Diệc Thứ và Kha Tuyết

Chương 10



Cô gáihọc nghệ thuật tan tầm lúc mười rưỡi, sau khi tan tầm, cô lái xe đưa tôi tớiquán cà phê kia, nhưng quán đã đóng cửa.

"Cặp tài liệu của anh sao giờ?" Cô hỏi.

"Mai lúc hết giờ làm tôi đến lấy cũng được." Tôi nói. "Dù saotrong đấy cũng không có gì quan trọng."

"Để tôi đưa anh về nhà."

"Không cần đâu, mình không cùng đường mà." Tôi mở cửa xuống xe."Mai lại gặp ở quán cà phê nhé."

"Được." Cô mỉm cười, vẫy tay tạm biệt.

Tôi ngồi tàu điện ngầm về, lúc đến nhà đã hơn mười một giờ.

Bước vào phòng khách, thấy Đại Đông đang thảnh thơi xem ti vi, tôi rất ngạcnhiên nhìn cậu ta.

"Sao thế?" Đại Đông nói. "Sao cậu lại nhìn tớ thế?"

"Cậu có thời gian xem ti vi từ lúc nào?"

"Kịch bản tớ viết sắp xong rồi nên định thả lỏng một chút."

"Vậy cậu nên đi gặp Tiểu Tây đi, đã lâu rồi cậu không ở bên cô ấy."

"Lúc này chắc cô đã đã ngủ lâu rồi." Đại Đông lại nhìn tôi hỏi:"À? Cặp tài liệu của cậu đâu?"

"Nói ra thì dài lắm." Tôi ngồi xuống.

"Ha ha." Đại Đông đột nhiên hưng phấn lấy ra kịch bản mình viết, hỏitôi: "Có muốn đọc thử không?"

"Được. Có điều tớ muốn bớt tiền thuê nhà một ngày."

"Này."

"Không thì tớ không đọc."

"Cậu chẳng giống người học khoa học." Cậu ta đưa kịch bản cho tôi."Giống người học thương mại hơn."

"He he."

Tôi cầm kịch bản, tập trung xem xét.

Xem xong mấy cảnh, tôi bèn nói: "Nhân vật nam chính chắc rất quan tâm tớithời gian."

"Sao cậu lại cảm thấy thế?" Đại Đông vừa nói vừa ghé sát vào tôi.

"Vì chẳng có chuyện gì cậu ta cũng xem đồng hồ liên tục."

"Có lẽ cậu ta rất thích cái đồng hồ đó."

"Thật không?" Tôi gật đầu. "Hèn gì lặn xuống nước cậu ta cũngmang theo cái đồng hồ ấy."

"He he."

"He cái gì?" Tôi liếc mắt nhìn Đại Đông. "Có điều một số đoạnhình dung rất lạ, ví dụ như..."

Tốc độ lật xem của tôi nhanh dần, vừa lật vừa tìm, sau đó đọc. "Anh ta giơngón tay cái lên, mặt đồng hồ tỏa ra ánh sáng bảy màu, khiến anh có vẻ rất hănghái."

"Anh vung tay gào thét trong bóng tối, chỉ mặt đồng hồ tỏa ánh sáng xanhlam như làn nước trên khuôn mặt chứng kiến sự tức giận của anh."

Tôi quay sang hỏi Đại Đông: "Sao lại viết thế?"

"Nói ra cũng dài." Đại Đông trả lời.

"Này."

"Có công ty đồng hồ gia đình vừa khai trương khoản đồng đồ đeo tay, muốntớ phụ trách nghiệp vụ quảng cáo." Đại Đông cười nói. "Sau tớ nghĩ ratrò kết hợp cùng kịch bản, có thể nói nhất cử lưỡng tiện."

"Kết hợp ra sao?"

"Tớ để nhân vật trong phim thường xuyên xem đồng hồ, chẳng phải quảng cáomiễn phí à?" Đại Đông cười ha hả. "Loại đồng hồ này trông rất rực rỡ,trong bóng tối còn phát sáng màu sanh nước biển, lại còn không thấm nước, cóthể chịu được áp suất nước ở độ sâu một trăm mét, những chức năng này đều đượccường điệu rất xảo diệu trong kịch bản."

