Thuyền Vượt Gió Mưa

Chương 4



8.

Bà ta đi cùng Thường Bân. Truyện Cổ Đại

Tôi chú ý đến họ theo ánh mắt ngạc nhiên của tất cả học sinh.

Khi ấy, tôi đang mặc áo bông hoa lấm lem bùn đất, chơi trò “diều hâu bắt gà con” với học sinh lớp một trên sân thể dục.

Bà ta mặc sườn xám cổ cao, trang điểm tinh tế, quan sát tôi qua hàng rào bằng gỗ của trường.

Đứng sau bà ta là Thường Bân đang mặc vest đen cùng chiếc xe việt dã hạng sang dính đầy bùn đất.

Bất kể là điều gì, bọn họ đều không hợp với mọi thứ xung quanh.

Không có việc gì thì không đến tòa tam bảo.

Bọn họ có thể tự thân tìm đến được nơi này, tôi quả thực bái phục.

Tôi chọn một bé cao hơn làm “gà mẹ” rồi rời khỏi trò chơi.

“Tôi cứ nghĩ mình trốn đủ xa rồi, hóa ra vẫn chưa khuất mắt các người à?”

Tôi đến trước mặt bọn họ chào hỏi.

“Ninh tiểu thư hiểu lầm rồi, phu nhân muốn mời cô về một chuyến.”

Diệp Sầm mím môi không nói gì, Thường Bân tiếp lời.

Tôi bỗng bật cười.

“Mời tôi trở về, các người có biết mình đang nói gì không đấy?”

“Lập kế hoạch lợi dụng tôi hết cỡ, cuối cùng tống khứ tôi khỏi Bắc thành, rồi sau nửa năm lại đổi ý hả?”

Tôi nheo mắt nhìn Diệp Sầm.

Chỉ nửa năm không gặp mà gương mặt khoan thai quý phái của bà ta đã già đi mấy phần.

“Ý phu nhân không phải như vậy…”

Thường Bân mặt dày làm người hòa giải.

“Ninh Du, đừng có vô liêm sỉ như vậy, tôi đã đích thân đến mời cô, cô còn muốn thế nào nữa!”

Diệp Sầm hoàn toàn không có thành ý, bắt đầu lớn giọng quát tháo.

Bà ta thu hồi bộ mặt giả nhân giả nghĩa, tôi cũng lười làm đóa bạch liên hoa.

“Vai diễn này bốn năm trước tôi đã hoàn thành rồi.”

Tôi cúi xuống rút một ngọn cỏ đuôi chó, chậm rãi chơi đùa: “Bà muốn không? Cho bà.”

“Cô…”

Diệp Sầm bùng nổ cơn giận.

Thường Bân lặng lẽ tiến lên, kéo Diệp Sầm ra sau.

“Ninh tiểu thư, phu nhân cũng có nỗi khổ riêng…”

Anh ta cúi người, thái độ vô cùng kính cẩn, “Có thể nể mặt tôi mà đi một chuyến không?”

Lưng anh ta khom rất thấp, tôi lại ngang ngược không chịu đứng dậy.

“Cô ơi, mau đến chơi với chúng em đi ạ.”

Đúng lúc này, một học sinh cao giọng gọi tôi cách đó không xa.

Giọng nói non nớt tràn đầy sức sống.

“Cô về ngay đây, chờ cô chút nhé.” Tôi lấy hai tay bắc loa đặt lên môi và trả lời bọn chúng.

“Các người thấy đấy, nơi này rất cần tôi, thực sự không đi được rồi.”

Xoay người lại, tôi dang hai tay ra, vờ như rất bất đắc dĩ: “Với cả, bây giờ tôi đang rất hạnh phúc, không có nhu cầu ra ngoài ngắm nhìn thế giới.”

“Ninh Du, cô đừng quá đáng!”

Cơn tức của Diệp Sầm như tăng vọt theo cấp số nhân.

“Nếu nói về độ quá đáng, có vẻ tôi vẫn thua bà.” Tôi phe phẩy ngọn cỏ đuôi chó trong tay, lạnh lùng bổ sung.

