Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 27: Sai lầm [2]



Một câu “không phải là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5”, nói rất hùng hồn, dường như đã là tội chứng xác thực, không cho phép giảo biện. Tấu chương này khiếnvua Khang Hy hơi dao động, năm xưa Đệ Ba Sangye Gyatso giấu không pháttang suốt mười lăm năm tròn đối với cái chết của Đạt Lai thứ năm, sau đó là vì Khang Hy tra ra, y mới đưa linh đồng chuyển thế trở về, cử hànhđiển lễ tọa sàng. Giờ đây bản tấu của Lha-bzang Khan không thể khôngkhiến Khang Hy hoài nghi thân phận chân thực của Tsangyang Gyatso. Chẳng lẽ Sangye Gyatso quả thật to gan làm xằng, che giấu chân tướng của linh đồng chuyển thế? Tìm một thiếu niên không rõ lai lịch ở dân gian tớigiữ chức Phật sống?

Trước khi chân tướng chưa làm sáng tỏ, KhangHy đa mưu túc trí không tin lời nói phiến diện của Lha-bzang Khan, nhàvua phái sứ giả đến Tây tạng để điều tra thật giả vị Phật sống trẻ tuổinày. Khi sứ giả nhìn thấy Tsangyang Gyatso phong thái khác thường, thông tuệ hơn người, nghi hoặc dường như thay đổi. Sứ giả dâng thư trình báoKhang Hy: “Lạt Ma này không biết có phải là hóa thân của Đạt Lai thứ 5hay không, nhưng quả thật có pháp tướng thánh thể viên mãn.” Đồng thờicòn đính kèm thơ tình của vị Phật sống này lưu truyền trong thành Lhasa, những câu thơ thật tươi đẹp, rung động lòng người, là độc, cũng làthuốc. Chẳng lẽ Ngài thật sự là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5?Chẳng lẽ hành vi lãng tử của Ngài chỉ là vì Phật động lòng phàm? Thếnhưng Phật có thể động lòng phàm chăng?

Vị Phật sống vi phạmthanh quy Tsangyang Gyatso vốn nên chịu trừng phạt của giới luật. Nhưngvì lẽ gì thơ tình của Ngài lại sưởi ấm tâm ý con người như thế, đó không phải là kinh văn tối nghĩa khó hiểu, không phải là điều lệ đạo đức nhạt nhẽo hư vô, mà là cảm động, diễn giải bởi sinh mệnh và tình cảm mãnhliệt, là tiếng gọi đến từ linh hồn. Bắt đầu có những trái tim mềm yếuxúc động vì nó, lỗi Ngài đã phạm dường như chẳng phải là tội không thểtha. Có lẽ đáy lòng mỗi người đều xao xuyến tình cảm êm đềm, có lẽ trong lòng mỗi người đều có một bóng hình ghi lòng tạc dạ, có lẽ kiếp số củaTsangyang Gyatso cũng là kiếp số của đời người.

Có điều sai rốtcuộc vẫn là sai, những ai từng phạm sai lầm đều phải gánh vác hậu quả vì sai lầm của mình. Dù Khang Hy không lập tức trừng phạt TsangyangGyatso, nhưng Đệ Ba Sangye Gyatso lại không dám dung túng Ngài tùy tiệnlàm càn nữa. Mà cung Potala dường như đã không khóa nổi trái tim phóngđãng vì tình của Ngài, sự quản thúc lỏng lẻo đối với Ngài ngày xưa củaSangye Gyatso đã khiến thói ngỗ ngược của Tsangyang Gyatso ngày càngtăng thêm. Con ngựa hoang bị thả lỏng đã thoát cương mà đi, giờ nên làmsao để thu phục nó?