"Tớ còn tưởng cậu là con rùa thành thật, hóa ra là con cáo giảohoạt."

"Quá khen quá khen." Đại Đông cười he he. "Còn nhiều chỗ độc hơncơ."

"Ở đâu?"

Đại Đông nhận lấy kịch bản, lật tới một tờ rồi chỉ vào một câu hội thoại:

"Anh luôn yêu em, cho tới khi đồng hồ của anh chậm một giây."

"Nghĩa là gì?" Tôi hỏi.

"Cái đồng hồ này được quảng cáo là một vạn năm mới sai lệch một giây, chonên câu này cũng nghĩa là..."

Đại Đông đứng dậy, giơ tay phải lên ra vẻ tuyên thệ, lớn tiếng nói: "Yêuem một vạn năm!"

Sau khi nói xong, cậu ta cười đắc ý, càng cười càng đắc ý, càng không thể cứuvãn nổi.

"Cậu cũng nghĩ vậy với Tiểu Tây thì tốt." Tôi nói.

Đại Đông nhanh chóng ngừng cười, ấp a ấp úng nói: "Tớ vẫn đối xử tốt vớicô ấy mà."

"Thật không?"

"Đợt vừa rồi bận quá nên hơi lạnh nhạt với cô ấy." Đại Đông hơi chộtdạ. "Tớ sẽ bù đắp cho cô ấy."

"Tiểu Tây chẳng muốn cậu bù đắp gì cả, cậu chỉ cần để ý tới cô ấy nhiềuhơn một chút là được."

"Ừ, tớ sẽ cố." Đại Đông từ từ ngồi xuống rồi nói: "Thật ra tớcũng rất lãng mạn với cô ấy mà, ví dụ như hôm sinh nhật cô ấy, tớ..."

Tôi thấy một lúc lâu sau cậu ta vẫn không nói tiếp, bèn hỏi: "Cậu làmgì?"

Đại Đông vẫn không phản ứng, sắc mặt như bị hôn mê.

Tôi đi tới bên cạnh, lay lay vai một lúc, cậu ta mới tỉnh lại.

"Thôi chết rồi, hôm qua là sinh nhật cô ấy." Đại Đông khổ sở nói."Làm sao bây giờ?"

"Biến bi thương thành hành động đi." Tôi thở dài.

Trong nhận thức của tôi, quên sinh nhật có thể coi là địa lôi của mọi cô gái,đạp phải sẽ gây nổ rất kinh khủng.

"Sao tớ lại quên cơ chứ?"

Đại Đông ngửa mặt lên trời hét lớn, trông chẳng khác nào một con ngựa điên.

"Cậu xin lỗi cô ấy đi, rồi bảo sẽ bù đắp vụ sinh nhật này cho cô ấy."

"Cũng chỉ đành vậy." Đại Đông đã trấn tĩnh trở lại. "Chắc cô ấycũng biết tớ phải tập trung viết kịch bản nên quên mất sinh nhật của cô ấy, sẽkhen tớ tập trung làm việc, là chàng trai đáng để dựa dẫm."

"Cậu suy nghĩ nhiều quá rồi đấy, cái đó là tình tiết trong tiểu thuyếtkhoa học viễn tưởng, sẽ không xuất hiện trong cuộc sống bình thường đâu."

"Nói cũng đúng." Cậu ta nói: "Tối mai giúp tớ nhé, bọn mình cùnglàm sinh nhật cho cô ấy. Có điều tớ đã hẹn bọn Katherine cùng thảo luận, vậymời cả họ cùng tới đi."

"Tiểu Tây có quen cậu cú và cô rắn không?"

"Có quen."

"Ừ, thế cứ làm vậy đi." Tôi đứng dậy. "Tớ còn muốn trừ thêm tiềnthuê nhà một ngày."

"Vì sao?"

"Vì sai lầm của cậu." Tôi mở cửa phòng mình. "Tớ muốn thay ánhtrăng phạt cậu thật nặng."

