Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 939



“ Ký cần gì áp lực như vậy? Con trẻ còn nhỏ… để cho chúng một tuổi thơ vui vẻ hạnh phúc vô lo không phải tốt sao? Đại Việt chúng ta còn cần phải lo lắng những tên ở Phương Tây sao?”

Lý Từ Huy nằm bên cạnh Ký, tay nàng đang vòng vòng vẽ lên ngực của chồng nghịch ngợm. 33-39 tuổi rồi nhưng cả hai lúc riêng tư vẫn thật tình cảm.

“ Anh chỉ lo… “ Ký há mồm muốn nói gì đó thì bị Huy lấy tay chặn lại….

“ Đừng nói gở… chúng ta đều trải qua căn phòng kia… Tống Kiệt còn lớn tuổi hơn anh Tích. Làm sao có chuyện chúng ta gục trước hắn. Lại nói Ký thấy em già đi sao? “ Lý bĩu môi giả vờ giận.

Nàng đúng là không nhìn như phụ nữ 33 tuổi, vẫn như 25-27 tuổi thôi. Rất trẻ bảo dưỡng rất tốt…

“ Hì hì.. già cái gì mà già.. xinh chết , trẻ chết đây này… “ Ký bông đùa trêu ghẹo lại, hai Vợ Chồng lăn lộn một hồi…

Đang lúc Ngô Khảo Ký hưng phấn thì…

“ Thế bao giờ đón thằng Nobunaga về quy tông nhận tổ….”

Tiếng sét giữa trời quang…

Ngô Khảo Ký đứng hình…

Cùng lúc này một cỗ xe ngựa chạy gấp về hướng Thăng Long…

Thời này xe đạp đầy đường rồi. Nhưng xe ngựa vẫn là tốt nếu đi đường xa mà không tiện tàu hơi nước.

Thực tế tàu hơi nước chưa có thể phổ cập toàn bộ các vùng, hiện nay mơi chỉ có hai tuyến chinh là Thăng Long – Thiên Trường bắc qua hai con sông nhỏ nên Đại Việt có thể xây cầu đường sắt được.

Còn tuyến thứ hai từ Thăng Long đi Hải Phòng nói thật tuyến đường này đến mức sợ hãi tổng cộng đo qua 5 con sông nhỏ và nhánh lớn của sông Nhu Nguyệt ( Sông Thái Bình ngày nay) Thậm chí lúc này cầu Như Nguyệt vẫn chưa xây xong. Các tàu chỉ từ Bờ Bắc Sông Hồng Đoạn Thăng Long chạy tới Hải Dương sau đó dừng lại, xuống tàu đường sắt hơi nước , qua sông bằng phà lớn rồi lại tiếp tục lên tuyến đường sắt tới Hải Phòng… cực kỳ bất tiện nhưng không thể làm khác.

Đại Việt quá nhiều sông, nhiều con sông vẫn vượt qua khả năng thi công xây cầu của người Việt.

Khi này xe ngựa, xe đạp đã chạy khá êm… bởi lẽ đã có lốp đặc cao su…

Xin đừng nhầm, cao su tự nhiên vẫn chưa có… có lại là cao su nhân tạo đến trước…

Thật không thể nào ngờ được là vậy, đau khổ lòng vòng Châu Mỹ… bốn năm 8 đợt mang về hạt cao su. Nhân giống tới 400 ngàn cây chờ ngày thu hoạch. Mấy chục nhà máy chế biến cao su đầu tư xây dựng tại các khu công nghiệp trồng cao su ở lãnh địa ENak Đê, Medang. Lavo. Cuối cùng cây cao su chưa trưởng thành thì cao su nhân tạo thành công ra đời…

Tức là chuyện đời không thể có gì lường trước được.

Bất Kỳ ai có công nghệ tầm Đại Việt thời Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy đều nghĩ đến sản xuất cao su Buna thường. Vì nói thật Đại Việt công nghệ và các tiền chất đã đủ để sản xuất thưa này công nghiệp.

Ethanol để sản xuất Butadien có.

