Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 832



Dumai không có hải quân hỗ trợ nhưng vẫn đứng sừng sững như biểu tượng bất khả chiến bại của Đại Việt trong khu vực.

Người Chola dừng tấn công, họ cảm thấy pháo đài này nếu như không có pháo lớn hỗ trợ thì không thể nào chiến thắng nổi cho dù nướng bao nhiêu quân vào đó đi nữa.

Đúng vậy, mưa hơn có lẽ không thích hợp cho hỏa khí sử dụng, lúc đó vũ khí lạnh lên ngôi, số lượng quân có thể đè chết chất lượng.

Vậy nhưng cách đánh đó không thể dùng cho khốn nạn pháo đài Đại Việt xây ở Dumai được.

Đây là pháo đài kép kín che nắng che mưa, lại đày dẫy châu mai dành cho cung nỏ, mà nếu nỏ dùng được thì súng hoả mai lại càng dùng được.

Không dùng pháo oanh kích mà tính leo cái pháo đài này rồi tấn công thì cần cả mấy vạn quân liên tục đánh đánh đến khi khí tài bên trong pháo đài cạn kiệt thì mới có khả năng đột phá.

Phải lấy bao nhiêu mạng người để lấp hết chỗ khí tài bên trong pháo đài?

Có trời mà biết quân Đại Việt đã dự trữ bao nhiêu đạn dược, thuốc nổ và mũi tên bên trong đó.

Quân thủ pháo đài lên tới năm ngàn người. Muốn tạo áp lực phải ít nhất có vạn quân cùng tiến bốn góc, mà phải đánh liên tục, chết phải bổ xung liền, cho nên nếu coi người như nhân vật game không sợ hãi chết chóc, không mệt mỏi thì cần ít nhất bốn vạn quân từ bốn phía ùa lên và chịu tổn thất tầm ¾ để có thể công phá toà pháo đài này. Đó là xét trên mặt lý thuyết kỹ thuật… còn thực tế thì…

Haizzz

Lần này mấy tiểu Vương Tây Mã Lai thật trộm trứng không được còn mất gà.

Liều mạng nghe theo lời xúi dại hứa hẹn xuông của Chola- Srivijaya đem quân tập kích Đại Việt hải quân. Cái gì mà một lần nhất cửa đánh dẹp hải quân Đại Việt ở khu vực này. Cái gì mà bóc đi Dumai pháo đài khiến cho quân Medang biến thành cô quân chuẩn bị mài đao tùng xẻo.

Cái gì mà chế độ tàn ác của Medang sẽ không ảnh hưởng tới Tây Mã Lai.

Nghe lời đường mật, dại dột thì chết thôi.

Hải Quân Chola đúng là có xuất hiện, nhưng sau khi thấy chút tình hình thì cắm đầu chạy một mạch về Mergin trốn né.

Các tiểu quốc Tây Mã Lai không hề nhật được bất kể hỗ trợ đáng giá nào từ quân Chola. Những lồi hứa hẹn chỉ như bọt biển ta theo làm nước.

Dumai pháo đài vẫn sừng sững, hải Quân Đại Việt vẫn nguyên vẹn, đau hơn nữa đó là Mallaca đã vong quốc. Biến thành quận Nam Hải của Đại Việt.

Các tiểu quốc Tây Mã Lai bàng hoàng và không hiểu số phận của mình sẽ đi về đâu.



Mọi chuyện đối với người Tây Mã Lai càng bê bết hơn khi ngày 15 tháng sáu cũng là lúc đội tàu tiếp viện thứ hai của quân Đại Việt đến nơi.

Tổng chỉ huy hải quân Đô đốc Đỗ Siêu, Tổng Chỉ Huy lục quân đổ bộ Trung tước, Tổng tư lệnh quân khu Tây Bắc Ngô Khảo Tứ.

Hải quân chính là nhóm đã chạy khỏi đám bệnh dịch ở Mea Klong sông, tổng chỉ có năm ngàn người trong đó có tám trăm Biệt Kích Đặc Nhiệm đã hồi phục sau bạo bệnh sốt xuất huyết.

Lục quân được góp từ một vạn quân Lao Cai và năm ngàn quân tình nguyện từ Thanh Hóa và Nghệ An.

