Hạt Giống Tâm Hồn

Quyển 04 - Chương 06: Không bao giờ là quá muộn!



Tính cách của chúng ta được định hình qua nhiều thử thách.

- James Michener

Một trong những câu châm ngôn phổ biến mà chúng ta thường nhắc đến là: "Sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng một người phụ nữ". Song trên thực tế luôn có ngoại lệ, trường hợp của Norman Klein, một người chồng hết lòng với vợ, là một điển hình. Norman đã nhận lời thách thức của một người bạn tham dự một cuộc chạy đua dài 10 dặm và ông đã động viên vợ cùng tập chạy với mình.

Helen, vợ của Norman đã chiến thắng trong cuộc chạy đó. Điều này làm cho ông rất mãn nguyện. Và khi bạn theo dõi câu chuyện này, bạn sẽ biết đến người anh hùng thầm lặng đã đứng sau sự thành công kỳ diệu của Helen Klein.

Helen vừa phá kỷ lục marathon thế giới trong nhóm vận động viên tuổi từ 70 đến 75, đã kết thúc đường chạy dài 26, 2 dặm trong vòng 4 giờ 31 phút. Mọi người tôn vinh bà là "huyền thoại" và thành công của bà là "sự kiện phi thường của loài người". Nhưng Helen chỉ tự nhận mình là "một người bình thường có một đam mê phỉ thường".

Ở tuổi 66, bà đã tham gia năm cuộc chạy bộ đường núi với tổng chiều dài 500 dặm trong vòng 16 tuần. Bà đã từng chạy xuyên tiểu bang Colorado trong 5 ngày 10 giờ. Bà lập kỷ lục thế giới trong cuộc chạy 100 dặm dành cho người cao tuổi, đã tham dự hơn 60 cuộc chạy marathon và gần 140 cuộc chạy siêu marathon. Năm 1995, Helen đã chạy 145 dặm xuyên sa mạc Sahara, đây cũng là năm bà tham gia cuộc thi Eco Challenge dài 370 dặm cùng với Đội Phẫu thuật Nụ cười để gây quỹ từ thiện cho trẻ em nghèo. Trong suốt cuộc thi kéo dài 10 ngày, bà đã chạy 36 dặm trên lưng ngựa, 90 dặm chạy bộ qua sa mạc dưới cái nóng như thiêu như đốt, 18 dặm vượt thác lạnh cóng, đạp xe 30 dặm trên đường núi, leo xuống vách núi cao 155 m hoặc leo lên cao 800 m, chèo bè 90 dặm trên sông, đi bộ thêm 20 dặm nữa và cuối cùng là chèo xuồng 50 dặm để về đích.

Hẳn Helen là người có khả năng đặc biệt hay có năng khiếu trời cho. Thực ra, Helen không phải là một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp. Bà đã từng là một y tá trong suốt 25 năm và chẳng bao giờ chạy bộ trong suốt thời gian đó dù chỉ một dặm. Nhưng khi bước sang tuổi 55, chồng bà, ông Norman, đã động viên bà cùng tập chạy với ông trong cuộc chạy dài 10 dặm. Bà chấp nhận thử sức, nhưng mới chạy được một phần năm dặm, bà đã kiệt sức. "Lúc đó tôi cứ nghĩ chắc là mình sắp chết". - Bà nhớ lại - "Nhưng qua ngày sau, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, tôi đã chạy được thêm một đoạn ngắn". Mỗi ngày thêm một ít như thế, và sau 10 tuần, bà đã hoàn thành đường chạy 10 dặm. Đó là một điều tuyệt vời! Thành công này đã thôi thúc bà tiếp tục tham gia những cuộc chạy "ngắn" khác, nhưng bà đã nhanh chóng nhận ra mình không thích hợp với những cuộc chạy cần tốc độ. Thế là bà quyết định chuyển sang tập chạy marathon với quãng đường dài hơn và tốc độ chậm hơn.

