Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 65: Theo dấu Đức Thánh Trần 34



"Wow, Phạm Ngũ Lão đỉnh thật. Ông ấy thông thạo binh pháp, đánh võ cũng ngầu. Chả trách đương thời lại là tướng tài chỉ đứng sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”. Ta thốt lên cảm thán, lại nhớ ban nãy cuộc trò chuyện của Phạm Ngũ Lão có đề cập đến Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân liền nói: "không biết ta có tiền kiếp nào sinh ra ở thời loạn 12 sứ quân không nhỉ. Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn hết thảy 12 sứ luôn đấy. Nếu mà được chứng kiến thì tốt. Ta rất muốn biết binh pháp được sử dụng trong từng trận đánh của Đinh Tiên Hoàng. Nghe Phạm Ngũ Lão giảng giải đúng thực mở mang đầu óc”.

“Công nhận, ta thấy hắn đúng thật là tài cao”. Trần Thần cũng gật đầu đồng ý. Y lại nói thêm: “quả thật, ta so với Phạm Ngũ Lão cùng Ngũ hổ tướng còn kém nhiều”.

"Không sao, dù gì 2 kiếp trước có 1 kiếp của chúng ta cũng đã từng là tướng tài rồi, kiếp này ta chỉ mong ngươi yên ổn mà sống đến khi chết già là ta vui rồi”. Ta lên tiếng an ủi hắn, mà cứ thấy hơi là lạ. Nhưng thôi, kệ nó.

"Kiếp trước của chúng ra là tướng tài thật à, ai vậy, có lưu danh sử sách không, ta có biết không”. Trần Thần hỏi dồn, hắn cũng có chút tò mò.

Ta đáp: “Ngươi biết truyền thuyết nỏ thần chứ”.

“Biết”, hắn đáp, “nhưng có liên quan gì”.

Ta trả lời hắn: “Tiền kiếp của chúng ta chính là người làm ra nỏ thần, Cao Lỗ Tướng Quân, ngài ấy rất giỏi, am hiểu nhiều thứ, nổi bật nhất chính là chế tạo vũ khí, thành quả vĩ đại nhất chính là nỏ thần bắn 1 trăm mũi tên trong 1 lần, từng là niềm kiêu ngạo của Âu Lạc, nhưng vì quá tài giỏi mà bị người ghen ghét, kết cục cuối cùng thật bi thảm. Thế nên người ta bảo 'thánh nhân đãi kẻ khù khờ’. Nhiều khi không nổi trội lại là việc may mắn nhất đời”.

Trần Thần gục gặc đầu: “ồ, ra là nỏ thần không phải do thần Kim Quy trao cho An Dương Vương mà là Cao Lỗ tướng quân làm. Mà khoan, ngươi vừa nói ta là kẻ khờ đúng không”.

“haha... Đâu có đâu, đấy chỉ là 1 câu ví von thôi, ta không có ý đó, ngươi đừng nhạy cảm thế có được không”. Ta bật cười đáp lời hắn.

Trần Thần vẫn hậm hực: “ta biết ngươi chính là ý đó, ngươi chẳng tốt đẹp gì cho cam. Mà ngươi nói ta khờ thì chính là mắng ngươi đấy”.



"Rồi, rồi, là ta khờ, ngươi thông minh”, ta đáp lại lời hắn.

“không đúng, ngươi tự mắng ngươi tức là mắng kiếp sau của ta. Nói thế nào cũng không được”. Hắn phản đối.

Ta đành nói xí xóa: “Thôi, bỏ qua chuyện này đi Thần ca, người đại nhân đại lượng”. Lỡ mồm nói nửa câu trước nhưng vẫn may ta nhanh trí dừng lại không nói nửa sau là ‘không chấp kẻ tiểu nhân’, không thì hắm lại vùng vằng với ta nữa.

"Trần ca”, ta tiếp tục hỏi chuyện hắn, “ngươi nói cho ta sơ qua về tình hình chiến sự quân Mông Nguyên hiện nay xem nào”.

Trần Thần đáp: “Nhà Nguyên đã chiếm được nhà Tống. Trong trận Nhai Môn (năm 1279), dù binh lực quân Nguyên cử đi chỉ bằng 1 phần 10 quân Tống, song, tướng Trương Hoằng Phạm đã chỉ huy tài tình, đánh bại quân Tống do Trương Thế Kiệt dẫn đầu. Trận chiến trên biển này khiến 10 vạn quan quân nhà Tống thiệt mạng, vua Tống Đế Bính cũng băng hà. Tên Trương Hoằng Phạm này đa mưu túc trí, nếu hắn dẫn quân tấn công Đại Việt ta, e là 1 trận khó chơi đấy. Ngoài ra, quân Tống cũng đi sâu về phía Nam, đại quân do Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh chiếm được Chiêm Thành và 1 vài vùng đất lân cận. Hiện tại Đại Việt bị rơi vào thế gọng kìm, 3 mặt đối đầu Chiêm Thành, Đại Lí, Tống đều đã là đất của quân Mông Nguyên”.

Ta tặc lưỡi: “ngày xưa ta học sử, người ta viết mô tả sơ qua về cuộc chiến chống quân Mông Nguyên lần 2, khi đó ta không có ấn tượng nhiều lắm. Chỉ biết quân dân Đại Việt đã chống ngoại xâm thành công. Bây giờ ngươi nói, ta mới ý thức được, tình cảnh nước ta thời này nguy hiểm cỡ nào. 3 mặt thọ địch, tức là quân Mông Nguyên kết hợp với quân vùng sở tại sẽ đánh Đại Việt theo cả 3 đường liền lúc. Nước ta nhỏ yếu, binh mỏng, để thắng được trận này e là vô cùng gian nan”.

“Có lẽ thế”. Trần Thần đáp, hắn cũng rơi vào trầm tư. Nói đoạn, Trần Thần ngó về phía doanh trướng nơi Hưng Đạo Vương và Phạm Ngũ Lão đang bí mật bàn việc. Hắn lại nói: “nước ta thành bại, phải trông chờ 2 vị tướng này thôi”.

Tự dưng ta cảm giác như mình đã quên mất điều gì đó quan trọng, nghĩ mãi không ra liền hỏi Trần Thần: “Thần ca, ta cứ có cảm giác mình quên mất sự kiện gì đó quan trọng trước cuộc chiến mà nghĩ mãi không ra”.

“Sự kiện trước cuộc chiến à”. Trần Thần lặp lại lời ta, “à...đúng là có đấy. Tầm 2 năm trước (tháng 10 năm 1282), triều đình tổ chức hội nghị trên bến Bình Than vùng sông lục đầu, nơi hội tụ của 6 con sông gồm Thiên Đức, Nguyệt Đức, Nhật Đức, Minh Đức, Hàm Giang và Thủ Chân. Hội nghị triệu tập vương hầu cùng trăm quan bàn kế sách công thủ, chia quân trấn giữ các vùng hiểm yếu....