Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 893



Một phát nâng cấp luôn đám tàu chiến của bọn đồng minh lên động cơ hơi nước?

Bỏ qua động cơ cánh quạt chạy bằng cơm với cả cỏ?

Đại Việt mùa này chơi lớn thế, lớn thế ai chơi lại?

Nói ra mọi người đừng cười nhạo... vấn đề không phải Đại Việt tốt bao nhiêu mà là Đại Việt lại phát triển Động Cơ mới. Tốc độ phát triển nó nhanh quá mức so với phản ứng của người trong cuộc , cho nên lại một lần nữa Đại Việt nảy sinh vấn đề rác thải.

Động cơ chân vịt chạy bằng cỏ mới dùng chưa được bao lâu đã bị coi là công nghệ rác. Nhưng ít nhất nó còn phục vụ được 3 năm. Nhưng động cơ hơi nước piston xilanh thậm chí còn bị coi là rác ngay khi xuất xưởng chưa đưa vào sử dụng, chưa lắp đặt kên thuyền hạm...

Thật đáng sợ biết bao.

Chuyện là vậy.

Chiến hạm chân vịt chạy bằng cơm, cỏ của Đại Việt quá nhiều. Luc này muốn đóng mới số lượng bằng như vậy có lẽ phải mất năm năm. Đám đồng minh cũng có một lượng cực lớn chiến hạm chất lượng tương đương như vậy nhưng là cơ chế buồm chèo. Họ cũng mới mua các lô hàng Carrack buồm chèo của Đại Việt, nay lại ép họ mua lô hàng chân vịt sức ngựa, sức người sợ rằng khó mà tiêu hóa nổi.

Vậy nên Lý Từ Huy suy nghĩ đắn đo vẫn là cải tạo các chiến hạm Đại Việt thành hệ động cơ piston xilanh lắp guồng xoau hai bên hông. Còn về hệ piston xilanh chân vịt hãy cứ từ từ nghiên cứu chế tạo mới.... Như vậy cả ngắn hạn và dài hạn thì lực lượng hải quân của Đại Việt sẽ vẫn đảm bảo được sức mạnh vượt trội.

Vậy là trong ba tháng mấy trăm nhà máy cơ khí dọc dải đất chữ S đi vào hoạt động cuồng kinh, nhà máy nhỏ chế linh khiện nhỏ, nhà máy lớn chế động cơ chính. Gần trăm động cơ cùng lò hơi gần như hoàn thành.

Than ôi đúng lúc này nhóm Đỗ Thanh Hải và Mộc Tư Hàn trình lên nghiên cứu mới.

Một nồi hơi cùng cấp hơi nước cho hệ thống một piston xilanh quá lãng phí, hơi nước nóng sau khi thoát hỏi hệ piston xilanh này vẫn có áp lực rất mạnh, tốc độ dòng khí và nhiệt độ vẫn rất cao. Tổn hao không ít nước lạnh để làm mát ngưng tụ. Gây nên lãng phí không hề đáng có.

Chính vì thấy lãng phí cho nên hai tên khốn này đâm đầu vào nhiên cứu hệ thống piston xilanh đôi , ba, bốn.

Tức là dòng khí từ piston 1 đi ra ngoài sẽ đi vào piston 2 rồi đi tiếp piston 3 cho đến khi động năng và nhiệt độ giảm thì mới quay về ống ngưng tụ hệ thống, lúc đó nhưng tụ càng nhanh vì hơi nước đã nguội bớt...

Theo tính toán như vậy. Một lò lơi cùng công suất, cùng mức tiêu thụ năng lượng cho công suất cực đại tăng 30%-40%.

