Thạch Kiếm

Chương 80: Tâm bồ tát



Đêm sắp tàn. Hơi lạnh thấm vàongười khiến Oa Tử tỉnh giấc. Lửa tắt từ lâu, chỉ còn chút ánh sáng yếuớt của những mẩu than đang cháy dở chiếu lờ mờ một khoảng hẹp giữa cănlều nhỏ. Oa Tử trở dậy, cời than gây lửa mới. Giang cũng đã tỉnh, thổilửa cháy to thêm rồi ngồi bó gối, đem những chuyện xảy ra sau khi dờithác Phu Phụ, gặp Đại Cổ và trở thành con nuôi của ông ra sao, thuật lại hết cho nàng rõ. Oa Tử hỏi:

- Thế em có nghe tin tức gì của sư phụ không ?

- Không. Sau này gặp thầy Đại Quán ở đồng cỏ Musashino, em mới biết sưphụ bị bắt giam vì tình nghi trộm đồ bảo vật của đồn Mitsumine.

- Trộm bảo vật ?

- Vâng. Nhưng người trộm bảo vật không phải là sư phụ mà chính là em và Đại Cổ.

- Ồ !

Giang hạ thấp giọng:

- Đại Cổ chôn giấu bảo vật và vàng bạc lấy được ở một chỗ để làm việcghê gớm lắm. Thầy Đại Quán bảo ông ta phản loạn. Bây giờ ông ta bị bắtrồi, sớm muộn gì chắc cũng phải đền tội.

- Còn thầy em ?

- Em không rõ.

- Sao cô nghe nói ông được vời vào Tôn phủ trao cho chức vụ gì kia mà.

- Em không rõ. Từ ngày ấy, em chưa bao giờ gặp lại sư phụ.

Rồi chuyện nọ lan man sang chuyện kia, Oa Tử lại biết Thạch Đạt Lang thu thêm một đồ đệ nữa tên Hạo Nhiên, và cũng nhờ Đại Quán mà Giang gặpđược thân phụ.

Ông tên Hoa Kính Áo Đại Môn, trước là đội trưởng phục thị tại lâu đàiHimeiji. Nhắc đến tên Áo Đại Môn, Oa Tử ngạc nhiên hết sức. Hồi tưởnglại buổi đối chất giữa đội trưởng Áo Đại Môn và thiền sư Đại Quán tạichùa Tiểu Sơn, nàng không khỏi thở dài.

Con tạo đa đoan thật ! Nếu không do cơ duyên tiền định thì sao mọi việc kết thúc êm đẹp như thế:

Áo Đại Môn vào tu ở thiền viện còn Giang trưởng thành như ngày nay.

Rồi như sực nhớ ra, nàng hỏi đến bà Hồ Điểu:

- Em giấu bà Hồ Điểu đi phải không ?

- Dạ phải.

- Nghĩ đến thật kinh hãi. Lúc ấy cô sợ quá ngất đi, sau chẳng nhớ chuyện gì xảy ra nữa. Sao em biết mà đến cứu ?

- Dạ, tình cờ. Thầy Đại Quán bảo em đến Vân Lĩnh tự tìm thân phụ. Nấn ná ở đó ít lâu, thấy sự ruồng xét những người theo Đại Cổ có phần êm vànếp sống thiền viện không hợp nên em bỏ đi. Em muốn tìm sư phụ, sốngcuộc đời ngang tàng không câu thúc. Nhân qua địa phận thôn Makazuki, thế nào lại gặp bà Hồ Điểu cùng đi với hai gia nhân. Bà không nhận ra em,em đi sau nghe lỏm chuyện họ trao đổi với nhau, biết bà đang lập kế bắtngười. Khả nghi họ định bắt cô vì đã lâu không nhận được tin tức gì củacô cả, em theo dõi. Quả nhiên đúng.

- Rồi em giấu bà Hồ Điểu ở đâu ?

- Trong hốc đá gần ngôi miếu cô bị bắt hôm qua.

Nhìn ngọn lửa, Oa Tử thấy lòng mềm hẳn lại. Bà Hồ Điểu tuổi đã cao, lạimắc chứng phong thấp, chắc bà vừa lạnh vừa đói. Dù bà đối xử với nàng ra sao, nàng cũng không thể nhẫn tâm để bà trơ trọi trong hốc đá ẩm ướtnhư thế được. Lòng thương xót kẻ thế cô, yếu đuối khiến nàng quên hếtthù hận.

- Sao hôm qua lúc đi ngang miếu, em không thả bà ấy ra để bà về làng ?

- Không được. Bà sẽ làm phiền cô mãi.