Kể từ đó, Helen đã kinh qua nhiều cuộc chạy trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Câu thần chú của bà là "Nghỉ ngơi rồi hoạt động". Bà cho biết thêm: "Khi phải bỏ cuộc trong lần đầu tiên tham gia cuộc chạy Western States 100, tôi đã tự nhủ là sẽ không bao giờ tham dự lần nữa. Nhưng tôi đã nhanh chóng loại từ “không bao giờ” ra khỏi đầu mình, và chỉ đề cập tới nó khi nhắc đến một trong những bài học quý giá nhất đời mình: 'Không bao giờ là quá muộn'.

Đã nhiều lần bà có ý định bỏ cuộc. Song, bà nghĩ rằng muốn đạt được mục tiêu thì nên dẹp bỏ những lời giải thích và chỉ tập trung vào quyết định của mình.

- Đã từng nhiều lần tôi cảm thấy sợ khi phải đạp xe, hay phải leo lên lưng ngựa. - Bà nói. - Nhưng tôi sẽ không chạy trốn nỗi sợ hãi của mình. Tôi sẽ không để bản thân rơi vào tình trạng khủng hoảng. Bất cứ người bình thường nào cũng có thể làm được những điều tôi làm. Họ chỉ cần có thêm động lực - một lời thách thức chẳng hạn. Tôi chẳng phải là tài giỏi gì trong việc chạy bộ cả. Tất cả những gì tôi có chính là lòng đam mê và ý chí quyết tâm.

Năm 1982, khi 53 tuổi, Helen là người phụ nữ lớn tuổi nhất thế giới hoàn thành cuộc chạy Ironman Triathlon, trong đó bao gồm 2,4 dặm bơi vượt đại dương, 112 dặm đạp xe, tiếp theo sau là 26,2 dặm chạy bộ.

- Trước đây tôi đã từng vùng vẫy dưới nước, tôi lặn bằng bình hơi và nhặt vỏ sò dưới đáy biển, nhưng chưa từng phải bơi nghiêm túc như lần này. - Bà kể lại. - Tôi đã mượn xe đạp của con gái rồi tập chạy. Bài học chạy xe đầu tiên của tôi là cách leo lên leo xuống xe. Khi đã thực sự muốn một điều gì, tôi sẽ phấn đấu đến cùng. Muốn tôi phải ngùng lại không phải là chuyện dễ đâu nhé!

Năm 1980, Helen và Norman đi du lịch đến Nêpan và cùng một hướng dẫn viên người Sherpa ở Katmandu thực hiện một chuyến leo núi cao khoảng 6.000 m lên đỉnh Everest. Họ tưởng chừng đã bỏ cuộc khi gần đến đích vì Norman bị say độ cao. Người hướng dẫn viên Sherpa đề nghị đưa hai người xuống núi và khuyên không nên tiếp tục. Norman và Helen vẫn quyết tâm hoàn thành chuyến leo núi đó.

Helen tâm sự:

- Tôi có sức khỏe tốt đến nỗi tôi có thể làm bất cứ việc gì mình muốn. Tôi dự định sẽ sống một cuộc đời trường thọ. Bí quyết của tôi cực kỳ đơn giản: Ăn uống điều độ và tập luyện thể thao. Tôi rất thích ăn táo, cũng như bất kỳ loại trái cây tươi nào, rau xanh và các loại ngũ cốc. Trước khi tham gia một cuộc chạy, tôi ăn nhiều trái cây và rau xanh, nhưng ăn rất ít thịt.

Vậy còn bí quyết nào để có xương chắc khỏe như tuổi 30 và một hình thể gọn gàng? Helen chạy mỗi ngày từ 10 đến 18 dặm. Bà đi ngủ lúc 9 giờ rưỡi tối và dậy lúc 4 giờ rưỡi sáng, dùng một tách cà phê, tập thể dục khỏi động trước khi ngâm mình trong bồn tắm nước nóng, sau đó dùng bữa điểm tâm, đọc báo rồi bắt đầu chạy.

- Mỗi tuần tôi nghỉ ngơi một ngày. - Bà nói. - Tôi không bao giờ tập luyện quá sức và tôi biết lắng nghe cơ thể của mình. Nhờ vậy mà tôi không gặp rắc rối gì. Tôi không tin khẩu hiệu "Phải qua đau đớn mới thành công".