Tức là đám tàu 1000 hp Barque có thể tăng thành 1400 hp mà trọng lượng động cơ chỉ tăng thêm hai nhóm piston, xanh, tổng chỉ có 12 tấn. Không gian cũng chẳng chiếm hữu là bao. Tức là động cơ chỉ nặng thêm 12 tấn nhưng sức trở có thể tăng lên 120 tấn. Vấn đề không chỉ ở chỗ đó mà ở chỗ tốc độ tàu quả thật sẽ cải thiện cực tốt. — QUẢNG CÁO —

Vấn đề phối hợp giữa ba piston đóng mở van cũng được bọn Mộc Tư Hàn và Đỗ Thanh Hải giải quyết với một hệ trục không đều. Huy nhìn thấy là biết ngay đây là hệ trục Camshaft ( Trục cam) chuyên dùng cho hệ thống piston xilanh phối hợp hoạt động.

Nhìn qua cái động cơ này thì Huy lạ cái gì.. đây chính là động cơ “A triple-expansion engine” một trong những ứng dụng gần như đầu cuối của động cơ hơi nước piston xilanh cho hải thuyền.

Mấy ngáo về công nghệ cứ bê nguyên hai chữ tàu động cơ hơi nước lên thì sẽ không bao giời hiểu được chúng có bao nhiên phân loại và công năng, công suất ra sao. Cứ mở miệng ra là có tàu động cơ hơi nước là tung tăng chạy khắp thế giới. Cái máu mà có được.

Ví như tàu hơi nước của Đại Việt không có Lý Từ Huy thiết kế các mẫu trục khủyu truyền động thì còn lâu mới chạy được, mà chạy được cũng còn lâu mới an toàn.

Trục khủyu các bố trí động cơ nằm hay đứng đều rất quan trọng và ảnh hưởng đến chức năng, công năng của thuyền biển, chỉ có kỹ sư như Lý Từ Huy mới hiểu hết được. Mấy thứ tào lao cứ nói lắp cái động cơ lên thuyền là chạy như đúng rồi, ở đó mà buff bẩn.



Phân loại theo cách bố trí piston xilanh thì có nhiều loại.

Hiện tại các thuyền viễn dương của Đại Việt toàn là hệ thống một xi lanh đơn cộng , Phân hệ “ Đòn Bẩy Bên” ( Side-lever). Đặc điểm của động cơ này đó là có một thanh đòn bẩy bên cạnh to và nặng kết nối piston và trục xoay chân vịt.

Hệ thống này có nhược điểm là nặng, thích hợp bánh đà guồng xoay nước hai bên hông, không thích hợp hệ chân vịt. Nhưng mà ưu điểm của nó chính là thấp, động cơ có thể “trốn” bên trong khoang thuyền, khó bị hư tổn bởi hỏa pháo, khả năng khởi động tuyệt vời kể cả xoay tiến hay xoay lùi.

Các loại khác trong hệ thống phân loại này đó là : Grasshopper hay động cơ châu chấu, tên khác là half-lever ( nửa đòn bẩy), đây là biến thể của động cơ đòn bẩy trên. Kết cấu có thanh đòn bẩy cao phía trên tạo chuyển động với hai trục khuỷu dưới. Ưu điểm rất nhiều động cơ châu chấu là giá thành rẻ và mạnh mẽ, loại động cơ được cho là ít yêu cầu bảo dưỡng hơn bất kỳ loại động cơ hơi nước nào khác. Một ưu điểm khác là động cơ có thể dễ dàng khởi động từ bất kỳ hướng quay nào . Tuy nhiên động cơ châu chấu gặp bất lợi bởi trọng lượng và kích thước của chúng. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các phương tiện thủy nhỏ như thuyền sông và tàu kéo. Tàu viễn dương thì Lý Từ Huy không sử dụng loại này được. Vậy nhưng loại này lại rất thích hợp chế tạo động cơ tàu hơi nước đời đầu với công suất tầm 200 tấn hàng mỗi đầu kéo. Cho nên Lý Từ Huy là đang phát triển loại này cho đường bộ.

Các loại bố trí như Crosshead (square), Walking beam, Steeple rất tốt, nhưng nó là những cấy trúc treo cao piston xilanh như gác chuông, loại này đi biển sẽ mất trọng tâm dễ bị lật thuyền. Thêm vào nữa là dễ trúng pháo cho nên Lý Từ Huy loại bỏ không nghiên cứu .

