Cẩm Khê Di Hận

Chương 19: Uy danh động đến bắc phương



Sau khi chôn cất tử sĩ. Phật-Nguyệt đánh trống, truyền các tướng sĩ vàohọp. Bà ban lệnh phủ tuất gia đình tử sĩ. Cứ như luật Lĩnh-Nam. Tử sĩtuẫn quốc đương nhiên được thăng lên một cấp. Lương bổng tử sĩ vẫn tiếptục phát cho quả phụ, cô nhi. Tử sĩ có mẹ già, lạc hầu, lạc tướng phảicử người nuôi dưỡng, chu cấp đầy đủ.

Bà mời tướng soái vào họp, định công thăng thưởng. Cuộc họp vừa bắt đầu, có Thần-ưng ré lên trên không. Mọi người đưa mắt nhìn Cu Bò. Nó lắngtai nghe tiếng Thần-ưng, rồi trả lời bằng cái lắc đầu:

– Không hiểu sao Thần-ưng đang tuần phòng, kêu ré lên báo hiệu có kháchtới thăm rồi mất tích. Hay chúng bị người bắn chết cũng nên.

Mọi người theo Cu Bò ra sân xem: Tất cả Thần-ưng đồn trú trên hồĐộng-đình đều cất cánh bay về phương Nam. Chúng dàn ra thành từng tốttrăm con một, lượn vòng tròn, giống như tập trận. Chúng đồng cất tiếngkêu, vui vẻ nhộn nhịp, hòa nhã. Các tướng soái đã được nghe chúng kêunhư vậy hai lần. Lần thứ nhất trong khi bay lượn trên bàn thờ Quốc-tổ,hôm đại hội hồ Động-đình và hôm cử hoàng-đế Lĩnh-Nam.

Đào Phương-Dung nói với Đào vương-phi:

– Thưa bác, hồi đánh Long-biên trở về Thần-ưng thấy hai bác cùng đạobinh Cửu-chân từ xa đến, cũng bay lượn, reo lên vui vẻ như vậy. Không lẽ bác trai còn sống trên thế gian này ư?

Tây-vu tiên tử lắc đầu:

– Không phải thế đâu cháu ơi! Thần-ưng là loài chim có linh tính ởTây-vu. Khi chúng thấy vị thánh nhân, hoặc chúa tướng tối cao, thì kêulên báo hiệu cho nhau, bay lượn chào đón. Ta đoán, dường như có nhân vật quan trọng sắp tới Trường-sa. Không phải vua Trưng, ắt Bắc-bình vươngĐào Kỳ hoặc công chúa Hồ Đề.

Sún Hô nhảy nhót mấy cái, chàng đã lên đến cành cao chót vót của cây cổ thụ, phóng mắt nhìn về hướng Nam. Chàng nói vọng xuống:

– Đúng rồi, Hoàng-đế giá lâm. Xa xa em thấy một đoàn người ngựa. Đi đầu có con voi trắng, hai cái ngà chéo nhau.

Trưng-đế dùng đức cai trị Lĩnh-Nam hơn năm qua. Dân chúng, nhà nhà đềucảm thấy thanh nhàn. Đêm ngủ không cần đóng cửa. Của rơi không có ngườinhặt. Trẻ kính già. Già dạy trẻ. Liên tiếp ba mùa đều trúng. Dân chúngấm no, ca ngợi công đức ngày đêm. Họ nói với nhau: Đến vua Hùng sống dậy cũng không làm họ sung sướng hơn.

Vì vậy các tướng nghe Trưng hoàng-đế giá lâm, đều nhảy nhót vui mừng.Phật-Nguyệt truyền dàn giáp sĩ từ trong thành ra đến ngoài mười dậm chào đón hoàng-đế.

Trần Quốc-Dũng can:

– Sư tỷ! Không nên biểu lộ quân khí hùng mạnh. E hoàng-đế nghi ngờchăng? Sư tỷ có nhớ xưa Hàn Tín cầm quân, tranh thiên hạ cho Lưu Bang.Lưu Bang du Vân-mộng. Hàn Tín dàn giáp sĩ, biểu lộ quân khí hùng mạnh.Lưu Bang nghi ngờ rồi truyền bắt giam Hàn Tín, giáng tước từ Sở vương,xuống làm Hoài-âm hầu.

Phật-Nguyệt cười:

– Sư đệ biết một mà không biết hai. Lưu Bang xuất thân từ một tên đìnhtrưởng. Không tài không đức. May mà được thiên hạ. Vì vậy y nghi ngờ tất cả mọi người. Còn Trưng-đế xuất thân hiệp nghĩa. Tài trí thiên hạ không ai bằng. Vì vậy hoàng-đế không nghi ngờ ai. Hàn Tín có tài dùng binhbậc nhất thời Tây-Hán. Cho nên Lưu Bang nghi ngờ. Còn ta, tài dùng binhthua xa Trưng Nhị, Đào Kỳ, Phương-Dung, Vĩnh-Hoa, Thánh-Thiên, Đinh Đại, Đô Dương. Làm sao Trưng-đế nghi ta được? Vả xưa, thời bình rồi, mà HànTín muốn tỏ cái tài, cố gắng luyện sĩ tốt, làm Lưu Bang nghi ngờ. Cònđây, trong lúc chiến tranh, Trưng-đế lo sợ ta đương không nổi Hán, mớitới vi hành. Ta cần tỏ ra mạnh, để người yên tâm.

Các tướng đều phục Phật-Nguyệt minh mẫn. Bà lên ngựa, xuất thành, dẫnChu Tái-Kênh, Đào vương-phi cùng các tướng đi đón. Từ xa xa, thấy bầyvoi, cùng người ngựa tiến đến. Phật-Nguyệt ra lệnh cho mọi người xuốngngựa, đứng chờ ven đường. Chu Tái-Kênh chỉ đoàn người ngựa:

– Hoàng-đếá Lĩnh-Nam xuất chinh chưa tới hai trăm người ngựa tháp tùng.Trong khi hoàng-đế Trung-nguyên đi đâu, phải tiền hô hậu ủng hàng ngàn,hàng vạn giáp sĩ.

Cu Bò cười lớn:

– Hoàng-đếá Lĩnh-Nam được dân yêu, đâu sợ người ám sát, mà cần giáp sĩ? Hoàng-đế của mình có võ công cao, dễ gì ai đến gần được?

Trưng hoàng-đế tới gần, Phật-Nguyệt hô lớn:

– Các tướng sĩ Trường-sa, giáp trụ trên người, không hành đại lễ. Mong hoàng-đế miễn tội.

Hoàng-đếá nhảy vội xuống nói lớn:

– Chúng ta là sư huynh, sư muội một nhà. Không nên dùng đại lễ. Miễn lễ. Miễn lễ.

Ngài ra lệnh cho voi của Phật-Nguyệt, Tái-Kênh cùng đi ngang với voi của ngài và Trưng Nhị. Dân chúng trong thành, nhà nhà kéo nhau ra chào mừng hoàng-đế giá lâm.

Trưng hoàng-đế nói với Phật-Nguyệt:

– Ta bất thần thăm mặt trận Động-đình. Sư muội bắt dân chúng đón rước chi cho mệt mỏi?

Phật-Nguyệt chưa kịp trả lời, Cu Bò cỡi ngựa đi phía sau. Nó xen vào:

– Thưa "chị" hoàng-đế. Chị Phật-Nguyệt đâu có bảo họ đón. Họ nghehoàng-đế đến, tự bảo nhau, kết hoa, đốt pháo mừng, kéo nhau đi đón đấychứ.

Hoàng-đế nhìn Cu Bò. Người nó dơ dáy kinh khiếp. Ngài liếc nhìn Hồ Đề ý muốn hỏi lý lịch. Hồ Đề vội đáp:

– Sư tỷ! Em có Tây-vu thiên ưng lục tướng, Thập-ngưu. Nó là một trongmười thằng trâu. Cứng đầu như trâu. Tên nó là Trâu Vàng. Vì không cóTrâu Vàng, nên gọi là Cu Bò. Nó giữ chức sư trưởng Thần-ưng đạoGiao-chỉ, dưới trướng sư muội Đào Phương-Dung.

Vua Trưng nhìn Cu Bò, Trâu Xanh, Trâu Trắng mỉm cười nói:

– Cách đây năm, sáu năm, là thời của Tây-vu thiên ưng lục tướng. Lục Sún lớn thì có mười cu trâu kế nghiệp. Tre già, măng phải mọc.

Đào Ngũ-Gia, tức Sún Hô trình:

– Sư tỷ thứ lỗi. Thằng Cu Bò cực thông minh, lanh lợi, chỉ phải cái tộitham ăn và ở dơ. Trận đánh vừa qua, nó lập công đầu trong các tướng lĩnh Tây-vu, thứ đến Vi Lan, Trâu Đen. Không may Trâu Đen tuẫn quốc.

Hoàng-đế cảm thán, nói với Hồ Đề:

– Bàn tay của em là bàn tay tiên, chứ không phải bàn tay người thườngnữa. Dù ta, dù Đào vương-phi, dù bất cứ người nào cũng không bằng em. Từ tiền cổ đến giờ, chỉ có Quốc-mẫu, sinh trăm con, mới hơn được em. Trẻmồ côi quá nhiều, em đi lượm về nuôi nấng, dạy dỗ chúng trở thành anhhùng Lĩnh-Nam. Bề ngoài, ai cũng tưởng em đùa nghịch, phá phách. Chỉ cóthái thượng hoàng Tự-Sơn với ta biết em: Tính đùa nghịch đó, phát xuấttừ trong lòng hồn nhiên, vui vẻ. Chính tính vui vẻ của em, em đã đào tạo được nhiều thiếu niên anh hùng.

Voi đã vào trong thành. Vua Trưng thấy dân chúng đứng đón đông quá, ngài xuống voi, cùng tể tướng, tam công, triều thần, đi khắp thành, ân cầnhỏi thăm từng người một.

Lạ một điều, người già bu quanh hoàng-đế, đòn trẻ con bu quanh Hồ Đề, mỗi câu, mỗi lời bà nói. Dân chúng lại cười ầm lên.

Chính lời khen ngợi Hồ Đề của vua Trưng, mà sau này, tại các đền thờ,đều đắp tượng bà ngồi giữa, xung quanh có bảy đứa trẻ, trong bảy tư thếkhác nhau. Một đứa đấm lưng, một đứa bắt chí, một đứa bóp vai, một đứađấm chân, một đứa dâng trái cây, một đứa quạt nước, và một đứa ngồi để"cò" ra ngoài, tay ôm trái dưa. Nhiều nơi còn vẽ hình bà với bảy đứatrẻ, làm tranh tết. Tết đến đua nhau mua tranh treo ở nhà, mong trẻ conhay ăn, chóng lớn. Có người không biết, gọi là tranh Hồ tiên cô và bảyđồng tử, diễn tả tài nuôi dạy người của Hồ Đề thời Lĩnh-Nam.

Ủy lạo dân chúng đến chiều, hoàng-đế lên ngựa đến bờ hồ Động-đình thămthương binh đang điều trị tại đây. Ngài đến từng dãy nhà của thương binh thăm hỏi, ban thưởng. Nhiều người cảm động bật lên tiếng khóc.

Từ hồ Động-đình, ngài trở về Trường-sa, họp với các tướng sĩ, định công, tưởng thưởng. Ngài truyền tất cả binh tướng dù lớn, dù nhỏ, công nhiều, công ít, đều được thăng lên một cấp. Phàm những người có chiến cônghiển hách, công chúa Phật-Nguyệt đạt giấy về trang ấp. Lạc hầu, lạctướng sẽ thay Trưng hoàng-đế ban thưởng cho cha mẹ, sư phụ, có công dạydỗ con em. Các tướng sĩ anh dũng tử trận, trang ấp quê hương của họ được đổi tên. Dùng tên của họ thay cho tên trang ấp cũ. Dùng tên đặt chotrang ấp, chỉ Lĩnh-Nam mới có. Chứ người Trung-Hoa ngược lại, kiêng,không được nhắc đến húy của danh nhân.

Trước 1945 khắp vùng Bắc Việt-Nam, và các tỉnh Quảng-đông, Quảng-tây,Vân-nam bên Trung-hoa, có nhiều trang ấp mang tên danh nhân như: XómẢ-Tắc, Ả-Dị, xóm ông Ba, chòm ông Mãnh v.v. đó là tên những chiến sĩ anh dũng tuẫn quốc được dùng đặt tên trang ấp từ thời Lĩnh-Nam còn sót lại.

Sau khi tuyên thưởng tất cả chiến sĩ. Ngài đứng dậy, ân cần nói với Chu Tái-Kênh:

– Thái sư thẩm lần đầu tiên tham chiến, gặp trận giặc lớn. Nếu không cóngười ra tay, e Lưu Long, Tô Định, Ngô Anh đánh tan đạo quân Tam-sơn của Lĩnh-Nam. Đất Lĩnh-Nam còn phải nhờ đến uy vũ của thái sư thẩm nhiều.Trẫm xin tôn dâng Thái-sư thẩm tước:

Thiên-đạo hoàng thái hậu.