Từ đó nâng tổng số quân thủy bộ của Đại Việt ở Medang lên con số ba vạn người.

Lúc này do tình hình thông tin khốn nạn cho nên tin tức Chiên Nàn Phú Thái đang trên đường đến Thăng Long, đám quân này không có gặp nhóm đưa tin trên nên chưa biết tình hình Lavo.

Tất cả đều đang nghĩ rằng bệnh dịch đã đẩy lui quân Pagan cho nên Lavo không cần lo lắng gì nhiều.

Bên phe đồng minh Mác xít có thêm trợ lực khủng, còn bên phe Cực Hữu thì gặp khó khăn rồi.

Hùng thành Pekanbaru do vợ chồng Daksamavamca -Mỹ Hoa điên cuồng cải tạo với mục đích làm bàn đạp thâu tóm cả đảo Sumatra đâu có đơn giản để công phá. Ở đây có đến 3 vạn tinh nhuệ của Medang với đầy đủ khí giới công thành, hỏa pháo, tên nỏ. Lại nói hung thành này thiết kế chuẩn tắc theo Chính Hòa thành cho nên có mái che mưa nắng, có lỗ châu mai, có cấu trúc Vauban. Đâu có thể nói đơn giản tấn công là tấn công được?

Muốn lách qua thành Pekanbaru mà thọc sâu vào nội địa Medang?

Dám hay không khi phía sau thành Pekanbaru là cánh rừng già Taman dài 230km không người ở? bên phải phía Đông là sông Indragiri ngăn chặn, trên sông là nhung nhúc hải quân Medang đang mài đao xèn xẹt chờ sẵn. Vòng phía tây tay trái là dãy núi Karabin sừng sững ngan chặn bước đi.

Chỉ cần quân Chola dám đi thì chắc chắn đường lương thảo sẽ bị quân Medang từ trong thành Pekanbaru cắt đứt, lúc đó muốn sống không được chết không xong. Đều là dân quân sự cho nên không ai ngu ngốc đi hành quân kiểu vô não như vậy. Thành Pekanbaru phải đánh hạ, không đánh hạ thì đừng mong tiếp tục tiến lên.

Đây chính là lý do mà Daksamavamca -Mỹ Hoa đầu tư lớn cho tòa thành này, và đây cũng là lý do vì sao cụ Kiệt sau khi xem qua tình hình Medang thì trú định nơi này sẽ là chốt chặn quân Chola.

Thành Pekanbaru và pháo đài Dumai như hai cái xương mắc vào cổ họng của liên quân cực hữu, nếu không thể nhổ được thì họ cũng đừng mong mở rộng thêm cuộc chiến.

Trong lúc quân Chola và đám bè lũ đang bị tạm ngăn lại thì lực lượng Đại Việt ở Medang đã đại tăng.

Đám binh nhập cư ở Lao Cai thực sự không quen đi biển, hành trình vừa qua đã khiến 70% say sóng chết đi sống lại, họ bắt buộc phải có một thời gian dài nằm ở Malacca để khôi phục. Trong khi đó ba ngàn binh Thanh Hóa- Nghệ An lại cực kỳ khỏe mạnh và được tăng cường ngay lập tức cho pháo đài Dumai, tăng tính chất phòng thủ của nơi này lên cao một bậc.

Không thể đếm hết bao nhiêu pháo, đạn, thuốc nổ được chuyển vào Dumai vì chuyến viện quân này có tới mười tàu Barque hạng trung và năm tàu Barque đại tải hạm không buồm mà Ngô Khảo Bình mang từ Philippines về. Lương tực, trang bị, hàng hóa, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược lần này được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhiều vì đây không phải chỉ mỗi Bố Chính xuất quân mà là Thăng Long -Đại Việt xuất binh.

Lực lượng hải quân của Đại Việt lúc này đã là mạnh nhất với gần như toàn bộ Hạm Đội Ham Hải ( Bố Chính) với 3 Khu Trục Hạm, 62 Hộ Vệ Hạm và 70 Pháo Hạm. Kể từ đó tuy vẫn chưa thể đổ bộ chiến đấu vì quân Lao Cai đang khôi phục sức khỏe cần thời gian. Nhưng Hải quân đã làm chủ và phong tỏa toàn bộ phía Bắc của Sumatra. Tức là quân Chola sẽ không còng bất kể viện trợ đáng kể nào từ Mergin hay Pagan.

