch).

Nhiều sử gia lầm lẫn ghi rằng : Ngày 6 tháng hai là ngày tuẫn của HoàngĐế Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị. Thực ra trong các cuốn phổ đều ghi:

Ngày 6 tháng giêng là ngày đăng quang lên ngôi Hoàng Đế. Điều này sai.Ngài lên ngôi vua ngày 1 tháng bảy năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây Lịch). Songđến ngày 6 tháng giêng năm Canh-Tý (40 sau Tây Lịch) ngày ngài tế QuốcTổ, kể là niên hiệu Trưng-đế thứ nhất.

Người sau ghi lầm là ngày lên ngôi vua.

° Ngày 6 tháng hai là ngày lễ tắm tượng hai bà.

° Ngày 8 tháng ba là ngày hai bà tuẫn quốc. Sử ghi là ngày Thánh-Hóa.

Tuy biết như vậy, mà trong các quyển trước, chúng tôi vẫn ghi theo sựlầm lẫn của nhiều đời. Đến đây mới cải chính. Bởi một sự việc đã qualâu, muốn tu chính, không phải ai cũng nghe ngay.

------------------- Trưng-vương vắng mặt còn ai?

Đi về thay đổi mặc người Hán quan.

Trời vừa sáng, Mã-Viện cho triệu tập tướng sĩ bên bờ sông Hát-Giang bàn định kế hoạch đánh chiếm các thành còn lại. Lê-đạo-Sinh hiến kế:

– Trưng-Trắc, Trưng-Nhị tuy chết, triều đình bị diệt. Song còn ba đạoquân quan trọng. Chủ lực chính là Đào-Kỳ, Phương-Dung. Chủ lực thứ nhìlà Đô-Dương, Lại-thế-Cường. Chủ lực thứ ba là Phùng-vĩnh-Hoa. Phải dồnquân diệt từng chủ lực một.

Mã-Viện đồng ý. Y nói:

– Chúng ta đánh chiếm được Mê-Linh. Phùng-vĩnh-Hoa mất đường về vì phía trước bị Vương-Bá vây đánh. Y thị chỉ có tráng đinh. Coi như không đáng kể. Duy Đô-Dương là đáng sợ nhất. Vậy phiền Lê lão sư, cùng các vị đệtử đừng quản ngại, suất lĩnh tráng đinh đánh chiếm lấy vùng Hoa-Lư. Đemcác dàn Nỏ thần phục trên sườn núi. Mục đích chặn không cho Đô-Dương cứu viện Đào-Kỳ. Tôi ra lệnh cho Lưu-Long đổ bộ lên vùng biển Thiên-Trườngđánh phía sau. Đại quân của tôi từ Mê-Linh, Đông-Triều đánh vềLong-Biên. Đào-Kỳ tất bị diệt. Diệt Đào-Kỳ rồi. Chúng ta tiến đánhĐô-Dương sau. Vừa lúc đó trống thúc vang dội, quân reo rung động trờiđất. Mã-Viện kinh hãi hỏi:

– Cái gì vậy?

Một lát quân sĩ báo:

– Có hai đạo quân kéo đến đánh. Đạo thứ nhất do Nguyễn-phương-Dung,Trần-quế-Hoa, Trần-quỳnh-Hoa chỉ huy. Đạo thứ nhì do Đào-Kỳ,Hoàng-thiều-Hoa, Đào-hiển-Hiệu, Đào-quí-Minh, Đào-phương-Dung đánh tới.

Mã-Viện cười:

– Trưng-Trắc đã chết rồi! Ta không sợ bọn này nữa.

Y gọi Phùng-Đức:

– Lão sư dẫn năm vạn quân chống với bọn Phương-Dung.

Y nói với Sầm-Anh:

– Lão sư dẫn năm vạn quân chống với Đào-Kỳ.

....

Nửa đêm ngày 7 tháng ba, Tể Tướng Nguyễn-phương-Dung đang ngủ ngon,bỗng dưng bà kêu thét lên một tiếng, rồi ngồi bật dậy. Bắc-Bình vươngĐào-Kỳ giật mình tỉnh giấc. Vương hỏi:

– Sao? Cái gì vậy?

Hai vị thành vợ chồng đã chín, mười năm. Chưa bao giờ ông thấy Vươngphi la hoảng trong giấc mơ. Vương phi Phương-Dung ngồi dậy, bà nhắm mắtđịnh thần một lúc, rồi nói:

– Em nằm mơ thấy chị Trưng-Trắc, Trưng-Nhị leo lên cây cầu bắc qua sông lớn. Thình lình mấy con chó chạy đến cắn chân cầu. Cầu gãy. Hai ngườirơi xuống sông. Có hàng nghìn hàng vạn con rắn xúm vào cắn. Em kinhhoảng la lớn lên.

Hơn ai hết Đào-Kỳ thường chú ý đến các giấc mộng. Từ khi Vương đượcNguyễn-Phan truyền nội công Âm Nhu. Mỗi khi nằm mộng, thấy một hiệntượng gì, y như ngày hôm sau sự thực diễn ra. Như hồi đem quân đánhĐăng-Châu. Đêm mơ thấy một bầy thú dữ. Vương cầm kiếm chém chúng chết la liệt. Thì ngày hôm sau, Vương xua quân bắt Trương-Thanh, Lưu-Chương.Vương mơ thấy mình đánh đuổi con chó, bị nó cắn vào ngực đau thấu timgan. Hôm sau diễn ra trận đấu giữa Vương với Đông-Các. Vương bịMao-đông-Các đánh trọng thương. Hôm mơ thấy mình ngồi trên chiếc ghế, bị chặt gẫy một chân. Hôm sau có tin Tượng-Quận bị mất. Lần mơ thấy đánhnhau với con quỉ, bị chặt gãy cánh tay. Hôm sau xảy ra cái chết củaThánh-Thiên.

Đêm qua, Vương mơ thấy đánh nhau với một bọn quỉ. Bị chúng chém đầu.Vương tránh khỏi, cái mũ bị kiếm cắt đứt làm đôi. Bây giờ thấy vợ mộngnhư vậy, Vương lo sợ. Vương sang phòng bên cạnh, Sún Rỗ, Sa-Giang cũngthức dậy từ hồi nào. Sún Rỗ hỏi Vương:

– Tam ca! Cái gì vậy?

– Chúng ta đều mơ thấy một truyện kinh khủng.

Sun Rỗ nhìn Sa-Giang:

– Suốt từ chiều đến giờ, bọn chúng em nghe văng vẳng bên tai nhiềutiếng khóc than. Chúng em có hỏi sư tỷ Thiều-Hoa. Sư tỷ bảo không nghethấy gì cả. Chúng em ngủ một lúc thấy Nhạc phụ, cùng các anh Phúc, Lộc,Thọ đứng ở đầu dường, khóc lóc thảm thiết. Hai chúng em bàn luận vớinhau mãi, ngủ không được.

Đào vương lững thững ra sân nhìn trời, thấy Hiển-Hiệu, Quí-Minh,Đào-phương-Dung cũng đang thơ thẩn ngoài sân. Trời sang canh năm.

Vương hỏi các em:

– Các em không ngủ được sao?

Hiển-Hiệu gật đầu:

– Em ngủ được một giấc, trong mộng thấy bác Cả, bố em với Hồng-Thanhvề. Cả ba người cùng khóc lóc. Tay cầm kiếm, bảo bọn em xuất quân gấp.Em hỏi tại sao? Thì biến mất.

Một lát Hoàng-thiều-Hoa cũng ra sân. Bà tiếp lời Hiển-Hiệu:

– Chị mơ thấy Sư mẫu, Thánh-Thiên, Lê-Chân cùng về. Họ cầm kiếm, nghiến răng chỉ về phương Tây. Chị lên tiếng hỏi, không ai trả lời, chỉ ứanước mắt khóc mà thôi.

Đào vương phi Phương-Dung thở dài:

– Em sợ Mê-Linh có sự không hay.

Bà bảo Sún Rỗ:

– Em sai Thần ưng về Mê-Linh thám thính xem sao.

Sún Rỗ vừa định thi hành, thì có Thần ưng từ Mê-Linh bay đến. Chàng gọi xuống, lấy thơ trình Đào-Kỳ:

– Sư huynh coi.

Đào-Kỳ đọc xong, đưa cho Vương phi Phương-Dung. Bà liếc mắt qua, mặt tái mét, la lớn:

– Hỏng rồi! Hỏng rồi! Hoàng Thượng ắt khó bảo toàn.

Bà vội cầm bút viết thư, truyền Sún Rỗ cho Thần ưng mang đi ngay. Hoàng-thiều-Hoa cầm thư đọc, hỏi:

– Trưng-Nhị báo cho chúng ta biết, Hoàng Thượng cùng triều thần đi giá về Cẩm-Khê. Có gì nguy hiểm đâu?

Đào vương phi thở dài:

– Chị cũng như sư tỷ Trưng-Nhị nhìn không ra là phải. Này nhé tạiYên-Lãng, Trần-Năng còn hai vạn quân. Tại Yên-Thủy sư bá Chu-tái-Kênhcòn hơn vạn. Quân bổ xung đa số là tráng đinh mới bổ xung, không đủ xuất trận, chỉ có thể giữ đồn. Mã-Viện ắt mang quân vây đồn. Sau đó y saimột tướng nữa đem quân vây Mê-Linh. Còn y sẽ đem đại quân đuổi theotriều đình. Sư bá Cao-cảnh-Sơn chỉ còn hai vạn quân với Quân đoàn baTây-Vu làm sao địch nỗi với mười vạn Thiết kị, mười vạn bộ binh?

Công chúa Vĩnh-Hòa ngơ ngác không hiểu:

– Từ Mê-Linh đến Cẩm-Khê đường đi có một ngày. Triều đình di về Cẩm-Khê rất bí mật. Mã-Viện làm sao biết được? Khi y biết thì triều đình đãhoàn tất cuộc rút quân. Nếu y đem quân đến vây Cẩm-Khê, sẽ bị chúng tachặn đánh phía sau, y không còn đường về nữa.

Đào-Kỳ lắc đầu. Vương rùng mình nói:

– Công chúa không hiểu địa thế thì nói vậy. Từ Mê-Linh về Cẩm-Khê, đầutiên qua các trang ấp của Đinh-công-Dũng, Đinh-công-Thắng. Bấy lâu nayThắng cho người về bắt liên lạc với các Lạc hầu cũ, dụ dỗ có, đe dọa có. Các Lạc hầu tỏ thái độ không theo y cũng không chống y. Tại phía BắcCẩm-Khê, một giải hai mươi trang ấp trung thành của Lê-đạo-Sinh. Mã-Viện tất cho bọn Đinh-công-Thắng, Lê-đạo-Sinh đem quân vượt qua các trang ấp này phục kích đợi khi triều đình rút qua đó, đổ ra cản đường. Giữa lúchai bên đánh nhau. Y tung Thiết kị vào đánh tập hậu.

Đào-hiển-Hiệu vỗ bàn nói lớn:

– Giờ này có lẽ triều đình đã rời Mê-Linh rồi, có trở về cũng không kịp nữa. Chi bằng chúng ta khởi binh. Hy vọng cứu vãn tình thế.