Xúc tác MgO, SiO2 , Natri đều có , với Điện phân có màng ngăm do bé Ri cung cấp trước kia thì Natri từ muối NaCl nóng chảy đâu khó.

Methanol sản suất Toluene có… benzen thì lại càng nhiều khi Đại Việt sản xuất than cốc nhiều chóng mặt, sản phẩm phụ nhựa than để chưng cấy benzen quy mô công nghiệp rồi.

Khí Nitrogen( Ni tơ) từ 5 năm trước đã có…

Mọi yếu tố đã đầy đủ để hoạt động sản xuất cao su… dĩ nhiên một tên ban ngành khối Tự Nhiên như Ký và Huy sẽ thuộc rất kỹ quy trình sản xuất cao su Buna vì nó luôn nằm trong nhiều đề thi, kiểm tra hoá học. Những thứ quan trọng lặp đi lặp lại này rất khó quên. Trừ mấy người ban Văn Học thì không cần học kỹ hoá lý làm gì.

Trước đây khi chưa hoá lỏng được không khí, công nghệ sắt thép hợp kim chưa mạnh, không thể xây dựng được các lò nén khí công suất cao cho nên không thành công có được Nitrogen có trong không khí.

Nhưng từ khi có Nitrogen thì hi vọng của Ngô Khảo Ký lại bùng phát…

Ngay từ khi hắn có được Nitrogen làm môi trường cho phản ứng trùng hợp cao su Buna nhân tạo thì thằng này đã lập phòng thí nghiệm cho một nhóm kỹ sư hoá học tiến hành nghiên cứu thử nghiệm.

Vì đầy đủ các hóa chất , đầy đủ xúc tác và điều kiện xảy ra phản ứng hoàn toàn không quá khó khăn, cho nên trong hai năm đầu các kỹ sư đã thành công chuẩn xác chế tạo được Cao su Buna ở phòng thí nhiệm.

Ethanol với xúc tác Magie Oxit rất sẵn cùng Silicat ( thủy tinh nóng chảy + acid) nhiệt độ 300-370˚C là có thể thu được Butadien. Cái này phản ứng bình thường đúng như sách giáo khoa hướng dẫn không có khó khăn, ngay cả việc sau đó xây dựng hệ thống sản xuất công nghiệp cũng vậy.

Phản ứng trùng hợp Cao su Buna với Butadien đã thu được thêm vào xúc tác Natri và dung môi Toluen lại cũng hoàn toàn có thể trùng hợp được cao su nhân tạo này.

Cái khó của các nhà kỹ sư đó là thiết kế ra hệ thống sản xuất công nghiệp cao su Buna, thiết kế ra nhà máy khuôn ép nhiệt cao su, nhiệt độ bao nhiêu là đủ khi ép, các loại khuôn ép cần quan tâm gì, lấy công nghệ nào để gia nhiệt.

Sau 3 năm nghiên cứu tiếp tục dày vò nghiên cứu, các nhà kỹ sư khắp Thăng Long - Bố Chính đã cho ra một số mẫu nhà máy tạm chấp nhận được với hiệu suất tầm 60-63 -% . Tức là lãng phí tầm 40 % nguyên liệu.

Không có cách nào khác… khởi đầu luôn trắc trở.. không thể chốc lát là lên tiên.

Lúc bấy giờ mọi người đều vui mừng khôn xiết… những kỹ sư nghiên cứu lưu hoá cao su tự nhiên ở Châu Mỹ méo mặt buồn rầu.

Bọn họ đi chậm hơn những người anh em ở nhà một bước rồi… không phải là lưu hoá cao su ở Châu Mỹ không có thành tự bọn họ có sản phẩm từ rất sớm.

Lọc cặn bẩn, đánh trộn bằng máy với lưu huỳnh , ép khô gia nhiệt… nói chung để cho ra một sản phẩm tạm chấp nhận về chất lượng không khó… chỉ cần mò lượng lưu huỳnh tỉ lệ là đủ… quá trình mò đơn chất tỉ lệ này nhanh hơn đồng bạn nghiên cứu ở Thăng Long về cao su nhân tạo nhiều.