Tam công, tể tướng, cùng các tướng sĩ đồng hành đại lễ với Chu Tái-Kênh. Bà vui vẻ, uống rượu, múa kiếm ca hát bài ca chiến thắng hồ Động-đìnhdo Phùng Vĩnh-Hoa sáng tác. Đám trẻ cũng hát theo. Vua Trưng bị cảm ứng, ngài cũng hát.

Từ sau trận hồ Động-đình. Chu Tái-Kênh trổ thần oai giết giặc. Nhất làgặp đạo quân thiện chiến, liều mạng Lưu Long, bà được xử dụng hết tàithao lược, thắng giặc. Cái uất hận từ bốn mươi năm do đó mất đi. Bà trởlại với bản tính nhu nhã thuở nào.

Trưng hoàng-đế nói với Vi Lan:

– Nhờ mưu trí của em, mà chúng ta cướp được kho lương thảo khổng lồ, đủnuôi mười vạn quân trong vòng hơn một năm. Công này không nhỏ. Ta quyếtđịnh phong cho em làm:

Chí nhu Thiên tắc công chúa.

Chu Tái-Kênh tiến lên, ghé tai Trưng hoàng-đế nói nhỏ mấy câu. Trưng hoàng-đế nhìn Trần Quốc-Dũng, ngài mỉm cười phán:

– Trong trận này, em với Vi Lan đều vào sinh ra tử. Ta thăng em lên làmQuân-sơn hầu, lĩnh ấn Đại tướng quân. Ta truyền gả Vi Lan cho em, kể từhôm nay, để cả hai thành vợ chồng, cùng lo gánh vác sơn hà với chúng ta.

Hai người cùng lạy tạ. Cu Bò thấy Vi Lan lấy chồng. Nó diễu:

– Ôi! Từ nay chúng mình phải gọi là Chí nhu thiên tắc công chúa. Tên dài quá. Thôi mình gọi là Ả Tắc cho nó gọn.

Từ đấy trong bạn hữu Tây-vu gọi nàng là Ả Tắc.

Hoàng-đế truyền gọi Hắc Phong quận chúa, dạy:

– Trước em có công đánh thành Xuyên-khẩu, Bạch-đế, sau đánh thànhTrường-an, lại có công trong trận Long-biên, Luy-lâu. Ta đã phong chochức tước cùng trang ấp cho các em rồi. Bây giờ em lại lập công lớntrong hồ Động-đình, em mới hai mươi tuổi, xung phá vào hàng vạn mũi tênHán. Em chỉ huy đội ong bầu đánh với sáu vạn thủy quân Mã Viện, gặpcường địch không lùi, bị thương đến ba lần vẫn tiến. Trong đời sống, nêu cao tài Lĩnh-Nam. Ta phong em làm:

Chí nhu dị tài công chúa

Cu Bò nói nhỏ vào tai Trâu Xanh:

– Tên dài quá. Bọn mình cứ gọi bằng tên Ả Dị cho tiện.

Từ đấy, trong quân gọi Vi Lan bằng tước hiệu Thiên-tắc công chúa. HắcPhong là Dị-tài công chúa. Song bạn bè gọi nàng là Ả-Dị. Hiện nay ởMê-linh còn có miếu thờ Ả-Dị, Ả-Tắc.

Vua Trưng cùng cùng quần thần nghe Cu Bò nói đều cười ồ lên. Ngài lạitruyền phong cho Trâu Đen được mang họ Trưng, đặt cho tên Trưng Dũng.Sắc phong làm:

Tam-sơn trung dũng đại tướng quân

Ngài phong cho tất cả các sư trưởng Tây-vu thuộc đạo Giao-chỉ, Hán-trung lĩnh ấn đại tướng quân, tước Liệt-hầu.

Cu Bò lắc đầu, không chịu nhận tước Liệt-hầu. Đào vương-phi hỏi:

– Con chê tước hầu nhỏ hay sao? Con mới mười lăm tuổi, làm đại tướng, tước phong hầu là lớn lắm rồi.

Nó gãi đầu nói:

– Không phải vậy. Con gọi chị Phật-Nguyệt bằng chị. Chị Phật-Nguyệt gọihoàng-đế bằng chị, vì vậy con cũng gọi chị hoàng-đế. Như vậy là con chỉdưới chị hoàng-đế chút xíu. Bây giờ phong con làm tước hầu, bé xíu xíu.Con không chịu đâu.

Bọn Trâu Xanh, Trâu Trắng nhao nhao theo Cu Bò. Đào Phương-Dung làm chúa tướng của bọn phá trời đã quen. Bà bảo chúng:

– Hoàng-đế phong hầu cho các em, để các em có trang ấp. Có trang ấp, tha hồ mà ăn. Ăn gãy răng cũng không hết. Còn nếu các em không muốn nhậntước hầu, thì thôi vậy, hết hành quân, đánh giặc, trở về Tây-vu vẫn phải ăn cơm lính hoài. Ăn cho đến già.

Cu Bò nói lớn:

– Ê ! Bọn Trâu chúng mình cứ nhận sắc phong, nhưng bổng lộc thì giữ lấy, đem cho người nghèo.

Cả bọn lạy tạ ơn.

Trưng hoàng-đế nghĩ một lúc rồi quay lại nói với lạc vương Lương Hồng-Châu:

– Trận hồ Động-đình diễn ra trên đất Quế-lâm. Cu Bò được phong hầu,không lẽ cứ dùng tên Cu Bò, Trâu xanh, Trâu Trắng mãi coi không được.Vậy trẫm phiền Lạc-vương nhận ba cháu làm con nuôi, cho chúng mang họLương.

Lương Hồng-Châu bái mệnh. Ngài nói với Cu Bò:

– Cháu ngoan. Ta nhận các cháu làm con. Ta đặt cho Cu Bò là Lương Tùng.Trâu Trắng là Lương Bạch. Trâu Xanh là Lương Thanh. Bò đã được thu làmđệ tử Cửu-chân rồi, thì thôi. Còn Trâu Trắng, Trâu Xanh sẽ được thu làmđệ tử phái Quế-lâm.

Bọn Trâu mừng lắm, chúng đến trước Lương Hồng-Châu lạy tám lạy, gọi ông là sư phụ.

Hai hôm sau hoàng-đế cùng quần thần nghị sự. Chỉ các tướng cấp sư trởlên mới được dự. Bọn Cu Bò tuy ít tuổi, song chúng lĩnh ấn đại tướngquân, tước phong hầu. Cũng được tham dự.

Công-chúa Bát-Nàn Vũ Trinh-Thục trình bày tin tức:

– Về mặt trận Thục, Công-tôn Tư đầu hàng Hán. Quang-Vũ truyền Ngô Hánđem quân đi sau yểm trợ cho Tư. Để Tư dẫn bản bộ quân mã cùng đám LêĐạo-Sinh đánh với Vương Nguyên. Vương Nguyên ít quân, phải lui về cố thủ ở Hán-nguyên. Dân chúng Thục một phần theo Hán, phần còn lại một nửatheo Công-tôn Thi, một nửa theo Vương Nguyên. Hiện Vương Nguyên vẫn cốthủ mười quận phía Nam Ích-châu. Vương Nguyên được đạo binh Tượng-quậncủa Đào Hiển-Hiệu trợ giúp. Ngô Hán, Công-tôn Thi không sao đánh được.Song nam Ích-châu, dân chúng nghèo khó, Vương Nguyên chỉ có thể cố thủtrong vòng một năm nữa là cùng.

Tể-tướng Phương-Dung hỏi Phùng Vĩnh-Hoa :

– Sư tỷ vốn có thâm tình với Thục. Em vẫn lo cho sư-bá Vương Nguyên. Vậy sư-tỷ đừng quản ngại, hãy đi Tượng-quận, vào Ích-châu giúp sư-bá VươngNguyên với sư đệ Hiển-Hiệu.

Trưng hoàng-đế hỏi Đào Kỳ:

– Sư đệ Đào Quí-Minh bị Liêu-đông tứ ma bắt đến hồ Động-đình, được XíchHầu, Cu Bò cứu thoát, do vậy được dự trận đánh lớn. Ta cho rằng đó làtrời định. Vậy nên cử người khác làm phó tướng cho Đào Hiển-Hiệu.

Đại tư mã, Bắc-bình vương Đào Kỳ nói:

– Nếu hoàng thượng thuận cho sư-tỷ Vĩnh-Hoa trợ chiến đất Thục, thìkhông cần để Hiển-Hiệu ở đó nữa. Thần xin đề cử Đào Chiêu-Hiển thốnglĩnh đạo Tượng-quận, Đào Đô-Thống làm phó tướng. Đào Tam-Lang trấn thủĐộ-khẩu. Sư đệ Quách Lãng tuẫn quốc, thần xin để Hiển-Hiệu thế QuáchLãng thống lĩnh đạo Hán-trung. Đạo Hán-trung tổn thất mất một phần baquân số trong trận vừa qua, xin cho rút về Linh-lăng làm trừ bị, để bổxung, huấn luyện lại. Đạo Giao-chỉ của Đào Phương-Dung tinh lực hùngmạnh, đưa lên trấn thủ hồ Động-đình thay thế đạo Hán-trung.

Công-chúa Bát-Nàn Vũ Trinh-Thục lại tường trình về khu Nam-hải:

– Đối diện với Nam-hải có hai đạo quân. Đạo Hạ-khẩu của Phù-Lạc hầu LưuLong. Đạo Thượng-ngô của Lâu-thuyền tướng quân Đoàn Chí. Đạo Lưu Longthống lĩnh binh mã vùng Hạ-khẩu, uy hiếp Kinh-châu, Nam-hải, Quế-lâm.Giáp sĩ trên dưới ba mươi vạn. Vừa rồi y đem quân vào hồ Động-đình. BịPhật-Nguyệt đánh tan rã hoàn toàn lực lượng Thủy quân. Tuy vậy y cũngcòn trên mười lăm vạn binh. Đoàn Chí thống lĩnh binh mã Thượng-ngô,Uất-lâm. Mấy năm nay ra sức đóng chiến thuyền, tập luyện thủy quân. Mụcđích đánh xuống Nam-hải. Binh lực của y trên hai mươi vạn giáp sĩ. Tuyvậy mặt Nam-hải chúng ta không lo sợ. Vì tài dùng binh cả Lưu Long, Đoàn Chí không phải là đối thủ của Vương Phúc, Thánh-Thiên. Về võ công,chúng càng không phải đối thủ của Khúc-Giang ngũ hùng. Về thủy chiến,chúng chưa đáng bậc đệ tử của Trần Quốc. Nếu chúng đánh xuống, khôngkhác gì tự tử.

Trưng-đế hỏi Trưng vương:

– Em nghĩ sao?

Trưng vương đáp:

– Em nghĩ nên chọc cho Đoàn Chí đánh xuống Nam-hải, để Thánh-Thiên,Vương Phúc, Trần Quốc tiêu diệt khả năng thủy quân của chúng. Vừa rồichúng bị trận hồ Động-đình, Trung-nguyên rung động. Nếu xảy ra trậnNam-hải nữa thì Thủy quân chúng mất hết tiềm lực. Ít ra phải ba năm mớiphục hồi. Bấy giờ, chúng ta không còn sợ Hán nữa.

Trưng hoàng-đế hỏi Phương-Dung:

– Sư muội biết nhiều về triều Hán, có thể nào, chúng ta chọc cho Đoàn Chí đánh xuống Nam-hải không?

Phương-Dung ngẫm nghĩ một lúc rồi tâu:

– Em nghĩ: Quang-Vũ có tài đế vương. Y biết nhận xét thời cuộc khôngthua gì Thái thượng hoàng Trần Tự-Sơn. Chắc chắn sau trận hồ Động-đình y sẽ ra lệnh chiếm nốt các quận Kinh-châu, Ích-châu. Y không dại gì chọctay vào tổ ong bầu Nam-hải. Tuy vậy, Mã thái-hậu có thể dùng áp lực, bắt quần thần tâu với Quang-Vũ cho Đoàn Chí đánh xuống Nam-hải.

Bà ngưng lại một lúc, tiếp:

– Muốn cho Mã thái-hậu làm như vậy cũng dễ thôi. Mụ đang cần nhiều vàngbạc châu báu, mua chuộc quần thần. Bởi vậy mụ mới sai vợ chồng Nghi-Giacầm đầu một đội Thị vệ xuống hồ Động-đình tìm kho tàng. Trong khi đó bản đồ kho tàng nằm trong tay chúng ta.

Phùng Vĩnh-Hoa, nổi tiếng nhiều mưu lắm mẹo. Bà góp ý:

– Vậy thì thế này. Chúng ta đem Ngọc-tỷ truyền quốc của Trung-nguyên,cùng bản đồ kho tàng giao cho Công-chúa Vĩnh-Hòa. Công-chúa thượng biểuvề triều trước rồi sau đó mang Ngọc-tỷ dâng cho Quang-Vũ. Được Ngọc-tỷnhất định Quang-Vũ sẽ hài lòng. Trong khi đó, chúng ta phao ngôn khắptriều Hán rằng bí mật bản đồ kho tàng để ở đáy hộp Ngọc-tỷ. Mã thái-hậunghe vậy, ắt cạy đáy hộp ra lấy bản đồ. Chúng ta phải làm một bản đồgiả, đặt trong đáy hộp Ngọc-tỷ sẵn. Mã thái-hậu được bản đồ đó, tất épquần thần tâu Quang-Vũ đánh Nam-hải, để mụ cho người theo quân đào khotàng.

