Đức Phật Và Nàng

Chương 63: Hành lang Hà Tây 1000 năm lịch sử



Đoàn chúng tôi bị chặn lại ở cổng thành NgọcMôn Quan. Tôi và Rajiva, cùng hàng vạn nghệ nhân Khâu Tử khác đều ở cuối đoàn,nên ngoài tôi ra, không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Hôm đó, chúng tôi đượclệnh dựng trại ngoài thành Ngọc Môn Quan. Không ai có thể ngờ, hơn mười ngàysau, chúng tôi vẫn phải sống trong những lán trại bên ngoài thành đó.Thứ sử Lương Châu doPhù Kiên sắc phong – Lương Hy kiên quyết không cho Lữ Quang qua ải Ngọc Môn vàkhiển trách Lữ Quang trái lệnh Phù Kiên, tự ý về kinh. Sự thực là Lữ Quang trởvề theo chiếu thư của Phù Kiên, nhưng có lẽ Lương Hy muốn thừa dịpPhù Kiên thất thế để đục nước béo cò, cát cứ phân tranh, nên mới viện ra cái cớvô lý đó, hòng định tội Lữ Quang. Lương Hy phái con trai là Lương Dẫn cùng bộtướng Diêu Hạo, dẫn theo năm vạn quân đến chặn đánh Lữ Quang.

- Kết cục thế nào?

Chúng tôi nằm ôm nhautâm sự, tôi ngã đầu trên cánh tay chàng, cảm giác thoải mái, dễ chịu vô cùng.

- Lữ Quang không phảimột người tốt, nhưng ông ta khá có tài đánh trận, lại có một trợ thủ đắclực, giỏi phân tích và phán đoán tình hình là Đỗ Tấn.

Cuộn tròn và vùi sâumình trong lòng chàng, hít hà hơi thở đượm mùi đàn hương rất đặc biệt củachàng, cảm giác vô cùng khoan khoái.

- Lương Hy vốnlà thư sinh nho nhã, nhưng không cơ trí, gian hùng, không giỏi dụng binh, khôngchịu nghe lời can gián. Đỗ Tấn sẽ hiến kế với Lữ Quang, lợi dụng mâu thuẫntrong quân đội của Lương Hy, tiến đánh bất ngờ. Đỗ Tấn thậm chí sẽ lấy đầu mìnhra đảm bảo cho trận đánh này.

Chúng tôi ở hậuphương, nhưng vẫn nghe rõ tiếng gươm đao phía trước. Chỉ một ngày,tin chiến thắng của Đỗ Tấn đã được loan báo khắp trong quân. Mấy ngày sau, khôngcam tâm, Lương Dẫn lại kéo quân đến gây chiến, bị Đỗ Tấn đánh cho tan tác.Lương Dẫn cùng hàng trăm kỵ binh chạy trốn về hướng Đông, bị Đỗ Tấn truy đuổivà bắt sống. Tài chỉ huy hiệu quả trong biến cố tại hẻm núi lúc trước và chiếncông đánh bại Lương Dẫn trong cả hai trận đánh vừa qua đã khiến uy danh của ĐỗTấn nổi như cồn khắp toàn quân. Nhưng tôi không nén nổi tiếng thở dài. Đỗ Tấnlà người có đầu óc hơn Lữ Quang, nhưng phó tướng lập công lớn thường khiến chủtướng lo sợ, lịch sử đã chứng minh, vì bị Lữ Quang ghen ghét đố kỵ nên chỉ mấynăm sau, Đỗ Tấn đã mất mạng.

Vì Rajiva không baogiờ chịu ngồi yên một chỗ, nên mấy ngày nay cả hai chúng tôi đều rất bận rộn,Rajiva tụng kinh siêu độ cho các tử sĩ và chữa trị cho những người bị thương.Tôi trở thành trợ lý của chàng, những tri thức về vệ sinh dịch tễ ít ỏi của tôiở thời hiện đại đã phát huy tác dụng, chí ít nó đã giúp giảm đáng kể tỉ lệ lâynhiêm bệnh tật của các thương bệnh binh giữa mùa hè nóng bức này.