Phương-Dung gọi Lê-thị-Lan, Lê-anh-Tuấn:

– Ta để lại cho em hai vạn quân giữ Long-Biên. Tuần phòng cẩn thận, thấy giặc đến không được đem quân ra đánh.

Bà gọi Trần-quế-Hoa, Trần-quỳnh-Hoa:

– Hai em đem quân tiến dọc sông Hát-Giang về Cẩm-Khê. Ta đi đoạn hậutiếp ứng. Gặp giặc, phải đánh liền. Dù nguy hiểm cũng phải chấp nhận.

Bà nói với Đào-Kỳ:

– Anh mang đạo quân Thiết kị, tiến về Mê-Linh. Sư tỷ Thiều-Hoa và các em Phương-Dung, Hiển-Hiệu, Quí-Minh theo trợ giúp.

Bà gọi Lê-ngọc-Trinh:

– Sư tỷ dẫn hai vạn quân trấn thủ Cô-Loa. Tôi cử Sún Rỗ, Sa-Giang cùngQuân đoàn một Tây-Vu theo trợ chiến. Cần bảo vệ hậu quân cho chắc, đểchúng tôi cứu giá.

Quân sĩ lên đường liền. Đi suốt ngày. Đến chiều, trời mưa như trút nước xuống. Đào-Kỳ kinh hoảng nói:

– Trời tháng ba, thường chỉ có những trận gió nhẹ, hoặc mưa phùn. Có đâu lại mưa to, sấm chớp như thế này? Thực kỳ lạ.

Ông cho lệnh dừng quân nghỉ ngơi, nấu cơm ăn. Truyền Tế tác dò thám tình hình. Nửa đêm Tế tác báo

– Chinh-Tây đại tướng quân Chu-Long thống lĩnh năm vạn quân vâyMê-Linh. Còn Mã-Viện đem mười vạn kị, mười vạn bộ vượt Mê-Linh đuổi theo Trưng Đế. Trận chiến diễn ra ác liệt bên sông Hát-Giang, song khôngbiết kết quả.

Đào-Kỳ họp các tướng lại truyền lệnh:

– Hán có năm vạn binh vây. Chúng ta phải đánh tan đạo quân này, rồiđuổi theo Mã-Viện. Hoàng sư tỷ đánh cửa Bắc. Hiển-Hiêụ đánh cửa Đông,Quí-Minh đánh cửa Nam. Phương-Dung đánh cửa Tây. Quân sĩ im lặng lênđường, làm sao tới nơi mà giặc không biết trước.

Quân sĩ âm thầm lên đường. Tới Mê-Linh trời tảng sáng. Quân Việt reolên một tiếng xung vào trận. Quân Hán còn chưa tỉnh giấc. Khoảng nhaidập miếng trầu, hàng ngũ rối loạn. Chu-Long nhảy lên mình ngựa chạy vềhướng Bắc, gặp Hoàng-thiều-Hoa. Y đã biết mặt bà trong dịp đến Lạc-Dương chầu Quang-Vũ. Y ngạc nhiên chắp tay hành lễ:

– Tiểu tướng Chu-Long xin tham kiến Lĩnh-Nam vương phi. Vương phi thânthế cao quí biết mấy, tại sao lại xen vào chốn binh đao với giặcLĩnh-Nam?

Hoàng-thiều-Hoa không nói không rằng, bà xuất chiêu "Thiết kình phithiên" tấn công. Chưởng phong ào ào chụp xuống. Chu-Long đã từng ngheLĩnh-Nam vương phi võ công kinh người. Y vội vung chưởng đỡ. Binh mộttiếng, người y bật lui một bước. Trong khi Hoàng-thiều-Hoa lui đến babước. Y phóng chưởng tấn công tiếp. Hoàng-thiều-Hoa bình tĩnh dùngchưởng pháp Cửu-Chân chống đỡ. Đánh được hai mươi hiệp. Hoàng-thiều-Hoabắt đầu yếu thế, bà lui dần. Chu-Long thấy quân sĩ đã tan rã, y đánhliền ba chưởng, rồi bỏ chạy. Vừa lui được mấy bước, trong bóng tối mờ ảo buổi rạng đông, y đụng phải một tướng. Tướng đó phóng chưởng tấn công. Y thấy chưởng mạnh đến khủng khiếp, trọn đời y chưa từng gặp qua. Binhmột tiếng, người y bật lui một bước. Tướng đó đánh liền ba chưởng nữa. Y đỡ được hai, đến chưởng thứ ba người y bật lại sau, miệng phun máu. Yvẫy tay lui lại ngụ ý chịu thua. Y hỏi:

– Ta Chu-Long, đứng đầu Liêu-Đông Tứ Vương. Trọn đời, ta chỉ thua dướikiếm Phật-Nguyệt. Còn Chu-tái-Kênh cũng không hơn ta. Ngươi là ai, mà võ công đến dường này?

Chợt y nhìn lên, thấy phía sau tướng đó có cây cờ đề chữ "Bắc-Bình vương Đào". Y kinh hoảng:

– Thì ra ngươi là Đào-Kỳ, hèn chi võ công cao đường này. Ta thua là phải.

Nói rồi y phi ngưạ bỏ chạy.

Nguyễn-thành-Công trấn giữ trong thành Mê-Linh, mở cửa tiếp rước Đào-Kỳ. Ông tỏ ý lo lắng:

– Sáng hôm qua Hoàng Thượng cùng triều đình lên đường được một lúc thìChu-Long mang quân đến vây thành. Trong lúc chống trả, tôi thấy Mã-Viện, Lê-đạo-Sinh mang Thiết kị tiến về hướng Hát-Giang.

Đào-Kỳ họp các tướng, ra lệnh tiến quân. Đi được hơn giờ, ông thấy xácquân Việt, Hán nằm la liệt dọc đường cùng gươm, đao, vũ khí. Đi quãngnữa trong đám xác chết có xác hổ, báo, voi, chó sói. Ông xuống ngựa quan sát, thấy xác thú vật quân đoàn ba Tây-Vu đều chết vì tên của Nỏ thần.Ông hội ý với Đào-phương-dung. Bà đáp:

– Trước đây năm dàn Nỏ thần trên thành Mê-Linh bị tháo trộm đi mất.Hoàng Thượng biết Lê-đạo-Sinh ăn trộm. Người chú ý theo dõi, mãi khôngthấy Lê xử dụng, cho rằng Lê mô phỏng theo chế tạo không được. Nào ngờLê không nộp cho Quang-Vũ, mà bí mật chế tạo tại các trang ấp của y. Nay mới đem ra xử dụng. Như vậy rõ ràng Lê tự biết Quang-Vũ không tin y.Cho nên y mới giữ bí mật Nỏ thần, hầu một ngày kia dùng tới.

Tiến được một lát, gặp quân Mã-Viện, Sầm-Anh.

Mã-Viện cỡi ngựa theo sau Sầm-Anh. Đạo quân Đào-Kỳ dàn ra mau lẹ. Sầm-Anh cười lớn:

– Tên lỏi con Đào-Kỳ kia! Ngươi có biết Trưng-Trắc, Trưng-Nhị bị giết rồi không?

Y vẫy tay một cái, từ phía sau, hai tên quân cầm hai cây gậy, trênxuyên hai thủ cấp. Đào-Kỳ nhìn lại, đúng là của Trưng Đế, Trưng-Nhị.Ruột ông đau như cắt. Ông hô lớn:

– Hãy tiến lên trả thù cho Hoàng Đế.

Ông phóng chưởng tấn công Sầm-Anh. Hoàng-thiều-Hoa cùng Hiển-Hiệu,Quí-Minh, Đào-phương-Dung dẫn quân xung vào trận. Mã-Viện đứng trên cao, cầm cờ đốc chiến. Y thấy Đào-Kỳ chỉ có bốn vạn quân. Y cho tất cả mườivạn quân cùng nhập trận.

Thình lình hậu quân Hán náo loạn. Vì một đạo quân đi dọc theo sôngHát-Giang, do hai nữ tướng chỉ huy. Hai nữ tướng võ công cực kỳ caothâm, đi đến đâu quân Hán chết la liệt đến đó. Mã-Viện nhận raQuỳnh-Hoa, Quế-Hoa. Y vội chia quân ra cự địch.

Quân hai bên cùng xung vào tử chiến. Quân Lĩnh-Nam uất nghẹn trước cáichết của Hoàng Đế. Họ đánh như một đội thú dữ. Chỉ hơn một giờ, mười vạn quân Hán đã rời rạc, chỉ còn hơn vạn.

Mã-Viện tung thêm năm vạn nữa vào. Trận chiến lại diễn ra thảm khốc. Quân Lĩnh-Nam chỉ còn hơn vạn.

Mã-Viện, Sầm-Anh truyền lệnh thu quân, lui trở về phía Lãng-Bạc.

Đào-kỳ họp cùng Phương-Dung, Vương bàn:

– Chúng ta có năm vạn người. Trong khi Mã-Viện có tới hai mươi vạn.Tuyta giết của Mã được hơn tám vạn, mà ta chỉ còn hai vạn. Chi bằng tạm lui về Long-Biên.

Phương-Dung truyền quân sĩ thu lượm xác chết các tướng soái, tử sĩLĩnh-Nam đem chôn. Bà cố ý tìm, không thấy thi hài Trưng Đế cùngTrưng-Nhị.

Chiều, rút quân. Hai ông bà đi cản hậu. Còn Thiều-Hoa dẫn các tướng rút quân trước. Mã-Viện không dám đuổi theo.

Về tới Long-Biên, Vương được tin báo:

– Trần-Năng, Hùng-Bảo bị bao vây ở Yên-Lãng. Quân tan rã. Hai ngườihiện rút về phía Đông Long-Biên, cố thủ trong các trang ấp Đăng-Châu.Chu-tái-Kênh có một vạn người, bị năm vạn quân Ngô-Anh vây đánh. Quântan. Bà rút về Thiên-Trường, cố thủ trong các trang ấp.

Phương-Dung bàn:

– Vua đã tuẫn quốc. Bây giờ chúng ta chia nhau tản vào các trang ấpchiến đấu. Đợi khi thế giặc suy, sẽ đổ ra đánh. Đợi giặc không quen thủy thổ, lâm bệnh, ta tập trung quân, đánh một trận lớn thì hy vọng.

Hoàng Thiều-Hoa, Đào Chiêu-Hiển, Đào Quí-Minh, Đào Phương-Dung, LêNgọc-Trinh, Lê Anh-Tuấn, Trần Quế-Hoa, Trần Quỳnh-Hoa đều đồng ý. Ai trở về trang ấp người đó, chống giữ. Đào-Kỳ, Phương-Dung, Sún Rỗ, Sa-Giangcố thủ trong thành Long-Biên.