Nhắc đến cuộc chạy bền siêu marathon, Helen nói:

- Nghe có vẻ hơi lạ một chút, nhưng chỉ cần tập luyện hợp lý và lắng nghe cơ thể mình, những vận động viên có quyết tâm đều có thể. Mọi chuyện sẽ không thể khi bạn cứ khư khư giữ suy nghĩ như cũ. Có thể tôi già hơn 70 tuổi thật đấy, nhưng tinh thần và ý chí của tôi thì chẳng bao giờ già cỗi cả... Tôi chỉ muốn chúng tỏ một người lớn tuổi có thể làm được gì. Mỗi khi thất vọng, tôi lại xem đồng hồ và chỉ cho phép mình trách móc, than thở, phàn nàn trong 10 phút. Sau đó, tôi gác mọi chuyện sang một bên và tiến về phía trước. Tất cả chúng ta đều có thể phát triển khả năng đương đầu với khó khăn. Tôi ghét phải lái xe lắm, nếu có việc phải đi đâu trong vòng 100 dặm mà không vội là tôi chạy bộ đến đó. Trước khi nghĩ rằng bạn già quá rồi, không thể chạy trên đường núi, leo lên vách đá hoặc lặn dưới biển, thì hãy nhớ rằng: Không bao giờ là quá muộn cả, cơ bắp luôn phát triển khi được tập luyện, bất kể bạn bao nhiêu tuổi. Khi bước sang tuổi 50, chúng ta thường suy nghĩ rằng nên nghỉ ngơi và thư giãn. Đó là một sai lầm và là sự thỏa hiệp của bản thân".

"Khả năng có thể đặt tôi vào điểm xuất phát, nhưng sự quyết tâm mới đưa tôi về đến đích. Và mỗi khi tôi xỏ chân vào giày chạy, tôi cũng đặt lên môi mình một nụ cười. Nhưng phần thưởng lán nhất với tôi là khi nghe có ai đó nói: "Tôi đã dự định nghỉ ngơi nhưng Helen đã động viên tôi quay về với cuộc sống".

"Khi bạn bắt đầu chạy hay làm bất cứ hoạt động nào khác, bạn hãy khỏi đầu thật chậm rãi, cố gắng tạo được một trạng thái thoải mái trước khi bạn dốc sức. Có nhiều lần tôi cảm thấy đuối sức khi tham gia một cuộc đua dài, và khi đó tôi không nghĩ về quãng đường mà mình phải chạy còn bao xa nữa, vì nếu nghĩ tới sẽ làm tôi đuối sức thêm. Tôi chỉ tập trung vào bước chạy tiếp theo, vì tôi biết rằng mình luôn luôn làm được điều đó. Và từng bước chạy một sẽ nhanh chóng đưa tôi về đích sau hành trình 100 dặm".

Đối với Helen Klein, mục tiêu mang tính thách thức có ý nghĩa rất quan trọng và có thể làm thay đổi cuộc đời bạn nếu bạn quyết tâm thực hiện được nó. Cho dù mục tiêu của bạn có là gì đi nữa thì vẫn phải luôn tập trung. Đừng bao giờ để những ý nghĩ phần tán làm cho bạn nhụt chí.

Chạy bộ là niềm đam mê của Helen Klein, nhưng đó không phải là niềm đam mê của tất cả mọi người. Bốn người con của bà đều rất tích cực tập luyện thể thao, nhưng họ chỉ chạy bộ khi cùng tập với mẹ. Chẳng có người con nào của bà từng tham gia chạy marathon, nhưng Helen vẫn thường nhắc nhở các con mình:

- Không bao giờ là quá muộn!

- First News Theo Internet

Bác nông dân và ngài quý tộc

Fleming là một nông dân Tô Cách Lan nghèo. Một hôm, trong lúc đi làm thuê trên đồng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, bác chợt nghe có tiếng trẻ con khóc từ một bãi lầy gần đó. Bác buông vội lưỡi cày và chạy nhanh đến nơi.