Thường Bân định nói gì đó nhưng bị tôi cắt ngang.

“Tôi sẽ không về đâu.” Tôi xoay người đi không chút lưu tình, “Tạm biệt, không tiễn.”

Vừa đi được một bước, tóc tôi đã bị túm giật.

Tôi đau đớn quay lại.

Diệp Sầm túm lấy đuôi tóc tôi mà kéo, vẻ mặt hung ác vô cùng.

Chỉ một giây tôi đã cởi bỏ lớp phòng ngự.

Tôi giơ chân đạp mạnh vào bà ta.

Diệp Sầm không ngờ tôi đá chân, mặt liền biến sắc.

Thường Bân nhanh chóng chắn giữa tôi và bà ta, đỡ thay bà ta.

Tuy cú đạp này trượt mục tiêu, nhưng ít nhất cũng giúp tóc tôi được buông.

Lúc vuốt tóc, tôi thấy vài sợi rơi xuống đất.

Tôi thấy phổi mình như sắp nổ tung rồi.

“Không về là không về, muốn tôi đi cùng các người à, trừ khi đánh gãy chân tôi rồi cõng tôi về!”

Nói xong tôi liền bỏ đi.

“Thường Bân, đánh gãy chân cô ta cho tôi…”

Diệp Sầm gào lên như một kẻ điên.

Lúc này, Thường Bân lại không hề nhúc nhích.

Tôi phớt lờ lời chửi rủa của Diệp Sầm, chặn mấy học sinh đang ngơ ngác lại, dẫn bọn họ về phòng học.

Có người học được cách sủa bậy như chó điên, nhưng tôi cũng không muốn chửi rủa như một cái mồm thối.

9.

Tin tức về sự xuất hiện của Diệp Sầm quá lớn, khiến rất nhiều người tò mò.

Ngay cả mẹ tôi cũng hốt hoảng chạy đến trường hỏi xem ai đã làm phiền tôi.

Mấy năm nay, tôi vẫn giấu bà những việc xấu mà Diệp Sầm đã làm, hôm nay bà cũng không đối mặt trực tiếp Diệp Sầm.

Tôi không muốn bà lo lắng, lừa dối chuyện cũ với bà.

Đến tối, một giáo viên mang một lá thư và bưu kiện đến, bảo là Thường Bân nhờ cô ấy chuyển.

Tôi muốn ném nó đi, nhưng nhìn đến dòng chữ bên ngoài, tôi dừng động tác.

Là chữ viết của Cố Kiêu.

Nội dung thư trừ những suy nghĩ vụn vặt, còn có cả sự trách móc, và trọng tâm là câu hỏi: hiện giờ tôi đang ở đâu.

Tôi mở bưu kiện ra.

Bên trong có chiếc điện thoại di động mới, căn cước giấy tờ tùy thân của tôi và cả một ít đặc sản ở Bắc thành.

Không khó để nhìn ra, thư là do Cố Kiêu viết, còn bưu kiện do Thường Bân chuẩn bị.

Có điều Thường Bân không đề cập lý do hôm nay anh ta tới đây, cũng không nhắc đến Thẩm Diệp Châu.

Lòng tôi lại nổi lên sự tò mò.

Dù số lần tôi gặp Diệp Sầm không nhiều nhưng hầu như lần nào cũng là bà ta “triệu kiến” tôi.

Giờ đây “rồng lại ghé nhà tôm”, vượt ngàn dặm xa xôi đến nơi núi rừng hẻo lánh này, bảo bà ta không có ý đồ gì thì còn lâu tôi mới tin.

Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì mới khiến chúng tôi đảo ngược vị thế?

Tuy tò mò là thế, nhưng từ lâu tôi đã không muốn tìm khổ nữa rồi.

Tôi nhờ đồng nghiệp đi chia chác đặc sản, ném điện thoại sang một bên rồi đọc sách.