Trở lại trong phòng, bật máy tính, đang muốn chép tiến độ "Diệc Thứ và KhaTuyết" ngày hôm nay vào file doc trong máy, lại nhớ tới tờ giấy ghi tiếnđộ vẫn còn trên mặt bàn, trong quán cà phê.

Tôi do dự vài giây, quyết định tắt máy tính, mai lấy lại rồi tính sau.

Trên hai mặt tờ giấy đó viết đầy những chữ nhỏ li ti, còn vẽ rất nhiều ký hiệukỳ quái, có lẽ cũng chỉ có mình tôi hiểu được.

Chủ quán liệu có tưởng nó là rác, đem vứt đi không?

Mặc kệ đi, ngủ đã rồi tính.

Ngay trước khi chìm vào giấc ngủ lại mơ hồ nghe thấy tiếng mưa rơi ngoài cửasổ.

Không khỏi nhớ lại bức tranh "rì rào" vừa thấy tối nay, cũng từngnghe thấy tiếng mưa rơi trong chốc lát.

Nhưng sau đó lại là cảm giác ướt đẫm cả người.

Tôi đột nhiên nhớ ra những lời thầy giáo từng nói:

“Họa sĩ giỏi, khi vẽ gió sẽ khiến người ta nghe thấy tiếng vù vù, khi vẽ mưa sẽkhiến người ta nghe tiếng lộp bộp, còn khi vẽ sấm chớp sẽ làm người ta vô thứcche lỗ tai lại.”

Lại nhớ cô gái học nghệ thuật bảo thầy cô ấy cũng nói tương tự, hình như là:

“Họa sĩ giỏi khi vẽ gió sẽ khiến người ta có cảm giác như gió mát thổi qua; khivẽ mua sẽ khiến người ta thấy như mắc mưa, toàn thân ướt đẫm; còn khi vẽ sấmsét sẽ khiến người ta toàn thân tê dại, như bị điện giật.”

Tôi là người học khoa học, luôn cảm thấy hai cách nói này có lẽ đều đúng, nhưngchắc chắn phải có một cách tới gần chân lý hơn.

Không cẩn thận lại khởi động cỗ máy suy tư, khiến cho đầu óc vốn đã định nghỉngơi lại bắt đầu hoạt động lại.

Tuy nhắm mắt nhưng đầu óc lại rất tỉnh táo, tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ cũngnghe rõ hơn hẳn.

Suy nghĩ một lúc lâu vẫn không nghĩ ra cách, quyết định ép mình mau chìm vàogiấc mộng.

Nhưng mưa rơi ngoài cửa sổ như kẻ địch đang bao vây hô hào, từ từ ép sát vềphía tôi; tôi như một kiếm sĩ mù, chỉ có cách nghe tiếng đoán phương vị, sau đómúa thanh kiếm trên tay, chém vào cơn mưa khiến người ta phiền lòng.

Dần dà, tôi không nghe thấy tiếng động nữa, không biết là kẻ địch đã bị tôichém chết hết hay là bọn chúng thông minh hơn, lặng lẽ tiếp cận tôi?

Nhưng cho dù không nghe thấy tiếng mưa rơi tôi vẫn có cảm giác rằng cơn mưa vẫntồn tại, cũng như ngoài cửa sổ, mưa trút xuống trong lòng.

Muốn không nghe tiếng mưa ngoài cửa sổ nữa thì che hai tai lại là được; nhưngkhi tiếng mưa đã thấm vào trong cơ thể, có muốn trốn cũng chẳng xong.

Trận chiến với mưa diễn ra rất lâu, tôi mơ mơ màng màng chìm vào giấc ngủ.

Sau đó tỉnh lại, mưa đã tạnh, trời cũng đã sáng.

Lúc định ra ngoài đi làm, tay trái theo thói quen nhấc cặp tài liệu lên, bỗngthấy trống rỗng.

Ngay cả lúc hai tay đong đưa cũng cảm thấy là lạ.

Bước vào cao ốc công ty, vừa vặn gặp phải cô Lý ở cửa thang máy, cô ấy vừa thấytôi bèn hỏi:

"Cặp tài liệu của cậu đâu?"

"Nói ra thì dài lắm." Tôi nói.

