Ngục Tù Tình Yêu - Marry Me Taehyung

Chương 36: Bi kịch năm xưa



Bảy giờ tối, chung cư Lạc Hòa.

Thế Anh đang ngồi ngoài phòng khách xem tivi, trên tay cầm đĩa trái cây.

Bộ phim cô yêu thích Marry my husband càng lúc càng cuốn hút cô vào bên trong, mất một tháng đợi phim ra hết tập cô mới dám xem.

Thế Anh đang tập trung dõi theo các tình tiết phía trước, bỗng dưng điện thoại vang lên tiếng chuông.

Thế Anh cúi mắt nhìn màn hình đang sáng, dãy số quen thuộc cùng với cái tên khiến cô chẳng muốn nhấc máy mà nghe.

Song cuối cùng, cô vẫn đưa điều khiển lên bấm dừng phim, đặt đĩa trái cây xuống dưới bàn, đưa tay cầm lấy điện thoại.

“Alo.”

Đầu dây bên kia nhanh chóng vang lên giọng nói của người phụ nữ trung niên, Thế Anh cau mày chẳng nói câu nào, chỉ im lặng mà nghe.

“Chuyện gì?”

Thế Anh trả lời hời hợt, cô căn bản chẳng muốn nhận cuộc gọi này, vốn dĩ nên ngắt máy từ đầu.

“Con gái, sao con nói chuyện với mẹ như vậy?”

“Bà mơ mộng suốt bao năm qua, mãi chưa chịu tỉnh à.”

Đầu dây bên kia im lặng, lúc sau mới lên tiếng.

“Ây ya, đừng nói mẹ như vậy mà.”

“Vào vấn đề chính.”

Thế Anh biết thừa cái trò này của bà. Đầu dây bên kia không ai khác chính là mẹ cô, không phải, phải gọi là mẹ kế của cô mới đúng.

…----------------…

Bố mẹ cô ly hôn năm cô mới tròn mười bốn tuổi, cô theo mẹ về quê sống, được hai năm thì mẹ cô đột ngột mất.

Mẹ cô không có tiểu sử bệnh lý nào, hai năm qua luôn luôn khỏe mạnh, cô nghĩ mẹ giấu bệnh nhưng sau một hồi tìm kiếm không có lọ thuốc nào giấu trong nhà.

Thế Anh năm đó rơi vào căn bệnh trầm cảm, may mắn có chú dì hàng xóm bên cạnh giúp đỡ cô.

Nuôi nấng cô trong suốt khoảng thời gian đó, Thế Anh không muốn trở thành gánh nặng nên vừa sinh nhật mười sáu tuổi xong, cô nhanh chóng xin phép thôi học, lên thành phố đi làm.

Tuy bị chú dì phản đối kịch liệt, nhưng cô không khuất phục, năn nỉ suốt một tháng, cô mới được sự đồng ý.

Ngày cô lên xe rời đi, chú dì liên tục dặn dò đủ điều, còn dúi cho cô một số tiền khá lớn và rất nhiều túi đồ ăn.

Thế Anh cảm động vô cùng, nước mắt cô không ngừng rơi. Tạm biệt nơi đồng quê bình yên, cô tiến vào thành phố đông đúc.

Ban đầu có chút không thích nghi được, do số tiền hạn hẹp nên chỉ có thể tìm một góc khuất mà ở tạm.

Trật vật mãi cô mới kiếm được công việc đầu tiên. Khi nhận được tháng lương đầu, cô mau chóng gửi về cho chú dì.

Chú dì ở quê nhận được, mau chóng gọi điện cho cô, bảo cô không cần gửi về mà giữ lại chi tiêu. Thế Anh cứng đầu nhất quyết không chịu, hai người có ơn với cô vô cùng.

Chú dì cũng đành chịu, đấu không nổi lại cho nên đồng ý việc cô gửi tiền về hàng tháng, nhưng ngược lại, cô chỉ được trích một nửa gửi về, nửa còn lại giữ bên mình mà dùng.

Ngày mà mẹ với cô vừa về, chú dì luôn luôn chạy qua giúp đỡ mẹ con cô. Tuy chẳng có máu mủ gì với nhau, nhưng họ lại coi mẹ con cô như người nhà.

Dì hàng xóm là bạn học cùng với mẹ cô năm tiểu học, tuy thời gian trôi qua, hai người không liên lạc mấy nhưng dì ấy luôn ân cần giúp đỡ hết mức có thể.

Hai năm sống trên thành phố, bao nhiêu công việc cô cũng từng trải qua. Đến năm mười tám tuổi cô mới nhận được công việc ở truyền thông Thanh Nhã.