Nhưng nhìn có vẻ Đại Việt và đồng minh đang từ từ có những bước tiến ổn định và cải thiện? Thực sự chiến tranh nó khó nói lắm, trừ khi đổ bộ đánh những trận quyết định mới giải quyết tận gốc tình hình Medang được.



Vấn đề cũ chưa xong thì vấn đề mới lại đến.

Vấn đề từ Mallaca.

Giải phóng nô lệ ở đây không có nhiều ý nghĩa. Vì nơi này theo đạo Thượng tọa bộ Phật giáo, các trong xã hội định sẵn các đẳng cấp như Brahmins (đẳng cấp tu sĩ, hay còn gọi đẳng cấp Bà La Môn), Kshatriyas (còn được gọi là Rajanyas, là đẳng cấp của những vương công quý tộc, chiến binh), Vaishyas (thợ thủ công, thương nhân, nông dân) và Shudras (đẳng cấp nô lệ, những người làm công việc nặng nhọc).

Cho nên thực tế số người mà Đại Việt giết trước đó chẳng liên quan quái gì đến Vaishyas và Shudras. Thế nhưng khốn nạn ở chỗ cho dù có giải phóng cho Vaishyas và Shudras thì họ vẫn giữ nguyên cái tư tưởng cũ. Làm gì có cách nào thay đổi.

Thậm chí cho họ ruộng họ cũng không dám nhận vì đó là ruộng của đẳng cấp cao hơn. Tắm cái giếng cũng không dám tắm vì đó là của đẳng cấp cao hơn. Như vậy giải quyết vấn đề nô lệ cái khỉ nữa.

Nói chung ở khu vực này tôn giáo rất nháo. Mang tiếng là Thượng tọa bộ Phật giáo nhưng là một nhánh Phật giáo nguyên thủy với hệ thống đẳng cấp vẫn giữ của Hindu. Nói chung giải phóng nông nô, nô lệ ở đây không quá ý nghĩa.

Cho nên vấn đề ổn định lại Malacca đang khiến giới chức Đại Việt ở đây đau đầu.

Mác xit tư tưởng muốn thay thế Thượng tọa bộ - Hindu ở đây có mà còn lâu lâu lắm mới có tác dụng.

Như đã nói , không phải nơi nào cũng có thể thành công, nhất là những nơi có các loại tôn giáo bá đạo như thế này hoành hành.

Cũng may không bao lâu thì chuyên gia “ Medang cũng đến”.

Đúng rồi, làm sau quyên Medang được, họ từ hệ thống Hindu chính gốc mà tiến lên Mác xít cơ mà... Đây mới là bọn kinh nghiệm nhất.

Phương phá của Medang rất kinh dị. Đó là bắt hết tu sĩ lại, cho nghiện thuốc phiện sau đó ép cải giáo giáo lý, không nghe thì giết. Giáo lý đơn giản là lồng Mac xít vào thôi.

Thật nếu Ký ở đây chắc phải lạy đám Daksamavamca và Lý Mỹ Hoa, khó vậy cũng có thể chơi, khó vậy cũng có thể nghĩ ra, khó vậy cũng có thể thành công...

Thảo nào Lý Từ Huy bí mật cung cấp không ít thuốc phiện cho Medang, lúc đầu Ngô Khảo Ký biết, nghĩ Medang thành lập hệ thống Cẩm Y Vệ ban đầu, cần thứ này cho nên cũng không thắc mắc. Hóa ra sau lưng hắn, mấy chị em kết nghĩa này làm những chuyện... người trách trời than như vậy.

Nhưng hiệu quả.

Mac xít được dạy từ mồm đám tu sĩ... hiệu quả lan truyền còn nhanh hơn cả Ngô Khảo Ký vật vã phổ cập giáo dục toàn dân.

Các chuyên gia Medang đến Malacca thì ... anh em Đại Việt không còn cái máu gì dùng. Với 7 năm kinh nghiệm đối phó giáo sĩ cac lò, đám này rất nhanh ra tay nhanh, chuẩn độc.

Tin tưởng một thời gian ngắn sau Malacca sẽ đi vào thời kỳ trật tự ổn định.... Đại Việt sẽ rảnh tay làm nhiều chuyện khác...