Và ngay trước mắt mình, bác nhìn thấy một cậu bé đang hoảng sợ vì bị mắc kẹt trong bãi sình lầy. Cậu bé khóc lóc kêu la và cố sức vùng vẫy để thoát ra nhưng càng lúc càng chìm sâu xuống. Thật may là bác Fleming ở gần đó chứ nếu không cậu bé chẳng có cơ may sống sót.

Ngày hôm sau, một chiếc xe ngựa sang trọng tiến đến khu vực gần như hoang vắng này, nơi bác nông dân Tô Cách Lan đang sống. Từ trên xe, một ngài quý tộc ăn mặc lịch sự bước ra và tự giới thiệu là cha của cậu bé mà bác Fleming cứu sống hôm qua.

- Tôi muốn trả ơn ông vì đã cứu mạng con trai tôi. - Ngài quý tộc nói.

- Không, thưa ông, tôi không làm việc đó để mong nhận được tiền công. - Bác nông dân khẳng khái khước từ lời đề nghị.

Đúng lúc đó, con trai bác bước ra từ căn nhà tồi tàn của mình.

- Cháu đây là con trai ông à? - Ngài quý tộc hỏi.

- Vâng. - Bác hãnh diện trả lời.

- Tôi có thỏa thuận này với ông. Ông cho phép tôi đưa cháu lên thành phố ăn học. Nếu cháu bé con ông có được tính cách giống như cha nó, sau này khi trưởng thành, cháu sẽ là người làm ông nở mày nở mặt. - Ngài quý tộc nói, giọng quả quyết.

Bác nông dân ngạc nhiên nhưng sau cùng đã đồng ý. Và quả nhiên đúng như lời tiên đoán, chẳng bao lâu sau, con trai của bác Fleming tốt nghiệp Y khoa ở trường đại học Thánh Marry - Luân Đôn và trả thành nhân vật nổi tiếng khắp thế giới với cái tên Alexandre Fleming, người đã khám phá ra thuốc kháng sinh Penicillin. Nhiều năm sau, con trai của ngài quý tộc bị bệnh lao phổi. Chính thuốc Penicillin đã cứu được anh ấy. Và đó chính là Winston Churchill - người được cả nước Anh tôn sùng.

- First News Theo Internet

Tiếng đàn cho mẹ

Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hanh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số học sinh thật sự tài năng.

Tôi có được cái mà tôi gọi là những học viên "được thử thách về âm nhạc". Robby là một ví dụ. Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một người mẹ độc thân, đưa cậu đến học bài piano đầu tiên. Tôi thích học viên của mình (đặc biệt là những bé trai) bắt đầu học ở lứa tuổi sớm hơn, và điều đó tôi cũng có giải thích với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ em hằng ao ước được nghe em chơi piano. Vì vậy, tôi nhận cậu bé vào lớp.

Qua nhiều tháng, cậu bé thì cần mẫn học bài và cố gắng luyện tập, tôi thì cố gắng nghe và động viên cậu. Cứ cuối mỗi bài học hàng tuần, em lại nói: "Một ngày nào đó mẹ sẽ nghe em đàn". Nhưng dường như vô vọng. Đơn giản là cậu bé không có năng khiếu bẩm sinh. Tôi chỉ nhìn thấy mẹ cậu bé từ xa khi bà đưa con đến hoặc ngồi chờ con trong chiếc xe hơi cũ kỹ. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ vào nói chuyện với tôi.

Rồi một ngày kia, Robby thôi không đến lớp. Tôi có nghĩ đến việc gọi em, nhưng lại thôi, vì nghĩ rằng em đã quyết định theo đuổi một cái gì khác. Thật sự, tôi cũng mừng vì em nghỉ. Robby là một màn quảng cáo tồi tệ cho khả năng dạy học của tôi!

Vài tuần sau, tôi gửi đến nhà các học trò của mình tờ bướm giới thiệu về buổi biểu diễn sắp tới. Thật ngạc nhiên, Robby hỏi em có thể tham gia biểu diễn không. Tôi trả lời rằng buổi diễn chỉ dành cho những bạn còn đang học, trong khi em đã nghỉ rồi.