Thang máy tới nhưng có vẻ chỉ chứa thêm được một người, tôi để cô Lý vào trước.

Cô vừa bước vào, thang máy lại phát tiếng cảnh báo do quá nặng, lại phải đi ra.

Vốn tôi định bước vào nhưng lập tức nghĩ tới, nếu mình đi vào thang máy khôngbáo, vậy chẳng phải tiết lộ thể trọng của cô Lý sao?

"Mình cùng đợi một lúc." Tôi nói.

Không ngờ một lúc đó kéo dài tới vài phút khiến lúc tôi tới phòng làm việc thìđã quá tám giờ một phút.

Lễ Yên thấy tôi, chỉ đồng hồ trên tường rồi mỉm cười nhưng lập tức hỏi với vẻnghi hoặc:

"Cặp tài liệu của anh đâu?"

"Nói ra thì dài lắm." Tôi đáp.

"Có phải quên mang rồi không?" Lễ Yên lại hỏi.

"Đâu có."

"Chắc chắn là quên mang rồi." Cô Lý nói: "Gã này gần đây lộn xộnlắm."

"Không không không không." Tôi vội vàng xua tay. "Tôi đâucó."

"Vừa rồi cậu đã nói tổng cộng bốn chữ "không" và một "đâu có"." Cô Lýnói.

"Hả?" Tôi bối rối hỏi lại. "Sao lại nói vậy?"

"Cậu có biết dân lao động cũng có bốn không với một đâu có không?" CôLý lại nói.

"Không biết."

"Không nên đánh tôi, không nên mắng tôi, không nên trừ lương của tôi,không nên đuổi việc tôi, tôi đâu có lộn xộn."

Cô Lý nói xong bèn cười ha hả.

"..."

Tôi lạnh người tới mức nói chẳng nên lời, nhìn sang Lễ Yên thấy cô có vẻ cũngđang cười hi hi.

Tiếng cười cô Lý như máu tươi, thu hút con cá mập Tiểu Lương lao tới.

"Chỗ này náo nhiệt thật." Cậu ta quay sang nhìn tôi nói. "Ồ? Saoanh không mang cặp tài liệu?"

"Nói ra thì dài lắm." Tôi đáp.

"Bớt ra vẻ thần bí đi." Cậu ta cười ha hả. "Anh quên mang chứgì."

"Thần bí vẫn khá hơn tên táo bón nhà cậu." Tôi đáp trả một câu.

"Không tồi." Cô Lý vỗ vỗ vai tôi. "Câu này phải được basao."

Tôi không muốn nói nhảm với Tiểu Lương và cô Lý, vẫy vẫy tay với Lễ Yên rồi trởlại bàn làm việc của mình.

Mới đi được tầm bảy tám bước lại nghe tiếng người hỏi từ phía sau: "Saolại không mang cặp tài liệu?"

Giờ là thời nào thế? Không mang cặp làm việc thôi mà, có cần khoa trương vậykhông?

Tôi nhất thời xung động, vừa quay đầu lại vừa nói: "Không thích mang khôngđược à?"

Nói xong chữ "à", cái miệng giữ nguyên thế há hốc, một lúc lâu sauvẫn không khép lại được.

"Đương nhiên là được." Giám đốc lạnh lùng nói: "Cậu không thíchđi làm là được."

"Không nên đánh tôi, không nên mắng tôi, không nên trừ lương của tôi,không nên đuổi việc tôi, tôi đâu có lộn xộn."

Tình thế cấp bách, tôi lại lôi một tràng bốn không một dâu có ra nói.

"Tới phòng làm việc của tôi." Giám đốc hừ một tiếng rồi bước đi phíatrước, bóng lưng trông hệt như một con gà trống.

Tôi sợ hãi bước sau lưng giám đốc như một con cún con vừa làm sai chuyện gì đó.

Vào phòng làm việc của giám đốc, tôi nhẹ nhàng khép cửa lại. Ông ta ngồi xuống,con mắt nhìn thẳng vào tôi, nói:

"Lần trước bảo cậu tập viết kiến nghị thực hiện, cuối tuần mời thầu, cậuđi cùng tôi."

"Vâng."