- Một ngày nọ, Phật tổThích Ca Mâu Ni dẫn theo các đệ tử xuất hành, bỗng trên đường đi Ngài trôngthấy một đống xương khô. Phật tổ cung kính vái lạy đống xương ấy, đệ tử A Nanlấy làm băn khoăn, Phật bảo rằng: “Xương cốt này biết đâu là xương cốt của tổtiên hay cha mẹ ta trong nhiều đời trước. Bởi nhân duyên ấy mà ta nay lễ báihọ. A Nan, con hãy chia đống xương này làm hai phần. Nếu là xương cốt của đànông thì sẽ có màu trắng và nặng hơn. Nếu là phụ nữ, thì sẽ có màu đen và nhẹhơn.”

Bốn năm mươi binh sĩchen nhau trong lán trại của chúng tôi, không còn chỗ ngồi, họ phải đứng ngheRajiva giảng kinh. Ý tưởng ban đầu của Rajiva là giảng kinh để động viên cácbinh sĩ bị thương. Nhưng thông tin này đã truyền đi nhanh chóng trongđoàn quân, chỉ vài ngày sau đã có rất nhiều binh sĩ khẩn cầu Rajiva thuyếtgiảng kinh Phật. Và rồi mỗi tối, họ đều đến lán trại của chúng tôi nghe Rajivagiảng kinh nửa canh giờ.

Rajiva có biệt tàidùng các câu chuyện để minh họa và diễn giải những giáo lý Phật pháp uyên thâm.Từ sau thảm biến tại hẻm núi kia, danh tiếng của Rajiva đã văng khắp toàn quân,các binh sĩ tôn kinh chàng như thần linh. Tín đồ của chàng ngày càng đông.

Tôi đặt cốc nước trướcmặt chàng. Bao nhiêu con người chen chúc trong lán trại chật hẹp, không khí bíbách, nóng nực, oi nồng vô cùng. Nhưng các binh sĩ vẫn say mê nghe giảng, khôngai chịu ra ngoài. Mồ hôi đầm đìa, Rajiva đưa tay lên lau trán, tiếp tục giảngkinh:

- Tôn giả A Nan khi ấychắp tay bạch rằng, sau khi chết, xương cốt của đàn ông và phụ nữ đều như nhau,làm sao để phân biệt? Phật bảo với A Nan: “Người đàn ông lúc sinh thời, nếu họchăm chỉ vào chùa nghe giảng kinh Phật, thì xương cốt của họ sẽ có màu trắng vànặng. Phụ nữ là những người nặng về tình cảm, họ phải sinh đẻ và nuôi nấng concái và cho đó là bổn phận của mình. Mỗi em bé khi lọt lòng đều được nuôi sốngnhờ sữa mẹ. Sữa đó là do máu chuyển biến thành. Vì nuôi con vất vả, ngườimẹ ngày một héo hon, tiều tụy, xương cốt chuyển sang màu đen và trọng lượngcũng nhẹ đi.

Có ai đó đã khóc nấclên thành tiếng:

- Bây giờ, đệ tử mớibiết, ơn mẹ như núi cao.

Rajiva đưa mắt khắplượt các binh sĩ ánh mắt thương cảm, chậm rãi nói:

- Không chỉ có ơn chocon bú mớm, mẹ ta còn có mười ơn đức lớn sau: Thứ nhất, ơn hoài thai và dưỡngthai. Thứ hai, ơn chịu đau lúc sinh nở. Thứ ba, ơn quên đi sầu muộn khi conchào đời. Thứ tư, ơn ngậm cay nuốt đắng để mớm phần ngọt cho con. Thứ năm, ơnnằm chỗ ướt để dành chỗ khô cho con. Thứ sáu, ơn cho bú và nuôi dưỡng. Thứ bảy,ơn lau rửa sạch sẽ thân thể con. Thứ tám, ơn nhớ nhung khi con đi xa. Thứ chín,ơn hy sinh thân mình vì con. Thứ mười, ơn hết mực yêu thương con… Nhưngchúng ta đã báo đáp ân đức của cha mẹ như thế nào?