Phương-Dung đồng ý:

– Chúng ta chế tạo bản đồ cũng phải bịa ra bài thơ, bài quyết bí mật. Để bọn Mã thái-hậu khó nhọc mới đoán ra. Mặt khác, bản đồ chỉ chỗ dấu khotàng, phải thuận tiện cho chúng ta dùng binh. Nơi đó, làm mồ chôn quânHán.

Trưng hoàng-đế giao việc này cho Trưng Nhị, Vĩnh-Hoa, Phương-Dung nghiên cứu làm với nhau.

Vũ Trinh-Thục trình bày tiếp:

– Tại Kinh-châu, trong khi Mã Viện đánh xuống Nam. Thì mặt Ích-châu,Công-tôn Thi đánh ra, mặt trước Phong-châu song quái đánh lại. Công-tônThiệu, Vũ Chu binh cô, thế cùng, bị đánh bại. Hai người bị bắt cầm tù.Kinh-châu thất thủ hoàn toàn.

Sún Hô tức Đào Ngũ-Gia nước mắt đầm đìa. Chàng đến trước Trưng-đế phủ phục xuống khóc:

– Thần cả gan, dám xin Hoàng-thượng ban cho một đặc ân.

Trưng-đế phất tay một cái, kình lực nhu hòa đỡ chàng dậy. Ngài phán:

– Hiền đệ với ta tuy nghĩa vua tôi. Song tình khác chi ruột thịt. Hiềnđệ có mối thương tâm gì, cứ nói ra. Ta sẵn sàng giúp hiền đệ.

Đào Ngũ-Gia tâu:

– Trước đây Tây-vu thiên ưng lục tướng đánh nhau với Trường-sa vươngCông-tôn Thiệu, rồi kết huynh đệ, thề rằng có phúc cùng hưởng. Có họacùng chịu. Từ sau vụ đó, đưa đến Thục, Việt hòa hợp. Nay... Sún Cao tuẫn quốc. Ngũ Sún mỗi người trọng nhậm một nơi. Tiểu đệ trấn thủ ngay cạnhKinh-châu, đã qua sông giúp Công-tôn Thiệu đại ca tái chiếm ba thành.Không ngờ quân ít, thế cô, đại ca bị giặc bắt. Lòng tiểu đệ đau như daocắt. Tiểu đệ dám cả gan xin Hoàng-thượng cho phép tiểu đệ vượt sông, đột nhập nhà tù cứu Công-tôn đại ca.

Trưng-đế gật đầu:

– Đào Ngũ-Gia nghĩa khí thực đáng khen. Song cần phải nghiên cứu kỹ. Lỡra hỏng việc, cứu người không được, mà mình mất mạng vô ích.

Trưng hoàng-đế đưa mắt nhìn Đào Kỳ hỏi ý kiến. Đào Kỳ lắc đầu:

– Sau khi Công-tôn Thiệu, Vũ Chu bị bắt. Chúng đã giải cả gia quyến haingười về Lạc-dương. Đợi bắt được Vương Nguyên rồi mới giết một thể. Việc đem người đến Lạc-dương cứu Công-tôn Thiệu, e rất khó.

Cu Bò dơ tay xin nói. Hoàng-đế hỏi:

– Em có ý kiến gì muốn phát biểu?

Cu Bò cười:

– Muốn cứu Công-tôn Thiệu, Vũ Chu cùng các tướng Thục bị bắt, cũng dễthôi. Nếu "chị" Hoàng-đế giao cho em. Cam đoan em cứu được hết. Cứu rấtdễ dàng. Em hứa đem họ về đây không bị mất một sợi tóc.

Trưng-đế biết đệ tử Tây-vu có nhiều sáng kiến. Ý nghĩ của họ không biết đâu mà lường. Bà hỏi:

– Em thử nói cho chị nghe xem có hợp lý không?

Cu Bò cười:

– Các chị bàn giao Ngọc-tỷ cho Quang-Vũ. Y vốn ích kỷ. Tự nhiên đượcNgọc-tỷ, chắc chắn y sẽ nghi ngờ. Vậy trước hết, có Công-chúa Vĩnh-Hòacủa triều Hán đây. Để Công-chúa thượng biểu về triều rằng Ngọc-tỷ hiện ở Lĩnh-Nam. Nếu Quang-Vũ thuận, Công-chúa đứng trung gian, thuyết phụcLĩnh-Nam trả Ngọc-tỷ cho Quang-Vũ. Ngược lại Quang-Vũ phải trao hếtnhững tù binh của Thục. Tên tuổi do Lĩnh-Nam đưa ra.

Trưng hoàng-đế cùng quần thần kinh ngạc không ít về đề nghị của Cu Bò.

Phùng Vĩnh-Hoa ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Trước kia Ngô Hán phục kích bắt được Quí-Minh với Công-chúa Vĩnh-Hòa.Chắc chắn y đã thượng biểu về triều nói xấu Công-chúa. Vậy trước khiCông-chúa thượng biểu cho Quang-Vũ. Chúng ta phải tạo cho Công-chúanhiều uy tín đã. Hiện chúng ta bắt được gần mười vạn tù binh Hán. Trongđó có ba vạn thương binh. Chúng ta phải nuôi thương binh tốn lương, tốnthuốc. Chi bằng để Công-chúa vào nhà tù thăm họ. Người hứa xin ân xá cho họ về quê. Tất họ hoan hô. Người bảo họ muốn viết thư về cho gia đìnhthì viết. Thư đó, chúng ta phái người đưa cho Binh-bộ thượng-thư. Bộbinh chắc sẽ mở ra đọc, trước khi chuyển về gia đình. Binh-bộ đươngnhiên có sớ tâu trình lên Quang-Vũ về việc làm của Công-chúa. Tự nhiênnhững lời tâu của Mã Viện không còn hiệu lực nữa.

Trưng hoàng-đế hỏi:

– Ai có ý kiến gì khác không?

Bắc-bình vương Đào Kỳ tâu:

– Trước đây Đô-đốc Thủy quân hồ Động-đình là Đinh Bạch-Nương, ĐinhTĩnh-Nương. Nay hai sư muội đều tuẫn quốc cả rồi. Vậy xin cho Khâu-NiCông-chúa Quách A thay thế.

Trưng-đế thuận, ngài phán:

– Vậy ngay hôm nay, sư muội Vĩnh-Hòa lên đường đi Ích-châu. Phương-Dung ở lại Phiên-ngung cùng Bắc-bình vương điều khiển chiến trường. Trưng Nhịtrở về Lĩnh-Nam, trấn thủ Giao-chỉ. Tây-vu tiên tử ở lại thay thế Cu Bò. Để Cu Bò theo Đào vương-phi với Hoàng thái-hậu Tái-Kênh điLạc-dương....

Đào vương-phi, Chu Tái-Kênh, Cu Bò cùng lấy ngựa, vượt Trường-giang điLạc-dương. Ba người phải tránh né, để không bị quân Mã Viện nhận diệnđược. Dọc đường qua Kinh-châu, họ bị kiểm soát gắt gao. Nhưng nhờ cóbinh phù của Mã Vũ, tướng sĩ không dám kiểm soát. Vì bây giờ Đặng Vũ làm Đại tư mã, Mã Vũ đang lĩnh Binh-bộ thượng-thư.

Ba người tới Lạc-dương. Chu Tái-Kênh đã từng đến Lạc-dương tìm Khất đạiphu để trả thù. Bà thông thuộc đường lối. Bà dẫn ba người lên một tửulầu thực lớn. Tửu bảo thấy ba người trang phục sang trọng, nhan sắc diễm lệ, cho rằng đó là những mệnh phụ phu nhân, từ xa về kinh triều kiếnThái-hậu, Hoàng-hậu.

Chợt Cu Bò lấy bàn tay khều Đào vương-phi:

– Sư bá dừng quay lại. Phía sau có người theo dõi mình. Dường như họ hiểu được tiếng Việt. Phải cẩn thận.

Đào vương-phi nói nhỏ:

– Những người hiểu được tiếng Việt ở Lạc-dương có ba loại. Loại Tế táccủa Bát-Nạn Công-chúa Vũ Trinh-Thục. Loại này thường đeo khăn trắng trên cổ. Loại thứ nhì của Đào Kỳ, Phương-Dung liên lạc với Hàn thái-hậu, Chu Tường-Qui, chân bao giờ cũng đi giày vải xanh. Còn lại thuộc Tế tác của Hán hoặc của đám Lê Đạo-Sinh. Con giả vờ đứng dậy, nhìn xem có thấy dấu hiệu gì khác không?

Cu Bò liếc mắt nhìn qua, rồi khẽ lắc đầu. Đào vương-phi nói;

– Như vậy y không phải người của Tế tác Hán, cũng là người của Lê Đạo-Sinh. Phải cẩn thận một chút.

Chu Tái-Kênh nói nhỏ:

– Chúng ta ăn xong, rồi xuống lầu. Vờ như không biết. Nếu y theo chúng ta. Bấy giờ mình sẽ có cách.

Bà kêu tửu bảo, trả tiền, rồi cả bốn người cùng xuống lầu. Quả nhiên bọn người vừa lên ngựa đi, đã thấy tên đó xuống lầu, ẩn phía sau một hàngrong, nhìn theo. Cu Bò bàn:

– Bây giờ chúng ta kiếm chỗ đồng quang đãng mà đi. Hễ y theo dõi. Cháucho Thần-ưng nhận mặt. Đêm nay Thần-ưng sẽ dẫn chúng ta đến chỗ ở củahắn.

Ba người đi về hướng cửa Đông thành, qua một cánh đồng. Quả nhiên xa xathấy ngựa của tên đó đang đi theo. Y đã thay quần áo màu khác, lại dánlên bộ râu, nhưng Cu Bò vẫn nhận được mặt y. Nó gọi Thần-ưng từ trêntrời đáp xuống, huýt sáo ra lệnh. Thần-ưng hướng tên Tế tác bay tới. Nólượn trên đầu y. Y vẫn không biết gì. Đi vòng vo một lúc, ba người tìmcách lẫn vào chỗ đông, băng qua chợ, ra roi cho ngựa chạy sang cửa Nam.Tên Tế tác đã mất tăm.

Như đã ước hẹn. Đào vương-phi viết một bức thư, sai Thần-ưng mang vàothành cho Chu Tường-Qui. Chỉ lát sau, Thần-ưng đem thư ra. Chu Tường-Qui cho người ra cửa Nam đón. Ba người tới cửa Nam, gặp một Thái-giám trẻtuổi chào hỏi. Viên Thái-giám trao cho Cu Bò bộ quần áo Thái-giám, vàtrao cho Đào vương-phi hai bộ quần áo cung nga. Ba người thay quần áo,rồi ngang nhiên nhập Hoàng-thành. Qua cửa Thanh-tỏa, đến điện Gia-đức,rồi tới Tây-cung. Tây-cung lớn không kém gì điện Gia-đức.

Nguyên từ khi Chu Tường-Qui xuất lực dẹp tan cuộc phản loạn của đámngoại thích họ Mã. Quang-Vũ rất sủng ái nàng, truyền xây một ngôi lầunăm tầng lớn, đẹp không thua gì lầu Thúy-Hoa... để tạ ơn về cuộc cứugiá.

Thái-giám ra hiệu cho ba người ngừng lại, đến trước cửa nói vọng vào:

– Tâu Quí-phi, có cung nữ, Thái-giám tân tuyển ở Lĩnh-Nam xin cầu kiến.

Tiếng Chu Tường-Qui đáp:

– Đỗ Lý đấy phải không? Ngươi hãy về nghỉ. Còn tân cung nga với Thái-giám cho vào.

Trước mặt Cu Bò, thì Trưng hoàng-đế lớn nhất thiên hạ, đẹp nhất thiênhạ, đạo đức, hiền hậu nhất thiên hạ. Nó còn dám gọi chị Hoàng-đế. Vì vậy nó không coi Tây-cung quí-phi triều Hán ra gì. Nó đẩy cửa bước vào. Chu Tái-Kênh vẫy Đào vương-phi, vào theo.

Chu Tường-Qui vội đóng cửa. Nàng trông thấy Đào vương-phi, lại nhớ ngàynào ra đảo, đã gặp bà. Cử chỉ từ ái của bà làm nàng nhớ mãi. Tự nhiênnàng bật lên tiếng khóc.

Chu Tái-Kênh hỏi:

– Tên Thái-giám vừa qua có tin được không?

Chu Tường-Qui gật đầu:

– Y là sư đệ của cháu. Hồi trước thân mẫu cháu sang Lạc-dương có mangtheo hai đệ tử nhỏ tuổi. Một tên Đỗ Lý, một tên Chiêu Trung. Cả hai đềuhọ Chu. Cháu cho hai người giả làm Thái-giám. Bây giờ chúng đã lớn. Cháu cho cải sang làm Thị vệ. Võ công hai sư đệ cũng vào loại khá. Sáng nayChiêu Trung theo dõi các vị ngoài phố. Sau bị các vị đánh lạc mất.