"Tư liệu diễn thuyết đã chuẩn bị tốt chưa?"

"Vẫn chưa ạ."

"Mau làm cho xong đi, hai hôm tới đưa tôi xem."

"Vâng."

"Được rồi." Giám đốc tựa người vào ghế nói. "Cậu trở lại làmviệc đi."

"Thế thôi ạ?"

"Không thế còn muốn thế nào?"

"Nếu chỉ có thế thôi..." Tôi rất bối rối. "Sếp cứ nói ở ngoàicũng được mà."

"Đồ ngốc! Cậu thích tôi chửi mắng ở ngoài kia à?" Giám đốc bắt đầukích động mắng. "Tôi đã giữ mặt mũi cho cậu rồi!"

"À." Tôi vuốt vuốt mũi, nhanh chóng trốn khỏi phòng.

Trở lại bàn làm việc của mình, bật máy tính, định chỉnh sửa tư liệu bản thảodiễn thuyết.

Nhưng lập tức nhớ ra tập kiến nghị thực hiện vẫn còn để ở quán cà phê, khôngthể làm việc được.

Tôi thở dài một hơi, đắn đo suy nghĩ xem nên làm gì đây.

"Này." Cô Lý đi tới. "Cậu lại lộn xộn rồi."

"Tôi đâu có." Tôi nhìn cô ấy một cái. "Cô mới lộn xộn ấy, đikhắp nơi, thoắt ẩn thoắt hiện."

"Làm gì có chuyện thoắt ẩn thoắt hiện." Cô nói. "Tôi tới bảocậu, vụ du lịch của nhân viên có thể đem theo bạn, cậu có muốn mang theo bạn bèkhông?"

"Đem bạn theo có phải đóng tiền không?" Tôi hỏi.

"Không cần."

"Tốt vậy à?" Tôi lại hỏi. "Vậy nếu tôi không đem bạn theo, cóthể cho tôi tiền không?"

"Đương nhiên là không?"

"Vậy chẳng phải không mang cũng chẳng khác gì mang à?"

"Không sai."

"Ừ, để tôi nghĩ xem."

"Nhớ nói sớm cho tôi đấy, tôi còn phải thống kê nhân số."

Nói xong, cô Lý bỏ đi.

Tính cách tôi là, nếu không tìm thấy đũa sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng.

Bởi vậy dẫu định tập trung làm việc gì, chỉ cần nghĩ tới chuyện cặp tài liệulại cảm thấy toàn thân không được thoải mái.

Cứ thế hết sờ đông tới sờ tây, tới tận giờ nghỉ trưa, tôi nhanh chân chạy tớiquán cà phê kia.

Khi tôi đang chuẩn bị đẩy cửa ra thì nghe tiếng người gọi tên mình.

Quay đầu lại, bỗng thấy Lễ Yên.

"Anh đến đây anh cơm à?" Cô nói.

"Cái này..." Tôi gãi gãi đầu, không biết nên trả lời ra sao.

"Lần trước anh mời cơm tôi rồi." Cô mỉm cười nói: "Lần này tớiphiên tôi mời."

Cô đẩy cửa quán ra, tôi chỉ đành bước vào theo.

Chủ quán thấy chúng tôi, con mắt như sáng ngời lên nhưng lại nhanh chóng khôiphục vẻ lạnh lùng vốn có.

"Tiếc quá, chỗ kia có người chọn rồi." Lễ Yên chỉ vào cái bàn chuyêndụng của cô gái học nghệ thuật.

Trái tim tôi đột nhiên tăng tốc, như làm chuyện gì lén lút, đỏ mặt đi về phíachỗ ngồi ven tường của mình.

"Đây là quán cà phê mà," Lễ Yên nhìn xung quanh, hỏi tôi: "Cóbán cơm không?"

"Đương nhiên là có." Vừa đúng lúc chủ quán đi tới.

"Nhưng tôi ăn chay đấy." Cô ngẩng đầu lên nhìn chủ quán. "Có báncơm chay không?"

"Có." Chủ quán nói. "Tôi không bỏ thịt vào là được."

"Ha ha." Lễ Yên cười thành tiếng. "Chủ quán thật hài hước."