Oa Tử lắc đầu:

- Tội nghiệp ! Đêm lạnh thế này ... Cô không đành lòng. Em nhẫn tâm quá !

Bên ngoài, vừng đông vừa rạng. Oa Tử sửa lại mái tóc và y phục rồi hỏi Giang:

- Quanh đây có dòng suối nào không em ? Cô muốn kiếm chút nước uống.

- Có con suối nhỏ nhưng khá xa. Cô cứ ngồi đây, em đi lấy nước, nếu tiện sẽ tạt vào xóm mua chút gì ăn đỡ dạ.

Oa Tử gật đầu. Tuy vậy nàng không nghe lời Giang. Nàng đã có chủ ý. ChờGiang đi khuất hẳn, Oa Tử dập tắt lửa. Thấy manh chiếu Giang để lại, OaTử cuốn mang theo phòng khi cần đến, hối hả bước ra khỏi lều.

Sáng đã lâu mà trời còn u ám. Phương đông mây xám giăng đầy, cảnh vật im lìm, ảm đạm như được phủ lên một màu mực loãng. “Có lẽ trời sắp mưalớn“, Oa Tử nghĩ thầm, và hơn lúc nào hết, thấy việc đi cứu bà Hồ Điểuthật là cấp thiết.

Đến gần ngôi cổ miếu, quả nhiên trời nổi gió to. Bốn bề tối sầm lạitưởng sắp có bão. Cỏ cây nghiêgn ngả. Một ánh chớp lóe lên sáng rực,tiếp theo là tiếng sét nổ chát chúa. Oa Tử giật mình sợ hãi, chạy nhanhvào miếu.

Trong miếu tối om, mùi ẩm mốc xông nồng nặc. Ngại không dám vào sâu,nàng ngồi gần cửa, co ro. Sấm sét ầm ầm xung quanh, lâu lâu lại có lằnchớp nhoáng lên, in trên tường miếu những bóng đen hình thù cổ quái.

Rồi mưa đổ xuống như trút, ào ào, xối xả trên mái ngói. Ngoài cửa miếu,trên những bậc đá phủ rêu đen, nước mưa bắt đầu chảy nhanh, làm thànhdòng thác ba tầng cuốn phăng phăng lá khô và cành gẫy.

Oa Tử nửa sợ nửa mừng vì vừa kịp tìm được chỗ trú. Nhưng miếu trốngtrải, gió thổi ào ào thốc qua chỗ nàng ngồi, hắt vào mặt nàng những giọt nước lạnh buốt. Cực chẳng đã, nàng phải lùi vào sâu phía trong, nhưngcũng chẳng hơn gì. Trong miếu chỗ nào cũng dột. Oa Tử buộc manh chiếulên đầu, dùng tạm như một cái nón. Ngồi bó gối trong góc, giữa cơn thịnh nộ của trời đất, nghe những giọt mưa rơi lộp bộp trên chiếc nón bất đắc dĩ ấy, nàng bỗng cảm thấy hạnh phúc, một hạnh phúc nhỏ bé và đơn sơnhưng cũng làm nàng thỏa mãn.

Lâu lắm mưa mới ngớt hột và trời hửng sáng tuy gió còn mạnh. Qua tiếnggió ù ù, nghe như có lời cầu khẩn tuyệt vọng của bà Hồ Điểu đâu đây. OaTử đứng dậy rồi không ngần ngại, sửa lại nón, vén áo bước vội ra cửa.

Bên ngoài, cành gãy ngổn ngang. Nước mưa róc rách len qua khe đá chảyxuống chỗ trũng đọng thành vũng đục ngầu. Ghềnh đá rêu phủ trơn trượt.Oa Tử đi mỗi quãng mỗi dừng, hốc đá nào cũng ghé mắt nhòm vào, hy vọngtìm được chỗ giấu bà Hồ Điểu.

Vừa đi nàng vừa gọi:

- Bà Hồ Điểu ! Bà ở đâu, con đến cứu bà đây !

Đôi lúc, tiếng nàng lạc đi trong gió và trong tiếng sấm ầm ì đằng xa.Nhưng đi đã lâu, gọi khản cổ mà không nghe đáp. Dường như tạo hóa vôtình, dửng dưng trước những cố gắng phi thường của người thiếu nữ nhiềulòng trắc ẩn.

Lạnh, đói, mệt khiến Oa Tử bước không vững. Đến một khe núi, nàng ngồidựa lưng vào một tảng đá khuất gió để nghỉ, lấy tay vắt những chỗ quầnáo sũng nước cho đỡ ướt. Nghĩ đến một tách trà nóng có đường, thật nhiều đường, Oa Tử thèm chảy nước dãi.