Đào vương-phi giới thiệu Cu Bò với Chu Tường-Qui. Sau đó bà chỉ Chu Tái-Kênh nói:

– Người này đối với cháu có nhiều liên hệ. Thứ nhất người là phu nhâncủa Thái sư phụ Khất đại phu. Thứ nhì, người là bà cô của cháu.

Đào vương-phi kể sơ lược truyện Chu Tái-Kênh cho Chu Tường-Qui nghe.Cuối cùng bà tường thuật tỷ mỉ mọi biến cố, kế hoạch Trưng hoàng-đếquyết định tại hồ Động-đình.

Chu Tường-Qui nghe xong, kính cẩn nói:

– Thưa sư-bá, hiện Hoàng-thượng vẫn sủng ái cháu hơn tất cả các phi tầnkhác. Trước, mẹ cháu qua đời. Kế tiếp Tần vương, Hoài-nam vương bị hại.Hoàng tộc bị ngoại thích kiềm chế. Hoàng-thượng cũng đang lo lắng. Hiệnchỉ có ba người dám chống lại Mã thái-hậu là Mã Vũ, Phùng Tuấn với ChuHựu. Ba người này cùng liên kết với cháu. Nếu chúng ta tìm cách tỉa vâycánh ngoại thích, ắt Hoàng-thượng còn vui lòng hơn nữa. Còn Hànthái-hậu, thì người ôn nhu văn nhã, không lý đến việc triều chính. Hômtrước Hoàng sư-tỷ với Nghiêm đại-ca có ghé Lạc-dương vấn an người, rồiđi ngao du sơn thủy. Không rõ hiện giờ ở đâu. Bây giờ cháu được Trưngsư-tỷ cử Tổ-cô và sư-bá, thêm Cu Bò đến giúp cháu. Cháu dễ xoay sở hơn.

Ngưng một lúc nàng tiếp:

– Cháu sẽ nói với mọi người rằng sư-bá là nhũ mẫu cháu hồi xưa. Bây giờcháu mời sang báo hiếu, sớm hôm gần nhau. Còn Tổ-cô, cháu vẫn nói thực.Cháu mời người sang dậy võ công cho cháu. Cu Bò, mới mười lăm tuổi. Cháu bảo nó là Thái-giám tân tuyển. Hiện Hoàng-thượng bí mật đi Kinh-châuxem xét tình hình. Có lẽ hơn tháng mới về.

Đinh Xuân-Hoa hỏi:

– Giữa Hàn thái-hậu với Mã thái-hậu có đụng chạm nhau không?

Chu Tường-Qui đáp ngay:

– Hàn thái-hậu vốn tính ôn nhu. Người không lý gì đến truyện triềuchính, truyện ở trong cung. Một tháng hai lần người tới cung Huệ-đứcthăm Mã thái-hậu, ở lại ăn một bữa cơm với nhau. Mã thái-hậu cũng biếtđiều lắm. Sau mỗi lần Hàn thái-hậu viếng thăm. Mụ lại tới cung Tuyên-từthăm Hàn thái-hậu. Còn hai Thái hậu đối với cháu thực trái ngược.

Chu Tái-Kênh cười khúc khích:

– Dĩ nhiên! Hàn thái-hậu vì cảm tình với Lĩnh-Nam, với Trần Tự-Sơn,người thương cháu hơn con đẻ. Lại nữa cháu có công cứu giá hồi bọn ngoại thích và Mao Đông-Các làm phản. Ngược lại, Mã thái-hậu thù ghét cháu.Song mụ vẫn ớn cháu có phải thế không?

Chu Tường-Qui gật đầu:

– Tuy Hoài-nam vương, Tần vương với mẹ cháu qua đời, mà Mã thái-hậu vẫmtưởng trong Tây-cung có nhiều cao thủ lắm. Mụ sợ cháu quá sợ cọp. Tuyvậy một tháng hai lần, cháu vẫn tới cung Huệ-đức chầu mụ. Mỗi dịp nhưvậy, mụ chiều đãi cháu lắm. Cháu càng tỏ ra mình là gái Việt. Cháu thânvào điều khiển ngự trù, nấu các món ăn Lĩnh-Nam cho mụ ăn. Mụ thích lắm. Tuy vậy bề trong mụ vẫn ngầm lo hại cháu.

– Nghĩa là???

– Mụ kết đảng với Quách hoàng-hậu. Phe đảng Quách-hậu khá hơn. Ý mụ định cho cháu với Quách-hậu tranh dành. Mụ đứng giữa hưởng lợi. CònQuách-hậu, hồi xưa bị cháu ra oai một lần, mụ mất vía. Sau này chính mụđược chứng kiến cháu đánh bại Trần Nghi-Gia. Cho nên mụ chưa dám ra mặt. Vả lại Hoàng-thượng sủng ái cháu. Mụ cũng ngại.

Cu Bò xen vào:

– Phe đảng của Quách-hậu có lớn lắm không? Nếu nhỏ thì thôi. Còn lớn,sẵn có hai vị tiền bối với em ở đây. Chúng ta trừ phắt mụ đi cho rồi.

Chu Tường-Qui lắc đầu:

– Khổ lắm em ơi! Phe đảng mụ không tầm thường đâu. Nguyên nàng tên làQuách Thanh-Thông, người đất Chân-định. Niên hiệu Cảnh-Thủy thứ nhì (24sau Tây lịch). Hoàng-thượng cầm quân đánh Vương Mãng thu nạp thị. Niênhiệu Kiến-Vũ nguyên niên (25 sau Tây lịch) thị sinh Hoàng-tử Cương. Anhcủa mụ tên Quách Hương, có văn tài, võ công cao, giỏi dụng binh. Tínhtình của y cẩn trọng, khiêm cung. Hoàng-thượng tin dùng, phong làm Hoàng môn thị lang. Niên hiệu Kiến-Vũ thứ nhì, Quách-thị được phong làmHoàng-hậu. Hoàng-tử Cương được phong Thái-tử. Quách Hương được phonghầu. Hương khéo chiêu hiền nạp sĩ. Trong nhà có nhiều tân khách giỏi, ytiến cử lên Hoàng-thượng. Vì vậy tại triều vây cánh y rất nhiều. Sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa cháu với Quách-hậu. Y tuyển mộ nhiều cao thủ.Song cháu không rõ trong đám Thị vệ Hoàng-hậu có bao nhiêu người?

Chu Tường-Qui thở dài;

– Gần đây Mã thái-hậu thường triệu Quách Hương vào triều kiến. Hai bênkết hợp với nhau. Mã hậu mưu đồ gì cháu không rõ. Còn Quách Hương chỉmuốn giữ ngôi Hoàng-hậu của em. Cả hai phe đều muốn tiêu diệt Lĩnh-Nam.Dường như Quách Hương mới chiêu mộ được sư thúc của Sầm Bành, Phùng Dị,võ công cao không biết đâu mà kể được. Chúng định xuống Lĩnh-Nam giếtĐào tam ca phục thù.

Nàng ngưng lại, mỉm cười tiếp:

– Tuy cháu đã làm cho Mã thái-hậu, Quách hoàng-hậu một phen nghiêngngửa, mà họ không coi cháu là cái đinh. Họ cho rằng cháu chỉ đượcHoàng-thượng sủng ái. Họ đợi một mai nhan sắc cháu tàn phai, sẽ tìm mỹnhân khác đưa vào, cháu mất sủng ái ngay. Trước đây giữa Hoàng-hậu vớicác phi tần tranh đấu quyết liệt vì muốn chiếm được lòng quân vương. Bây giờ, họ đều lớn tuổi rồi. Cuộc tranh đấu xoay sang vấn đề khác. Cu Bòngạc nhiên:

– Còn vấn đề gì nữa?

Chu Tường-Qui mỉm cười:

– Vấn đề các bà tranh dành là mong đưa con mình vào địa vị Thái-tử, đểsau này Hoàng-thượng băng hà, con các bà trở thành Thiên-tử. Cháu xuấtthân từ Lĩnh-Nam, cha là ngươì Phản Hán phục Việt không thuộc giòng dõitrung lương. Cho đến bây giờ cũng chưa có con. Cháu lại có chồng trướckhi vào cung. Bằng ấy vấn đề, khiến các bà không muốn động chạm tớicháu. Vì cháu không phải đối thủ của các bà. Chính Hàn thái-hậu,Hoàng-thượng đều nói: Giữa Hoàng-hậu, phi tần, người nào cũng có ý tranh dành hết. Chỉ một mình Tây-cung là không. Tây-cung dù làm gì chăng nữa, cũng chỉ để bảo vệ triều Hán.

Chu Tái-Kênh gật đầu:

– Ta nghe Công-chúa Bát-Nạn Vũ Trinh-Thục nói: Hiện giữa Quách-hậu vớiNam cung quí-phi Âm Lệ-Hoa tranh đấu quyết liệt. Âm Lệ-Hoa xinh đẹp, nhu mì hơn. Mụ lại có đến ba con trai, một con gái. Con trai mụ rất thôngminh, mẫn tiệp. Mụ định lật Quách-hậu. Khi Quách-hậu bị lật, tất Thái-tử Cương cũng mất vị. Quách-hậu bị lật, mụ sẽ được lên làm Hoàng-hậu. Conmụ đương nhiên thành Thái-tử. Không biết mụ đối với Lĩnh-Nam như thếnào?

Chu Tường-Qui đáp:

– Âm thị với cháu rất thân. Hồi Hoàng-thượng đánh Tân-dã gặp Âm thị.Cảnh-Thủy nguyên niên (23 sau Tây lịch), Hoàng-thượng nạp làm Quí-phi,bấy giờ Âm-thị đã 19 tuổi. Vì anh em đều thuộc đại công thần, tính tìnhbà nhu thuận, nên triều thần rất nể. Năm Kiến-Vũ nguyên niên (25 sau Tây lịch) sinh Hoàng-tử Trang. Hoàng-tử Trang với Thái-tử Cương cùng tuổi.Cương sinh tháng hai lớn hơn Trang chín tháng. Năm sau bà sinh công chúa Đoan-Nhu. Từ hôm xảy ra cuộc đụng độ giữa Quách-hậu với cháu, ÂmQuí-phi kết thân với cháu. Bà gửi Hoàng-tử Trang với Công-chúa Đoan-Nhunhờ cháu dạy võ công. Trên luật lệ, chúng coi cháu như mẹ. Trên tìnhnghĩa chúng là đệ tử của cháu.

Đinh Xuân-Hoa cười:

– Giữa hai đứa trẻ con Âm thị với cháu có tình sư mẫu, đệ tử. Chắc ý cháu cũng muốn giúp đệ tử mình tranh đoạt ngôi Thái-tử.

Chu Tái-Kênh quyết định:

– Gặp dịp thuận tiện, chúng ta giúp Âm thị. Nếu Âm thị được làmHoàng-hậu, Thái-tử Trang trở thành Hoàng-đế, sau này có lợi choLĩnh-Nam. Song phải thực khéo léo, tránh biến đám bà con nhà Quách-hậuthành kẻ thù. Chúng ta phải tìm một mưu kế gì tuyệt hảo, hại Quách-hậu,cho mụ mất ngôi Hoàng-hậu, chứ đừng làm mụ chết.

Cu Bò xen vào:

– A, cháu hiểu rồi! Ý bà muốn rằng: Mình hại Quách-hậu mất ngôiHoàng-hậu, là làm giảm vây cánh Mã thái-hậu. Còn không làm Quách-hậuchết, cần Quách-hậu cho Âm Quí-phi có kẻ thù. Nếu Quách-hậu chết, ÂmQuí-phi sẽ quay ra đối phó với Chu sư-tỷ. Ngược lại Quách-hậu còn sống,chỉ mất ngôi Hoàng-hậu, Âm Quí-phi lúc nào cũng phải lụy Chu sư-tỷ, hầucó vây cánh.

Đinh Xuân-Hoa nhìn Cu Bò mỉm cười, vì với tuổi của nó, đã kiến giải sự việc minh mẫn như vậy, thực hiếm có.

Tường-Qui gọi một cung nga thân tín đến, truyền hướng dẫn hai bà Chu, Đinh với Cu Bò lễ nghĩa triều Hán.

Tính Cu Bò cũng như các đệ tử Tây-vu khác, hiếu động, chạy nhảy suốtngày. Bây giờ bị bó cẳng trong cung cấm, nó khổ sở vô cùng. Chỉ một điều duy nhất, khiến nó bằng lòng, là tha hồ ăn uống. Trong Tây-cung, có hẳn một đám ngự trù, biết nấu nướng đủ mọi thức ngon vật lạ trong thiên hạ. Nó được Tường-Qui cưng chiều, muốn ăn cứ vào bếp lục, không úy kị gìhết. Khi mặt trời lặn, thì Đào vương-phi luyện võ cho nó. Chu Tái-Kênhluyện võ cho Tường-Qui, Chiêu Trung, Đỗ Lý.