Hoàng-thiều-Hoa vốn nhiều tình cảm. Bà biết Hồ-Đề hiện về ẩn ở rừng núi Thiên-sớ, tiếp tục chiến đấu. Bà nhờ Sún Rỗ dùng Thần ưng liên lạc vớiHồ-Đề. Hai bà dùng Thần ưng, Thần Hổ phục kích trên đường từ Giao-Chỉ về Trung-Nguyên, đón sứ thần của Mã-Viện đem thi thể Trưng Đế, Trưng-Nhịvề dâng Quang-Vũ. Phải mất hơn năm ngày, mới gặp đoàn sứ giả. Võ côngHoàng-thiều-Hoa vốn cao thâm, đội hổ, báo của Hồ-Đề dũng mãnh, thì trămtên quân chở quan tài Trưng Đế, Trưng Vương làm sao cự lại? Hai bà cướpđược thi hài hai Ngài, bí mật đem về an táng ở dưới chân núi Ba Vì, ngày nay có tên là núi Vua Bà.

Hoàng-thiều-Hoa, Hồ-Đề âm thầm dẫn các đệ tử Tây-Vu, thu nhặt xác chết các tướng tử trận ở Cẩm-Khê đem về quê mai táng.

Dân chúng Lĩnh-Nam tiếc thương các anh hùng tử trận Hát-Giang, lập đềnthờ Trưng Đế, Trưng Vương khắp nơi. Còn các tướng tử trận Cẩm-Khê, đếnnay di tích còn lại:

° Đào-Tam-Gia, tức Sún Lùn, đền thờ tại Hà-Nội. Hồi xây nhà thờ lớn Hà-Nội, bị phá hủy. Nay di tích không còn.

° Phan-Cung, Sư trưởng Thần hầu, đền thờ tại đình Vĩnh-Tường, xã Lộc-Vượng, thành phố Nam-Định.

° Đào-Nương, Sư trưởng Thần phong thờ chung với chồng là Đoàn-Công vàTrương-Quán, Thập Bát Sơn tại xã Đông-Cứu huyện Gia-Lương, tỉnh Hà-Bắc.

° Trần Thiêm-Bình Sư trưởng Thần ngao, thờ chung với Hùng-Bản, tại xã Ninh-Xá huyện Thuận-Thành, tỉnh Hà-Bắc.

° Trần-Ngọc-Tích, Sư trưởng Thần ưng. Thờ tại đền Vũ-Xá, xã Ngô-Quyền, huyện Thanh-Miện, tỉnh Hải-Hưng.

° Thụ-Côn Công chúa Phan-thị-Hồng, Sư trưởng Thần long, thờ tại đền Tức-Mạc, xã Lộc-Vượng, thành phố Nam-Định.

° Trương-Quán, Sư trưởng Thần hổ, thờ chung với Đào-Nương, Doãn-Công, Thập Bát-Sơn tại xã Đông-Cứu huyện Gia-Lương tỉnh Hà-Bắc.

° Phan-Tương-Liệt, Sư trưởng Thần báo. Thờ tại đền Cổ-Linh, xã Lai-Động, huyện Gia-Lâm, tỉnh Hà-Nội.

° Lê-Hằng-Nghị, Sư trưởng Thần tượng. Thờ tại xã Liêm-Chung huyện Thanh-Liêm, tỉnh Hà-Nam-Ninh.

° Quách-A, đã được phong Khâu-Ni Công chúa, ăn lộc trang Nhật-Chiêu.Nay là xã Liên-Châu, huyện Yên-Lạc, tỉnh Hà-Bắc. Tại đây có đền thờ bà.Khi Đinh Tiên-Hoàng dẹp loạn sứ quân Kiều-công-Hãn ở Phong-Châu, nghỉquân ở huyện Cổ-Tự, mộng thấy Khâu-Ni hiện ra xin giúp vua đánh giặc.Sau khi dẹp xong sứ quân, vua Đinh Tiên-Hoàng phong Khâu-Ni làm Thượngđẳng phúc thần. Vua Lê Đại-Hành phong làm Công Chúa Huệ-Gia Trinh ThụcPhu Nhân. Vua Lê Tthái-Tổ cũng ban sắc phong, truyền dân chúng phảikiêng bốn chữ "A Nương Khâu Ni". Khi vua Trần-thái-Tôn đánh giặc Mông-Cổ ở sông Lô, được Khâu-Ni báo mộng đem âm binh giúp. Vì vậy hết giặc, vua phong Khâu-Ni làm "Huệ Gia, Chí Đức, Ôn Từ Công Chúa".

° Hùng-xuân-Nương, trước được phong Thanh-Sơn Công Chúa. Ngày nay dọcđường từ bến đò Ngọc-Tháp, Phú-Thọ tới bến Trung-Hà, các xã Hương-Nha,Vực-Trường, Thanh-Uyên, Tam-Cương, Cổ-Tiết, Hương-Môn, đều có đền thờXuân-Nương. Đền thờ Hương-Nha có hai câu đối như sau:

Yểu điệu phù Trưng, trung quán nhật.

Quật cường cự Hán tiết lăng sương.

Dịch nghĩa: Người yểu điệu phù vua Trưng, lòng trung nghĩa tranh sángvới mặt trời. Quật cường chống giặc Hán, khí tiết thắng cả thời gian.

Anh kiệt vô song, vạn cổ thanh danh lưu nữ sử.

Quân thần câu hóa, nhất không trung nghĩa tối thanh thiên.

Dịch nghĩa: Anh kiệt không có hai, danh tiếng nghìn đời còn ghi sử nữ. Vua tôi cùng chết, làm trời xanh vằng vặc cũng còn thua.

° Nguyễn-Quý-Lan, trước đã được phong Liên-Sơn Công Chúa. Hiện nay cònđền thờ ở xã Liên-Sơn, huyện Lập-Thạch, tỉnh Vĩnh-Phú. Quý-Lan còn đượcthờ ở miếu Khuôn, Đáp-Cầu và đình Thần-Sơn.

...

Bắc-Bình vương Đào-Kỳ cùng Vương phi Nguyễn-phương-Dung cố thủ trongthành Long-Biên. Lưu-Long, Vương-Bá, Mã-Viện, Lê-đạo-Sinh chia nhau dẫnquân đánh chiếm các trang ấp. Các Lạc hầu, Lạc tướng, dân chúng cươngquyết cố thủ. Khi một trang thất thủ, quân Hán tràn ngập, trang chỉ cònbãi đất hoang, người chết nhà cháy, không còn gì.

Cứ như các cuốn phổ kể, thì Chu-tái-Kênh kháng chiến vùng Nam-Định,Ninh-Bình, Thái-Bình ngày nay. Trần-Năng, Hùng-Bảo kháng chiến ở vùngHải-Dương, Kiến-An. Hoàng-thiều-Hoa kháng chiến ở vùng Bắc-Ninh,Sơn-Tây, Phú-Thọ, Hoà-Bình. Đào-hiển-Hiệu, Đào-quí-Minh, Đào-phương-Dung kháng chiến ở vùng Hà-Nội, Hà-Đông. Trần-Quốc kháng chiến ở vùng venbiển cùng Tử-Vân. Trần-quế-Hoa, Trần-quỳnh-Hoa kháng chiến ở vùngSơn-La, Lai-Châu. Đô-Dương, Lại-thế-Cường vẫn hùng cứ vùng Thanh-Hóa,Nghệ-An.

Mã-Viện phái Phùng-Đức, Sầm-Anh, Liêu-Đông Tứ Ma đi đánh phá các nơi.Quân hao tướng tổn, suốt từ tháng ba đến tháng bảy vẫn chưa bình được.Quân Lĩnh-Nam cứ như ma, khi ẩn khi hiện. Gặp quân Hán đi lẻ tẻ, lại đổra đánh. Đại quân địch kéo đến, lại trốn mất.

Cuối tháng bảy, Quang-Vũ gửi chiếu chỉ hạ lệnh cho Mã-Viện bằng mọi giá phải đánh chiếm Long-Biên, vì Long-Biên, Đào-Kỳ, Phương-Dung, thì linhhồn chiến đấu vẫn còn. Mã-Viện để Lưu-Long dàn quân đóng khắp nơi. Còn y kéo hai mươi vạn quân cùng Sầm-Anh, Phùng-Đức, Liêu-Đông Tứ Ma về vâyLong-Biên. Trong thành Long-Biên chỉ còn hơn hai vạn người. Tướng lĩnhcó Đào-Kỳ, Phương-Dung, ba anh em Hiển-Hiệu, Quí-Minh, Đào, Phương-Dung, Sún Rỗ, Sa-Giang.

Đánh liền một tháng, vẫn không hạ được thành. Cuối cùng Lê-đạo-Sinhhiến kế: Chia hai mươi vạn quân thành năm đạo. Mỗi đạo công thành bangày. Cứ như vậy luân phiên, khiến quân giữ thành mệt mỏi. Bấy giờ bắcthang tràn vào, ắt chiếm được.

Quả nhiên kế của Lê-đạo-Sinh hữu-hiệu. Mã-Viện công thành liên tiếpmười ngày, quân trong thành mệt mỏi. Phần bị thương, phần chết, lươngthảo cạn dần. Bắc-Bình vương Đào-Kỳ họp các tướng nghị kế. Các tướng đều xin đánh một trận, giết giặc cho sướng tay rồi chết.

Vừa lúc đó Vương nhận được thư Cửu-Chân vương Đô-Dương. Đô-Dương ướchẹn đem quân đánh từ trong ra. Ngoài này Đào-Kỳ đánh vào, mở thông đường Cửu-Chân, Giao-Chỉ. Hẹn 14 tháng tám là ngày xuất quân.

Đào-hiển-Hiệu tỏ vẻ hoài nghi:

– Chúng ta chỉ còn hai vạn người, trong khi Mã-Viện có hai mươi vạn. Chỉ sợ khi vừa mở cổng thành, chúng ta đã bị tràn ngập.

Bắc-Bình vương quyết định:

– Ngày 14 tháng tám ta sẽ mở cổng thành tử chiến. Các tướng phá vòngvây, ẩn vào dân chúng, hoặc tiến về Cửu-Chân cùng Đô-Dương, Chu-Bá tiếptục chống giặc.

Ấn định mọi việc xong, Vương về dinh, thấy hai con Tử-Khâm, Tường-Quicòn ngây thơ, nô đùa, cười nói, không biết gì, Vương nhìn hai con, lòngtràn đầy thương cảm. Vương đưa mắt nhìn Sa-Giang, Sún Rỗ rồi rơi nướcmắt nói:

– Sư huynh muốn tử chiến, ngặt vì có chút tâm sự chưa giải quyết xong. Nếu hai em hứa giúp anh. Anh mới yên tâm giết giặc.

Sa-Giang, Sún Rỗ quì xuống, khóc:

– Dù khó khăn, dù nhục nhã đến đâu, chúng em quyết thi hành ước muốncủa anh. Có phải anh muốn chúng em ẩn nhẫn chịu nhục, nuôi hai cháu chờmột mai trả thù nhà nợ nước?