Chàng ngừng lại, buồnbã lắc đầu:

- Vẫn có những ngườicha người mẹ phải sống cảnh già cả trong cô đơn, bị con cái ghẻ lạnh. Có kẻ chỉbiết chăm lo cho thê thiếp mà bỏ mặc cha mẹ. Có kẻ đi xa không gửi về cho chamẹ một dòng thư, khiến cha mẹ ngày đêm mong nhớ, bồn chồn không yên. Các vị ởđây, có ai từng mắc những tội này không?

Có người giấu mặt rưngrức khóc, có kẻ đấm ngực tự trách, có kẻ gào lên thảm thiết:

- Chúng con đều cótội, vì không biết đến công ơn to lớn ấy của bậc sinh thành, chúng con là lũcon bất hiếu! Cúi xin pháp sư rủ lòng thương, vạch đường chỉ lối cho chúng con,làm thế nào để báo đáp ân đức của cha mẹ?

Rajiva nhìn tôi, khẽ gậtđầu, tôi bèn đưa cho chàng cuốn kinh đã chuẩn bị từ trước.

- Hôm nay ta giảngkinh “Phật nói, cha mẹ ân trọng khó báo đáp”. Cuốn kinh này ta vừa dịch xonghôm qua, chỉ có một quyền duy nhất. Nếu muốn báo ơn, hãy chép và tụng đọc kinhnày thường xuyên để sám hối những tội lỗi của mình. Hãy vì cha mẹ mà cúng đườngTam Bảo. Hãy vì cha mẹ mà ăn chay và tuân thủ giới luật. Hãy vì cha mẹ mà làmviệc thiện và tu dưỡng đạo đức. Tuy các vị đều xa nhà, xa cha mẹ, nhưng lònghiếu thảo không suy chuyển, các vị vẫn là những người con có hiếu.

Mấy ngày trước đó,chúng tôi đã cùng thảo luận xem nên thuyết giảng cuốn kinh văn nào. Đa phần cácbinh sĩ đều là những người không biết chữ, chỉ nên giảng giải những kinhvăn đơn giản, dễ hiểu. Vậy nên, Rajiva đã chọn ra cuốn kinh văn về lòng hiếuthảo và chàng dành ra mấy ngày trời để dịch sang tiếng Hán. Cuốn kinh này tuyrất ngắn, nhưng chàng vẫn thận trọng, cùng tôi phân tích, soi xét tỉ mỉ từngchữ một. Sau khi hoàn thành, tôi vui mừng khôn xiết, vì đây là tác phẩm đầu taycủa dịch giả Kumarajiva nổi tiếng. Ngôn ngữ trau chuốt, dễ đọc dễ thuộc, nhữngbài kệ với tiết tấu, vần luật nhịp nhàng, trôi chảy, đó là dấu hiệu của mộtphong cách dịch thuật đỉnh cao, sẽ được thể hiện toàn vẹn trong những năm thángở Trường An sau này.

- Xin pháp sư hãy giaobộ kinh văn này cho đệ tử. Đệ tử từng đến trường, có biết chút ít chữ nghĩa. Đệtử chép xong sẽ gửi lại pháp sư.

Người đó là đội trưởngTrình Hùng, ngoài ba mươi tuổi, tuy xấu xí, cục mịch nhưng rất hiếu học vàthành tâm, thường hay tìm gặp Rajiva để hỏi về kinh văn Phật pháp.

Rajiva gật đầu, giaocho Trình Hùng thành quả suốt mấy buổi tối của chúng tôi. Anh ta cung kính đónlấy cuốn kinh, chỉ một lát sau đã bị vây bọc bởi rất nhiều người, đề nghị anhta chép thêm cho mấy cuốn. Buổi giảng kinh kết thúc, mọi người đã ra về, tôi vàRajiva nhìn nhau mỉm cười. Tôi lấy khăn ướt, lau mồ hôi trên mặt chàng.