Các khoản thu nhập cũng gọi là đủ ăn đủ dùng, do tính chất công việc bên truyền thông rất nhiều, thời gian lại làm cả ngày cho nên các công việc bán thời gian kia cô đều xin nghỉ mà tập trung vào Thanh Nhã.

Mỗi tháng khi nhận tiền lương, cô đều trích ra một nửa, gửi về quê cho chú dì.

…----------------…

Thế Anh nằm dài trên sofa, nắm nhìn lên trần nhà mà nghe điện thoại.

“Bố con bảo, ngày mai muốn thấy con tại nhà.”

“Nhà?”

Cô tên là Chử Thế Anh, mang trong mình dòng máu của nhà họ Chử. Tất nhiên đó chính là nhà của cô, nhưng cô lại xem nơi đó là nhà tù trần gian.

Bố cô, ông Chử Thế Thành là một người đàn ông thương vợ vô cùng. Vì vợ mà ông có thể làm bất cứ cái gì, ngay cả ngoại tình cũng làm.

Cũng đâu phải là vì vợ, phải nói là vì đó là bản chất thật của ông ta. Mẹ cô, bà Sở Nguyệt vốn dĩ sẽ hạnh phúc trong cuộc hôn nhân này thì bỗng dưng vào một ngày đẹp trời, không nắng mà mưa to đổ ầm, bà phát hiện người chồng chung chăn chúng gối suốt thời gian qua ngoại tình bên ngoài.

Năm đó cô vừa tròn mười tuổi, nhớ rằng có một đêm bố cô về vô cùng muộn, cả người say xỉn nồng nặc mùi rượu.

Mẹ cô mãi chưa thấy chồng mình về nên không ngủ được, thức trắng nguyên đêm. Đợi đến ba giờ sáng, ngoài cửa truyền tới tiếng xe ô tô di chuyển vào bên trong.

Bà mau chóng chạy ra ngoài xem tình hình mới thấy chồng mình say xỉn không tỉnh nổi một khắc. Bước xuống xe là một người phụ nữ, chạc tuổi chắc cũng bằng bà, trên mình mặc bộ váy bó sát người, da dẻ hồng hào được chăm sóc tỉ mỉ.

Bà ta xuống xe, vòng qua bên cửa đỡ lấy thân thể người đàn ông đang say ngoắc cần câu. Đôi mắc liếc lên nhìn Sở Nguyệt đang đứng phía trên cầu thang, mang theo chút thách thức và kiêu ngạo mà nhìn bà.

Mẹ cô tuy tức nhưng tính tình hiền hòa, nên chẳng đụng vào một sợi tóc của ả, làm ả ta hống hác vô cùng.

Chính thất đứng trước mắt mà vẫn có thể mặc kể mà lướt ngang qua, đưa người đang say vào trong nhà.

Ấy vậy mà mẹ cô lại ngu ngốc chịu đựng đôi nam nữ kia trong suốt sáu năm, sáu năm dài đằng đẵng, bà tuy trong người cảm thấy vô cùng tức nhưng không hó he lấy một lời.

Đến cả ông cũng không biết rằng vợ mình đã biết chuyện ngoại tình, cứ thế mà gian gian díu díu mật mờ đằng sau nhưng lại công khai trước thiên hạ.

Sau này khi ly hôn, cô có hỏi mẹ tại sao lại phải chịu đựng chuyện này? Tại sao không nổi giận mà làm to chuyện lên, tại sao không ba mặt một lời, tại sao phải cố níu kéo mối quan hệ này làm gì?

Cô hỏi rất nhiều, nhưng mẹ chỉ lắc đầu mỉm cười không nói gì. Bà xoa đầu cô, hiền hòa nhìn con gái trước mặt, nước mắt dâng dâng lên nhưng cố nuốt xuống.

Mẹ cô nói không muốn để con gái thiếu thốn tình cảm của cha, càng không muốn chuyện này bung bét lên thêm.

Vốn dĩ tình cảm đã nguội lạnh, bà chỉ làm theo tự nhiên, buông thả dây xích chói chặt bản thân suốt thời gian qua mà tự do quay về nơi bản thân nên về.

Suy cho cùng bà hi sinh sự hạnh phúc ấy cũng chỉ vì muốn cho con gái một gia đình hạnh phúc nhất có thể, để con gái không thiếu thốn bất kì thứ gì.

Đến ngày mẹ cô mất, ngồi trước linh cữu của bà, cô tuy buồn nhưng không rơi lấy một giọt. Ngược lại cô còn ngước lên nhìn di ảnh bà mà mỉm cười thật tươi.