Chủ quán hơi ngây ra một chút nhưng lập tức khôi phục bình thường, trở lại quầybar.

Tôi đoán chắc đây là lần đầu tiên trong đời anh ta được người khác kêu là hàihước.

Ánh mắt Lễ Yên đột nhiên trở nên tập trung, như đang nhìn về phía xa.

Một lúc sau, cô nói từng chữ một: "Tôi —— bị —— vứt —— bỏ —— rồi."

"Cô..." Tôi kinh ngạc, cả hàm răng lẫn đầu lưỡi đều đờ cả ra.

"Anh nhìn bên kia xem." Cô ngược lại lại rất bình thường, vươn tayphải ra chỉ về phía bên phải tôi.

Tôi quay đầu lại, thấy trên quầy bar treo một cái cặp tài liệu, trên đó đínhmột tờ giấy:

"Tôi bị vứt bỏ rồi."

Tôi lập tức chạy tới bên quầy bar, nói với chủ quán: "Đại ca, có thể trảcặp tài liệu cho em không?"

Chủ quán không nói hai lời, lấy cặp tài liệu treo trên quầy xuống đưa cho tôi.

"Cảm tạ." Tôi nói.

Lúc cầm cặp tài liệu về chỗ ngồi, ánh mắt Lễ Yên đầy vẻ đùa cợt.

"Hóa ra đây là cái "nói ra thì dài lắm" của anh."

Tôi hơi bối rối, da đầu lại bắt đầu vừa tê vừa ngứa.

"Quán cà phê này không tồi, chủ quán cũng thật cá tính." Lễ Yên ngắmquanh bốn phía. "Anh thường tới đây à?"

"Ừ." Tôi nói. "Lúc tan tầm đều tới đây uống cà phê."

"Thú vị lắm." Cô cười nói.

"Cũng tạm thôi."

"Cà phê ở đây chắc rất ngon."

"Ừ, cũng không tệ lắm."

"Anh có vẻ như đang rất căng thẳng?"

"Đâu... đâu có."

Tôi đưa lưng về phía cửa quán, trong tâm lý học, đây là một trạng thái dễ sinhcảm giác không an toàn.

Mỗi khi tiếng "leng keng" vang lên, tôi luôn quay đầu lại nhìn theophản xạ.

Tuy biết tầm này cô gái học nghệ thuật sẽ không xuất hiện nhưng trong lòng luôncảm thấy nỗi bất an mơ hồ.

Cứ như người canh chừng giúp kẻ trộm, chỉ cần thấy ánh sáng hơi lóe lên là lạitưởng xe cảnh sát xuất hiện.

Lúc bưng cơm tới, chủ quán nói với tôi: "Cô ấy tới rồi."

Tôi lập tức ngồi bật dậy, hoang mang nhìn quanh bốn phía nhưng không thấy aikhác xuất hiện.

"Sao thế?" Lễ Yên hiếu kỳ.

"Cậu ta tưởng mình đang diễn kịch cổ trang." Chủ quán nói.

"Hả?" Lễ Yên càng nghi hoặc.

"Trong kịch cổ trang, thị vệ hoàng đế chỉ cần nghe thấy "có thích khách"sẽ lập tức phản ứng như vậy."

"Ha ha." Lễ Yên lại bật cười. "Chủ quán thật hay nói đùa."

"Ừ, không sai." Chủ quán nhìn tôi. "Tôi đang đùa thôi."

Đáng ghét, không ngờ tên chết tiệt này lại giở trò trêu chọc vào lúc này.

Đây là lần đầu tiên Lễ Yên và tôi ăn với nhau một mình, theo lý thuyết đáng lẽtôi phải thấy hoàng ân mênh mông cuồn cuộn, sau đó quỳ xuống hô to vạn tuế vạntuế vạn vạn tuế mới đúng.

Nhưng tôi cứ như con mèo dễ bị kích động, luôn cảm thấy như có chó hoang đangrình trộm ở bên.

Tâm tình Lễ Yên xem ra không tồi, nói nói cười cười mãi không ngừng, còn tôichỉ ậm à ậm ừ, hoàn toàn không cách nào hưởng thụ bầu không khí thoải mái củabữa ăn.

