Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 803



“Đại ca, chẳng nhẽ thật sự phải hi sinh Nhị ca sao?”

Kiều Thung gương mặt cau có ngồi trong thùng xe.

Kiều Thạc một bên nằm nghỉ ngơi, gương mặt hắn tái nhợt do mất máu là thật nhưng tinh thần hắn thực sự không hề mệt mỏi như thể hiện vài ngày trước đó.

“ Kyansittha đã gặp ngươi dò hỏi qua sao? “ Kiều Thạc không có đi vào câu hỏi của Kiều Thung mà lảng tránh một vấn đề khác. Giọng nói của hắn mười phần trung khí, nào có vẻ mệt mỏi thở ra hít vào như lúc nói chuyện cùng Kyansittha.

“ Có hỏi, đệ đã trả lời đúng như Đại Ca dặn dò..” Kiều Thung ngước mặt trả lời.

“ Vậy tốt, có ngươi làm việc ta yên tâm, còn về Kiều Trung, đừng nghĩ nhiều quá, nếu hắn không ở lại thì Kyansittha yên tâm cho chúng ta đi Mergui sao? Hi sinh một người có thể cứu cả gia tộc, điều này nên làm” Kiều Thạc không ngại ngùng mà lên tiếng.

Kiều Trung chính là em ruột của Thạc đó, còn Thung chỉ là em họ. Nhưng nói thật Trung không có lấy một phần cơ trí của Thung do đó lần này Thạc vì thoát thân không ngại từ bỏ đứa em này.

Tất nhiên kế hoạch của Thạc cực kỳ bí mật chỉ có hắn và Thung là biết được thôi.

Sự thật thì bất kỳ người nào khác đều nghĩ là Kiều Thạc thực sự dẫn quân đi phòng thủ Mergui thật sự.

Mergui là một thành phố biển nằm đối diện cùng Sancock quan ải của Lavo, lúc này nó chính là hậu phương bơm đồ cho quân Pagan tiến hành chiến tranh ở Rachaburi.

Kyansittha đâu dễ gì tin tưởng mà giao Mergui cho Kiều Thạc, xin đừng đánh giá quá thấp trí thông minh của người xưa.

Đánh giá cao sự cạn giác của Kyansittha nhưng càng đánh giá cao hơn tài diễn kịch cũng như sự quyết đoán của Kiều Thạc.

Lần này để lấy tín nhiệm của Kyansittha thì Kiều Thạc không ngầm ngờ mà đưa vợ và con nhỏ của hắn về Pagan thủ đô coi như làm con tin, thậm chí em trai ruột thịt hắn cũng vứt lại quân doanh Pagan ở bên sông Mea Klong.

Hắn chỉ mang đi theo quân hai đứa con lớn là Kiều Thức, Kiều Tùng, một đứa mười lăm tuổi một đứa mười ba tuổi. Đã từ lâu Kiều Thạc thực hiện điều này, ẩn dấu đi hai đứa con trai thay tên đổi họ nhét vào quân doanh. Làm điều này không chỉ có Kiều Thạc mà còn có anh em họ Kiều đều làm vậy.

Nói chung bề nổi vợ con gia nhà họ Kiều chỉ là một phần thể hiện ra ngoài. Thật sự thì họ ẩn dấu các tinh anh trong quân, sống một cuộc sống bình đạm không ai ngờ đến.

Phải nói thằng họ Kiều này luôn có ý thức nguy hiểm rình rập và luôn chuẩn bị rất kỹ, cẩn thận.

Lần này Kiều Thạc biết mình không thể mang theo gánh nặng gia quyến bỏ chạy rồi. Cho nên dự định A của hắn là bỏ lại gia quyến mà chạy, tất nhiên còn có dự định B. Mà các dự định này chỉ có Kiều Thung biết được.

“ Đại ca, có nhất thiết phải sợ hãi quân Đại Việt đến vậy sao? Họ ở quá xa đâu có thể nào…” Kiều Thung rất không can tâm.