Chàng cầm tay tôi, khẽthe dài:

- Không biết cha mẹ taở trên trời có được bình an.

Nhắc đến bố mẹ chồng,những ký ức về họ lại hiện lên sống động trước mắt tôi. Tôi cũng thở dài, nắmlấy tay chàng:

- Cả đời làm việcthiện, lại một lòng thờ Phật. Phật tổ từ bi, chắc chắn sẽ tác hợp cho họ để họđược ở bên nhau. Em tin rằng họ đang dõi theo và phù hộ cho chúng ta…

Chàng nhìn tôi, gậtđầu đồng tình, yên lòng nở nụ cười rạng rỡ. Đúng lúc ấy, có ai đó xông vàotrong lán, chúng tôi giật mình, vội vã tách nhau ra. Thì ra là Trình Hùng,không hiểu vì sao anh ta đột nhiên quay lại.

Trình Hùng quỳ sụpxuống, khấu đầu:

- Thưa pháp sư, nhữngngày qua được pháp sư giáo hóa, con nhận ra rằng con rất muốn được thờ phụngPhật tổ, cầu xin ngài nhận con làm đệ tử, xin hãy xuống tóc cho con.

Rajiva lắc đầu:

- Anh có vợ có con,trong nhà lại còn cha mẹ già cả, không thể xuất gia.

Anh ta vừa quỳ vừa lêđến bên chân Rajiva, van nài khẩn thiết:

- Pháp sư, đệ tử mộtlòng hướng Phật, nguyện từ bỏ vợ con và gia đình, chỉ mong được thành Phật.

- Bỏ vợ bỏ con sao cóthể thành Phật được! Làm con, làm chồng, làm cha là trọng trách trời ban, saoanh có thể bất hiếu, bất nghĩa như vậy!

Rajiva chau mày:

- Anh có lòng hướngPhật là rất tốt, nhưng muốn được thành Phật không nhất thiết phải xuất gia, anhcó thể tu tại gia. Trình Hùng băn khoăn không hiểu và không chịu đứng lên:

- Xin pháp sư chỉ dẫncho con cách tu hành tại gia!

Rajiva đỡ anh ta đứngdậy, nghiêm nghị hỏi:

- Cư sĩ phải tuân thủnăm điều giới luật: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nóidối, không uống rượu. Anh có thể nghiêm chỉnh tuân thủ giới luật, làm việcthiện và tu dưỡng đạo đức không?

- Dạ thưa…

Anh ta ngập ngừng,ngẩng đầu nhìn Rajiva, vẻ mặt đầy ăn năn:

- Bàn tay đệ tử đãnhuốm máu mấy chục mạng người, giết người gây tội ác, đệ tử tự thấy mình tộilỗi chất chồng. Từ nay về sau, xin hứa nghe theo lời thầy, tuân thủ nghiêm ngặtgiới luật, làm việc thiện, cầu mong sao được giải thoát.

- Trong tâm có Phật,đó mới là điều căn bản.

Rajiva gật đầu: - Tasẽ thọ giới, để anh làm cư sĩ tại gia. Sau khi thọ giới, Trình Hùng hoan hỉ ravề, đây là vị cư sĩ đầu tiên trong đoàn quân. Chờ khi chỉ còn lại hai chúngtôi, tôi hỏi Rajiva:

- Anh ta là quân nhân,không giết người e là không thể. Tội phá giới sẽ nghiêm khắc hơn nếu anh takhông làm cư sĩ.

Rajiva gật đầu, thởdài:

- Nếu anh ta biết tuânthủ giới luật, trong lúc giao tranh, không lấy mạng của đối thủ, như vậy đã lậpcông đức to lớn lắm rồi!

Trình Hùng đã chép rarất nhiều bản “Kinh Phật nói cha mẹ ơn trọng, khó báo đáp”, sau đó cuốn kinhnày được truyền đi rất nhanh trong đoàn quân. Rất nhiều người đã đến thỉnh giáoRajiva về Phật pháp, hoặc đến hỏi tôi những chữ không đọc được. Cuốn kinhnày giản dị, dễ hiểu, dễ thấm, nên chẳng mấy chốc, đã dấy lên lòng hướng thiệntrong toàn quân.