Sa-Giang chợt loé lên tia sáng, bá nói:

– Sư huynh, nếu sư huynh tin tưởng, xin giao hai cháu cho vợ chồng em.Hai đứa chúng em vốn thạo tiếng Hán. Chúng em đem hai cháu, nhận làncon, ẩn vào với đám dân người Hán trong thành. Mã-Viện đánh vào, tấtkhông hại người Hán. Chúng em sẽ đem hai cháu, tìm nơi nào đó ẩn thân,dậy dỗ chúng. Đào-Kỳ trao cho Sún Rỗ cuốn Lĩnh-Nam vũ kinh:

– Đây là tất cả tinh hoa, văn minh Lĩnh-Nam. Anh trao cho em. Em hãycầm lấy, mà luyện tập, rồi dạy học trò. Đợi mai này, khởi binh đuổi giặc Hán. Bất cứ trường hợp nào cũng không thể để mất.

Sún Rỗ quì xuống nhận sách. Nguyễn Phương-Dung bồng Đào-tử-Khâm,Đào-tường-Qui trao cho Sún Rỗ, Sa-Giang. Bà dặn con trong nước mắt:

– Con ơi! Con sinh ra trong thời loạn. Vua Trưng tuẫn quốc. DânLĩnh-Nam điêu linh. Con hãy đi theo chú thím. Chú thím thay bố mẹ nuôicon, dạy con. Nhất nhất phải nghe lời chú thím.

Đến đó bà nấc lên, nghẹn lời, nước mắt tuôn ra như suối.

Hai đứa trẻ như có linh tính. Chúng ôm lấy cổ Sún Rỗ, Sa-Giang.Sa-Giang, Sún Rỗ thu xếp hành lý, cúi đầu lạy Đào-Kỳ, Phương-Dung, bồnghai đứa trẻ lên đường. Đào-tử-Khâm hỏi:

– Bố ơi! Thế thì bố với mẹ chết à? Sao bố mẹ lại bỏ con mà chết?

Đào vương cầm tay hai con:

– Vua Trưng chết! Bố mẹ chết, để đền nợ Lĩnh-Nam. Các con nhớ: Phải học văn, luyện võ, một mai trả nợ nước thù nhà.

Hai đứa trẻ khóc thét lên:

– Không! Bố mẹ không chết! Con ở lại với bố mẹ.

Sún Rỗ nắm chặt tay nó:

– Không! Bố không bao giờ chết! Mẹ không bao giờ chết. Bố, mẹ sống mãi với đất nước Lĩnh-Nam.

Hai người nhảy lên mình ngựa ra roi. Ngựa phi vút đi, còn văng vẳng tiếng hai đứa trẻ vọng lại:

– Bố ơi! Mẹ ơi! Đừng xa con. Bố đừng chết nghe bố!

Đào-Kỳ, Phương-Dung gạt nước mắt, nhìn theo bóng hai con.

Vương trở vào, các tướng đã nai nịt chỉnh tề. Vương ra lệnh:

– Chúng ta cùng xông ra cửa Nam. Ta với Phương-Dung dẫn đầu, đánh phávòng vây. Các tướng đi sau cùng xông vào. Lợi dụng lúc đêm tối, mỗingười chạy một ngả. Chúng ta ẩn vào dân chúng tiếp tục chiến đấu. Ba emHiển-Hiệu, Quí-Minh, Phương-Dung không được tham chiến, phải chạy vềCổ-Loa ngay.

Đợi đúng canh ba, cổng thành mở rộng. Đào-Kỳ phóng ngựa ra trước. Tiếptheo Phương-Dung với các tướng, xông vào hàng ngũ Hán. Quân Hán chợtthức giấc, thì mọi người đã rời khỏi vòng vây.

Mã-Viện nghe báo, kinh hãi. Y gọi Lê-đạo-Sinh, Phùng-Đức, Sầm-Anh,Liêu-Đông Tứ Ma bắt lên ngựa mang Thiết kị đuổi theo. Đuổi được mộtquãng, gặp Đào-Kỳ, Phương-dung. Bảy đại cao thủ vây hai người vào giữa.Mã-Viện đứng trên mô đất cao, cầm đèn chỉ huy. Thiết kị bao vây trùngtrùng điệp điệp. Đào-Kỳ gò ngựa hỏi:

– Uổng cho chúng bay là đệ nhất cao nhân đương thời mà bảy người vâyđánh hai chúng ta. Nếu các ngươi còn là con người, hãy lấy một chọi một.

Phùng-Đức cười gằn:

– Ta đấu với ngươi, để trả thù cho Phùng-Dị.

Sầm-Anh bước ra nói với Phương-Dung:

– Ta đấu với mi, trả thù cho Sầm-Bành.

Đào-Kỳ không nói không rằng. Vương vận khí về Tam Dương kinh xuấtchưởng tấn công Phùng-Đức. Phùng-Đức biết bản lĩnh Đào-Kỳ không tầmthường. Y vội vận chưởng chống lại. Binh, binh hai tiếng. Người y bậtlui lại hai bước, khí huyết đảo lộn. Đào-Kỳ biết bên địch đông, bên mình ít. Vương muốn kết liễu tính mệnh Phùng-Đức càng mau càng tốt. Vươngvận đủ mười thành công lực. Mỗi chưởng đánh ra, Phùng-Đức phải lui lại.Vừa đánh Vương vừa nhìn sang bên cạnh, thấy vợ đấu với Sầm-Anh thắng thế rõ rệt.

Thình lình Vương quát lên một tiếng, xuất chiêu Hải Triều Lãng Lãng.Lớp thứ nhất đánh ra. Binh một tiếng Phùng-Đức lui lại hai bước. Lớp thứ nhì đổ tới, mạnh nghiêng trời lệch đất, binh một tiếng, Phùng-Đức bayvọt về sau, lảo đảo muốn ngã.

Đào-Kỳ phát lớp thứ ba. Mã-Viện đứng ngoài quát tháo, Lê-đạo-Sinh,Chu-Long cùng xuất chưởng. Thế là ba người cùng đỡ lớp chưởng thứ ba của Vương. Rầm một tiếng, Vương bật lui hai vước, phát lớp thứ tư. Ba đạicao thủ hít một hơi phát chưởng đỡ. Ầm một tiếng, cả hai bên đều bậtlui. Đào-Kỳ nghiến răng phát lớp thứ năm. Ba đại cao thủ xuất chiêu đỡ.Vương đẩy chưởng ra. Chưởng của Vương dính chặt vào chưởng của ba người. Hai bên thi diễn cuộc đấu nội lực.

Vương vừa đánh với Phùng-Đức, Lê-đạo-Sinh, Chu-Long, vừa quan sát trậnđấu giữa Phương-Dung với Sầm-Anh. Thình lình Phương-Dung quay kiếm bavòng. Đầu Sầm-Anh bị tiện đứt, máu phun lên có vòi.

Ngô-Anh, Trịnh-Sư, Vương-Hùng rút vũ khí xông vào. Võ công một trongLiêu-Đông Tứ Ma vốn ngang với Lê-đạo-Sinh, kiếm thuật Phương-Dung dù cao đến đâu cũng không địch lại ba người.

Đào-Kỳ chợt nhớ ra phương pháp qui liễm chân khí, mà Vương đã phát minh ra khi đấu với Song Quái. Ông dùng chân khí của Lê-đạo-Sinh chuyển sang trái đánh với Phùng-Đức, Chu-Long. Phút chốc Lê-đạo-Sinh lảo đảo, chânkhí muốn cạn. Vương vung tay một cái, Lê-đạo-Sinh bật lui trở lại. Vương thu tay về xuất chưởng đánh Phùng-Đức, Chu-Long. Binh, binh hai ngườibay lên cao. Vương rút kiếm đưa một nhát. Hai người bị đứt đôi, xác rơixuống trước ngựa.

Mã-Viện không ngờ công lực Đào-Kỳ mạnh đến thế. Trong khi Đào-Kỳ đấuvới ba đại cao thủ, Mã-Viện đã phục sẵn mười đội "Đoạn đầu quân" xungquanh. Khi thấy Đào-Kỳ đánh bay Lê-đạo-sinh, giết Phùng-Đức, Chu-Long.Mã-Viện hô lên một tiếng, đoạn đầu quân dùng vũ khí đâm vào người Vương. Vương quay chưởng một vòng. Vũ khí bị đánh dạt ra. Vương nhấp nhô mộtcái thoát khỏi vòng vây. Mã-Viện cầm cờ chỉ theo. Thiết kị "Đoạn đầuquân" bổ vây kín mít. Vương bị trúng hai mũi tên vào ngực, một mũi trúng bụng.

Vương rút kiếm, ánh kiếm đến đâu, đầu rơi đến đó. Vương vừa đánh vừatiến về phương Nam. Mã-Viện cầm đèn chỉ theo. Đánh đến sáng, người mệtlử. Vương cầm kiếm, ngồi dựa vào gốc cây thở. Quân Hán thấy Vương oaiphong lẫm liệt, không dám lại gần. Vương rút ba nũi tên, tự băng bó lấy.

Mã-Viện hò hét, quân sĩ cũng không dám tiến. Chợt cửa trận mở, từ sau,Lê-đạo-Sinh cỡi ngựa tiến ra cùng với năm xe chở Nỏ thần. Lê-đạo-Sinhquát lên:

– Bắn!

Nỏ thần bắn như mưa. Đào-Kỳ cầm kiếm gạt tên. Vương vọt lên cao chạy ra khỏi vòng vây. Thấy một tướng Hán đang đứng đốc chiến. Vương nhảy lênchụp cổ y liệng xuống, rồi phi ngựa hướng Cổ-Loa chạy về.

Trời sáng, tới Cổ-Loa, người mệt lử, Vương nằm phục trên yên ngựa. Conngựa thủng thẳng đi. Một nông dân chạy lại nhìn. Họ nhận ra Vương từngđánh võ sĩ Tô-Định cho dân Cổ-Loa, Cổ-Lễ, Cổ-Đại khỏi bị Ngũ pháp. Nôngdân ấy vội tri hô lên. Dân chúng trong trang vương đỡ vào nhà. Họ lấynước lạnh đắp lên đầu Vương, nấu cháo đổ vào miệng. Một lát Vương tỉnhdậy, ngơ ngác hỏi:

– Đây là đâu?

Một lão ông đáp:

– Thưa Đại vương đây là Cổ-Loa.

Vương mỉm cười:

– Ta là con dân Âu-Lạc. Vì Âu-Lạc khởi binh, bây giờ lại chết ở cố đôÂu-Lạc. Sau khi ta chết, các ngươi hãy chôn ta trong thành này.

Nói rồi Vương nhắm mắt thiếp đi. Một lát tỉnh dậy, oẹ một tiếng, phun ra bụm máu, rồi tắt thở.

Còn Phương-Dung đấu với ba đại cao thủ Liêu-Đông. Vừa đánh bà vừa lui.Thình lình bà nhảy vọt lên cao, ánh kiếm loé lên. Người bà đáp xuống.Đầu Trịnh-Sư bay khỏi cổ. Vương-Hùng, Ngô-Anh cùng vung kiếm, đâm thẳngvào ngực bà, định cả hai bên đều chết. Bà chuyển thân mình, kiếm chặtđứt tay phải Ngô-Anh, Ngô-Anh lăn vào, dùng tay trái ôm lấy bà. Trongkhi kiếm của bà đâm suốt qua ngực y. Vương-Hùng nhân lúc kiếm bà đâmNgô-Anh, y thích một kiếm vào ngực phải của bà. Bà đã rút được kiếm ra,ánh kiếm loé lên, đầu Vương-Hùng bay xuống đất. Bà hú một tiếng. Conngựa Ô phi như bay khỏi vòng vây, hướng Cổ-Loa.