“ Ngươi tỉnh tao đi…. Người không lo lâu dài phải biết lo trước mắt. Ta không ngờ đến Đại Việt lại có thân tình với Lavo đến vậy, có thể dẫn binh hơn bốn ngàn dặm tiếp ứng. Đã có Đại Việt trực tiếp tham chiến thì Pagan một phần hi vọng thắng không có… có thể Đại Việt không đủ sức đánh qua Pagan nhưng bọn họ sau khi chiến thắng thì ưu sách đầu tiên áp lên Pagan đó chính là giao nộp chúng ta…”

“… ngươi nghĩ Kyansittha dám quyết đấu cùng người Việt và Lavo để bảo hộ những kẻ ngoại tộc chúng ta? Tỉnh lại đi Thung. Nếu đại ca có mệnh hệ thì ngươi sẽ là người dẫn dắt Kiều gia… đừng suy nghĩ ăn may như vậy” Kiều Thạc trầm ngâm ngồi dậy… hắn cau có gương mặt vì đau đớn lẩm bẩm chửi thầm mầy câu.

“ Đại ca, gia quyến…” Thung vẫn hết sức phức tạp, hắn không muốn bỏ gia quyến mà chạy.

“ Không cần nghĩ nhiều dĩ nhiên chúng ta sẽ cố hết sức có thể cứu ra gia quyến, nhưng nếu không được cũng đành chịu. Cái chình là phải liệu tình hình Pagan bị đánh thảm đến đâu, có thể về được Arakan hay không? cái thứ đến đó là chúng ta kiếm được bao nhiêu thuyền, và quan trọng nhất là ngươi liên hệ được người Chola có bao nhiêu giúp đỡ. Còn hiện tại chúng ta hãy ngoan ngoãn thể hiện là một con chó ngoan canh giữ Mergin cho Kyansittha.” Kiều Thạc không có định ra một mục tiêu nhât định nào. Kế hoạch của hắn mang tính tùy biến rất cao.

Tức là lúc này Kiều Thạc tráng sĩ chặt tay thằng lắn đứt đuôi mang đi bảy ngàn quân tới “phòng thủ” Mergin. Kyansittha dự đinh Kiều Thạc trở về Mergin tầm 1 tháng cũng có thể bình phục một phần và giúp hắn phòng thủ nơi này. Ba ngàn binh con lại Thạc không nói hai lời để tro em trai ở lại phụ giúp Kyansittha chiến đấu.

Thậm chí để lấy được niềm tin tuyện đối của Kyansittha thì Kiều Thạc còn không mang theo một mầm bệnh nào đi theo…

Tức là chỗ dựa lớn nhất của Thạc cũng đưa hết cho vua Pagan đêt có thể thực hiện kế hoạch thoát thân, có thể nói thằng này siêu cấp quyết đoán.

Nhưng Kiều Thạc thực sự khôn mang đi mầm bệnh? Đừng có dỡn, hắn năm năm chơi với bệnh dịch, người chết trong tay hắn để duy trì nguồn bệnh đâu chỉ có ngàn người? Cho nên thằng khốn này mới chính là chuyên gia về lây bệnh dịch.

Cái trò phơi khô mủ tán nhỏ lây bệnh chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn sau khi lấy mẫu bệnh từ người mắc phải. Nhưng ai biết thằng khốn nạn này đã làm những thử nghiệm khốn nạn nào trong những năm qua?

Hắn chính là mổ người chết, ban đầu phát hiện máu của người chết cũng có thể lây bệnh, sau đó phát hiện nội tạng của người bệnh chết càng là lây bệnh. Cuối cùng hắn phát hiện máu từ nội tạng bên trái bụng càng tốt lây bệnh.

Mà khốn nạn Tống Kiệt trước lúc đi đã nói qua một chút kiến thức về mầm bệnh và cách mầm bệnh tồn tại.
Như mầm bênh có thể tồn tại trong máu
Như mầm bênh có thể tồn tại trong máu tươi, ruột trứng gà với nhiệt độ ấm như cơ thể. Đây thật ra là kiến thức phổ thông về điều kiện tồn tại của virus mà ai cũng biết.

Năm năm sống với bệnh dịch không biết bao nhiêu nạn nhân đã bị thằng này biến thái phanh thây mở bụng. Nói biến thái thì không đúng, hắn chỉ là tàn ác thôi. Biến thái là phanh thây mở bụng người không mục đích. Còn thằng Kiều Thạc là “nghiên cứu”.