Mùa hè năm 385 sauCông nguyên, thời tiết oi bức dị thường, mấy tháng liền không có lấy một giọtmưa. Tháng Tám năm đó, khi chúng tôi tưởng chừng không thở nổi với cái nắngnóng nơi đây, quân đội của Lữ Quang đã tiêu diệt hoàn toàn quân chủ lực củaLương Hy và tiến vào Ngọc Môn Quan.

Hoàng hà, mây trắngliền nhau

Thành côi một mảnh,núi cao tiếp trời

Thổi chi Chiết Liễusáo ơi

Gió xuân đâu lọt rangoài Ngọc Môn[1]

[1] Bài thơ “KhúcLương Châu” – Vương Chi Hoán, bản dịch của Tương Như. Khúc Chiết liễu thời xưa,phổ cho sáo, gợi nỗi buồn người đi chinh chiến hoặc kẻ xa nhà.

Cửa ải cô liêu đứngsừng sững trên núi cao này được biết đến nhờ những chuyến hàng ngọc Khotan đượcchuyên chở qua đây để vào Trung Nguyên. Vào thời cổ đại, khái niệm biên giớiquốc gia không rõ ràng như thời hiện đại, cửa ải Ngọc Môn chỉ được hiểu là nơiphân chia ranh giới giữa Tây vực và Trung Nguyên, tiến vào Ngọc Môn Quan tức làđã đặt chân lên mảnh đất Trung Nguyên rộng lớn.

“Mưa mai thấm bụi VịThành

Liễu bên quán trọ sắcxanh ngời ngời. Khuyên anh hãy cạn chén mời Dương Quan ra khỏi ai người cốtri[2]”

[2] Bài thơ “Tiễn bácHai Nguyên đi sứ An Tây” – Vương Duy, bản dịch của Tương Như.

Phải qua cửa ải DươngQuan, bạn mới có thể tiến vào thành phố phồn hoa nhất ở cực Tây – thành ĐônHoàng. Hán Vũ Đế đã “lập bốn quận, dựng hai ải” trên hành lang Hà Tây. Bốn quậnđó là Vũ Uy, Trương Dịch, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng, hai cửa ải là Ngọc Môn Quan vàDương Quan. Bốn quận nêu trên, đồng thời là bốn thành phố quan trọng nhất trênhành lang Hà Tây, cả bốn thành phố vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho đếntận thế kỷ XXI, ngay cả tên gọi cũng vẫn được giữ nguyên sau hơn hainghìn năm.

Hai cửa ải chiến lượcNgọc Môn Quan và Dương Quan, đến đời Tống thì đã không còn thuộc lãnh thổ củanhà Tống nữa. Cùng với sự suy yếu của con đường tơ lụa, hai cửa ai này dẫn trởnên hoang phế, sau cùng đã bị vùi sâu trong gió cát. Đến thế kỷ XXI, nơi đâychỉ còn lại dấu tích của một vài phong hỏa đài, đứng chơ vơ giữa sa mạc mênhmông, khiến hậu thế không khỏi thổn thức khi ngâm ngợi những vần thơ đầy hàokhí đời Đường, tưởng niệm những năm tháng huy hoàng, hào hùng.

Tôi đặt chân đến thànhĐôn Hoàng với lòng thành kính và ngưỡng vọng, đây là vùng thánh địa thiêngliêng mà mọi người ở thế kỷ XXI đều mong muốn được ngắm nhìn. “Đôn nghĩa là tolớn, Hoàng nghĩa là phồn thịnh”. Đối với con người thời hiện đại, ý nghĩacủa thành Đôn Hoàng nằm ở những bức bích họa trên những động đá kỳ vĩ đã trảiqua hàng nghìn năm, là nỗi sỉ nhục khi Tàng kinh động bị bọn người Marc AurelStein cướp đoạt, là nỗi bi phẫn sau khi đọc bài viết “Tháp đạo sĩ” của Dư ThuVũ.