Nhưng có một chuyện mà đám kỹ sư nghiên cứu ở Châu Mỹ gặp phải, một vấn đề siêu cấp khó khăn… đó chính là chất lượng mủ cao su…

Mủ tươi mới lấy không thể ở quá xa và phải nhanh nhất vận chuyển đến nhà máy hay phòng thí nghiệm mới có thể tiến hành lưu hoá.

Đại Việt không có công nghệ bảo quản cao su.

Sau một năm trải qua hàng trăm cách chế biến đánh tơi, quấy trộn, ép khô đủ kiểu thí nghiệm vẫn không thể khắc phục vấn đề này.

Cho nên cuối cùng cao su tự nhiên lưu hoá mủ không khó, sản xuất quy trình công nghiệp không khó. Để sản xuất cái gì đó chất lượng cao thì chịu. Nhưng sản xuất lốp đặc xe đạp, xe ngựa, bánh xe quân sự thì dư sức. Chịu nhiệt và chịu mài mòn tạm chấp nhận.

Nhưng nhược điểm nhà máy không thể rời quá xa khu nguyên liệu trồng khiến họ không thể sản xuất công nghiệp ở Châu Mỹ được.

Nơi này các cây cao su tự nhiên mọc lung tung cả… không thể thành khu nguyên liệu.

Hạt cao su về Đại Việt lần đầu ươm trồng thiếu kinh nghiệm… 80 ngàn hạt chỉ có 30% nảy mầm… đất trồng Anack Đê được chứng minh phù hợp với cây cao su nên Lý Từ Huy cho trồng thí điểm 2400 cây ở đây… kết quả chết phân nửa… phân nửa còi cọc…

Năm thứ nhất coi như bỏ.

Năm thứ hai nhiều hơn vì có khinh nghiệm thu nhặt hạt giống, diện tích thu nhặt cũng lắm cho nên có 200 ngàn hạt giống đem về Đại Việt.

Có kinh nghiệm vẫn chết và còi cọc 70% cũng may được 60 ngàn cây sống.

Năm thứ ba thứ tư và năm này đã có 400 ngàn cây tổng mới trồng trong 3 năm trở lại, và chúng hoàn toàn phải chờ 3-4 năm nữa mới có thể thu hoạch.

Cho nên cao su tự nhiên đi trước thành công trước trong phòng thí nghiệm nhưng lại tụt hậu ở việc ứng dụng trong công nghiệp sản suất.

Ngược lại cao su Buna nhân tạo dù thành công muộn nhưng rất có khả năng đưa vào chế tạo công nghiệp sớm.

Mấy tay kỹ sư nghiên cứu cao su Buna sung sướng chiến thắng đồng bạn?

Không hề.

Đầu vào nguyên liệu của họ là ethanol, lên men từ ngũ cốc.

Đại Việt dân số tăng, các vùng lãnh thổ liên tiếp thu vào,lại còn phải nuôi rất nhiều lãnh thổ con dân mới thu phục trong thời gian qua, làm gì có nhiều lương thực để lên men đi chế cao su nhân tạo?

Chiên Thành bạo động, người Chiêm phản đối triều đình chuyên quyền độc đoán hà hiếp đan lành, đói thành lập Nghị Viện Nhân Dân như Đại Việt, nô lệ phản kháng đòi tự do, dân nghèo thành lập đảng Giải Phóng Dân Tộc Chăm, thành lập mặt trận giải phóng dân tộc.

Có ngu cũng biêt bên trong đó ai nhúng tay âm thầm 6-7 năm thâm nhập các vùng quê nghèo xa xôi âm thầm vận động?

Quý tộc Chiêm Thành chịu mới lạ...

Đàn áp máu tanh diễn ra, nhưng Quân Đội Giải Phóng Chăm Pa càng đánh càng mạnh, và không hiểu lấy nhiều vũ khí , khí tài đâu ra, lương thực cũng không thiếu, lại dần dần tinh nhuệ lên với những chuyên gia quan sự ở đâu đó hướng dẫn.