Bỗng một khe hở trong núi làm Oa Tử chú ý. Khe hở này không tự nhiên,dường như được ai bít lại bởi một tảng đá lớn, xung quanh lại lấy nhiềucành lá xếp che khuất đi cho người ngoài không để ý.

Tò mò, nàng đến gần gạt cành lá ra, nhìn vào. Bên trong tối như hũ nút.Định thần một lát, Oa Tử thấy lờ mờ có bóng người nằm và lắng nghe, hình như lại có tiếng rên nho nhỏ nữa. Đúng rồi ! Chắc bà Hồ Điểu bị nhốttrong này chứ không ai khác.

Mừng vô hạn, nàng hét lớn:

- Bà Hồ Điểu ! Bà Hồ Điểu ! Con đây, con đến cứu bà đây !

Tiếng rên ngưng bặt. Không hiểu sao, Oa Tử lo sợ, gọi rối rít và cố lách mình qua khe đá. Nhưng khe đá quá hẹp không thể nào làm gì được. Nàngđẩy mạnh tảng đá, một lần, hai lần. Vô hiệu. Nàng vận toàn lực, tảng đávẫn trơ trơ không nhúc nhích.

Tóc Oa Tử xổ tung. Vừa giận vừa tức, nàng thở hổn hển, trong lòng thầmtrách Giang tàn ác. Mưa lại bắt đầu rơi lộp bộp. Mặc. Mặc cho nước lạnhđổ xuống ướt cả hai vai, chui cả vào cổ vào gáy, lòng bồn chồn, da nàngnóng ran như lửa đốt. Oa Tử dùng hết sức đẩy tảng đá ra một cách tuyệtvọng nhưng chẳng ích gì. Nàng ngồi phệt xuống bùn, nước mắt bi phẫn chảy dài trên má. Nàng tự hỏi không biết Giang đã làm cách nào vần tảng đálớn này đến bít cửa hang được.

Đột nhiên Oa Tử sực nghĩ ra. Nàng lập tức đứng dậy, lựa cành cây dài vàlớn nhất thò vào khe đá ra sức bẩy. Tảng đá hơi nhúc nhích, rồi bỗng“ùm” một tiếng, nó lăn kềnh ra, văng bùn đất lên tung toé.

Vất cành cây sang bên, Oa Tử chạy vội vào trong hốc đá, quên cả lau mặt.

Trong góc, bà Hồ Điểu nằm ngay đơ, tay vẫn bị trói và miệng bịt vải.Nước mưa long tong rỏ từ những khe đá xuống quanh chỗ bà nằm ướt sũng.Oa Tử tháo vải bịt miệng và cởi trói cho bà. Tay chân bà lạnh tanh tựaxác cá, nhưng áp mặt vào gần miệng còn thấy hơi thở nhẹ. Nàng lay mạnhvà gọi tên bà liên hồi:

- Bà Hồ Điểu ! Bà Hồ Điểu !

Không nghe trả lời mà cũng chẳng thấy động tĩnh, Oa Tử giật tóc mai,vuốt ngực, hà hơi vào mũi để truyền hơi ấm. Vô hiệu. Bà Hồ Điểu vẫn nằmim thiêm thiếp.

Ngoài kia trời bắt đầu hửng nắng. Ánh sáng chiếu vào, hốc đá trông rộnghơn. Oa Tử thấy đối diện chỗ nàng ngồi một hình người vẽ trên vách đá.Nét vẽ tuy thô sơ, rêu bám từng mảng loang lổ nhưng ai cũng nhận đượcđấy là chân dung đức Bồ tát Quán Thế Âm. Bên dưới viết nhiều hàng chữ đã hoen ố, nhòe nhoẹt vì thời tiết và năm tháng.

Oa Tử tò mò đọc. Hàng chữ thuật chuyện người đi tìm con mất tích trongcuộc chiến năm Tý, thời Ashikaga, qua đây ngồi nghỉ trong hốc đá này đãcầu xin đức Bồ tát phù hộ. Ngài hiện lên chỉ lối cho, nhờ đó mà tìmđược. Lúc trở về, vẽ chân dung này tạ Ơn và khuyên kẻ đi sau nếu gặp khó khăn gì, qua đây, cứ cầu ngài sẽ được ứng nghiệm.