Trong lúc bất lực, Sangye Gyatso đành cầu xin Ban Thiều thứ 5 Lobsang Yeshe giúp đỡ, y hy vọng Tsangyang Gyatso sẽnghe theo lời khuyên của Ban Thiền, cứu với Ngài thoát khỏi biển tìnhcuồn cuộn. Đợi đến một ngày kia sau khi tỉnh ngộ, có lẽ Tsangyang Gyatso sẽ phát hiện ra rằng, thế gian thật sự có thể hoàn toàn đổi mới. Trênthực tế, Sangye Gyatso hiểu rõ hơn bất cứ ai, đứa trẻ này bướng bỉnhdường nào, đa tình dường nào. Nhưng Sangye Gyatso đã không còn cách nàokhác, Lha-bzang Khan làm sao chịu để yên cho họ?

Tu việnTashilhunpo[2] ở Shigatse[3], là trụ sở của Ban Thiền Lạt Ma các đời.Ban Thiền thứ 5 Lobsang Yeshe cũng có nghe nói về hành vi kinh hãi thếtục của Tsangyang Gyatso, Ngài phải khuyên nhủ, làm lễ thọ giới tỳkhưu[4] cho Tsangyang Gyatso. Ngài không hy vọng nhìn thấy vị Phật sốngtrẻ tuổi này vì tình mất đứt tiền đồ, sa vào đầm lầy sâu thẳm khônlường. Sự mê loạn của Phật sống sẽ khiến cả Hoàng Giáo gió mây biến ảo,lúc đó, tước cục thế sóng lớn cuồn cuộn, ai còn có thể ra sức cứu vãn?

[2] Tu viện Tashilhunpo (Trác Thập Luân Bố): xây năm 1447 bởi đệ tử của Tsongkhapa.

[3] Shigatse hay Xigazê (Nhật Khách Tắc): là một địa khu của Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Về mặt lịch sử, hầu hết địa khu từng là một phần củatỉnh Tsang, thuộc Tây Tạng cũ. Trung tâm hành chính của địa khu là thành phố Shigatse.

[4] Giới tỳ khưu: còn gọi là giới cụ túc, chỉ giới luật các vị tỳ khưu và tỳ khưu ni phải tiếp nhận và tuân thủ, thọ giớitỳ khưu là chính thức có được tư cách tỳ khưu, tỳ khưu ni.

Năm1702, Tsangyang Gyatso hai mươi tuổi đến Shigatse. Tu viện Tashilhunpodưới ánh nắng lấp lánh hào quang rực rỡ, nó chỉ thẳng lên trời xanh,dường như biết trước ý trời, quang ảnh mê ly, soi rọi cơn sóng nhấp nhôtrong lòng Tsangyang Gyatso. Còn Ngài vẫn giữ vẻ mặt bình tĩnh điềm đạm, dường như người đến đây thọ giới là một nhà sư không liên quan gì vớiNgài. Thượng Sư đi theo bên cạnh thấy thần sắc khác thường của Ngài lạisinh lòng bất an, vì họ không biết vị Phật sống trẻ tuổi này rốt cuộcđang nghĩ gì. Vẻ trầm mặc của Ngài tựa như mặt trời lặn chầm chậm chìmxuống phía tây, mang theo một nỗi cô độc cách biệt với đời và đoạn tuyệt lạnh lẽo.

Đêm nay tôi bắt đầu cảm thấy bất an vì cái tênTsangyang Gyatso. Đọc qua thơ tình của Ngài, tôi đã hiểu, trên đời Ngàikhông thể thoát ly biển tình được nữa, dù linh hồn Ngài rất cố gắng đếngần bên Phật. Tôi từng thề ước, đời này chỉ làm một cô gái trong cõitrần, kiếp sau lại nghe Phật giảng thiền. Nhưng thời khắc này tôi lạimuốn làm một người hành hương vô danh của cung Potala, một mình đi trênthềm đá dài hun hút. Hoặc vượt ra khỏi hồng trần muôn trượng, cùng Ngàiđi đến đạo tràng bồ đề; hoặc vì Ngài ở chốn hồng trần sâu nhất, soigương trang điểm.