Nói thẳng, thằng này có thiên phú về nghiên cứu, chỉ dựa vào vài kiến thức tào lao của Tống Kiệt truyền dạy mà Kiều Thạc có thể hình thành một bộ… nuôi virus sơ đẳng. Tức là nó tiến xa hơn Tống Kiệt về kiến thức nuôi mầm bệnh rất nhiều.

Căn bản vì Tống Kiệt còn chút lương tri, hắn là bị ép đến con đường này, nhưng khi có điều kiện hắn lập tức từ bỏ dính dáng đến bệnh dịch.

Kiều Thạc thì không, hắn mang theo một ống đồng đặt ngay trong bụng của mình, trong đó có một mẩu lách ép nát được trộn lẫn trong dịch trứng gà được trộn đều.

Bốn năm.. bốn năm qua Kiều thạc đã tìm ra, bằng cách pha trộn như trên cùng ủ ấm trong người hắn có thể khiến thứ này có thể nhiều ngày sau vẫn lây bệnh bình thường . Kiều Thạc gọi nó là “Mầm Bệnh nuôi trồng pháp” và hắn coi đây là độc môn tà pháp hắn nghiên cứu thành và giữ riêng cho bản thân.

Thứ kiến thức hắn dạy cho Kyansittha về cách lây bệnh và nuôi bệnh chỉ dừng lại ở sơ đẳng mà thôi.

Thật sự phải nể thằng này, nếu hắn đi theo con đường chính đạo nghiên cứu y học ở Đại Việt biết được đâu sẽ trở thành một người vĩ đại đâu…. Có tài không có đức đúng là vứt, có đức mà không có tài… thành phá hoại. Haizzzz.

Lại nói đến lúc này đám Biệt Kích mới lùng sục tăm tích của một nhánh quân người Việt đang phục vụ cho Pagan. Nhưng chắc chắn bọn hắn tìm thấy chỉ là quân của Kiều Trung mà thôi.

Lại nói đến lúc này Medang không đơn giản…

Lúc này Medang biết Lavo gặp khó khăn lắm chứ, nhưng hắn không thể cứu viện vì nhiều nguyên do.

Nói đến thì phải nói tình hình ở các quốc gia ở hai hòn đảo Java và Sumatra không hề đơn giản, phải nói là hết sức phức tạp.

Có thể tóm lược như sau thời kỳ ban đầu thì Medang có tên Mataram hay cổ ngữ dân bản địa là Medang. Nằm ở Miền Trung đảo Java một phần phía nam Sumatra . Lúc phía bắc và trung Sumatra là đế chế Shailendra.

từ thế kỷ thứ năm đến thứ mười thì là đế chế Shailendra áp đặt được quyền đô hộ lên Mataram ( Medang).

Mataram vương triều theo phật giáo nhưng đến thế kỷ thứ 9 phật giáo ra nhập, đưới sự bảo hộ của Chola thì Mataram tách ra làm hai nửa. một là Srivijaya Kingdom ở Sumatra và một là Medang ở Trung và Tây Java.

Cả hai thù hằn tôn giáo và nhiều lần chiến tranh không ngớt. Vào năm 990, Dharmawangsa cụ nội của Daksamavamca phát động một cuộc xâm lược hải quân vào Sriwijaya ở Sumatra và cố gắng chiếm Palembang không thành công, vì Sriwijaya đã đẩy lùi được quân xâm lược. Cuộc chiến này có người Tống giúp sức một phần cho Medang.

Năm 1016, Srivijaya phát động một cuộc tấn công trả đũa và phá hủy Cung điện Watugaluh ở Java. Các lực lượng Srivijaya đã hỗ trợ một tên tiểu vương thuộc Medang đó là Haji Wurawari của Lwaram nổi dậy, tấn công và phá hủy Cung điện Medang, giết chết Dharmawangsa và hầu hết gia đình hoàng gia. Cuộc tấn công bất ngờ và bất ngờ này diễn ra trong lễ cưới của con gái Dharmawangsa. Cuộc tấn công này được hậu thuẫn bởi Chola. Sau lần này cuộc chiến thì Srivijaya đã thành bá chủ Indonesia và đế chế Shailendra chỉ là mờ ảo đi vào dĩ vãng chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa ( Tương tự nhà Chu thời Xuân Thu vậy) Các chư hầu khắp nơi ở Indonesia chỉ nghe Srivijaya mà thôi.