Nhưng mấy động cơ trên không phải chọn lựa cho chiến hạm hay tàu biển Đại Việt mà là một loại động cơ có tên Trunk engine, Đây là loại động cơ lùn piston xilanh nằm ngang giảm tối da chiều cao của máy và tăng tính cân bằng cho thuyền. Để cải tạo tính năng khởi động mạng mẽ thì Huy vẫn tích hợp cho nó một trục khuỷu đòn bẩy ngang cỡ nhỏ. Mạnh mẽ, gọn gang, bền bỉ đó chính là những gì nói về loại động cơ này. Cho nên không ngẫu nhiên mà Barques có thể chạy một mạch đi Châu Mỹ như vậy đâu. Và cái tuyệt vời là động cơ này hoàn toàn không khó chế tạo. ( HMS Warrior (1860) đã dùng). Khó là nghĩ ra thiết kế chứ không khó về công nghệ.

Động cơ này đã rất tốt cho nên Huy mới cho chế tạo 100 hệ thống để lắp đặt cho các Hộ Vệ Hạm của Đại Việt.

Nhưng khốn nạn là chế tạo gần như hoàn tất thì đám kỹ sư không sớm không muộn lại nghĩ ra “A triple-expansion engine”. Huy biết rõ hệ thống này chứ, nhưng nàng không dám nhắc nhở kỹ sư để họ thiết kế. Và nàng chưa bao giờ có thể tưởng tương trong ba tháng mà Mộc Tư Hàn và Đỗ Thanh Hải có thể nhảy vọt về tư tưởng, thiết kế ra A triple-expansion engine với đầy đủ công nghệ trục cam phối hợp hoạt động.

Lý Từ Huy xin thề , rất muốn hạ lệnh treo hai thằng khốn nầy lên cột cờ ở cổng tam môn mà phơi nắng vài ngày.. rồi cho thằng Tuấn lấy cung mềm tập bắn tên.

Phát minh không sớm hơn được một chút sao? 100 động cơ lúc này làm gì? Nung ra làm lại?

— QUẢNG CÁO —

Vậy nên mới có chuyện Ngô Khảo Ký cung cấp động cơ hơi nước cải tạo chiến hạm của Medang – Lavo.

Hộ Vệ Hạm của bọn này thuần 150 chiếc nhập tử Đại Việt. Gỗ tốt, kết cấu chuẩn, hanh sử dụng cao. Giờ chỉ cần cải tạo bịt cửa sổ mái chèo, đục sàn lắp động cơ chính giữa, guồng xoay hai bên hôn , vậy là có một thuyền hơi nước mạnh mẽ động cơ 1200 mã lực. Dư sức làm tàu chiến, tàu trở hàng nếu muốn…

Medang – Lavo khóc dòng vì lần đầu tiên họ nhận được công nghệ “tối tân” của Đại Việt.

Bọn hắn luôn biết thân biết phận sẽ phải dùng hàng rác.. nhưng không thể nào tưởng tượng được có một ngày Đại Việt anh cả nổi hứng cung cấp cho bọn hắn tiện nghi này.

Lý Từ Huy – Ngô Khảo Ký nghĩ rồi. Đã có A triple-expansion engine không ai dùng single -expansion engine cả. Đám động cơ này có bán ra cũng chẳng có ai đủ công nghệ mà sao chép… Thôi thì bán đi, chứ cố mà dùng thì uất ức lắm.

Bán cho Medang và Lavo có lợi nhiều lắm. Đầu tiên đó là bán giá đắt, kể từ đó tha hồ vơ vét quặng, lương thực trừ nợ.

Thứ hai bọn này khoẻ lên về quân sự thì không sợ Đại Việt lo.

Thứ ba có thuyền hơi nước bọn này ngày đêm không ngừng vận chuyển tài nguyên bán cho Đại Việt- từ đó tốc độ phát triển của Đại Việt càng tăng tít tắp… tít tắp…

Thêm vào đó bảo trì bảo dưỡng chỉ có thể làm ở Đại Việt… lại thêm một mối làm ăn lâu dài…

Cho nên nhận tiếng thơm một lần có sao đâu?