May là thời gian nghỉ trưa không dài, chúng tôi cũng nên trở về công ty tiếptục làm việc.

"Để tôi mời đi, đừng tranh trả tiền với tôi."

Lễ Yên bước tới quầy bar, tôi đi theo sau cô.

"Cô tên là Nhân Nguyệt à?" Chủ quán nói.

"Đâu phải." Lễ Yên trả lời.

Lễ Yên quay sang nhìn tôi, ánh mắt rất nghi hoặc, có vẻ đang buồn bực vì câuhỏi của chủ quán.

Tôi vốn cũng đang nghi hoặc nhưng nhìn tờ giấy chủ quán đang cầm lại bỗng thấyrất quen mắt.

Tôi bừng tỉnh hiểu ra, đó là tờ giấy nghi tiến độ tiểu thuyết tôi viết ngày hômqua.

Tôi xông lên trước, đoạt lấy tờ giấy trong tay chủ quán, kêu lên:"Này!"

"Nhân Nguyệt đồng âm với âm nhạc." Chủ quán chẳng buồn để ý tới vẻkích động của tôi, quay sang hỏi Lễ yên: "Cô học âm nhạc phải không?"

"Sao anh biết?" Lễ Yên trợn tròn hai mắt.

Chủ quán không trả lời, chỉ nhìn tờ giấy trong tay tôi, tôi vội vàng nhét nóvào trong cặp tài liệu.

Lễ Yên nhìn tôi, lại nhìn chủ quán, đôi mắt càng lúc càng mở to.

Cô đang định mở miệng đặt câu hỏi thì tôi đã nhanh miệng nói: "Đến giờ làmrồi."

Tay phải kéo mở cửa quán đang định đi khỏi thì chủ quán ở đằng sau nói:

"Đặt tên theo từ đồng âm, thật thiếu sáng tạo."

Tôi giả bộ như không nghe thấy, còn quay sang mỉm cười với Lễ Yên một cái.

"Đây đúng là chuyện chỉ có tác giả nhu nhược mới đi làm." Chủ quánlại nói.

Tôi hít một hơi thật sâu, cố gắng để cánh tay đang run run tỉnh táo lại.

"Thật đáng buồn."

"Mặc kệ tôi!"

Tôi quay sang hét lớn.

Hét xong mới thấy chắc mình đã làm Lễ Yên ở bên cạnh giật mình, lại đột nhiênbối rối, cơ thể lại bắt đầu vừa tê vừa ngứa.

Không ngờ cô ấy lại chẳng để ý đến, nói Bye-Bye với chủ quán rồi kéo tay áo tôicùng ra ngoài cửa tiệm.

"Anh rất thân với chủ quán đúng không?" Cô hỏi.

"Tạm coi là thế." Tôi thở phào một hơi, cảm giác tê ngứa cũng hơigiảm đi.

"Hai người nói chuyện rất buồn cười đấy."

"Thế à?" Tôi nhìn cô, hỏi lại.

"Ừ." Cô gật đầu.

Tôi mỉm cười, cảm giác tê ngứa đã giảm đi.

"Anh viết gì trên tờ giấy ấy?"

"Không có gì."

Vừa nói ra khỏi miệng lại cảm thấy trả lời như vậy thật quá qua loa, vì vậy bènnói tiếp:

"Trong lúc viết tiểu thuyết, tôi thường viết một chút ra bản nháptrước."

"Ra là thế." Cô hỏi. "Vậy vì sao chủ quán lại hỏi tôi có phải làNhân Nguyệt không?"

"Bởi vì cô học âm nhạc, thế nên trong tiểu thuyết của tôi có nhân vật tênlà Nhân Nguyệt, đồng âm với âm nhạc."

"Cách đặt tên thật thông minh." Cô mỉm cười.

"Không." Tôi hơi ảo não. "Đây là cách làm thiếu sáng tạo của tácgiả nhu nhược."

"Chủ quán đùa thôi mà."

"Anh ta không đùa đâu, anh ta nói thật đấy."