Người thừa kế và cháu trai của Dharmawangsa là Airlangga, con trai của Mahendradatta và Udayana, khi đó mới 16 tuổi. Tuy nhiên, ông đã thoát khỏi những kẻ xâm lược. Sau đó ông ta quay trở về sau khi thành lập được một lực lượng đáng kể tiêu diệt Haji Wurawari và trở thành người sáng lập Vương quốc Kahuripan kế thừa của Vương quốc Medang. Airlangga chính là ông nội của Daksamavamca.

Lịch sử thay đổi khi Daksamavamca gặp gỡ Ngô Khảo Ký, kết tình huynh đệ và gây đựng tầm ảnh hưởng của mình tới các lãnh chúa phía đông của Java, củng cố quân sự của Medang, và anh ta cũng lấy cái tên quốc gia nguồn gốc đáng tự hào của cha ông trở lại- Medang Kingdom.

Daksamavamca đánh bại liên quân Srivijaya - Chola trên eo biển và vượt qua chiếm đóng Palembang biến nó thành thủ đô của Medang.

Srivijaya bị đẩy lui lên phía bắc và liên kết cùng đế chế Shailendra kháng cự Medang.

Sau nhiều năm đu càng Đại Việt- Bố Chính thì Medang rất mạnh hay nói đúng hơn là Palembang và Watugaluh. Một nơi là kinh đô, một nơi là Long Hưng chi địa của hai vợ chồng Daksamavamca -Lý Mỹ Hoa.

Nhưng Daksamavamca không bằng lòng với thành công này, quá khứ cụ của anh ta bị các tiểu vương phản bội đã hằn sâu trong tâm trí, anh ta không muốn Medang mình cai quản là một vùng đất khắp nơi đều là tiều vương, khắp nời là chư hầu. Cho nên đám này học theo lời mách nước của Lý Từ Huy mà đẫm máu cải tạo Medang thành tập quyền và không nô lệ.

Chính vì nội bộ cách mệnh như vậy mà Daksamavamca buộc phải gác lại chuyện Srivijaya và đế chế Shailendra ngoài mặt vẫn phải hòa hảo vời họ trong nhiều năm.

Nhưng ngay khi cải tổ thành công Medang. Trung và Tây Java hoàn toàn ổn định. Nam Sumatra cũng ổn định, Vậy là hai vợ chồng Daksamavamca -Lý Mỹ Hoa nhị thánh đất Medang đồng thuật đẩy lên Trung Sumatra.

Dĩ nhiên là đánh thắng rồi, đánh thắng mạnh mẽ là khác. ¾ Miền Trung Sumatra màu mỡ rơi vào tay Medang.

Lúc này thì Srivijaya và Shailendra kiện cáo tới Đại Việt khiến Medang phải dừng lại.

Mà không có Lý Từ Huy bải dừng thì Daksamavamca -Lý Mỹ Hoa cũng phải dừng. Vì đám này chiếm đất theo cách giải phóng nô lệ, cách chiếm này vững nhưng rất máu tanh cần tiêu diệt bằng hết tàn dư quý tộc , lại có một gánh nặng cực lớn khi lo cho số lượng đông nô lệ cùng dân nghèo.

Cho nên Medang lúc này rất rất bận. Daksamavamca -Lý Mỹ Hoa dù biết Lavo cần hỗ trợ nhưng họ cũng phải cân đối lắm mới rút ra được một vạn rưỡi quân để hỗ trợ.

Nhưng chưa có kịp gửi quân đi Lavo thì thám tử của Medang từ Cholà báo về, chuẩn bị đánh nhau đi. Chola mang hạm đội mấy trăm chiến hạm lớn vượt biển đến Medang ngày một ngày hai rồi.

Lúc này Medang sao dám đưa quân đi giúp Lavo, Daksamavamca -Lý Mỹ Hoa biết chắc Chola sẽ liên hệ Srivijaya và Shailendra. Đến lúc đó Medang mới là người cần được trợ giúp đó.

Việc đầu tiên mà hai vợ chồng Daksamavamca -Lý Mỹ Hoa làm đó là cầu cứu Đại Việt, cầu cứu Khmer mặc dù biết thằng này khả năng không giúp được cái gì, cuối cùng đó là cầu cứu số quân ít ỏi của Pahang.

Thế cục Đông Nam Á loạn cào cào.