Oa Tử nhẩm tính. “Năm Tý, thời Ashikaga, lâu lắm rồi, dễ có đến bảy támchục năm”. Bấy giờ nàng chưa ra đời nhưng tưởng tượng đến những đauthương mà chúng sinh phải chịu trong cuộc chiến, nàng bồi hồi xúc động.Bản tính đa cảm và nặng lòng trắc ẩn, Oa Tử phủ phục xuống dưới chân đức Bồ tát, lâm râm khấn nguyện, xin ngài phù hộ cho bà Hồ Điểu tai qua nạn khỏi và độ cho bà qua cơn u mê của lòng thù hận.

- Tâm vô sở trụ, hành ư bố thí, bồ tát ư pháp. Nam mô Quán Thế Âm Bồtát. (Phép bố thí của bồ tát không vướng mắc, không phân biệt mình vàngười. Chẳng mong trả ơn và chẳng cầu phúc báo - kinh Kim Cương).

Tụng xong đoạn kinh và niệm chú, Oa Tử thành tâm lạy ba lạy, kéo áo chấm nước mắt, đoạn lết đến bên bà Hồ Điểu gọi nhiều lần nữa. Bà vẫn nằm trơ trơ, mắt nhắm nghiền, hơi thở thoi thóp.

Bên ngoài, nắng chan hòa đổ lên cây cỏ, phản chiếu long lang những giọtnước mưa vừa tạnh. Oa Tử bước khỏi hốc đá, rẽ cỏ tìm lối ra, hy vọng gặp người qua lại giúp một tay cứu bà Hồ Điểu. Nhưng cảnh vật vắng hoe, gió lau xào xạc, trước nỗi xót xa của Oa Tử, thiên nhiên chẳng mảy may xúcđộng.

Mệt lả, nàng muốn khuỵu xuống. Trong ánh nắng chói chang, mắt hoa tai ù, nàng không trông mà cũng chẳng nghe tiếng gọi lo âu của Giang vừa mớitới:

- Cô Oa Tử ! Cô Oa Tử ! Cô sao thế ?

Đón Giang bằng đôi mắt vô hồn, Oa Tử chỉ tay về phía hốc đá. Giang dìu nàng vào. Nàng thều thào:

- Lạnh quá ! Em nhóm giùm cô ngọn lửa.

Giang nhặt cành khô. Một ngọn lửa nhỏ được nhóm lên, khói nghi ngút,nhưng cũng xua đuổi được đôi phần không khí lạnh lẽo trong hốc đá.

Nhìn bà Hồ Điểu nằm dài trong hốc rồi lại nhìn Oa Tử, Giang đã hiểu. Nólấy cái bát sành đặt lên đống củi, đun nước pha chút trà đưa cho nàngrồi thấm nước trà lên miệng bà Hồ Điểu. Có lẽ nhờ hơi ấm của ngọn lửa và lòng kiên nhẫn của nó mà bà già dần tỉnh. Bà rên khe khẽ, đôi lúc đứtquãng, hơi thở khò khè.

Cơn nguy cấp đã qua, Oa Tử bấy giờ mới thấm mệt. Đôi mắt nàng díu lại,dựa đầu vào vách đá, nàng lả người đi, bên tai văng vẳng nghe xa xôitiếng Giang kể căn lều đã bị gió thổi sập và giữa tiếng củi nổ lách tách cùng những đợt khói bốc cao, nàng tưởng như nhìn thấy nét mặt từ bi của đức Bồ tát Quán Thế Âm hiện rõ.

- Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, bồ đề tát đỏa bà da ...

Tiếng niệm chú của bà Hồ Điểu kéo Oa Tử ra khỏi giấc mộng. Nhìn quanh, không thấy Giang đâu, Oa Tử bò đến bà, lay dậy:

- Bà Hồ Điểu ! Bà Hồ Điểu ! Bà tỉnh chưa ?

Bà Hồ Điểu lép nhép miệng rồi lại nằm yên. Oa Tử ra cửa hang. Giang đang lúi húi nấu bếp.

- Cô xem hình như bà Hồ Điểu đã tỉnh và nói được rồi ...

- Vâng. Lúc cô ngủ, thỉnh thoảng bà lại niệm chú. Cứ để mặc bà ấy.

- Em nấu gì thế ?

- Nấu cháo. Bà và cô chắc cũng cần ăn chút gì cho đỡ đói chứ.

Gia nhân bà Hồ Điểu đến nơi hốc đá thì trời đã xế chiều. Tuy đã tỉnh vàcử động được tay chân nhưng bà vẫn chưa nhận ra ai với ai cả. Họ chặtcây và lấy áo làm tạm một cái cáng khiêng và về làng. Oa Tử cũng theovề. Nàng bảo Giang:

- Cô muốn trở lại chùa Tiểu Sơn đợi tin tức của thầy em.

Giang nhìn nàng nghi ngại, nhưng cũng gật.