Robby nói mẹ em bị bệnh nên không đưa em đến lớp được, nhưng em vẫn tiếp tục luyện tập. Em năn nỉ tôi cho em tham gia. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi đồng ý. Có thể vì sự kiên trì của cậu bé, hoặc có thể vì một cái gì đó trong tôi lên tiếng rằng sẽ ổn cả thôi.

Rồi đêm diễn cũng đến. Khán phòng của trường chật ních những phụ huynh, bạn bè, thân nhân của các em học viên. Tôi xếp Robby ở gần cuối chương trình, trước tiết mục nói lời cám ơn học viên và biểu diễn một bản nhạc kết thúc chương trình của tôi. Tôi sắp xếp thế để nếu

Robby có làm hư bột hư đường thì tôi cũng có thể cứu vãn bằng tiết mục của mình.

Và buổi diễn đã diễn ra khá suôn sẽ. Rồi đến lượt Robby. Cậu bé bước lên sân khấu với bộ quần áo nhàu nhèo và mái tóc giống như cậu mới vừa dùng máy đánh trứng để đánh bưng nó lên. Tôi thầm nghĩ sao em không ăn mặc như các học viên khác, sao mẹ em không chịu ít ra là nhắc em chải đầu trước khi đến với buổi tối đặc biệt này.

Tôi ngạc nhiên khi Robby tuyên bố em chọn bản Concerto số 21 của Mozart. Tôi vô cùng bất ngờ với những gì được nghe tiếp theo. Các ngón tay cậu bé lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên phím đàn. Tiếng nhạc đi từ cực nhẹ đến cực mạnh, từ rộn rằng đến sâu lắng. Tôi chưa từng được nghe người nào ở tuổi Robby chơi nhạc Mozart tuyệt vời đến vậy. Sau sáu phút rưỡi, em kết thúc bằng một đoạn nhạc mạnh dần lên. Mọi người đứng dậy vỗ tay vang dội.

Ngây ngất và giàn giụa nước mắt, tôi chạy lên sân khấu, ôm chầm lấy Robby trong niềm hạnh phúc. "Tôi chưa bao giờ nghe em chơi tuyệt như vậy! Em làm cách nào thế?".

Qua micro, Robby nói trong xúc động, giọng ngắt quãng: "Cô có nhớ em đã nói mẹ em bị bệnh không? Mẹ em bị ung thư và đã mất sáng ngày hôm qua. Mẹ em bị điếc bẩm sinh, vì vậy tối nay em đã cố gắng đến đây vì nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mẹ có thể nghe em chơi đàn. Em đã cố hết sức mình vì điều ấy".

Cả khán phòng hôm ấy không ai cầm được nước mắt. Khi những người ở Ban Công tác xã hội dẫn Robby về để nhận người đỡ đầu, mắt họ cũng đỏ và đầy xúc động. Tôi thầm nghĩ cuộc đời mình đã giàu hơn biết mấy khi nhận Robby làm học trò.

Vâng, tôi không có học trò thần đồng nào cả, nhưng tối hôm ấy, tôi trở thành học trò của Robby. Em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, tình yêu và niềm tin vào bản thân hoặc thậm chí dám đặt cược vào một người khác mà không hiểu tại sao.

Tôi tin rằng luôn có những thiên thần ở quanh chúng ta, bên cạnh chúng ta, và trong bản thân ta. Có lẽ bạn cũng có một thiên thần trong cuộc đời bạn, chỉ có điều đôi lúc chúng ta không nhận ra mà thôi?.

- Tuệ Nương Theo The Stories of Life

Chiến thắng thứ hai

Mỗi người bạn là một món quà mà cuộc sống trao tặng cho chúng ta.

- Robert Louis Stevenson

Kenneth là một học sinh lớp 6. Cậu rất vui và hồi hộp khi được chọn tham dự ngày hội thao của trường. Cậu bé đã vượt qua các bạn và về nhất trong lần thi chạy đầu tiên. Phần thưởng là dải ruy băng choàng chéo vai và sự hoan hô của khán giả khiến cậu rất hãnh diện - với bố mẹ và với các bạn cùng lớp.