Bà đến Cổ-Loa vào buổi chiều. Dân chúng nhận được mặt bà, họ ra đỡ bavào nhà. Bà bước vào nhà thấy xác Vương nằm đó, biết chồng đã chết. Bàngồi dựa lưng cạnh bàn thờ An-Dương Vương, bảo một tráng đinh:

– Ngươi lấy cho ta bát nước.

Bà cầm bát nước uống hết, than:

– Than ôi! Ta là Tể-tướng, mà Vua tuẫn quốc, chồng chết! Ta còn sống làm gì?

Bà vung kiếm lên tự tử.

GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

Hôm đó là ngày 15 tháng tám năm Quí-Mão, nhằm năm 43 sau Tây Lịch. Dânchúng trong vùng an táng Bắc-Bình vương cùng Vương phi tại Cổ-Loa, lậpđền thờ. Trải qua gần hai nghìn năm, cho đến nay, tại các thôn Lộc-Hà,Hội-Phụ, Lê-Xá, Thi-Thôn đều thờ Bắc-Bình vương và Vương phi. Trước đềnthờ có hai câu đối. Xin trích dẫn câu:

Giao-Chỉ tượng thành công, dư lục thập thành, giai kiện tướng.

Đô-Dương mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.

Dịch-nghĩa: Voi Giao-Chỉ đã thành công, hơn sáu mươi thành đều côngtướng giỏi. Ngựa Đô-Dương chậm bước, nên muôn ngàn năm sau thần vẫnlinh.

Vị lý Phục-Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận,

Bất ly Tiên trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.

Dịch nghĩa: Chưa bọc xác Phục-Ba, cạnh sông xe loan còn vang uất hận.Không rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ-Loa, vẫn vọng âm thanh.

Một bài thơ khác:

Sinh vi lương tướng, tử vi thần,

Vạn cổ cương thường, hệ thử nhân,

Loa địa song đôi thuy nguyệt ảnh.

Anh hùng liệt nữ tướng quân phần.

Dịch nghĩa:

Sống là tướng giỏi, chết là thần.

Vạn đại cương thường, nặng tấm thân,

Hai mộ thành Loa trăng chiếu sáng,

Anh hùng, liệt nữ, mộ tướng quân.

Năm 1993, tôi về Việt-Nam công tác cho CEP (Coopérative EuropéennePharmaceutique) vào tháng tám. Nhân dịp này, tôi rủ bác-sĩ Trần An-Xuânthuộc bệnh viện Trưng-vương, Sài-gòn viếng thăm di tích Cổ-loa. Sau khithăm cố đô, chúng tôi tới Lộc-hà, Hội-phụ, mong tìm lại đền thờĐào-vương. Nhưng đền đã bị phá, chỉ còn cái nền! Tôi đứng trên nền ngôiđền mà khóc. Tôi nghe vào những năm 1992-1997, họ Đào ở Cổ-loa rất phát, có nhiều vị làm lớn như Đào Duy-Tùng, Đào Duy-Cận, Đào Duy-Trữ, cùngmột số nữa đeo quân hàm tướng, không biết có phải là con cháu của Vươnghay không? Không biết nay, đến thờ Vương đã được tái xây cất không?

....

Ba người đàn bà, một người đàn ông cỡi ngựa, đến chân Hoàng ThànhLạc-Dương. Cả bốn cùng đừng lại, nhấp nhô một cái, bốn người đã vọt quaHoàng Thành vào trong. Họ cùng hướng lầu Thúy-Hoa mà đi. Tới chân lầu,họ nhìn trước, nhìn sau, vọt người lên tầng thứ nhất, thứ nhì, thứ ba,rồi thứ tư. Họ bám cửa sổ nhìn vào: Bên trong Quang-Vũ cùng đại thầnthiết triều khẩn cấp, nghe Phục-Ba đại tướng quân tấu trình về công cuộc bình định Lĩnh-Nam. Quang-Vũ bảo Tể Tướng Giả-Phục:

– Cho Lưu-Long, Mã-Viện vào.

Hai người lên lầu, quì gối tung hô vạn tuế. Quang-Vũ ra hiệu cho hai người bình thân. Y nói với Mã-Viện:

– Phục-Ba tướng quân thực là đại công thần, có công với xã tắc. Khanh đã bình được Lĩnh-Nam, công ấy không nhỏ.

Bô Lỗ đại tướng quân Mã-Vũ bước ra tâu:

– Muôn tâu bệ hạ. Cái xứ Lĩnh-Nam nhỏ xíu, mà Mã-Viện mang tới bảy mươi vạn quân đi đánh, phải hơn ba năm mới bình được, lại làm chết trước sau bốn chục vạn người. Như vậy đâu còn là chiến thắng? Hiện nay triều đình phải phủ tuất bốn mươi vạn gia đình... Hơn nữa làm chết các đại tướngPhùng-Đức, Sầm-Anh, Liêu-Đông Tứ Vương... Thực không thể gọi là công.

Phò mã Lương-Tùng tâu:

– Tâu Phụ Hoàng, thần nhi nghe Mã-Viện Nam chinh, chở về hơn mười xechâu báu. Thần nhi nghĩ Mã tướng quân phải dâng số ngọc đó để sung vàocông khố mới đúng bậc trung thần.

Lương-Tùng (Cu Bò) biết tâm lý các đại thần, đều muốn ăn hối lộ.Mã-Viện đánh Lĩnh-Nam chở về mười xe Ý dĩ (Bo bo) hạt to, trắng nhưngọc. Lương-Tùng nêu ra, để các quan ghen tỵ, buộc tội Mã-Viện.

Thái tử Trang có tình sư huynh sư đệ, là bạn từ nhỏ với Lương-Tùng. Thấy Lương nói vậy, cũng tiếp:

– Tâu Phụ Hoàng. Mã tướng quân Tổng trấn chín quận Kinh-Châu, đem quânđánh Thục, bị lừa, chỉ còn một người, một ngựa trở về, được ân xá. Saulại đem ba mươi vạn quân đánh Trường-Sa, chôn ba mươi vạn ở hồĐộng-Đình. Rồi không có chỉ dụ mà đem mười vạn quân tiếp cứu Lưu-Long,để mười vạn quân chết. Bây giờ, mang quân nghiêng nước, đánh đấtLĩnh-Nam nhỏ một chút, làm chết bốn mươi vạn người. Thực không phảicông, mà là tội vậy.

Mã-Viện lột mũ quăng xuống đất tâu:

– Tâu bệ hạ! Thần có chở về mười xe Ý dĩ chứ không hề có ngọc. Còn việc hao binh tổn tướng, vì Lĩnh-Nam anh tài nhiều...

Các triều thần xúm vào, mỗi người buộc tội một câu. Trước kia Quang-Vũkhông ưa Mã-Viện, vì Mã là cháu Mã thái hậu. Bây giờ Mã thái hậu chếtrồi. Quang-Vũ chỉ muốn dùng Viện đánh giặc. Nay nhân lời buộc tội cáccông thần. Quang-Vũ phán:

– Phía Bắc Hung-Nô phạm biên. Trẫm tha cho Mã tướng quân tội làm haobinh tổn tướng, và tội lấy mười xe ngọc. Nội ngày mai phải lên đườngđánh giặc. Trẫm cử Bô-lỗ đại tướng quân Mã-Vũ đem quân theo trợ chiến.Phò mã Lương-Tùng làm giám quân. Cần cố gắng lập công chuộc tội.

Mã-Viện lạy tạ lui.

Tể Tướng Giả-Phục hô:

– Mời Lĩnh-Nam công Lê-đạo-Sinh cùng các đệ tử vào triều kiến.

Bọn Lê-đạo-Sinh vào quì mọp xuống tung hô vạn tuế. Quang-Vũ bảo Thái giám hầu cận:

– Lấy rượu để trẫm ban thưởng cho Lĩnh-Nam công và các Thái thú.

Quang-Vũ rót rượu, thưởng Lê-đạo-Sinh, cho tới bọn Đức-Hiệp,Đinh-công-Thắng, Triệu-anh-Vũ mỗi người bốn chung. Uống hết bốn chungrượu, thầy trò Lê-đạo-Sinh thấy mắt hoa đầu váng, loạng choạng ngãxuống. Quang-Vũ cùng triều thần cười ầm lên khoái trá, y truyền Thị vệtrói lại, lấy nước lạnh đổ lên đầu. Lê-đạo-Sinh tỉnh dậy, thấy năm đệ tử bị trói với Đinh-công-Thắng, Triệu-anh-Vũ. Y kêu lên:

– Bọn thần nhất tâm, nhất dạ phò tá bệ hạ. Không biết có tội gì mà bị trói như thế này?

Quang-Vũ cười nhạt:

– Ngươi trung thành với trẫm ư? Máu thịt ngươi là Lê-thị-Hảo, là Chu-Bá ngươi còn muốn giết. Vua ngươi là Trưng-Trắc thực anh hùng, mà ngươicòn nỡ hại. Dân Việt là đồng bào ngươi, mà ngươi dẫn quân Hán chém giết, thì ngươi tử tế với ai?

Y nói với Lương-Tùng:

– Trẫm giao chúng cho Phò mã quản thúc. Chúng có tội thì xử, có côngthì thưởng. Dù tội gì, Phò mã cũng không được giết chúng. Dù công gì,Phò mã cũng không được tha chúng.

Quang-Vũ nói với triều thần:

– Cái thứ lưu manh, ngu xuẩn như Lê-đạo-Sinh mà cũng muốn qua mặt trẫm! Các khanh thử nghĩ xem, trẫm là người Hán, đem đại quân xuống Lĩnh-Namgiết người Việt, chiếm đất, đốt nhà, cai trị như trâu như chó. Bất cứngười Việt nào cũng thù hận trẫm. Trong khi đó nước Lĩnh-Nam có vua anhhùng, tướng sĩ lương đống. Thế mà y chạy sang cúc cung cúi đầu phục tùng trẫm, thử hỏi lòng dạ y có tin được không? Nhà đại Hán lập lên đã dưhai trăm năm. Đời nào cũng có bậc tôi hiền, trung thần phò tá. Trẫmkhông trừng phạt bọn Lê-đạo-Sinh để nêu gương, thì e rằng sau này bọnphản nghịch như Vương-Mãng sẽ còn nhiều.

Lương-Tùng dạ một tiếng, truyền dẫn tám người xuống lầu. Tám người cònbị thuốc mê mơ mơ hồ hồ chưa tỉnh. Lương-Tùng giải bọn Lê tới phủ Phòmã, đưa đến một ngôi nhà lớn. Chàng lấy chìa khóa mở cửa. Đám Thị vệ đẩy thầy trò Lê-đạo-Sinh vào trong. Ngước mắt nhìn lên, Lê-đạo-Sinh cảmthấy gai ốc mọc cùng mình. Y đưa mắt nhìn đồng bọn, ngụ ý báo cho nhaubiết những gì không hay sắp đến. Trong đại sảnh, đèn nến sáng trưng, ởgiữa một bàn thờ hương khói nghi ngút. Phía trước bàn thờ, tượng một phụ nữ mặc quần áo vàng ngồi trên ngai sơn son thếp vàng, lớn như ngườithực. Trước tượng có bài vị đề.