Như vậy trong ba đến 4 tháng tới tàu hải quân Đại Việt mới được cải tạo, trong khi đó tàu hải quân Lavo- Medang sẽ lên đời trước. Đúng là lần đầu tiên Medang- Bangmakok vượt mặt Đại Việt về trang bị quân sự.

A triple-expansion engine thực sự là một đột phá cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực động cơ quân sự. Thứ này gần như là đứng đầu trong chuỗi công nghệ động cơ hơi nước rồi. Quan trọng là nó do kỹ sư Đại Việt hoàn toàn phát triển nên.. không có Hunter nào sao chép nổi.

Trung tuần tháng hai tấp nhập thuyền Lavo- Medang tập trung về Đại Việt, ở quốc gia họ có hải quân Đại Việt trú đóng nên không cần e ngại…

Khoản nợ này tính đến hàng chục tỉ… Medang khả năng trong thời gian tới phải đào tung lãnh thổ mới đủ trả nợi.

Còn Lavo muốn trả nợ bằng nông nghiệp? Tầm 20-30 năm nhé…( có tính lãi đấy, anh em thì anh em).

Cuối cùng cũng giải quyết xong êm đẹp vun động cơ rác … thật sự quá mệt mỏi cho Huy rồi.

— QUẢNG CÁO —

Sầm uất nhất Tây Bắc khi này là nơi nào?

Dĩ nhiên Lao Cai.

Trọng điểm kinh tế xã hội ở Tây Bắc.

Nhưng Lao Cai lúc này lại không yên…

Đúng như người ta nói, cây muốn lặng mà gió chẳng đừng.

Đại Việt đang trong lúc ổn định khôi phục sau biến cố Đồn Nam Á thì biến cố nội địa lại hiển hiện. Rết trăm chân diệt mãi không hết.

Vấn đề Châu Phong Vị Long để lâu mưng mủ thối rữa.

Ngô Thường Hiến lão cha rất mạnh mẽ thu phục được Quảng Nguyên – Thượng Nguyên trong thời gian qua.

Lừa nhốt bắt giết, gây nghiện, đủ bài, trong hai năm thì Thượng Nguyên Quảng Nguyên các Tróc Nọi đã lên làm chủ thế giới, cuộc sống ngày một tốt đẹp dân trí ngày một tăng cao. Trừ một số nơi các bản làng quá hẻo lánh quá xa xôi không thể tiếp cận được, những nơi khác đều rất ổn định phát triển.

Lúc này lão Hiến mới hướng ánh mắt về Vị Long- Văn- Lạng cùng một vùng nhỏ ở phía bắc khu tự trị người Nùng.

Nhưng chính lúc đang đánh lấn và rất thành công này thì Vị Long phản công, người dân tộc ở Vị Long tổ chức các nhóm nhỏ đánh vào các cứ điểm kinh tế ở Lao Cai. Đã có mấy trăm người tử thương, ở Lao Cai lòng người lo lắng , sản xuất đình trệ.

Cùng lúc đó ở Châu Phong... Người Phụ nữ khó chết nhất Đại Việt Ỷ Lan Thái Hậu lại lên tiếng – thành lập Đại Việt Chính Tông. Lập Lý Tông Đản lên ngôi Vua Đại Việt Chính Tông, tuyên bố độc lập với Đại Việt ở đồng bằng.

Điểm đáng trách nhất đó là Ỷ Lan dập khuôn theo Đại Việt giải phóng nô lệ ở khu Tự Trị Mường ( Lai Châu và Điện Biên Phủ ngày nay và thêm một phần đất Lão tỉnh Muang Kua, Sop Nom).

Lúc này Ỷ Lan Thái hậu ra rất nhiều hịch văn công kích danh dự của Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký. Thiên hạ bỗng chốc sôi trào. Cổ nhân tưởng như đi vào quên lãng lại một lần nữa tỉnh lại mạnh mẽ vô cùng.