Năm trước, khi rời Lạc-dương, Sún Rỗã để lại cho Chu Tường-Qui một cặpThần-ưng. Bây giờ Cu Bò mang theo hai cặp nữa. Thành ra Tây-cung có tớiba cặp. Hàng ngày Đào vương-phi thu nhặt tin tức, sai Cu Bò nhờ Thần-ưng mang thẳng về hồ Động-đình. Tại đây Tây-vu tiên tử trình Phật-Nguyệtđọc qua, rồi dùng Thần-ưng chuyển từ hồ Động-đình về Phiên-ngung. TạiPhiên-ngung Đào Kỳ đọc, xong nhờ Sún Lé, sai Thần-ưng chuyển về Giao-chỉ hầu Vũ Trinh-Thục khai thác.

Một hôm Thái-giám tâu với Chu Tường-Qui biết Quang-Vũ đi Kinh-châu đã về tới Lạc-dương. Quang-Vũ báo cho nàng biết trước, đêm nay y sẽ tới ngự ở Tây-cung. Chu Tường-Qui truyền ngự trù chuẩn bị yến tiệc. Gọi nhạccông, cung nữ sẵn sàng tấu nhạc.

Trời chập choạng tối, Quang-Vũ đến Tây-cung. Chu Tường-Qui xuống lầu rước y lên. Sau khi tung hô vạn tuế. Nàng hỏi:

– Hoàng-thượng vi hành Kinh-châu, không biết tình hình ra sao?

Quang-Vũ lắc đầu:

– Trước đây trẫm rút Đặng Vũ về, sai Mã Viện trấn thủ Nam-dương. Ý trẫmmuốn mượn tay Thục, Lĩnh-Nam trừ bớt vây cánh họ Mã. Không ngờ trờichiều chúng. Thục xảy ra biến cố. Ông ngoại khanh giúp Công-tôn Thi giết Công-tôn Thuật, phá nát giang sơn Thục. Mã Viện nhân đó chiếm đượcKinh-châu. Y thừa thắng cùng Lưu Long đánh Lĩnh-Nam. Không ngờ bịPhật-Nguyệt đánh một trận, tổn thất trên ba mươi vạn nhân mã. Trẫm vihành qua Kinh-châu, Mã Viện tâu rằng Công-chúa Vĩnh-Hòa phản trẫm, lấychồng phản tặc Đào Quí-Minh. Song y không có chứng cớ.

Quang-Vũ bật cười:

– Giữa lúc đó trẫm nhận được biểu của Binh-bộ thượng-thư Mã Vũ tâu rằnghiện có khoảng ba vạn binh sĩ Hán bị thương. Lĩnh-Nam định đem giết hết. Công-chúa Vĩnh-Hòa lợi dụng quen thân với Lĩnh-Nam. Nàng vào nhà tùthăm thương binh. Thương binh viết thư, nhờ nàng gửi về báo cho gia đình biết rằng họ còn sống. Nàng thuyết phục Trưng Trắc tha cho ba vạn tùnhân. Trẫm được tin mừng quá. Sai sứ, cùng chiến thuyền đón về.Công-chúa Vĩnh-Hòa nhân đó, xin yết kiến trẫm, báo cho trẫm biết một tin mừng.

Chu Tường-Qui đã biết tin mừng đó liên quan tới Ngọc-tỷ. Nàng vờ không biết, nói thêm ít lời có lợi cho Công-chúa Vĩnh-Hòa:

– Muôn đời, người ta ở đâu cũng nghĩ đến huyết tộc. Mã thái-hậu chỉ biết Mã Viện. Còn Công-chúa Vĩnh-Hòa chỉ biết có Bệ hạ, chỉ biết có triềuHán. Dù Công-chúa lấy chồng Lĩnh-Nam đi chăng nữa, mà chỉ nói một lời,cứu hơn ba vạn người Hán. Đủ tỏ nàng nhất tâm, nhất dạ với xã tắc. Hènchi Mã Viện không ghét nàng.

Tiếng Chu Tường-Qui ngọt như cam-thảo. Lần đầu tiên Đào Kỳ nghe tiếngnàng nói, đã ngây ngất, si mê, cho đến nay Vương cũng chưa quên, huốnghồ Quang-Vũ được nàng liếc mắt tống tình, lại đem lý lẽ xác thực ra tâu. Y gật đầu liên tiếp, công nhận:

– Quí-phi nói đúng. Từ khi Vương Mãng cướp ngôi, Ngọc-tỷ truyền quốc bịthất lạc. Bây giờ Công-chúa thấy Ngọc-tỷ ở trong tay Trưng Trắc.Công-chúa thuyết Trưng Trắc rằng Ngọc-tỷ đó của Trung-nguyên. Lĩnh-Namgiữ làm gì? Giữa Lĩnh-Nam với Thục có tình kết nghĩa. Vậy sao không đemNgọc-tỷ đổi lấy đám phản tặc Thục? Bọn Trưng Trắc tự cao mình ngườinghĩa hiệp. Chúng nghe lời Công-chúa. Công-chúa xin đứng trung gian loviệc này.

Tường-Qui gật đầu:

– Trung-nguyên lấy Ngọc-tỷ truyền quốc làm bảo vật tượng trưng uy quyềnThiên-tử. Nếu Bệ hạ lấy lại được Ngọc-tỷ thực đại phúc vậy. Không biếtBệ hạ định thưởng gì cho Công-chúa Vĩnh-Hòa?

Quang-Vũ cười:

– Công-chúa vốn đức độ. Người chẳng thích một thứ gì cả. Mấy hôm trướcđây, trẫm truyền đem bảy mươi hai tên phản tặc Thục cùng vợ con chúngđến Kinh-châu, giao cho Công-chúa. Công-chúa sẽ đem Ngọc-tỷ về cho trẫm. Hừ! Công-chúa thực được việc. Từ khi nhà Đại-Hán lập ra đến giờ, mới có một vị Công-chúa gánh vác việc xã tắc như thế.

Chu Tường-Qui lo lắng:

– Không biết có ai hộ tống Ngọc-tỷ với Công-chúa không? Sợ bọn Mã Viện đón đường cướp thì sao?

Quang-Vũ cười:

– Trẫm đã liệu điều đó. Trẫm cử ông ngoại khanh thân hộ tống. BênLĩnh-Nam cũng cử Trần Năng đi theo. Với bản lĩnh hai người ấy, e trênthế gian này, không ai cướp nổi. Có lẽ nội đêm nay Ngọc-tỷ về đến đây.

Chu Tường-Qui hỏi:

– Thiếp nghe nói. Dường như trong hộp đựng Ngọc-tỷ còn cất dấu một bản đồ kho tàng lớn lắm thì phải.

Quang-Vũ gật đầu:

– Đúng thế. Để Ngọc-tỷ về đây, chúng ta sẽ lấy ra xem có đúng thế không?

Quang-Vũ truyền bày yến. Y cùng Tường-Qui vừa ăn yến, vừa nghe hát. Ăn vừa xong, Thái-giám tâu:

– Muôn tâu Bệ hạ. Có Tể-tướng xin yết kiến Bệ hạ khẩn cấp.

Quang-Vũ gật đầu:

– Mời Tể-tướng vào.

Lát sau, Giao-đông hầu Giả Phục bước vào tung hô vạn tuế. Giả Phục tâu:

– Thứ sử Giao-châu Lê Đạo-Sinh hộ tống Ngọc-tỷ đã về tới. Thần cho thiết triều, bá quan văn võ được chiêm ngưỡng Ngọc-tỷ.

Quang-Vũ gật đầu đồng ý. Các quan thứ tự lên lầu. Lầu của Tây-cung lớnkhông thua điện Gia-đức. Các quan chia nhau đứng làm hai hàng văn, võ.

Một lát, Thái-giám xướng:

– Thử sử Giao-châu Lê Đạo-Sinh, và Y tiên Công-chúa Trần Năng, hộ tốngNgọc-tỷ truyền quốc đã về tới, đang đứng ngoài chờ chỉ dụ.

Nguyên hồi Trần Năng cùng Khất đại phu đến Lạc-dương trị Huyền-âm độcchưởng cho Quang-Vũ, Mã Vũ, Chu Hựu... Bà dùng Lĩnh-nam chỉ điều trị.Mỗi chiêu phóng ra, thân pháp đẹp vô cùng. Quang-Vũ buột miệng khen Đúng là tay tiên. Không ngờ đất Lĩnh-Nam có một Y tiên, võ công cao như thế. Từ ngày ấy, triều Hán gọi bà là Y tiên.

Quang-Vũ truyền cho lên.

Lê Đạo-Sinh đi trước. Phía sau Trần Năng. Bà ôm một cái hộp bọc ngoàibằng chiếc khăn gấm. Lê Đạo-Sinh, Trần Năng cùng quì xuống. Lê Đạo-Sinhhô :

– Thần Lê Đạo-Sinh, và Trần Năng bảo giá Ngọc-tỷ về dâng Thánh hoàng.

Quang-Vũ cầm lấy hộp Ngọc-tỷ, phán:

– Cho các khanh bình thân.

Y cầm hộp mở ra: Ngọc-tỷ bằng ngọc xanh biếc. Một góc bị bể, đã được nạm vàng lại. Thái-giám dâng hộp đựng son. Quang-Vũ ấn Ngọc-tỷ vào hộp son, in thử xuống tập giấy. Trên tập giấy hiện ra chữ:

Thụ Mệnh Vu Thiên,

Thọ Ký Vĩnh Xương.

Quang-Vũ truyền cho quần thần đều được xem qua. Y nói với Trần Năng:

– Y tiên Công-chúa. Trước đây Công-chúa xuất mã giúp trẫm, trước chiếmXuyên-khẩu, sau đánh Bạch-đếá. Y tiên là một trong các tướng đánh tớiBạch-đếâ. Lại nữa trong trận đồi Nghi-dương. Y tiên ra tay đánh bại bọnVăn Thanh-Hoa, Tiêu Hồng-Hoa, giết chết bọn phản tặc Mao Đông-Các, TạThanh-Minh, Trần Lữ... ngoài ra còn đến Lạc-dương trị bệnh cho trẫm vàđại thần. Trẫm không bao giờ quên ơn. Nay Y tiên lại thân hộ tốngNgọc-tỷ đến đây, công ấy không nhỏ.

Trần Năng cũng như Hồ Đề, tính tình vui nhộn, ngay thẳng như nam nhi.Trên đời bà chỉ nể có ba người: Trưng Trắc, Trưng Nhị và sư phụ. Đối với sư phụ. Bà ỷ mình nhỏ tuổi, như cháu nội, cháu ngoại của ngài, nên trêu cả sư phụ. Đối với Quang-Vũ, bà phục y ở điểm: Có chí lớn, có hùng tàinhư Trưng Trắc. Song bà không sợ hãi y. Bà đáp:

– Đa tạ Bệ hạ quá khen tặng. Song phàm làm người hiệp nghĩa, ân oán phải phân minh. Đánh Xuyên-khẩu, Bạch-đếá, thần cũng như anh hùng Lĩnh-Nam,chỉ vì muốn lập công, xin phục hồi Lĩnh-Nam. Còn trận đánh Nghi-dương,thần xuất thân thầy thuốc, muốn trừ bọn Mao Đông-Các như trừ mấy contrùng hại người, chứ không phải vì Bệ hạ. Duy có việc đến Lạc-dương trịHuyền-âm độc hưởng cho Bệ hạ với các đại thần thì đúng. Song y đạoLĩnh-Nam dạy rằng: Dù kẻ thù, dù người nghèo khó bị bệnh hoạn, cũng phải cứu chữa. Còn hôm nay, thần hộ giá Ngọc-tỷ, do chỉ dụ của Hoàng-đếLĩnh-Nam.

Quang-Vũ than:

– Lĩnh-Nam thực là đất linh, nảy sinh không biết bao nhiêu anh hùng.Khắp triều Hán, trẫm không có lấy một anh hùng hào sảng, lỗi lạc như Ytiên. Y tiên sang đây, để trẫm nhờ Tây-cung Quí-phi thù tiếp dùm.

Quang-Vũ sai cung nga dẫn Trần Năng vào Tây-cung cùng Chu Tường-Qui đàmđạo. Y đâu ngờ, phía trong, Chu Tái-Kênh, Đào vương-phi, Tường-Qui đanglắng nghe mọi diễn biến triều Hán.

Quang-Vũ nói với Lê Đạo-Sinh:

– Thứ sử Giao-châu thực tài giỏi. Có công lớn. Trước đã giúp trẫm đánhThục. Nay lại bảo giá Ngọc-tỷ về đây. Trẫm phong cho khanh tước Lĩnh-nam công, ăn lộc sáu quận vùng Lĩnh-Nam. Từ nay mỗi năm khanh chỉ phải vềtriều chầu một lần mà thôi.

Lê Đạo-Sinh quì xuống tạ ơn.

Quang-Vũ phán:

– Lê quốc-công hãy gấp đi Ích-châu, gặp Ngô Hán. Y sẽ giúp Quốc-côngquân mã, đánh Lĩnh-Nam, dành lại đất của bọn phỉ đồ Trưng Trắc. ThôiQuốc-công lui.