"Lĩnh-nam Hoàng-đế.

Tính Trưng, húy Trắc chi linh vị".

Phía sau tượng có ba người nữa, một người đàn ông, mặc phẩm phục Vương, phía trước có bài vị:

"Đại-tư mã Lĩnh-nam, Bắc-bình vương,

Tính Đào húy Kỳ, tam sư huynh chi linh vị".

Tượng người thứ nhì là nữ, trước có bài vị:

"Lĩnh-nam Tư-không Nguyệt-đức công chúa.

Tính Phùng, húy Vĩnh Hoa chi linh vị".

Tượng người thứ ba là nam, trước có bài vị:

"Lĩnh Nam Tư Đồ, Tương-liệt đại vương,

Tính Nguyễn, húy Thành Công chi linh vị".

Tiếp theo đủ tượng, bài vị, nào là Tể Tướng Nguyễn-phương-Dung cho đếncác Lạc vương, các tướng thống lĩnh đạo binh, nhất là các tướng lĩnhTây-Vu không thiếu một người nào. Lê-đạo-Sinh quát hỏi:

– Ngươi là Phò mã của đương kim Thiên tử mà đi thờ kính con phản tặc Lĩnh-Nam. Tội này thực đáng tru di tam tộc. Ngươi là ai?

Lương-Tùng chỉ vào mấy bài vị phía sau:

– Ngươi cứ đọc bài vị này sẽ biết.

Lê-đạo-Sinh đọc:

"Lĩnh-nam Lạc-vương Quế-lâm,

Nghĩa phụ tính Lương, húy Hồng-Châu chi linh vị".

Mấy bài vị khác:

"Lĩnh-nam Đăng-châu Quốc-công,

Sư phụ tính Đào, húy Thế Hùng chi linh vị".

Lương-Tùng chỉ vào mấy bài vị khác:

– Đây là bài vị sư huynh Hiển-Hiệu, Quí-Minh, sư tỷ Phương-Dung, Hồng-Thanh.

Lê Đạo-Sinh mắng:

– Thì ra mi là gian tế Lĩnh-Nam. Mi tôn tên phản tặc Lương Hồng-Châulàm nghĩa phụ, mi lại là đệ tử của đại phản tặc Đào Thế-Hùng.

Lương-Tùng cười nhạt:

– Hôm nay ta trả thù nước, thù nhà, thù môn hộ.

Lê Đạo-Sinh biết việc chẳng lành sắp xẩy ra. Y hít một hơi chân khí vận sức vào cánh tay, xương cốt kêu răng rắc. Các dây trói đứt tung ra.Lương-Tùng kinh hoảng hô Thị-vệ nhảy vào ôm chặt lấy y. Lê-đạo-Sinh vung tay một cái, đám Thị– vệ văng ra ngoài, bị thương nằm dài trên đất. LêĐạo-Sinh chồm tới chụp Lương-Tùng. Chàng nhảy lui lại thét lên:

– Mạng ta cùng rồi!

Thình lình hai bóng đen bịt mặt từ ngoài nhảy vào cùng vung chưởng tấncông Lê-đạo-Sinh. Binh, binh hai tiếng. Lê bật lui lại sau, người lảođảo muốn ngã. Lương-Tùng hô Thị-vệ nhảy vào ôm cổ y vật xuống trói lại.

Sự thực bản lĩnh Lê-đạo-Sinh đâu phải tầm thường? Song y bị đánh thuốcmê còn chưa tỉnh, lại bị hai đại cao thủ đánh hai chưởng một lúc, khiếnkhí huyết đảo lộn. Vì vậy Thị– vệ mới trói được y.

Lương-Tùng nhìn hai người bịt mặt cứu chàng, trông dáng rất quen, mànhất thời chàng không nhớ được đã gặp ở đâu? Tên là gì? Có điều haichưởng mà người bịt mặt dùng lại khác nhau. Một người dùng chưởngCửu-chân, một người dùng chưởng Phục-ngưu. Chàng cung kính hỏi bằngtiếng Việt:

– Đa tạ tiền bối cứu mạng. Xin tiền bối cho biết cao danh quí tính?

Hai người cười nhạt một tiếng, thấp thoáng, đã biến mất. Lương-Tùng nhìn dáng hai người, nhận ra là hai phụ nữ.

Chàng quay lại nói với Lê Đạo-Sinh:

– Tên lưu manh này! Về võ công, mi luyện đến mức vô địch thiên hạ. Chỉvì lương tâm không có, mi hại Hoàn-đế Lĩnh-Nam, hại dân Việt. Tội ác michồng chất. Mi đâu ngờ có ngày hôm nay. Hôm nay ta hãy cắt gân mi, để mi không xử dụng võ công được nữa.

Chàng quì xuống trước bàn thờ. Đám Thị-vệ cũng quì theo. Chàng lạy tám lạy, chắp tay khấn:

"Chị Hoàng Đế có linh thiêng xin về chứng giám cho đứa em lưu lạc. Ngày nọ chị đến hồ Động-đình ban chỉ cho em phải sang Trung-Nguyên giúp chịTường-Qui. Em vẫn canh cánh trong lòng chỉ dụ của chị, không bao giờquên Lĩnh-Nam. Em thân làm Phò– mã Hán, mà lòng để ở Lĩnh-Nam".

Đến đây chàng bật lên tiếng khóc. Bọn Thị-vệ cũng khóc theo. Chàng khấn tiếp:

"Sư phụ, nghĩa phụ, sư huynh, sư tỷ cùng các anh hùng Lĩnh-Nam. Anh hồn hãy về đây chứng giám cho con. Con sống giữa vinh hoa, phú quí, mà lòng chẳng đổi thay. Nước mất, lòng con đau như dao cắt. Hôm nay con xin đem kẻ thù đến tế trước vong linh "Chị Hoàng Đế", nghĩa phụ, sư phụ. TạiThiên chi linh xin về cùng hưởng".

Thị vệ đem đến nào lợn, nào gà, nào các thức ăn. Chàng quì xuống dâng lên, nước mắt tuôn lã chã:

– Lễ vật đạm bạc, xin "Chị Hoàng-đế" cùng sư phụ, nghĩa phụ, sư huynh, sư tỷ từ Thiên chi linh xin về chứng cho.

Chàng quay lại, thấy Công chúa Đoan-Nhu cũng quì gối bên cạnh, nước mắt đầm đìa. Lê Đạo-Sinh hậm hực:

– Ta thực không hiểu! Ta điên rồi! Ngươi là thân thế cành vàng lá ngọc, là Công-chúa Thiên-triều, lại đi quì gối tế lễ, khóc thương bọn phảntặc Lĩnh-Nam. Trong khi ta có công, thì bị trói, bị làm nhục. Thế là thế nào?

Công chúa Đoan-Nhu nhổ bãi nước miếng vào mặt Lê Đạo-Sinh:

– Tên lưu manh nhất thế Lê Đạo-Sinh kia! Mi đã bảy mươi tuổi mà khônghiểu ư? Nhà đại Hán trải qua trên hai trăm năm, lấy đạo Thánh cai trịThiên-hạ. Triều đình lao tưởng các bậc trung lương, các bậc hiếu tử vàphụ nhân tiết liệt. Có đâu dung tưởng bọn nghịch tặc như mi? Phụ hoàngta biết Hoàng– đế Lĩnh-nam anh hùng, các bầy tôi đều trung liệt, có tàicó chí. Bởi đất không hai mặt trời, nước không hai vua. Nhà đại Hán vớiLĩnh-nam không thể cùng đứng. Lĩnh-nam còn, Thục còn, là mối nguy chođại Hán. Lĩnh-nam giúp Ngũ-phương chia cắt Trung-nguyên... Đó chẳng qualà vì cái "thế không cùng đứng" giữa hai nước. Phu-hoàng ta vì khâm phục anh hùng Lĩnh-nam mà phải đánh Lĩnh-nam để tự tồn.

Nàng chỉ Lương-Tùng:

– Khi Hoàng-đế Lĩnh-Nam tuẫn quốc. Phò mã định tự tử cho trọn lòngtrung. Phu-hoàng ta thương người trung lương, không những không tráchphạt, mà còn cho phép được thờ Hoàng-đế cùng các anh hùng đất Việt.Ngươi hiểu chưa?

Lương-Tùng cầm kiếm đến trước Lê Đạo-Sinh.

Chàng rút kiếm, đưa một nhát, gân tay, gân chân Lê Đạo-Sinh đứt rời.Bấy giờ chàng mới đưa một nhát kiếm, dây trói y đứt. Lê Đạo-Sinh hét lên một tiếng, định xuất chiêu. Song gân vai, cùi chỏ, cườm tay đều bị đứt. Người y chỉ rung động một cái rồi thôi. Lương-Tùng truyền hai Thị-vệ đè y ra cạy miệng. Chàng vung kiếm, lưỡi y bị cắt. Máu miệng chảy ra lênhláng.

Chàng đến trước Phong-châu Song-quái:

– Hai đứa quỉ quái này. Mi theo học với sư bá Nguyễn Thành-Công, phảnsư môn đi tác ác thiên hạ. Mi vu vạ, đánh phá Đinh, Đào trang... rồi gây ra biết bao nhiêu tội ác?

Chàng quì gối trước bài vị Đào Thế-Kiệt, Đinh Xuân-Hoa, Đinh-Đại, TrầnDương-Đức, Đào Nghi-Sơn, Đào Biện-Sơn, Nguyễn Tường-Loan khấn:

– Đại sư bá, sư thúc cùng các sư huynh sư đệ về chứng giám cho đệ tử trả thù xưa.

Chàng vung kiếm cắt gân tay, chân, cắt lưỡi Song-quái, rồi sai Thị– vệ rịt thuốc cho chúng khỏi chết.

Một Thị-vệ đứng dậy, nói với Lương-Tùng:

– Sư huynh cho em trả thù với.

Thị vệ đó chính là Chu Đỗ-Lý. Lương-Tùng gật đầu. Chu Đỗ-Lý cầm kiếm đến trước mặt Lê Đức-Hiệp:

– Tên gian manh này! Mi cùng sư phụ, sư mẫu ta vốn đồng môn hộ. Thế màmi theo Mã-Viện, đem đại quân đánh Cửu-chân, giết chết sư phụ ta. Hômnay mi phải đền tội.

Chàng quì trước bài vị Chu-Bá, Lê-thị Hảo khấn:

– Xin sư phụ, sư mẫu về xem đệ tử trả thù.

Chàng vung kiếm lên, cắt hết gân chân, tay, cắt lưỡi Lê Đức-Hiệp, NgôTiến-Hy, Hoàng Thái-Tuế. Chu Chiêu-Trung cũng xin xử tội ĐinhCông-Thắng, Triệu Anh-Vũ.