Hàng xóm trong làng nghe tin mẹ cô mất, ai ai cũng đến chia buồn. Bọn họ thấy cô không những buồn mà lại còn vui không tả nổi, ai cũng thấy cô có vấn đề về thần kinh.

Chú dì gần nhà thấy cô như vậy, đau lòng khôn xiết. Cô đâu phải không biết buồn, đều là con người với nhau cả, tại sao có thể không buồn được.

Cô vui là bởi vì mẹ mình đã được giải thoát khỏi cái nơi đầy đau khổ này, vui vì mẹ đã có thể yên lòng mà đi tới một nơi tràn ngập sự vui vẻ.

Mẹ bảo ai chết đi cũng đều hóa thành thiên thần, bay quanh người thân, bảo vệ họ chu toàn. Cô biết mẹ cũng vậy, đã thành thiên thần ở ngay bên cạnh cô, tất nhiên sẽ không muốn thấy dáng vẻ đau buồn của mình.

Vậy nên cô không khóc, không buồn.

Đêm đó cô không ngủ, cứ ngồi một góc đờ đẫn đưa mắt nhìn về phía quan tài trước mặt. Ngày mai đưa mẹ đi hỏa táng rồi, đêm nay là đêm cuối cùng được ở cạnh mẹ.

Thế Anh vốn dĩ gồng mình suốt cả ngày, đến hiện tại không còn gồng nổi nữa. Cả nhà chìm trong sự tĩnh lặng, chỉ nghe thấy tiếng gió thổi qua, tiếng lá cây kêu xào xạc, tiếng chim từ xa hót.

Thế Anh co ro lại một góc, gương mặt hốc hác do cả ngày chẳng ăn cái gì chỉ uống nước lọc cho đỡ cồn bụng.

Di ảnh người phụ nữ được đặt ngay ngắn giữa chiếc bàn được phủ khăn vàng, phía trước đặt một lư hương đang bốc khói lên.

Mẹ cười rất đẹp, nụ cười ấy hiền hòa, đẹp đẽ vô cùng. Cô còn nhớ hôm qua mẹ đã ôm cô vào lòng như nào, hơi ấm của mẹ còn chưa tan.

Mẹ ôm cô vào lòng, vỗ về như một đứa trẻ sơ sinh, hơi thở quen thuộc của mẹ khiến cô cảm thấy bình yên vô cùng.

Sáng sớm còn làm đồ ăn cho cô, đưa cô đi học rồi trưa lại đến đón cùng cô ăn bữa trưa. Ngày nào cũng vậy, cô dần đã quen với việc mẹ ở bên cạnh.

Giờ đây, mẹ đã rời xa cô, vĩnh viễn rời xa cô. Không còn hơi ấm mỗi khi tối về, không còn bữa cơm với cá kho chính tay mẹ làm.

Sáng sớm sẽ không nghe thấy tiếng phàn nàn mỗi khi thức dậy, sẽ không còn ai đưa cô đi học trên con xe đạp cũ kĩ.

Trưa đến không thấy bữa cơm như mọi ngày, mẹ đi rồi, để lại cho cô nỗi đau khó mà chữa lành được.

Thế Anh còn nhớ rõ cảnh tượng buổi chiều cô gặp, vừa đi học về, đã không ngửi thấy mùi hương quen thuộc. Trong nhà tối om, không thấy bóng dáng của mẹ.

Cô đi tìm xung quanh, miệng luôn gọi “Mẹ ơi”, nhưng không có người trả lời.

Thế Anh bước vào nhà, vừa bước chân vào đã thấy mẹ cô nằm dưới đất, bên dưới là vũng máu loang lổ khắp nơi.

Cô sợ hãi ném chiếc cặp qua một bên, chạy tới đỡ lấy bà, hơi thở chẳng còn, cả người lạnh ngắt. Nước mắt cô lăn dài, mí mắt sụp xuống nhìn bà, cô đau đớn ôm chầm lấy bà vào người.

Mồm liên tục gọi “Mẹ ơi, mẹ ơi”.

Chú dì bên cạnh chạy sang đã thấy cô đờ đẫn ngồi đó ôm lấy cơ thể lạnh ngắt.

Lần cuối cùng cô thấy mẹ là buổi trưa, cũng là lần cuối cùng cô được nghe thấy giọng nói quen thuộc của bà.

Màn đêm buông xuống, căn nhà gỗ nhỏ tối om vô cùng, không một bóng đèn nào được bật lên. Thế Anh dựa đầu vào tường, im lặng mà ngồi một góc.