Trong màn, Trần Năng nhìn Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa, Chu Tường-Qui. Bà thở dài:

– Trưng hoàng-đế đã chỉ dụ: Người Hán ảnh hưởng bởi sách vở từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc, tự cho mình ở trung tâm thiên hạ. Dân tứ phương phảiqui phục. Họ không muốn bất cứ dân tộc nào đứng ngoài uy quyền họ. Muốnhọ nể phục, chỉ có cách tạo cho mình sức mạnh, khiến cho chồn tay màthôi. Cứ xét như Quang-Vũ, dù y có chết đi, sẽ có muôn ngàn Quang-Vũkhác. Y hứa với chúng ta tại điện Vị-ương rồi nuốt lời. Trên đồiNghi-dương. Y ban đại cáo thiên hạ. Sau đó lại dùng Lê Đạo-Sinh cùng TôĐịnh chống Lĩnh-Nam. Tô, Lê bại. Mới đây sau trận hồ Động-đình, Hán mấtba mươi vạn quân, mà y cũng không sờn. Bây giờ Lĩnh-Nam trao Ngọc-tỷ cho y, lại thả tù binh, thế mà y vẫn chỉ dụ Lê Đạo-Sinh vào Thục với NgôHán, để đánh về Lĩnh-Nam. Vì vậy, chúng ta có khuất phục, kết bạn vớitất cả triều thần nhà Hán cũng vô ích. Sư nương, cùng Chu Tường-Quichẳng cần kết thân với quần thần Hán chi cho mệt. Chúng ta thu lượm tintức cũng đủ rồi.

Nhắc lại những hồi trước để độc giả khỏi moi trí nhớ :

Trước đây ngày đêm Lê Đạo-Sinh mơ màng chức Thái thú Giao-chỉ. Ước mơcao sang, quyền quí, đã làm y mờ mắt. Y bỏ địa vị đạo đức, bỏ danh hiệuLục-trúc tiên sinh võ lâm Lĩnh-Nam tặng cho y. Y lao đầu vào khống chếcác phái võ. Đến độ bắt giam cả hai người sư điệt, lúc nào cũng kínhcẩn, cúi đầu tuân phục y là Nguyễn Thành-Công, Đặng Thi-Kế. Y dùng tiềnbạc mua chuộc, đe dọa bọn Lê Nghĩa-Nam, Hoàng Đức-Tiết, Mai Huyền-Sương, hầu khống chế phái Long-biên. Được Trần Tự-Sơn ủy nhiệm tổ chức đại hội hồ Tây, mục đích tuyển cao nhân sang Trung-nguyên cầu phong, xin hủy bỏ Ngũ pháp. Y định biến đại hội thành dịp giết anh hùng Lĩnh-Nam. Mưu kếcủa y bị Đào Kỳ, Trần Tự-Sơn phá vỡ. Y bỏ sang Trung-nguyên, nhập Thụcđịnh phế trưởng, lập thứ, kiếm chức Thái thú, cũng thất bại. Y đếnLạc-dương theo Mã thái-hậu, được phong chức tước giả. Khi biết rõ nhưvậy, y phản Mã thái-hậu, theo Hàn Tú-Anh. Y được Quang-Vũ phong chức Thứ sử Giao-châu. Trong khi khắp vùng Lĩnh-Nam không còn trong tay ngườiHán. Y cùng đệ tử trở về giúp Tô Định chống Lĩnh-Nam bị thất bại. Y suýt mất mạng. Giữa lúc đó Tăng-Giả Nan-Đà xuất hiện. Y vờ sám hối theongài. Được ngài truyền Thiền công. Y bỏ ngài, trở về Hán. Quang-Vũ sai y nhập Thục, xúi Công-tôn Thi giết cha, giết sư thúc, làm Thục tan nát.Thục, Kinh-châu thuộc về Hán. Quang-Vũ không phong cho y trấn thủÍch-châu hay Kinh-châu, mà lại phong cho y làm Lĩnh-nam công, như ôngvua Lĩnh-Nam, với chỉ dụ y tìm Ngô Hán. Ngô sẽ cho mượn quân về đánhLĩnh-Nam. Quang-Vũ quả thực có bản lĩnh. Y chỉ mất một tờ giấy, mà gâycho Lĩnh-Nam rối loạn. Lê Đạo-Sinh không biết lẽ đó. Y nghĩ: Trước đâyNghiêm-Sơn võ công kém y. Thân cô, thế cô, thế mà một người, một ngựa,kinh lược được Lĩnh-Nam. Huống hồ y có võ công vô địch thiên hạ, bêncạnh thêm năm đệ tử bản lĩnh nghiêng trời... y cho rằng đoạt lạiLĩnh-Nam không khó. Song y quên một điều, Nghiêm-Sơn được Lĩnh-Nam, vìcác Thái-thú đều là người Hán, lúc nào cũng sẵn sàng qui phục Quang-Vũ.Còn đây Lĩnh-Nam đang độc lập. Từ Lạc công tới dân chúng, một lòng chống Hán.

Sau bức màn, ở trong trướng, Chu Tái-Kênh, Đào vương-phi Chu Tường-Quinhìn nhau ngán ngẩm. Chu Tường-Qui nước mắt đầm đìa. Nàng nghĩ lại màthương cho mẹ. Thủa bé, nàng kính trọng ông ngoại biết bao nhiêu. Bâygiờ, ông ngoại nàng như thế... hỏi nàng không đau đớn sao được.

Đào vương-phi hiểu được tâm trạng của Chu Tường-Qui. Bà an ủi:

– Lục-trúc tiên sinh suốt đời theo đuổi công danh. Thành ra, những ailàm ngược với tiên sinh. Tiên sinh đều coi họ như kẻ thù, như đạo tặc.Chúng ta chịu vậy. Chúng ta có khuyên tiên sinh, cũng bị tiên sinh coilà kẻ thù.

Bên ngoài Tể-tướng Giả Phục cầm Ngọc-tỷ trao cho các đại thần coi.

Thình lình binh một tiếng. Hai người từ cửa sổ nhảy vào. Một người mặcquần áo xám phóng chưởng tấn công Quang-Vũ. Mã Vũ quát lên một tiếng đỡchưởng, cứu chúa. Trong khi đó một người mặc áo xanh, chĩa hai ngón tayvào mặt Tể-tướng Giả Phục. Giả Phục không viết võ. Ông lui lại. Người đó cướp chiếc hộp đựng Ngọc-tỷ cho vào túi. Y vung tay đỡ chưởng của ChuHựu đánh vào lưng. Bùng một tiếng. Chu Hựu lui lại ba bước.

Quần thần náo loạn lên. Các văn quan vội lui vào một góc.

Theo luật lệ nhà Hán, Hoàng-hậu, Quí-phi không được để quần thần thấymặt, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, gọi là Thất miễn tức bảy điềumiễn:1. Khi thấy Hoàng-đế thiết triều. 2. Khi đau yếu, phải triệu Thái y vào chữa. 3.Khi phải xuất bôn. 4. Khi phải chống giặc. 5. Khi ở trongcăn nhà bị cháy. 6. Khi thuyền bị chìm. 7. Khi phải lễ ở Thái-miếu. Bâygiờ giữa lúc quần thần chầu Hoàng-đế. Võ quan chỉ có hai người, gặpthích khách vào tập kích. Chu Tường-Qui lạng người ra đứng trướcQuang-Vũ, vận khí vào đơn điền, sẵn sàng ra tay đối phó với thích khách.

Nội giám thống lĩnh cấm quân An Đức-Huy dẫn Thị vệ bao vây Tây-cung nhưthành đồng vách sắt. Đám Thị vệ riêng của Chu Tường-Qui bao vây phíangoài hành lang.

Đào vương-phi đứng trong rèm nhìn ra. Bà thấy lưng Mã Vũ quen quen, song nhất thời không tìm ra đã gặp y ở đâu.

Cách đây mấy năm, hồi Đào Thế-Kiệt, Đặng Thi-Sách đi Trung-nguyên. Haingười đã gặp Mã Vũ trong trận đánh đồi Nghi-dương. Với con mắt tinh đời, kinh nghiệm của hai người. Đào Thế-Kiệt tìm thấy ở Mã Vũ như ẩn hiệnmột điều gì bí mật vô cùng. Ông cùng Đặng Thi-Sách chỉ nhìn con mắt,cũng đoán được Mã Vũ có cảm tình với Lĩnh-Nam. Đào Thế-Kiệt được TrưngNhị thuật cho biết võ công Mã Vũ rất kỳ lạ. Thông minh như Phương-Dung,Trưng Nhị mà không tìm ra được nguồn gốc. Tuy cùng chiến đấu ở đạoKinh-châu với nhau, mà không bao giờ Mã Vũ hiển lộ võ công trước haingười, nên hai người không biết võ công y cao đến đâu.

Phương-Dung nhận thấy, hồi Đào Kỳ, Khất đại phu, Đô Dương với nàng đạináo điện Vị-ương, Trường-an, Mã Vũ chỉ đánh cầm chừng, bằng chiêu thứcrời rạc, không chuyên dùng một thứ võ công nào khác. Đào Thế-Kiệt đã kết luận: Thân thế Mã Vũ có điều gì rất bí mật, cho nên y tránh không xửdụng võ công trước mặt anh hùng Lĩnh-Nam. Y là người có cảm tình vớiLĩnh-Nam giống như Hoài-nam vương.

Đào vương-phi dặn Trần Năng:

– Mã Vũ muốn che dấu võ công trước anh hùng Lĩnh-Nam chỉ có hai điều xảy ra: Một là y muốn giữ kín môn hộ, để sau này hại Lĩnh-Nam. Điều nàykhông phải. Vì Mã Vũ cảm tình với Lĩnh-Nam. Hai là Mã dấu môn hộ, vì võcông của Mã, có liên quan đến Lĩnh-Nam. Điều này có thể xảy ra. Vậy tanhất định không xuất hiện, để biết võ công của Mã.

Từ lúc Chu Tái-Kênh thấy Mã Vũ, trong người bà nảy sinh ra một tình cảmkhó hiểu: Thương cảm cũng không phải. Buồn rầu cũng không phải. Bà thấy ở Mã có cái gì rất quen thuộc, rất thân ái với bà. Mà bà tìm không ra.

Đào vương-phi kể hết những gì liên quan đến Mã Vũ cho Chu Tái-Kênh nghe. Ngược lại Chu Tái-Kênh cũng diễn tả tình cảm trong bà cho Đào vương-phi nghe.

Thích khách mặc áo xanh, quát lên một tiếng, đánh ra ba chưởng rất thôkệch. Các võ quan có mặt đều la hoảng lên. Vì đó là Chu-sa chưởng. ChuHựu nghiến răng đỡ. Binh một tiếng, y lui lại hai bước. Thích khách áoxanh hú lên, cùng thích khách áo xám vọt khỏi lầu, đáp xuống dưới.

Quang-Vũ hô lớn:

– Phải bắt lấy chúng.

Thị vệ vây hai người kín như thành đồng vách sắt. Mỗi lần hai người vung chưởng lên có hai, ba tên thị vệ bị đánh ngã. An Đức-Huy đứng trên hòngiả sơn, cầm kiếm chỉ huy thị vệ bao vây thích khách. Hai thích kháchvẫn bình tĩnh, tả xung hữu đột.

Đèn đuốc thắp lên sáng rực như ban ngày. Quang-Vũ cùng Tây-cung Quí-phiChu Tường-Qui đã xuống dưới lầu. Đào vương-phi, Chu Tái-Kênh trong bộquần áo cung nữ, theo sát phía sau Chu Tường-Qui. Cạnh đó, Cu Bò LươngTùng đứng bên Trần Năng lược trận.

Bỗng từ xa, hai con ngựa phi tới. Một đôi thiếu niên nam nữ, tuổi khoảng mười lăm, mười sáu nhảy xuống ngựa. Lưng hai người đều đeo bảo kiếm. Cả hai người đến trước Quang-Vũ, Chu Tường-Qui hành lễ. Nam nói:

– Chúng con nghe thích khách phạm giá phụ hoàng với sư mẫu. Chúng con tới hộ giá.

Cu Bò đứng cạnh nghe vậy, nó biết đây là Hoàng-tử Trang với Công-chúaĐoan-Nhu. Hai người đứng cạnh Quang-Vũ, Tường-Qui, tay cầm chắc dốckiếm, tỏ ra cương quyết bảo vệ. Cu Bò nghĩ thầm:

– Thực là hai người con có hiếu. Hai đứa này tuy con vua mặc lòng. Songta là sư đệ của chị Hoàng-đế Lĩnh-Nam. Ta có thể chơi ngang vai với bọnchúng. Dẫu gì chúng cũng là đệ tử của Chị Chu Tường-Qui. Đúng ra, ta làvai sư thúc của chúng.

Công-chúa Đoan-Nhu thấy cạnh mình còn một thiếu niên khỏe mạnh, mắt tinh anh, lưng đeo bảo kiếm. Tuy nàng không biết là ai, nhưng cũng thấy vuivui, vì có người ngang tuổi mình.