Thình lình bốn bóng đen từ ngoài nhảy vào sảnh đường. Chỉ mấy chiêu các Thị-vệ bị đánh ngã. Một bóng đen dí kiếm vào cổ Lương-Tùng, nói dõngdạc:

– Im lặng! La lên một tiếng, ta chặt đầu liền.

Lương-Tùng thấy trong bốn người, có cả hai phụ nữ đánh Lê Đạo-Sinh cứu chàng. Chàng lên tiếng hỏi:

– Các vị là ai? Dường như các vị người Lĩnh-Nam. Các vị đến đây có việc gì? Tại sao lại kiềm chế tại hạ?

Bốn người cùng lột khăn che mặt ra. Lương-Tùng reo lên:

– Chu lão bá! Hoàng sư tỷ! Anh Sún Rỗ, chị Sa-Giang. Các vị đến thăm Cu Bò này, cứ đường đường chính chính mà đến! Việc gì phải đi trong đêm!

Chu Tái-Kênh điểm một Lĩnh-Nam chỉ, đánh gãy đôi thanh kiếm của Lương-Tùng, mặt bà lạnh lùng:

– Chúng ta đến đây giết tên phản tặc.

Suốt mấy năm qua Lương-Tùng học văn đến trình độ uyên bác, định lực rất cao. Chàng thản nhiên nói:

– Nếu lão bá nêu lên được một hành vi nào của Cu Bò này trái với võ đạo Cửu-chân, phản bội Lĩnh-Nam. Cu Bò sẽ tự xử, không cần đến lão bá ratay.

Nguyên sau khi Mã-Viện đánh chiếm được Long-biên. Tuy các đại tướngPhùng-Đức, Sầm-Anh, Liêu-Đông Tứ Ma bị Đào-Kỳ, Phương-Dung giết chết.Song các đại cao thủ trẻ của Hán theo quân tới hàng trăm. Mã-Viện phânphối họ đi các nơi đánh từng trang ấp một. Trước hết Tử-Vân tuẫn quốc ởcửa biển Thần-phù. Công chúa Gia-Hưng Trần-Quốc tuẫn quốc ở Hoàng-xá.Tiếp theo đến Lê-thị Lan, Lê Anh-Tuấn, Lê Ngọc-Trinh, Trần Quế-Hoa, Trần Quỳnh-Hoa, Phùng Vĩnh-Hoa, Đào Hiển-Hiệu, Đào Quí-Minh, ĐàoPhương-Dung, Nguyễn Thành-Công đều tuẫn quốc. Chỉ có Trần-Năng,Hùng-Bảo, Hoàng Thiều-Hoa, Chu Tái-Kênh, Sún Rỗ, Sa-Giang, Hồ-Đề hãy còn tiếp tục kháng chiến.

Mã-Viện tiến quân vào đánh Cửu-chân. Bị Đô-Dương phá hai lần, thiệtmười vạn quân. Cuối cùng Mã-Viện sai Lê Đạo-Sinh cùng bọn Song Quái mang Nỏ-thần vào đánh. Đô-Dương, Đinh-Đại, Đào Nghi-Sơn, Đào Biện-Sơn,Chu-Bá đều tử trận. Mã-Viện đánh tới Nhật-Nam. Trương Thủy-Hải, TrươngĐằng-Giang, Trần Khổng-Chúng tuẫn quốc. Lại Thế-Cường rút vào rừng kháng chiến.

Mã-Viện được chiếu chỉ Quang-Vũ hồi triều, giao đất cho các quan văntới trấn nhậm. Để tự ghi công mình, Mã-Viện sai dựng một cột đồng trụlớn, trên khắc chữ:

Đồng-trụ chiết Giao-chỉ triệt.

Nghĩa là: Cột đồng trụ gãy, thì Giao-chỉ bị diệt.

Dân chúng Giao-chỉ thấy vậy, mỗi khi đi qua cầm một cục đá ném vào chân cột đồng. Ít lâu sau cột đồng bị lấp đi mất. Mã-Viện lấy cớ đó thượngbiểu về triều tâu rằng, dân Lĩnh-Nam vẫn còn tưởng cố quốc. Cần phải cho trọng binh đóng. Ngược lại Quang-Vũ cùng triều thần nghị kế, thấylĩnh-Nam quá xa xôi, mà giao trọng binh cho Mã-Viện, lỡ Mã làm phản,thực khó mà dẹp được. Mã-Vũ, Chu Tường-Qui, Lương-Tùng mật nghị với nhau rằng cần làm áp lực để Mã-Viện rút đại binh về, đất Lĩnh-Nam trao chobọn văn quan. Lực lượng kháng chiến mới có thể tái hoạt động.

Mã-Vũ cho người thân tín phao khắp nơi rằng Mã-Viện sắp làm phản. Tinđó đến tai Quang-Vũ. Quang-Vũ hỏi ý kiến Chu Tường-Qui, nàng tâu:

– Triều Hán thường bị nạn ngoại thích cầm binh quyền, gây ra mầm mốngphản loạn. Trước đây Lã hậu, rồi Mã hậu. Cái gương Vương-Mãng còn đó.

Quang-Vũ hỏi Âm Hoàng-hậu, bà bị ảnh hưởng của Thái-tử Trang, Công chúa Đoan-Nhu. Mà hai người này bị ảnh hưởng của Lương-Tùng. Vì vậy bà tâu:

– Từ trước đến giờ Mã-Viện ỷ cô làm Thái-hậu, lại có bốn anh em cầm đại quân. Bây giờ bốn anh em chết hết ba. Mã hậu không còn. Song Mã lúc nào cũng là mối lo cho triều đình.

Vì vậy Quang-Vũ gửi mật chiếu cho Lưu-Long. Lưu-Long mời Mã-Viện đếnbản dinh uống rượu. Bấy giờ sứ giả của Quang-Vũ mới tuyên chỉ triệu hồiMã. Mã-Viện đành lên đường về kinh, giao binh quyền cho Lưu-Long,Vương-Bá. Hai người này từ từ thoái binh.

Hồ-Đề triệu tập buổi họp các anh hùng kháng chiến. Các anh hùng đều nêu ra ý kiến: Đã giết được Sầm-Anh, Phùng-Đức, Liêu-Đông Tứ Ma. Kẻ thù bậc nhất của Lĩnh-Nam là Mã-Viện cần phải giết. Chu Tái-Kênh tỏ ý nghi ngờLương-Tùng. Vì rõ ràng Quang-Vũ biết Lương-Tùng do Lĩnh-Nam cài vào, màđược gả công chúa. Hội nghị cử Thiều-Hoa, Tái-Kênh, Sa-Giang, Sún Rỗ lên đường giết Mã-Viện, Lương-Tùng.

Chu Tái-Kênh cười nhạt:

– Quang-Vũ biết mi do Lĩnh-Nam cài vào. Nếu mi không tiết lộ cơ mật Lĩnh-Nam, lập đại công. Đời nào y gả công chúa cho mi?

Công chúa Đoan-Nhu đứng trấn trước Lương-Tùng:

– Tôi có quyền cãi cho Phò-mã chăng?

– Được, ngươi cứ nói.

Công chúa Đoan-Nhu liếc nhìn Hoàng Thiều-Hoa rồi đáp:

– Từ nãy đến giờ, các vị núp ở ngoài hẵn đã nghe, đã thấy Phò-mã làmnhững gì rồi chứ? Bảo rằng Phò-mã kết hôn với tôi là có tội. Vậy trướcđây Lĩnh-Nam vương phi từng kết hôn với Vương gia đó ư? Lại nữa côngchúa Vĩnh-Hòa kết hôn với Đào Quí-Minh. Sao không kết tội sư huynhQuí-Minh?

Hoàng Thiều-Hoa gật đầu:

– Khi khởi hành từ Lĩnh-Nam ta nghi oan cho sư đệ. Song chúng ta theodõi sư đệ từ nãy đến giờ... mới rõ đen trắng. Hơn mười năm trước ta đãbị oan như sư đệ.

Lương-Tùng chỉ các Thị-vệ:

– Đám Thị-vệ này đều từ Lĩnh-Nam sang. Họ đều xuất thân phái Tản-viên, Cửu-chân cả.

Thiều-Hoa tỏ ý muốn giết Mã-Viện báo thù. Lương-Tùng hiến kế:

– Muốn giết Mã-Viện thực không khó. Mã-Viện hiện mang quân Bắc chinh.Phụ hoàng không tin tưởng y, ngươì sai Bô-lỗ đại tướng quân đem binhtheo trợ chiến, thực ra để canh chừng y. Người sai em làm giám quân. Bây giờ sư tỷ cứ dùng thẻ bài của em, làm sao đột nhập vào trướng rồi, chặt đầu y thực không khó.

Sún Rỗ hỏi Lương-Tùng:

– Còn mấy tên hại nước này, em định như thế nào?

Lương-Tùng cười nhạt:

– Với tội của chúng, giết chúng đi chẳng khiến cho chúng khoan khoái ư? Em đã cắt gân, cắt lưỡi, khiến chúng không xử dụng võ được, cũng chẳngnói được. Bây giờ em chọc mù mắt chúng. Sau đó xích chân tay chúng lạivới nhau, đưa về Lĩnh-Nam, để hàng ngày chúng lê lết, ăn mày, bị dânchúng phỉ nhổ, mới khiến cho dân Việt hả dạ phần nào.

Chu Tái-Kênh vọt người tới, thấp thoáng một cái, bà đã rút kiếm củaHoàng Thiều-Hoa. Kiếm rung lên, Lê Đạo-Sinh cùng đồng bọn bảy người nữađều bị đâm mù mắt. Lê Đạo-Sinh ngửa mặt lên trời than:

– Hỡi ơi! Ta đã lầm! Ta đã lầm. Nếu ta không là Thái– sơn Bắc-đẩu võ lâm. Có lẽ ta theo Trưng-Trắc. Đâu đến nỗi này.

Lương-Tùng gọi Chu Chiêu-Trung, Chu Đỗ-Lý:

– Hai vị sư huynh dùng xe chở bọn này về Giao-chỉ, đem đi khắp chỗ chodân chúng coi. Nhớ canh gác cẩn thận, đừng cho người ta giết chúng.

...

Bọn Chu Tái-Kênh vừa lên đường. Lương-Tùng cùng công chúa Đoan-Nhu đang bàn luận truyện Lĩnh-Nam, thì có thái giám tới tuyên triệu hai ngườiđến Tây-cung chầu Quang-Vũ khẩn cấp. Cả hai vội lên xe đi liền. Từ xa,Lương-Tùng đã thấy đám Thị-vệ Tâ-cung kẻ tụm năm, người tụm ba nhỏ tonói truyện. Linh tính báo cho biết có biến cố gì xảy ra. Hai người leolên lầu thứ ba. Thái giám mở cửa cho vào. Lương-Tùng, Đoan-Nhu phủ phụcxuống hành lễ. Quang-Vũ ngồi thẫn thờ trên long ỷ, vẫy tay cho hai người bình thân. Y hỏi:

– Con là sư đệ của Chu quí phi, được Quí-phi sủng ái. Gần đây con thấy Quí-phi có hành động gì lạ không?