Cậu bé tiếp tục thi lần chạy thứ hai. Ngay khi gần đến đích, chỉ cần thêm vài bước nữa thì Kenneth sẽ lại là người chiến thắng, nhưng cậu bé bỗng chạy chậm lại và bước ra khỏi đường đua. Bố mẹ cậu vô cùng thắc mắc:

- Tại sao con lại làm như vậy, Kenneth? Nếu con tiếp tục chạy, chắc chắn con sẽ giành chiến thắng nữa đấy.

Kenneth ngước đôi mắt trong veo nhìn bố mẹ và trả lời:

- Nhưng, mẹ ơi, con đã có một dải ruy băng rồi, còn bạn Billy lại chưa có.

- First News Theo Internet

Một chút can đảm vượt đường xa

Một giờ bắt tay vào hành động còn hơn một ngày ngồi than vãn, tưởng tượng viển vông.

- Ralph Waldo Emerson

Năm 1986, công ty quảng cáo của tôi thua lỗ nặng nề và đứng trên bờ vực phá sản, tôi hầu như chẳng có việc gì để làm. Tôi tuyệt vọng lang thang khắp nơi suy nghĩ về những ngày tươi đẹp đã qua và nặng lòng với câu hỏi tại sao mình lại đến nông nỗi này. Một ngày kia, tình cờ tôi đọc một bài báo cũ nói về tiềm năng của mạng Internet, một ý tưởng chợt lóe lên: Tại sao người ta không thể kiếm tiền qua mạng?

Khi đó trong đầu tôi đã hình thành sáng kiến thành lập công ty có tên "Bữa cơm trưa thú vị". Những người cần mở rộng mối quan hệ làm ăn sẽ gọi đến tôi. Trong vai trò người môi giới, với sự trợ giúp của mạng Internet, tôi sẽ tìm các ứng viên đúng với vị trí ngành nghề họ cần. Sau đó tôi giới thiệu họ gặp nhau qua một bữa cơm trưa thú vị. Thật là một kế hoạch hoàn hảo phải không?

Tuy nhiên, rào cản duy nhất là tôi không có nhiều tiền để khỏi sự công việc, vì thế tôi phải sử dụng đến "vốn" sẵn có: cái miệng của tôi. Tôi in 10.000 tờ bướm quảng cáo tại một xưởng in địa phương với giá rẻ. Lấy hết can đảm và đứng chôn chân tại ngã tư đại lộ Connecticut - K.Avenues, khu trung tâm thành phố Washington DC, tôi gân cổ hô to: "Bữa cơm trưa thú vị! Hãy đến với Bữa cơm trưa thú vị của chúng tôi!". Người đi đường nhìn tôi với chút giễu cợt nhưng rồi họ cũng cầm các tờ bướm.

Đến cuối ngày thứ ba, không một ai gọi đến, không đồng xu dính túi, chán nản và bắt đầu thất vọng, tôi lê bước về nhà. Vừa tới cửa, tôi nghe chuông điện thoại di động reo. Một phóng viên tờ Washington Post gọi đến. Ông ta đã đọc tờ bướm quảng cáo và muốn viết một bài phỏng vấn tôi trên trang nhất ở mục "Phong cách". Mặc dù tôi không có trụ sở công ty, không có điện thoại bàn và cũng chưa lên một kế hoạch kinh doanh nào cả, nhưng tôi vẫn đồng ý phỏng vấn.

Hôm sau, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn kéo dài rất thú vị. Anh ta hỏi xin số điện thoại của công ty, tôi hứa sẽ gửi sau. Tôi đến một công ty điện thoại địa phương và nhận được số 265 - EATT (lúc này chưa nối cáp nhưng ít ra tôi cũng đã có số). Tôi gọi điện cho anh phóng viên để thông báo số điện thoại bàn. Rất phấn khởi, anh ấy đồng ý viết bài - một ngoại lệ chưa từng có trong đời làm báo của anh.