Quang-Vũ vẫy tay gọi Mã Vũ, Chu Hựu:

– Các người hãy mau ra sức bắt thích khách cho ta.

Mã Vũ nhảy vào tấn công thích khách áo xám. Chu Hựu tấn công thích khách áo xanh. Hai bên thi diễn cuộc đấu được hơn năm mươi hiệp, thích khácháo xanh lại phát Chu sa chưởng. Mỗi chưởng của y phát ra, đều có hơinóng, khiến Chu Hựu cứ phải lùi dần.

Đào vương-phi nói nhỏ với Chu Tái-Kênh:

– Bản lĩnh tên thích khách áo xanh này có lẽ cao hơn Lê Đạo-Sinh mộtbậc. Chưởng lực y ngang với Chu Long, tên đứng đầu Liêu-đông tứ ma chứkhông ít. Chu Hựu thua đến nơi rồi.

Quả nhiên, Chu Hựu đỡ được đến chưởng thứ mười, y thở hồng hộc. AnĐức-Huy đứng ngoài nhảy vào, giúp Chu Hựu. Thích khách áo xanh tỏ ra coi thường mọi sự. Y phải đấu với hai đại cao thủ, mà vẫn bình tĩnh.

Thình lình thích khách áo xanh đổi hẳn cách đánh. Chưởng của y một bênphát ra hơi nóng, một bên phát ra hơi lạnh. Chỉ ba chưởng, đánh AnĐức-Huy bay ra xa, y dồn hai chưởng, đánh Chu Hựu. Bình một một tiếng.Chu Hựu bay vọt về sau. Chu oẹ một tiếng, miệng phun máu tươi.

Thích khách áo xanh vọt người về phía Quang-Vũ. Y tấn công một chưởngmạnh đến long trời lở đất. Quang-Vũ cùng quần thần thét lên kinh hoàng.Chu Tường-Qui đứng cạnh, nàng hít hơi, phát chiêu Ác ngưu nan độ trongPhục ngưu thần chưởng đỡ. Một tay nàng cắp Quang-Vũ vào nách, nhảy lùilại, để hóa giải kình lực của thích khách.

Thích khách áo xanh, đánh một chưởng, tưởng kết liễu tính mệnh Quang-Vũ. Y tuyệt không ngờ một thiếu phụ, trong quần áo phi tần, lại đỡ đượcchưởng của y. Y nhìn lại, bật lên tiếng kêu, vì Tường-Qui đẹp như mộtthiên tiên.

Trong khi đó, cuộc giao chiến giữa Mã Vũ với thích khách áo xám đã biếnđổi. Mã Vũ bị thích khách dồn đến chân hòn giả sơn. Thình lình y phátmột chiêu chưởng mạnh đến long trời lở đất, định kết liễu tính mệnh MãVũ. Ai cũng tưởng Mã sẽ bỏ mạng. Không ngờ Mã quát lên, phát một chưởnghùng mạnh vô cùng, đỡ vào giữa chưởng của thích khách áo xám. Binh mộttiếng. Thích khách áo xám bật lùi lại đến bốn bước. Người lảo đảo.

Chu Tái-Kênh, Đào vương-phi, thích khách cùng bật lên tiếng kêu:

– Úi cha!

Tiếng úi cha của thích khách, vì chưởng Mã Vũ khắc chế với chưởng của y. Tiếng úi cha của Chu Tái-Kênh với Đào vương-phi vì, Mã Vũ xử dụngchưởng pháp Cửu-chân, đó là chiêu Loa thành nguyệt chiếu.

Đào vương-phi, Chu Tái-Kênh, mặt nhìn mặt ngẩn ngơ. Chu Tái-Kênh đã đoán ra nguồn gốc Mã Vũ. Còn Đào vương-phi nhận cũng ra Mã Vũ.

Thích khách áo xám cười nhạt:

– Không ngờ Bô lỗ đại tướng quân Mã Vũ lại là người Lĩnh-Nam. Người chẳng xử dụng võ công của phải Cửu-chân đó ư?

Mã Vũ cười nhạt:

– Ta tuân chỉ đi sứ Lĩnh-Nam. Do vậy ta học được một số tinh hoa võ học Cửu-chân, cũng chẳng có gì lạ.

Lời nói chỉ qua mặt được Quang-Vũ. Chứ còn đối với Đào vương-phi, bàbiết: Chưởng của Mã Vũ tinh diệu, đến Đào Thế-Kiệt, Đinh Đại với bà cũng còn thua xa, đâu phải của người mới học?

Hình ảnh cũ hiện về với Đào vương-phi:

Ngày nọ Mã Vũ đột nhập bản doanh của Công-chúa Bát-Nạn Vũ-trinh-Thục,báo cho bà biết nhiều tin tức của Hán. Sau Mã Vũ, lại xuất hiện ở cổngBắc thành Luy-lâu, giết bọn tướng Hán, đánh lui Lê Đạo-Sinh, giữa lúcbọn chúng vừa ám sát Đặng Thi-Sách. Cũng chính Mã Vũ xuất hiện tại thành Phiên-ngung hiến kế cho Trưng-đế, cùng đấu võ ngang tay với Đào Kỳ. Rồi trong trận hồ Động-đình, Mã Vũ xuất hiện bắt sống Chu Long. Hôm ấy ôngcho Phật-Nguyệt nhìn mặt ông. Phật-Nguyệt kinh ngạc đến ngẩn người ra.Song bà giữ đúng lời hứa, không nói với ai, ngay cả Đào vương-phi.

Hôm nay Mã Vũ ra chiêu Loa thành nguyệt chiếu. Mối thắc mắc của Đào vương-phi đã được giải. Bà gật đầu:

– Thì ra trong phái Cửu-chân có một cao nhân, ẩn thân làm quan với người Hán, mưu phục hồi Lĩnh-Nam như Trần Tự-Sơn, dưới tên Mã Vũ. Song ôngkín đáo hơn Trần Tự-Sơn, cho đến hôm nay, không ai biết rõ thân thế ông. Song ông là ai?

Còn Chu Tái-Kênh, nhìn Mã Vũ, nước mắt bà chảy ròng ròng. Quá khứ bốnmươi năm cũ trở về : Bà cùng người anh ruột tên Chu Kim-Hựu, phất cờkhởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa bị Thái thú Tích Quang dẹp tan. Trong trậnđánh cuối cùng, bà mải ôm cháu là Chu Bá, bảo vệ chị dâu chạy. Bà bịthương, mê man không biết gì. Sau khi được Khất đại phu cứu thoát, chữatỉnh. Bà dò hỏi tin tức, biết anh mình bị giết, đầu đem về Luy-lâu bêulàm hiệu lệnh. Còn việc Chu Bá không chết, được người nhũ mẫu ôm đếnThái-hà trang ẩn thân nuôi dưỡng, được Lê Đạo-Sinh dạy cho bản lĩnh vôđịch. Bà cũng không biết gì. Sau khi tìm được Chu Bá, trong lần đếnMê-linh, bà mừng vô kể. Bà cứ tưởng anh mình chết rồi. Có ngờ đâu, ôngthoát khỏi vòng vây. Sợ bị truy lùng. Ông bỏ sang Trung-nguyên, đầu quân với Nghiêm Sơn. Dần dần trở thành Bô lỗ đại tướng, tước phong Dương-hưhầu.

Khi thấy Lĩnh-Nam phục hồi, ông xin Quang-Vũ cho đi sứ, sang Giao-chỉ.Giữa lúc ấy Lê Đạo-Sinh, Tô Định bày kế giết Thi-Sách. Ông xuất hiện,đánh bại Lê. Trong chiến cuộc Kinh-châu, hồ Động-đình, ông xin Quang-Vũcho ông bí mật thanh sát mặt trận. Vì vậy ông mới có dịp xuất hiện, nóirõ chủ tâm Quang-Vũ với Trưng-đế. Nhân tiện, ông muốn thử võ công củahậu bối Đào Kỳ... Sau ông xuất hiện ở hồ Động-đình, bắt Chu Long.

Chu Tái-Kênh nói nhỏ vào tai Đào vương-phi:

– Có một điều, ta dấu em từ lâu. Anh ta tên thực là Chu Kim-Hựu, cùngvới Trần Kim-Hồ là hai đại cao thủ phải Cửu-chân. Khi hai người khởinghĩa bị thất bại, Đào Thế-Kiệt, Đinh Đại với em hãy còn nhỏ. Trong mônphái cũng cấm không được nhắc đến truyện này, vì bấy giờ Nhâm Diên truylùng hai ông rất gắt.

Đào vương-phi gật đầu:

– Sư tỷ nói, em mới dám thố lộ. Hồi chồng em còn sống, đã có lần đề cậpđến hai đại sư huynh. Hai người bỏ Cửu-chân ra Giao-chỉ khởi nghĩa, bịthất bại, tuẫn quốc. Vì vậy cho nên hôm trước đây, người xuất hiện đấuvới Lê Đạo-Sinh em đã nghi... Không ngờ người vẫn còn sống trên thế gian này. Có điều em không hiểu, sao Chu đại sư huynh thuộc phái Cửu-chân,mà sư-tỷ lại thuộc phái Long-biên?

Chu Tái-Kênh nói:

– Có gì không hiểu. Song thân chúng ta bị người Hán giết chết. Ta đượcsư phụ nhận làm đệ tử. Ta là sư muội của Nguyễn Phan. Còn anh ta trốnvào Cửu-chân được thu nhận vào phái này.

Giữa lúc đó, thích khách áo xanh, đã đấu với Chu Tường-Qui đến chiêu thứ tư. Nàng không đỡ nổi chưởng của y nữa.

Hoàng-tử Trang, Công-chúa Đoan-Nhu thấy phụ hoàng và sư mẫu bị uy hiếp.Hai người rút kiếm nhảy vào đâm thích khách. Thích khách quơ tay, bắtkiếm hai người, thuận thể búng một cái. Hai thanh kiếm gãy đôi. Y phóngmột chưởng vào Công-chúa Đoan-Nhu. Mọi người kêu thét lên. Nếu chưởng đó đánh xuống, ắt Công-chúa nát thây chết tại chỗ.

Cu Bò kinh hoàng. Nó quát lên một tiếng tay ôm lấy Công-chúa Đoan-Nhu,lăn tròn hai vòng. Chưởng của thích khách đánh hụt, trúng xuống đất sâunăm tấc. Y quát lên một tiếng, phóng chưởng thứ nhì nhanh như chớp, định kết liễu tính mệnh Cu Bò, Đoan-Nhu, thì choac, choac... Sáu Thần-ưngđậu trên nóc điện, thấy chúa tướng lâm nguy, đồng lao xuống tấn côngthích khách áo xanh. Thích khách áo xanh vội thu chưởng về chống vớiThần-ưng.

Thình lình Chu Tái-Kênh hú lên một hồi dài liên miên bất tuyệt. Tiếng hú làm mọi người điếc tai. Bà nhảy véo đến tấn công thích khách áo xanh.Chưởng của bà là Phục ngưu thần chưởng. Binh, binh, binh, bà đánh bachưởng, đẩy lui thích khách áo xanh.

Quang-Vũ cùng quần thần kinh ngạc đến ngẩn người ra. Quang-Vũ đã đượcChu Tường-Qui tâu rằng Chu Tái-Kênh là bà cô của nàng, từ Lĩnh-Nam đếnLạc-dương dậy võ cho nàng. Y không ngờ chưởng lực của bà mạnh đến kinhngười. Chu Hựu tự cho rằng bản lĩnh của y chỉ thua có Sầm Bành, PhùngDị. Nay hai người đó chết rồi, y thành anh hùng vô địch. Hôm nay cả ylẫn An Đức-Huy, đều bị thích khách đánh cho đến trọng thương. Rồi giữalúc nguy cơ, một cung nữ già của Tây-cung xuất thủ, chưởng lực mạnh kinh người. Chu Hựu đã từng đấu với Lê Đạo-Sinh. Y thấy Chu Tái-Kênh xửdụng. Phục ngưu thần chưởng, công lực mạnh hơn Lê Đạo-Sinh nhiều. Y kinh ngạc đến đờ người ra.

Chu Tái-Kênh với thích khách áo xám đều xử dụng chưởng pháp dương cương. Mỗi khi chưởng chạm nhau, phát ra tiếng kêu lớn. Áp lực của chưởngphong, khiến đám thị vệ bị đẩy ra xa. Quang-Vũ được Chu Tường-Qui bảo vệ đứng lui lại, giữa đám thị vệ gươm đao tuốt trần.

Cu Bò ôm Công-chúa Đoan-Nhu nhảy ra xa. Hai người trông thực thảm thiết. Công-chúa vừa thoát khỏi nguy hiểm, đã quan tâm đến phụ hoàng và sưmẫu. Nàng sợ quá, miệng lắp bắp:

– Phụ hoàng! Sư mẫu!

Chu Tường-Qui an ủi nàng:

– Phụ hoàng với sư mẫu bình an. Con có sao không? Con mau đa tạ sư huynh Lương Tùng đi.