Lương-Tùng tâu:

– Từ ngày Lĩnh-Nam bị diệt. Lúc nào Quí-phi cũng mặt ủ mày châu. Khócđêm, khóc ngày. Cho đến nay, năm năm đã qua, mà Quí-phi vẫn không quên.Mấy hôm trước Quí-phi sai con sắm mấy bộ quần áo đàn ông, mua con ngựathực khỏe. Con hỏi, Quí-phi chỉ lắc đầu.

Công chúa Đoan-Nhu hỏi:

– Tâu Phụ-hoàng! Có truyện gì không hay xảy ra rồi ư?

Quang-Vũ đưa cho Lương-Tùng một tờ thư.

– Mười hôm trước Quí-phi tâu rằng muốn được yên tĩnh luyện công trongvòng mười ngày, vì vậy thái giám, cung nga không được vào phòng luyệncông của người. Hôm nay đủ mười ngày, ta thân đến mở cửa phòng, thì chỉthấy có ba tờ giấy để lại. Một tờ cho ta, một tờ cho Hoàng-hậu, một tờcho con với Thái-tử.

Y đưa tờ giấy cho Đoan-Nhu:

– Đây con đọc đi.

Công chúa Đoan-Nhu cầm lấy đọc:

"Sư mẫu Chu Tường-Qui, gửi cho đệ tử là Thái-tử Trang cùng Công-chúa Đoan-Nhu.

Từ khi Lĩnh-Nam bị diệt. Tấc lòng tưởng nhở cố quốc khôn nguôi. Vì vậysư mẫu ăn không ngon, ngủ không yên. Hôm nay sư mẫu quyết định trở vềLĩnh-Nam, tiếp nối sự nghiệp Trưng Hoàng-đế và Phu-thân. Vì lên đườngkhẩn cấp, sư mẫu không từ biệt hai con. Sư mẫu không có con, nhận haicon làm đệ tử. Tiếng rằng sư mẫu, đệ tử. Chứ sư mẫu coi hai con như conđẻ. Bản lĩnh sư mẫu có bao nhiêu, đã dốc túi truyền cho hai con. Khi thư này đến với hai con, thì sư mẫu đang ở trong một khu rừng nào đó củaLĩnh-Nam. Bịn rịn lúc ra đi, phải xa hai con, lòng sư mẫu đau như daocắt. Hai con cứ coi như sư mẫu chết rồi. Sư mẫu có mấy lời dặn hai con:

– Phải chăm lo đọc sách, luyện võ. Đối với dân chúng bằng tấc dạ từ ái. Thương yêu dân, như thương yêu bản thân mình.

– Riêng Thái-tử Trang, sau này sẽ lên ngôi Thiên tử. Nếu con có cònnghĩ tình sư mẫu con hãy ban hành chính sách cho dân Lĩnh-Nam cũng nhưdân Hán. Tuyển lựa quan lại thanh liêm, cử đi. Đối với bọn tham quan,thẳng tay giết không tha.

Sư mẫu dặn mấy lời, mong hai con đừng quên".

Đọc xong nàng ôm mặt khóc nức nở. Quang-Vũ rơi nước mắt, ngửa mặt lên trời than:

– Trong các phi tần, Chu quí phi là người được ta sủng ái nhất. Tìnhnghĩa vợ chồng trên mười năm. Thế mà ta vẫn không làm cho nàng quên được cố quốc. Than ôi! Ta có trăm vạn hùng binh, đánh chiếm được đất Việt,mà ta không chiếm được lòng dân Việt. Ta giàu có nhất thiên hạ, muốn gìđược nấy, mà ta không chiếm được lòng Chu quí phi.

Y nhìn Lương-Tùng:

– Lương Phò-mã. Trưng-Trắc cử ngươi sang làm Tế-tác ở Hoàng cung, tanhững tưởng công danh, phú quí, khiến ngươi đổi lòng, không ngờ ngươivẫn một lòng với Lĩnh-Nam. Ta cho phép ngươi thờ Trưng-Trắc, để tỏ lòngbao dung. Như vậy ngươi đã quên được Lĩnh-Nam chưa?

Lương-Tùng quì xuống tâu:

– Phụ hoàng cho con làm Phò-mã. Người Lĩnh-Nam coi cha vợ cũng như chađẻ. Con phải hiếu với Phụ-hoàng. Phụ– hoàng bảo con chết, con tuân lệnhchết. Song con là người Việt, con yêu Lĩnh-Nam hơn cha mẹ. Nếu Phụ-hoàng không tha thứ, đem ra chặt đầu. Con xin chịu chết. Con thú thực: Suốtđời không bao giờ con quên cố quốc. Con là Cu Bò, là Lương-Tùng. Conkhông phải Lê-đạo-Sinh. Huống hồ Khổng-tử nói "Nhân các sở hữu chí", mỗi người một chí. Phụ-hoàng làm Hoàng-đế Trung-nguyên, giàu bốn biển.Trung-nguyên đất rộng người nhiều. Thế mà Phụ-hoàng vẫn muốn chiếm nốtgiải đất Lĩnh-Nam xa xôi. Chu quí phi cũng như thần nhi, dù có sốngtrong nhung lụa, cũng không quên được nguồn gốc. Kẻ quên nguồn gốc,chẳng khác chi loài chó, loài lợn.

Đến đó thái giám váo tâu:

– Có sứ giả của Bô-lỗ đại tướng quân Mã-Vũ xin vào triều kiến, tâu quân tình.

Quang-Vũ truyền cho vào. Sứ giả vào quì gối tung hô vạn tuế rồi tâu rằng:

– Cách đây nửa tháng Phục-ba tướng quân tiến binh đánh giặc. Bô-lỗ đạitướng quân khuyên đi đường tắt cho mau. Phục-ba tướng quân không chịunghe, sợ đi đường tắt bị phục binh, cứ đường lớn đi. Vì vậy quân sĩ mệtmỏi, bệnh hoạn phải lui lại. Hôm qua, thích khách đột nhập bản dinh,giết chết Phục-ba tướng quân. Đầu mang đi mất.

Lương-Tùng tâu:

– Trước đây còn Mã Viện ỷ thế cô, trái lệnh, làm càn, khiến quân thua,tướng tổn. Bị Nghiêm-Sơn xử trảm. Được Phụ -hoàng ân xá. Sau trậnKinh-châu, để Công-tôn Thiệu đánh lừa, chiếm mất. Trận Động-đình hồ bịPhật-Nguyệt đánh tan ba mươi vạn quân. Trận Nam-Hải bị Thánh-Thiên giếtbốn mươi vạn. Phụ hoàng sai y đánh Lĩnh-Nam, làm thiệt bốn mươi vạnquân, các đại tướng đanh tiếng Phùng-Đức, Sầm-Anh, Liêu-Đông Tứ Vươngchết. Được Phụ hoàng ân xá, sai Bắc chinh. Y cãi lời Bô-lỗ đại tướngquân, để đến nỗi quân bại, chết tại trướng. Xin Phụ hoàng thu ấn Tân-tức hầu, làm gương cho các tướng khác.

Quang-Vũ nổi lôi đình:

– Phò mã thay trẫm, khẩn lên đường cầm quân đánh giặc thay Mã-Viện.Trẫm sai sứ thu ấn Tân-tức hầu. Cách hết chức tước của Viện. Tuy vậynghĩ tình Mã thái hậu, trẫm miễn làm tội vợ con.

Lương-Tùng tuân lệnh lên đường.

GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

Việc này xảy ra vào niên hiệu Kiến-Vũ thứ hai mươi lăm thời vua Quang-Vũ nhà Hán, tức năm Kỷ-Dậu, 49 sau Tây Lịch.

Sử gia Phạm Hoa khi viết bộ "Hậu hán thư" cùng các sử gia khác khi chép về Mã-Viện đều nêu ra các thắc mắc:

1. Quang-Vũ sai vẽ hình, ghi công Nhị thập bát tú, bốn người nữa cộngba mươi hai người trên gác công thần.Trong 36 người đó, chỉ có ba ngườicông lao lớn hơn Mã-Viện là Ngô-Hán, Đặng-Vũ, Lý-Thông. Hơn nữa Mã-Việntử trận. Tại sao hình Viện không được vẽ, công Viện không được ghi trêngác Vân Đài ở Nam Cung?

2. Viện được phong Tân-tức hầu. Theo luật nhà Hán, khi tước hầu tửtrận, được chôn cất theo lễ nghi bậc Vương. Thế mà Viện bị thu ấnTân-tức hầu. Đến nỗi khi chôn cất, vợ con chỉ khâm liệm qua loa. Bạn hữu không dám điếu tang.

Tại sao?

Chỉ có độc giả Anh Hùng Lĩnh Nam mới biết rõ tại sao.

...

Hôm ấy là ngày 15, trăng rằm chiếu vằng vặc dưới chân núi Tản-Viên. Một đài cao đắp bằng đất, trên đặt sáu chiếc đỉnh khói hương nghi ngút. Từdưới đài đi lên, trăm bậc. Xung quanh đài, những đoàn người từ bốnphương âm thầm kéo về như những bóng ma chập chờn. Khoảng nửa đêm, xungquanh đài có đến mấy vạn người.

Một hồi trống hiệu nổi lên, mọi người nghiêm chỉnh đứng dậy. Đuốc đốtđồng loạt. Dưới ánh đuốc chập chờn, người ta thấy tám tráng sĩ đẩy támtù nhân, đầu trùm khăn vải đến trước đài, bắt quì xuống.

Tiếng loa hô:

– Dâng lễ vật.

Các khăn trùm đầu được mở ra, dưới ánh trăng hiện ra tám cái đầu tócgọt nhẵn, mắt bị mù. Chân tay không cử động được. Một thiếu nữ bưng cáimâm sơn son thiếp vàng, trên đựng chiếc đầu lâu người. Tiếng loa hô lớn:

– Tiến lễ.

Một phụ nữ tóc bạc trắng, từ dưới đài bước lên, dõng dạc nói:

– Hôm nay lực lượng phản Hán phục Việt các nơi tề tựu về đây tế vuaTrưng cùng các anh hùng Lĩnh-Nam tuẫn quốc. Chúng tôi trăm cay nghìnđắng lên tận phía Bắc Trung-Nguyên mới giết được Mã-Viện, đem đầu về làm tế vật.

Tiếng vỗ tay vang dội khắp nơi. Người phụ nữ già đó chính là Chu Tái-Kênh. Bà tiếp:

– Lễ vật sống gồm tám tên đã tàn hại Lĩnh-Nam. Tội đồ là Lê Đạo-Sinh,Lê Đức-Hiệp, Vũ-Hỷ, Vũ Phương-Anh, Hoàng Thái-Tuế, Ngô Tiến-Hy, ĐinhCông-Thắng, Triệu Anh-Vũ.

Tiếng vỗ tay vang dội.

Anh hùng phản Hán phục Việt các nơi thứ tự lên đài, làm lễ trước bànthờ. Tới khi trời hừng sáng, Thái thú Giao-chỉ nghe tin, sai Thiết kịđến bao vây, thì đài đã được phá hủy. Dưới chân núi vua Bà (Tản-Viên)không còn một bóng người.

Viết xong tại Paris ngày 21 tháng bảy 1985

Yên-tử cư sĩ TRẦN ĐẠI SỸ.