Hai mắt tôi sáng longlanh khi mô tả những bức bích hoạt tinh xảo trong thạch động ở Mạc Cao choRajiva nghe. Thạch động này được xây dựng vào đời Đường, nên thời điểm này tôikhông thể nhìn thấy, đó là điều nuối tiếc nhất trong hành trình trên con đườngtơ lụa của tôi. Tôi khoa chân múa tay trong cỗ xe ngựa chật hẹp, trong khichồng tôi chỉ mỉm cười hiền hòa, ngồi một bên nghe tôi kể chuyện, chốc chốc lạiđưa tay ra đỡ tôi khỏi ngã khi xe ngựa lắc lư. Trong lúc cao hứng, tôi đã hátvang ca khúc chính trong phim “Thành Đôn Hoàng”[3]. Hồi xem bộ phimtruyền hình này, tôi đã mê say khúc ca bi tráng, thê lương ấy.

[3] Phim được chiếutrên kênh VTV1 năm 2007.

“Gió cuộn Đôn Hoàngvần vũ, lục lạc lanh canh, khuấy động giấc ngàn năm. Âm thanh tụng niệm vọngkhắp cõi luân hồi. Ta gọi tên em trong Đại tạng kinh, khẽ lay gọi vận mệnh thứctỉnh. Thạch động hoang tàn, nỗi nhục ngàn năm che khuất ánh bình minh. Mây trôimuôn dặm, bụi nhuốm đường trần. Ta trình diễn điệu vũ ly tán của ta và em trongkiếp này bằng tranh thuyết pháp của Bồ Tát”.

Gió cát sa mạc vùi lấpphồn hoa Đôn Hoàng. Một chén trà giữa thời loạn, dốc cạn vào lòng. “Ta vẽtóc em, vẽ gương mặt mà ta hằng nhung nhớ lên bức bích họa phi thiên. Ta ở ĐônHoàng chép tranh Bồ Tát, mượn Phật pháp mà cười trông thiên hạ”. Vào thời đạitôi đang có mặt, sau mười năm nữa, Đôn Hoàng sẽ trải qua một sự kiện lịch sửtrọng đại. Năm 400 sau Công nguyên, Lý Cảo (người Hán) sẽ xưngvương ở Đôn Hoàng, lập ra nước Tây Lương, đây là lần đầu tiên Đôn Hoàng trởthành kinh đô của một nhà nước. Lý Cảo chỉnh đốn triều chính, cắt giảmlao dịch, thuế má, coi trọng Nho học, chăm lo phát triển giáo dục. Bởi vậy,trong suốt hơn mười năm cai trị, Lý Cảo đã biến Lương Châu hỗn loạn thành mộtkhu vực tương đối ổn định, người Hán lũ lượt kéo về đây náu thân, văn hóa ĐônHoàng phát triển rực rỡ, dẫn đầu Lương Châu về mọi mặt trong suốt một thời kỳdài. Nước Tây Lương tồn tại được hai mươi năm, sau đó bị nước Bắc Lương của Thư Cừ Mông Tốn – người Hung Nô tiêu diệt.

Cuối tháng tám, chúngtôi đến Tửu Tuyền, dừng lại nơi đây tám ngày. Sự kiện khiến Lữ Quang mởcờ trong bụng khi tới đây là đối thủ đáng gờm của ông ta là Lương Hy đã bị bắt.Lương Hy trốn đến Guzang, bị thái thú Vũ Uy là Bành Tế lập mưa bắt được, hiếncho Lữ Quang. Lữ Quang giết chết hai cha con Lương Hy ở Tửu Tuyền. Bướcsang tháng chín, thời tiết vẫn không mát mẻ hơn, mùa thu trốn đâu xa lắc. Trongcái nắng nóng, oi nồng, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chúng tôi tiến vào Guzang –điểm đến sau cùng của chuyến đi này, đây cũng là thành phố quan trọng nhất ởLương Châu.