Nhưng cuối cùng thì Quý Tộc vẫn lâu năm bén rễ , có quân sự chuyên nghiệp mạnh, thời này đâu đâu cũng có pháo súng cả rồi, bi bết như Chiêm Thành cũng mò được Culveril. Cho nên Quý tộc có bị đè đánh nhưng để thua hoàn toàn thì cũng còn mệt.

Cho nên cuối cùng Đại Việt với tư cách anh cả khu vực không đành lòng nhìn Chiêm Thành nồi da nấu thịt cho nên can thiệp “ điều hòa hai bên”.

Kế quả là Quý Tộc Chiêm Thành và bè lũ bảo hoàng nhận sự bảo hộ của Đại Việt đi Brunei lập nghiệp. Còn Đảng Giải Phóng Dân Tộc Chăm Pa thành lập chính phủ lâm thời.

Không đến hai tháng sau chính phủ lâm thời Chăm Pa tuyên bố giải tán và sát nhập vào thành một phần Đại Việt Đế Chế...

Khóc ra nước mắt ... 200 ngàn con dân Đại Việt trong 8 năm dòng dã tìm mọi cách di cư định cư ở Chiêm Thành với tổng 2,7 triệu dân cuối cùng cũng làm được điều mà bấy lâu Ngô Khảo Ký hằng mơ ước . Thống nhất giang sơn hình chữ S nối liền Cửu Long về một cõi....

Chiến tranh hai phe xanh đỏ ở Chiêm Thành chết không nhiều, nhưng số người di cư theo Quý tộc Chiêm Thành lên đến 700 ngàn, cho nên ở Chiêm thành chỉ còn tầm gần hai triệu người.

Bốn năm dân số Đại Việt tăng ổn dịnh ở mức 2,5% năm, lúc này từ 13 triệu ( vốn là 12 triệu cộng thêm các vùng Lào , Busan và 3 tỉnh Cao Ly -> 13 triệu) đã lên 14,3 triệu người. Bỗng chốc gánh thêm 2 triệu người ở miền Trung.... quả thật muốn khóc....16,3 triệu người.

Xém chút đè chết tươi Đại Việt , vì lo cho 2 triệu người này đâu chỉ có lương thực , quần áo.

Còn phải xây cơ sở hạ tầng nhà cửa, bệnh viện trường học , nhà máy, tái tổ chức hệ thống nông nghiệp. Đây là tận 2 triệu con dân Đại Việt vùng trũng.

Đã chuẩn bị kỹ lắm việc tiếp nhận Chiêm Thành nhưng…Đại Việt không lường hết sự khủng bố đó.

Do đó làm gì có lương thực mà sản xuất cao su?

Mãi đến đầu năm nay ngô đã được trồng khắp cả Đại Việt Đế Chế các vùng. Philippines, Medang, đặc biệt là Lavo và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long….

Sau gần 12 năm liên tục cải tạo cuối cùng Vùng Đất Cửu Long đã nổi lên như một thế lực về Nông Nghiệp của cả Đế chế.

Với máy móc, động cơ, gia súc và cực nhiều “thanh niên tình nguyện” thì Đồng Bằng Sông Cửu Long đã khai hoang được 200 ngàn hecta đất nông nghiệp màu mỡ , chiếm 1/6 diện tích nông nghiệp của main Đại Việt chữ S và chiếm 1/12 diện tích nông nghiệp toàn Đế Chế.

Khi này Đại Việt đã có đủ lương thực( ngô) thừa ra cho sản xuất cao su nhân tạo.

Sản phẩm vẫn còn sơ khai, chỉ có bánh xe đặc cùng đế dép… nhưng nó đã giải quyết cực nhiều khó khăn cho Đại Việt rồi…

Ngô muôn năm.. Cuối cùng cũng thấy được một lợi ích siêu cấp khi đi Châu Mĩ.

Đến lúc này thì mọi người dân mới hiểu, nhị Đế quyết tâm dù hao tổn, mạo hiểm cũng khai phá Châu Mỹ là có bao nhiêu sáng suốt.