Nước mắt cô khẽ rơi, không dám nức nở, sợ mẹ nghe thấy sẽ buồn. Dì Tuyên đi qua, thấy nhà tối om mới mò mẫn tìm công tắc đèn.

Căn nhà nhỏ bỗng dưng sáng lên, đưa mắt mới thấy cô ngồi im ru, hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Thấy dì Tuyên định nói cái gì, cô mau chóng đưa một ngón tay lên miệng.

“Cô đừng nói gì, mẹ cháu đang ngủ, đừng để mẹ cháu thức giấc.”

Câu nói này của cô như thể đã đả động vào bức tường chịu đựng của dì Tuyên. Nước mắt bà mau chóng rơi, chạy tới cúi người ôm lấy cô vào lòng, bàn tay nhiều vết nhăn đưa lên xoa xoa lưng cô.

Thế Anh chẳng nói gì thêm, lặng lẽ rơi nước mắt. Từ đó cô bé mười sáu tuổi đã trưởng thành, dần dần thấm sự đau khổ.

Ngày mẹ cô mất, cô có gọi tới nhà họ Chử thông báo, nhưng nhận lại được là thông báo hôm nay ông Chử Thế Thành kết hôn với bà Thẩm Dung.

Thế Anh sụp đổ, ngày mà mẹ cô mất chính là ngày mà bọn họ vui nhất. Bố cô chẳng đoái hoài tới, lại còn vui vẻ ăn mừng hôn lễ.

Thế Anh bật cười trong sự đau khổ, trong lòng thầm ghi lại chuyện ngày hôm nay.

Hôm sau đem mẹ đi hỏa táng, hốc mắt đã khô từ lâu, quầng thâm mắt hiện lên rõ rệt. Cả đêm không ngủ cô cũng chẳng thấy mệt, trên tay cầm di ảnh bà, tay lặng lẽ đưa lên vuốt ve nhẹ nhàng.

“Mẹ an nghỉ nhé, con gái ở đây, sẽ thay mẹ trả lại những gì mà bọn họ đã gây ra cho chúng ta.”

“Mẹ đợi con nhé, con sẽ hoàn thành sớm rồi mau chóng xuống dưới. Chúng ta cùng nhau bước qua cầu Nại Hà, kiếp sau con sẽ đút lót Diêm Vương, cho con tiếp tục làm con của mẹ.”

“Mẹ à, con đói quá, con nhớ món cá kho của mẹ làm…”

“Mẹ ơi, hôm nay con bị sốt, nhưng con gái mẹ mạnh mẽ lắm đó, con biết tự dậy ăn cháo rồi uống thuốc rồi nha.”

“Mẹ ơi, hôm nay con bị ngã xe, do vấp phải hòn đá, chân bị xước hết rồi, đau quá…”

“Mẹ ơi, mai con lên thành phố rồi. Con xin lỗi vì đã thôi học, nhưng mẹ yên tâm, con sẽ không để bản thân thất bại đâu, nhất định sẽ khiến mẹ phổng mũi tự hào. Con hứa đó!”

“Mẹ ơi con đi đây, con có bảo chú dì đến đây thắp hương cho mẹ thường xuyên. Nếu mẹ chán quá thể qua nhà họ chơi, hoặc không thì lên thành phố thăm con, mẹ nhé.”

“Mẹ ơi, con nhớ mẹ. Ước gì có thể ôm mẹ đi ngủ như lúc trước, con nhớ vòng tay ấy vô cùng… mẹ ơi, con gái nhớ mẹ quá.”

…----------------…

Ngày mẹ mất, tuyết rơi đầy đường, phủ kín khoảng sân nhỏ, chiếc ghế gỗ mẹ hay ngồi ngoài sân cũng bị vùi lấp trong đống tuyết.

Chiếc giỏ đựng len bị dở dang, chiếc khăn len màu trắng đã không còn được đan tiếp.

Mẹ bảo đợi mùa đông tới chắc chắn sẽ đan xong, lúc đó con sẽ có một chiếc khăn choàng cổ vô cùng ấm áp do chính tay mẹ làm.

Mùa hè nắng chiếu xuống chói chang, chiếc lạn nan không còn phe phẩy, quạt cho con ngủ mỗi khi đêm về.

Không còn nghe thấy mấy câu hát ru mỗi tối, không còn tiếng cười đùa trên bàn ăn, không còn nghe thấy tiếng mẹ gọi cúc cu cúc cu khi cho gà ăn.

Bầu trời của con dần sụp đổ xuống, mất mẹ, con như mất luôn cả bầu trời đầy sao.

Mẹ ơi, con gái nhớ mẹ vô cùng!

Con nhớ mẹ!

Nhớ mẹ!

Mẹ ơi…