Một buổi sáng, tôi nhận được tin nhắn chúc mừng của một người bạn sau khi anh này đọc bài báo. Tôi bật dậy ra khỏi giường. Nhưng số điện thoại bàn của tôi vẫn chưa sử dụng được. Vừa lúc đó, nhân viên công ty điện thoại đến để nối cáp cho tôi. 15 phút sau, anh nhân viên xuất hiện trước mặt tôi với một mẩu giấy trên tay.

- Cái gì thế này? - Tôi hỏi.

- Chà! số mới lắp sao lại có nhiều người biết để gọi thế. Đây là những cuộc gọi nhắn lại mà tôi nhận được trong lúc nối cáp, tôi ghi ra đây cho anh - Anh mỉm cười trả lời.

Lòng tôi như mở cờ. Công việc của tôi đã đi trước những gì tôi suy nghĩ và hành động.

Từ hôm đó, nhiều báo đài khác đã gọi đến tôi, trong đó có cả Thời báo New York, Tấm gương Khoa Học Kinh Doanh, cả tờ Giải trí Cuối Tuần cũng gọi đến. Tôi đã nhận hàng trăm lời yêu cầu về bữa cơm trưa cũng như đã giới thiệu nhiều khách hàng với nhau. Tôi đã hoàn thành ước muốn của mình: tìm lại được niềm vui trong công việc. Tất cả khỏi nguồn từ góc phố Connecticut - K. Avenues với những tiếng rao và thêm một chút can đảm.

- Nguyễn Đô Theo Internet

Trên cả nỗi đau

Vào một ngày tháng sáu êm ả năm 1941, tôi được gọi nhập ngã Sau đọt huấn luyện, tôi được đua đến Alaska để phục vụ trong bộ binh. Khi chiến tranh bùng nổ, người Nhật chiếm quần đảo Aleutian mà đó lại là con đường duy nhất dẫn đến Alaska.

Quân số binh đoàn chúng tôi ít đến nỗi mỗi người phải đi tuần tra từ năm đến mười dặm trên vịnh Cook một mình. Một ngày nọ, khi trời đổ tuyết rất dày, tôi đã thử đi tuần men theo một con đường tắt. Tôi không ngờ dưới lớp tuyết mỏng là cả một dòng sông băng lạnh giá. Tai họa bất ngờ ập đến. Tôi bị lọt thỏm xuống lòng sông ở độ sâu 1, 8 mét. Phần dưới chân trái của tôi bị gập thành một góc với phần trên, xương đầu gối bị đẩy lên đến gần háng. Tôi thật sự bị sốc bởi cái lạnh rét buốt và cơn đau khủng khiếp quá sức chịu đựng ấy. Nhiều giờ trôi qua, khi không còn hy vọng vào đội cứu hộ, tôi quyết định tự tử. Tôi ráng nhích về phía khẩu súng nằm cách đó chỉ vài bước chân, nhưng khi ngón tay chạm được cò súng thì tôi đã lịm đi. Trong một thoáng hồi tỉnh, tôi thấy mình nằm giữa một căn lều cứu thương trong rùng, chân được bó chặt bởi hai nhánh cây.

Sau nhiều tháng nằm trong viện quân y và chịu nhiều đợt phẫu thuật, dù chân trái bị tổn thương thê thảm, tôi vẫn được tuyên bố là sức khỏe đã hồi phục đủ để phục vụ tiếp trong quân đội, chiến đấu với quân Nhật ở Aleutian. Lý do đơn giản là vì quân đội quá thiếu người.

Quần đảo Aleutian là nơi sương mù dày đặc đến nỗi không thể thấy nhau quá vài bước chân. Tại đây, tôi thường chiến đấu xáp lá cà với lính Nhật. Tôi cũng không hiểu sao mình có thể sống sót sau những trận đánh khủng khiếp như thế. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vết thương, vết sẹo, một số nằm lộ ra bên ngoài, số khác mãi mãi còn lại bên trong cơ thể.