Guzang là một quậnthuộc Lương châu, đồng thời là căn cứ quân sự quan trọng trên hành lang Hà Tây.Guzang ban đầu do người Hung Nô xây dựng, sau trở thành nơi sinh sống của nhiềudân tộc khác nhau: người Hán, người Khương, người Hung Nô. Dân số trong thành khoảnghơn hai mươi vạn, vào thời Thập lục quốc, Guzang được xem là một thành phố lớn.Ngoại thành có núi tuyết Kỳ Liên sơn, cỏ cây tươi tốt, là vùng đất màu mỡ, lạilà ranh giới giữa vùng nông canh và vùng du mục. Nhà Tiền Lương của họ Trươngđã khai phá và phát triển đất này được sáu mươi năm. Vì họ Trương là người Hánnên khi Trung Nguyên xảy ra chiến tranh, rất nhiều người tài và phú hộ đã rờikhỏi Trung Nguyên, đến Lương Châu lánh nạn. Guzang trở thành nơitập trung đông đảo nhân tài, kinh tế phát triển phồn thịnh, văn hóa Hán đóngvai trò chủ đạo.

Xe ngựa lộc cộc lănbánh vào thành phố, tôi kéo rèm cửa ra ngắm nhìn. Vị vua đầu tiên của nhà TiềnLương – Trương Quỹ là người có công mở rộng Guzang, ông đã cho xây dựngthêm bốn thành phố vệ tinh quanh thành trì ban đầu, nhờ vậy, diện tích củaGuzang lớn hơn rất nhiều diện tích các tiểu quốc ở Tây vực. Kiến trúc mangphong cách Hán đang trải ra trước mắt tôi. Đã lâu không được thấy những mái nhàtruyền thống của người Hán với mái chồng và chiếu nghỉ. Hai bên đường bày laliệt các sạp hàng, trung tân thành phố có lầu trống và lầu chuông, đó là quyhoạch thành phố điển hình của người Hán.

Tuy vào giai đoạnthoái trào, nhà Tiền Lương không tránh khỏi tình trạng tranh giành vương vị, triều chính rối loạn liên miên, giống như hầu hết các quốc gia thờiThập lục quốc, nhưng so với nhà Hậu Triệu của Thạch Lặc, Thạch Hộ ở TrungNguyên, thì nhà Tiền Lương của họ Trương phát triển hơn rất nhiều. Vậynên, khi Lương Châu rơi vào tay Lữ Quang, vùng đất này không bị tổn hại gìnhiều, điều đó đã giúp Lữ Quang nhanh chóng xây dựng được bộ máy chính quyền.Có thể thấy, một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp Lữ Quang trở thành vuamột nước trong thời Thập lục quốc đó là sự may mắn.

Năm 401 sau CôngNguyên, nhà Hậu Lương của họ Lữ đầu hàng nhà Hậu Tần, vài năm sau, vuaNam Lương là Thốc Phát Nục Đàn tiến vào Guzang. Không lâu sau đó, vua Bắc Lươnglà Thư Cừ Mông Tốn tấn công Guzang, đặt Guzang làm kinh đô, cho đến năm 439 sauCông nguyên, Bắc Lương bị nhà Bắc Ngụy tiêu diệt. Bắc Ngụy tiếp nhận hơn haimươi vạn dân của Guzang, về sau, thành Guzang được gọi là thành Vũ Uy.

Một cánh tay đặt lênvai tôi, quay lại, thấy chàng cũng đang nhìn ra bên ngoài, ánh mắt xa xăm,dường như đang suy ngẫm điều gì. Tôi nắm tay chàng, đây chính là nơi chúng tôisẽ sinh sống trong suốt mười bảy năm trời. Bước vào thế kỷ XXI, nơi đây đãkhông còn bất cứ dấu tích nào của thời kỳ Lữ Quang. Cũng chính tại đây, 1650năm sau, ngôi chùa mang tên Kumarajiva đã được xây dựng, để tưởng niệmnhững năm tháng chờ đợi trong âm thầm, mòn mỏi của chàng.