Công-chúa Đoan-Nhu hướng Cu Bò gật đầu nói mấy câu cảm tạ. Nàng thấy CuBò to lớn, ngang tuổi với mình. Mà vừa rồi nó ôm nàng lăn đi mấy vòng.Tự nhiên trong lòng nàng thấy có một cảm giác kỳ lạ.

Mã Vũ đấu với thích khách áo xám, thắng thế rõ ràng. Bỗng ông quát lênmột tiếng, râu tóc dựng đứng, phát chiêu Hải triều lãng lãng lớp thứnhất. Binh một tiếng. Cả hai người cùng lui lại. Ông phát lớp thứ ba.Thích khách biết không chống được. Y nhảy vọt lên cao, tay cầm hộpNgọc-tỷ đưa ra đỡ chưởng Mã Vũ. Mã Vũ sợ vỡ Ngọc-tỷ. Ông hướng chưởngvào hòn núi non bộ. Binh một tiếng, hòn núi to như vậy, vỡ tan tành.Nước bắn tung toé.

Thích khách áo xám cười gằn:

– Hãy ngừng tay. Nếu không, ta bóp vỡ Ngọc-tỷ tức khắc.

Mã Vũ quát hỏi:

– Cứ như thân pháp của ngươi, trong thế gian, hiếm ai thắng nổi. Tại sao ngươi lại phải bịt mặt? Võ công ngươi đến dường này... dù ngươi có dấutên, che mặt, song tìm đâu có khó.

Trong khi bên cạnh, Chu Tái-Kênh vận khí một tay cương, một tay nhu phát Phục ngưu thần chưởng đấu với thích khách áo xanh. Sau mười chiêu,thích khách áo xanh thở hồng hộc. Y ngẫm ra, thấy chiêu Dương cương, ycó thể thắng nổi. Còn chiêu Âm nhu, thì gia số, nội lực đều khắc chế với y. Cứ mỗi khi hai chiêu đụng nhau. Công lực y yếu dần. Y lui lại hỏi:

– Lão bà! Ta chịu thua ngươi. Ngươi có thể cho ta biết tên được không?Trọn đời, ta chưa từng thấy ai có võ công kỳ lạ như của lão bà.

Chu Tái-Kênh tự hào là cao nhân đương thời. Trưng hoàng-đế đối với bàcũng phải bằng một thái độ đặc biệt. Bà muốn tỏ cho y biết võ đạo củamình. Bà vỗ hai tay vào nhau, nói:

– Ngươi xử dụng hai chưởng pháp khác nhau, một bên Chu sa chưởng củaTrung-nguyên. Một bên Hàn băng chưởng của Cao-ly. Trên đời này, ta erằng không quá ba người thắng được ngươi. Trong ba người đó, ta là một.

Thích khách áo xanh giọng buồn thảm:

– Những ba người sao? Còn hai người nữa là ai?

Chu Tái-Kênh đáp:

– Người thứ nhất chính thị trượng phu ta. Họ Trần tên Đại-Sinh.

Khất đại phu Trần-đại-Sinh danh vang thiên hạ. Cả triều Hán đều không ít thì nhiều được ông chữa trị cho. Nay nghe Chu Tái-Kênh bảo ông là chồng của bà, thì họ không ngạc nhiên, khi thấy võ công bà cao.

Mã Vũ nghe Chu Tái-Kênh nói. Mặt ông nhăn lại, mắt mở lớn nhìn bà. Chu Tái-Kênh tiếp:

– Người thứ ba chính là Bắc-bình vương, lĩnh chức Đại tư mã Lĩnh-Nam. Họ Đào tên Kỳ.

Thích khách áo xanh nghe bà nói, thở dài:

– Ta thua ngươi, không phải võ công ta kém. Mà vì tổ tiên ta thua tổtiên ngươi. Võ công của ngươi khắc chế võ công của ta. Thôi, ta thuangươi rồi. Ngươi muốn giết, muốn băm vằm ta thế nào cũng được. Ta khôngoán than gì cả.

Trong khi đó thích khách áo xám đưa Ngọc-tỷ ra nói với Quang-Vũ:

– Bệ hạ hãy ra lệnh mở vòng vây cho chúng tôi rời khỏi đây. Tôi sẽ trảNgọc-tỷ cho Bệ hạ. Bằng không, chúng tôi chết, Ngọc-tỷ cũng không cònnữa.

Quang-Vũ nói với Mã Vũ, Chu Tái-Kênh:

– Các ngươi hãy tha cho chúng đi, đưa chúng ra khỏi Hoàng-thành, rồi lấy lại Ngọc-tỷ cho trẫm.

Hai thích khách đưa mắt lườm lườm nhìn Quang-Vũ, rồi cất bước. Thìnhlình mấy sợi dây từ trên trời rơi xuống đầu hai thích khách. Hai ngườiđưa tay lên gạt. Thì hai sợi dây đã cuộn lấy người, và hai tay. Rồi ba,bốn, năm, sáu sợi nữa. Hai người kinh hoàng, vì các sợi dây tanh hôi đến không thể tưởng tượng được, đó là những con trăn. Hai người vội híthơi, vận hết sức, giật ra. Thì một bóng nhỏ bé, xẹt ngang, bàn tay cầmNgọc-tỷ của thích khách áo xám bị đau nhói. Y phải buông Ngọc-tỷ ra.Bóng nhỏ đó cướp lấy, nhảy vọt lại, ẩn sau lưng Đào vương-phi. Bóng đólà Cu Bò Lương Tùng.

Thích khách áo xám biết mất Ngọc-tỷ, tính mệnh khó an toàn. Y giật taythực mạnh. Ba con trăn cuốn y bật tung ra. Y phóng đến chụp Cu Bò. Đàovương-phi phát chiêu Thiết kình phi chưởng tấn công y. Bình một tiếng.Cả hai người đều lui lại.

Đào vương-phi cảm thấy khí huyết nhộn nhạo. Song bà cũng kinh ngạc, vìcông lực mình tiến mau đến trình độ đó. Ngay hồi Đào Thế-Kiệt còn sống,chưa chắc đã đấu ngang tay với tên thích khách áo xám. Thế mà không ngờ, bà với y đấu một chưởng ngang tay.

Thích khách áo xám nói với Quang-Vũ:

– Bệ hạ là chúa tể thế gian. Một lời hứa cho chúng tôi ra đi, sao còn sai người ám toán?

Cu Bò chửi:

– Ám toán cái gì? Ta đường đường chính chính đánh mi. Mi bị thua rõ ràng. Sao gọi là ám toán. Mi thực vô liêm sĩ.

Nó nói tiếng Hán vùng Trường-sa, hơi khác với vùng Lạc-dương. Giọng rất khó nghe.

Thích khách thấy người tung trăn tấn công mình, đoạt Ngọc-tỷ chỉ là mộtthiếu niên. Y muốn ăn tươi nuốt sống Cu Bò. Song Cu Bò đứng phía sau Đào vương-phi. Nó méo miệng, thè lưỡi ngạo thích khách.

Quang-Vũ thấy đoạt lại được Ngọc-tỷ, y mừng lắm, nói với Mã Vũ:

– Dương-hư hầu! Ngươi để cho chúng đi.

Hai thích khách hú lên một tiếng, biến mình vào đêm tối. Quang-Vũ truyền quần thần giải tán. Y quay lại hỏi Chu Tường-Qui:

– Quí-phi mộ ở đâu được những phụ nữ võ công vô địch thiên hạ như vậy?

Chu Tường-Qui đáp:

– Thiếp đã tâu với Bệ hạ. Vị lớn tuổi này họ Chu tên Tái-Kênh, Tổ-cô của thiếp. Người là phu nhân Khất đại phu. Còn vị này họ Đinh tên Xuân-Hoa, dưỡng mẫu của thiếp hồi nhỏ.

Quang-Vũ vẫy tay gọi Cu Bò:

– Giỏi lắm. Ngươi tên gì? Làm Thái-giám ở đây lâu chưa? Không có ngươi, e Ngọc-tỷ lại bị mất.

Chu Tường-Qui nhắc Cu Bò:

– Ngươi quì xuống ra mắt Hoàng-thượng đi.

Cu Bò tuy đã ở trong Tây-cung lâu, được dậy lễ nghĩa. Song nó quên mất.Nghe Tường-Qui nhắc, nó đến trước mặt Quang-Vũ quì xuống:

– Ông có phải là vua Trung-nguyên tên Quang-Vũ đó không? Sao ông tử tếquá vậy? Tôi không có họ, cũng chẳng có tên. Người ta quen gọi tôi là Cu Bò. Gần đây một vị họ Lương nhận tôi làm con nuôi, đặt tên tôi là Lương Tùng.

Tường-Qui sợ lộ truyện. Nàng tâu với Quang-Vũ:

– Nó không phải Thái-giám. Nó là đệ tử của nhũ mẫu thiếp. Nhân nhũ mẫusang thăm thiếp. Thiếp cho nó vào cung chơi. Vì thích khách làm lộng. Nó ra tay cứu giá. Nó không biết nói tiếng Hán. Mong Bệ hạ đại xá.

Đối với Lĩnh-Nam, Quang-Vũ là đại cừu nhân. Còn đối với Trung-nguyên ylà một đại anh hùng. Dù Tường-Qui đã tấu như vậy. Y cũng biết Tường-Quiđưa người vào Tây-cung gây thế lực. Y tâm miệm: Tường-Qui gây thế lựcchỉ để chống bọn ngoại thích giúp ta. Vậy ta phải trọng đãi chúng. Y nói với Cu Bò:

– Cháu bé! Cháu đoạt lại được Ngọc-tỷ, lại cứu Công-chúa thoát chết. Công ấy của cháu không nhỏ. Cháu muốn gì, ta sẽ thưởng cho.

Cu Bò ngẫm nghĩ một lúc, nhớ lại cách xưng hô đã học. Nó nói:

– Nếu Bệ hạ thưởng cho thần, xin cho phép thần được tự do chạy chơitrong Hoàng-thành. Hoàng-thành đẹp thế này, mà thần bị cấm cản, đi đếnđâu, cũng bị thị vệ, cung nga, thái giám đuổi đến đó. Vì vậy thần buồnquá.

Quang-Vũ cười:

– Được! Kể từ hôm nay, ta phong ngươi làm Vũ vệ hiệu úy, chỉ huy thị vệ ở Tây-cung. Sau này có công, ta sẽ phong thưởng nữa cho.

Cu Bò bị giam trong Hoàng-thành mấy tháng nay. Nó khổ sở vô cùng. Bây giờ gặp dịp, nó hỏi:

– Tôi có được ra ngoài thành chơi không?

Quang-Vũ gật đầu:

– Ngươi đã làm Vũ-vệ hiệu úy, được tự do đi lại. Ngươi còn trẻ, lễ nghĩa chưa biết, tất bị người ta bắt lỗi. Để trẫm cho ngươi một cái thẻ bàikhông ai dám bắt tội ngươi nữa.

Quang-Vũ móc túi đưa tấm thẻ bài cho Cu Bò. Nó quì xuống tạ ơn. Quang-Vũ phán rằng:

– Với tấm thẻ bài này, khi ngươi phạm bất cứ tội gì, dù Tể-tướng, dù Tam công cũng không được bắt tội. Lỡ ngươi phạm tội nặng quá, họ chỉ có thể đưa ngươi về cho trẫm trừng phạt mà thôi.

Quang-Vũ có tài biết người, có con mắt tinh đời, biết nhận xét giá trịtừng loại người một. Y nói với Chu Tái-Kênh, Đào vương-phi:

– Các vị là đấng anh hùng trên thế gian không có hai. Xin các vị ở đâygiúp Quí-phi, bảo vệ Hoàng-thành. Nếu các vị cần gì, trẫm sẵn sàng chutoàn.

Hai vị tạ ơn.

Mã Vũ liếc nhìn Chu Tái-Kênh, rồi tạ từ Quang-Vũ.

Trở về phòng ngủ. Chu Tái-Kênh với Đào vương-phi trao đổi với nhau những nhận xét về Mã Vũ. Hai bà ngạc nhiên, không thấy Trần Năng đâu.

Đào vương-phi nói:

– Chu đại ca không ngờ bọn mình ẩn ở Tây-cung, nên người mới xử dụng võcông Cửu-chân. Người biết chúng ta ở đây, chắc thế nào cũng tìm cáchliên lạc với chúng ta.

Chu Tái-Kênh lắc đầu:

– Ta không tin. Tính anh ta kín đáo lắm. Người biết chúng ta nhận rachân tướng người. Người càng ẩn thân kín hơn. Ta phải đi gặp người mớiđược. Ta sẽ nói cho người biết con người là Chu Bá vẫn còn sống. ChuTường-Qui là cháu nội người, để người đỡ tịch mịch.

Cu Bò góp ý kiến:

– Hai thích khách vừa rồi, cháu có cảm tưởng như do Mã thái-hậu sai đến. Vậy hai sư-bá thử đi thám thính điện Huệ-đức xem sự thể ra sao? Biếtđâu chẳng tìm ra manh mối thích khách.

Chu Tái-Kênh gật đầu:

– Hôm nay thích khách đột nhập Hoàng cung, tất cả các nơi đều báo động. Vậy hãy đợi mười ngày sau đã.