Nhưng chân trái của tôi không bao giờ lành hắn. Dù phải phẫu thuật nhiều làn, mười năm sau, tôi vẫn bị những con đau nhức triền miên hành hạ. Hơn bốn mươi năm sau tai nạn trên, tôi nghe nói về một nhà phẫu thuật đại tài người Nhật gốc Mỹ - bác sĩ Robert Watanabe - nổi tiếng chữa trị các chấn thương thể thao, đặc biệt là phần đầu gối. Khi ngành y khoa thể thao còn non trẻ, ông đã được chọn làm bác sĩ cho đội tuyển điền kinh Mỹ năm 1984.

Tôi đã được biết nhiều về đời tư của ông. Cha mẹ ông đều là công dân Mỹ. Khi chiến tranh nổ ra, Robert - mới được chín tuổi - cùng cả gia đình bị đưa vào trại tạm giam suốt mấy năm trời. Chú bé Robert cảm thấy cực kỳ đau khổ, thất vọng và điên cuồng vì sự bất công đó. Lớn hơn một chút, cậu giải tỏa nỗi tuyệt vọng của mình bằng cách chạy vòng quanh khuôn viên trại tạm giam cho đến khi gục xuống vì kiệt sức. Đến khi chiến tranh chấm dứt, gia đình được tự do thì cậu trở thành nhà vô địch chạy bộ mà động cơ chạy thật khó hiểu và khác thường. Khi trở về Los Angeles, Robert đã được một bác sĩ khuyến khích nên chuyển năng lượng không kiểm soát được ấy vào các hoạt động hữu ích hơn. Robert đã nghe theo thầy mình và bước vào thế giới y khoa.

Khi chúng tôi gặp nhau thì Robert Wantanabe đã là một bác sĩ nổi tiếng nhờ những công trình nghiên cứu và những ca phẫu thuật đầy sáng tạo. Nhưng từ những kinh nghiệm chiến tranh kinh khủng của riêng mình, tôi cảm thấy thật là mỉa mai khi để một người Nhật gốc Mỹ giúp đỡ. Tôi đã nói với ông ấy một cách e dè về điều đó. Và ông ấy hiểu. Robert đã nói với tôi:

- Tôi là một bác sĩ và trường hợp của anh là một thử thách đối với tôi. Tôi sẽ làm hết sức vì anh.

Thế là trong suốt hai năm sau đó, tôi đã trải qua biết bao đau đớn, kiên trì chịu đựng ba cuộc phẫu thuật lớn của bác sĩ Robert. Chân của tôi đã dài ra và thắng lại nhờ tài năng tuyệt vời của ông, và ông cũng được khích lệ từ kết quả này như chính tôi vậy.

Trong một lần thăm bệnh, một bác sĩ phẫu thuật người Anh không dám tin là tôi có thể đi dọc suốt phòng mà không hề khập khiễng, hai chân bằng nhau, người thắng, và rõ ràng là không chút đau đớn. Bác sĩ Wantanabe ôm choàng lấy tôi như một huấn luyện viên ôm cầu thủ của mình trong chiến thắng. Chúng tôi đều đồng ý đây là một phép lạ - nhưng sự hàn gắn tuyệt vời hơn vẫn còn chưa đến.

Trong suốt quá trình chữa trị lâu dài, Robert và tôi đã có dịp mở lòng ra tâm sự với nhau, cùng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về chiến tranh - sự tù tội của ông và những trận đánh khủng khiếp của tôi. Không biết tự khi nào, chúng tôi dần chuyển mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân thành tình bạn tri kỷ cũng như dần dần thấu hiểu nỗi đau của cả hai trong chiến tranh.

Trong lần thăm bệnh cuối cùng, Robert đã làm một việc khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Ông đã chọn kỷ vật quý giá nhất của mình - chiếc huy chương vàng Olympic mà ông nhận được với tư cách là bác sĩ của đoàn thể thao - trao cho tôi và nói những lời chân tình làm tôi xúc động tận tâm can:

- Chúng ta đều là những người chiến thắng, vì chúng ta đã làm hết sức để vượt qua nỗi đau thể xác và giúp nhau hàn gắn vết thuong tâm hồn.

- First News Theo Internet

HẾT TẬP 4