Nhất định phải liên lạc với Cố Kiêu, nhưng trước khi nghĩ ra một cái cớ thì tôi không dám.

Sợ sẽ bị mắng.

Tôi xử lý mọi chuyện đều dứt khoát, nhưng chỉ khi đối mặt với Cố Kiêu, tôi lại lúng túng.

Có lẽ chỉ Thường Bân là nhìn ra điều này.

Mãi đến thứ sáu, mẹ tôi nhờ người chuyển lời lại rằng bà đi thăm họ hàng, để tôi ở lại trường.

Hai tháng nay thỉnh thoảng bà lại mất dạng, không thăm người thân thì là thăm bạn bè.

Tôi chưa quen với địa hình ở đây nên cũng không có cách nào tìm bà.

Sau khi tự túc bữa tối, tôi lấy điện thoại ra mở nguồn.

Ngồi bên cửa sổ thở dài một hơi, tôi bấm gọi dãy số quen thuộc kia.

“Có chuyện gì thì nói nhanh, nếu gọi nhầm thì cút, tôi đang rất bận.”

Vừa kết nối, tiếp đón tôi chính là tuyên ngôn đặc biệt của Cố Kiêu.

Bên kia rất ồn ào, nếu không phải quán bar thì chắc là KTV.

“Là tôi, Ninh Du.”

Tôi che miệng, cố kìm nín ý nghĩ sẽ cúp máy.

“Ninh Ninh Ninh Du?” Giọng Cố Kiêu đột nhiên cao lên đến mấy tone.

Sau đó là một loạt tiếng “cút” được hạ thấp giọng, không phải đuổi người thì cũng để nhắc giữ trật tự.

Còn có cả tiếng thủy tinh vỡ loảng xoảng.

Tuy không ở đó nhưng tôi cũng hình dung được bên kia đang hỗn loạn thế nào.

“Là tôi.”

Tôi chớp mắt, khó chịu trả lời.

“Em đang ở đâu?” Anh ta vội hỏi lại.

“Hỏi cũng vô ích thôi, anh không tìm được đâu.” Tôi không trả lời thẳng.

“Em ở đâu?” Giọng anh ta nghiêm túc hơn hẳn.

“Đã bảo là…”

Tôi chưa kịp nói xong đã bị anh ta cắt ngang.

“Em, ở, đâu?” Anh ta gằn từng chữ, không chịu buông tha.

Rõ ràng đang vô cùng tức giận.

Tôi thức thời ngoan ngoãn, báo cáo lại địa chỉ.

“Chờ tôi.” Anh ta lời ít ý nhiều.

Hai chữ “chờ tôi” này hàm ý quá rộng, nhất thời tôi không thể lý giải.

Không đợi tôi thắc mắc thêm, anh ta đã lập tức cúp máy.

Tôi trơ mắt trước tiếng tút tút ngắt máy.

Ba giờ sáng, tôi bị âm thanh tần số cao đánh thức.

Là tiếng tạo ra từ cánh của máy bay trực thăng.

Tim tôi đập loạn nhịp, tôi lờ mờ thấy dự cảm không lành, mở cửa sổ thăm dò bên ngoài.

Đêm sáng vằng vặc, trăng treo cành cao.

Bay trên ngôi làng và dưới ánh trăng là một chiếc máy bay trực thăng dân dụng.

Đèn điều hướng, đèn đi đêm, đèn chống va chạm và đèn hạ cánh, tất cả đều được bật.

Đang độ giữa hè, núi rừng rậm rạp, gió mạnh từ trực thăng thổi qua khiến lá cành lay động mãnh liệt.

Một chiếc thang dây dài được thả xuống, một người đàn ông đeo balo mini đang trèo thang.

Rõ ràng là đang tìm điểm tiếp đất.

Một cái tên lập tức hiện trong đầu tôi.

Cố Kiêu.

Anh ta và Thẩm Diệp Châu đều là phú nhị đại.

Nhưng đến tận hôm nay tôi mới nhận ra là Cố Kiêu kiêu ngạo hơn nhiều.