"Có một số người lúc nói thật lại như đùa, lúc đùa lại như thật." Cômỉm cười nói. "Tôi đoán chủ quán là loại người này."

"Thật không?" Tôi ngừng chân.

"Ừ." Cô cũng ngừng bước. "Hơn nữa khả năng thưởng thức âm nhạccủa chủ quán cũng không tồi."

"Hả?"

"Chắc anh không chú ý, vừa rồi được phát trong quán đều là những bản nhạccổ điển rất nổi tiếng."

Không phải tôi không để ý mà là vốn không nghe ra được đấy là nhạc gì.

"Tôi không biết nhiều lắm về nhạc cổ điển." Tôi tiếp tục đi về phíatrước. "Đối với tôi mà nói, nhạc không thuộc thời đại này là đủ cổ rồi, cóthể gọi là nhạc cổ điển."

"Hả?" Cô đột nhiên ngừng bước, ánh mắt nghi hoặc: "Anh đang đùaà?"

Tôi nhìn sang, phát hiện cô có vẻ bất ngờ với câu nói của mình, vì thế bèn cườirồi nói tiếp:

"Đúng thế. Tôi đùa thôi."

"Ừ." Cô cũng mỉm cười. "Tôi nghĩ không thể có chuyện ngay cảnhạc cổ điển là gì mà anh cũng không biết."

Tôi thầm hô may mắn, vừa rồi mình đã không thừa nhận: tôi đã nói thật.

Chúng tôi trở lại công ty, Tiểu Lương thấy tô từ xa bèn lớn tiếng nói:

"Anh còn cố ý về nhà lấy cặp tài liệu, đúng là khổ cực quá."

Nói xong bèn cười ha hả như giọng cười của con quái thú chuyên phá hoại hòabình thế giới.

Tôi quay sang nói với Lễ Yên: "Mình chơi một trò chơi được không?"

"Được thôi. Chơi trò gì?"

"Tôi hỏi bất cứ câu gì, cô chỉ cần lặp lại từ đầu tiên trong câu ấy làđược."

"Ừ."

"Hôm nay tôi tới phòng làm việc."

"Hôm."

"Gặp giám đốc."

"Gặp."

"Ông ấy hỏi tôi."

"Ông."

Tôi đợi Tiểu Lương tới gần rồi mới lớn tiếng hỏi cô:

"Bạn thích ai?"

"Bạn."

Tiểu Lương như đột nhiên nghe thấy tiếng sét đánh ngang trời, hơn nữa tia sétnày còn đánh trúng ngay giữa mặt cậu ta.

Quái thú đã bị tiêu diệt, chính nghĩa cuối cùng cũng chiến thắng, tôi bèn cườihe he hai tiếng.

"Tôi về làm việc đây." Tôi bảo Lễ Yên.

Tôi khoái trá lúc lắc cặp tài liệu bước tiếp về phía trước, để lại Lễ Yên chẳnghiểu đầu cua tai nheo gì với Tiểu Lương đang ngây ra như phỗng.

Cuối cùng cũng có thể tập trung làm việc rồi, tâm trạng tôi đang tốt tới mứckhông tốt hơn.

Tâm trạng tốt, làm việc cũng càng thuận lợi.

Chỉ mất một buổi chiều tôi đã hoàn thành tư liệu cho bản thảo diễn thuyết.

Lúc tan tầm, tôi lại ôm cặp tài liệu vào ngực, rời phòng làm việc.

Dọc đường vừa ngâm nga một bài hát vừa bước tới quàn cà phê, chưa tới quán đãthấy cô gái học nghệ thuật qua khung cửa sổ.

Tôi vẫy vẫy tay với cô ấy, vẫy tới hơn mười lần cô ấy mới nhận ra.

Cô ngẩng đầu, cũng vẫy vẫy tay, mỉm cười rất vui vẻ.

Tôi đẩy cửa quán ra, không hề nể mặt trừng mắt nhìn chủ quán một cái rồi mớiquay sang mỉm cười đi về phía cô ấy.

"Tâm trạng anh hôm nay có vẻ rất tốt." Cô nói.

"Đúng thế." Tôi đáp. "Cô thì sao?"

"Lúc nào ở đây tâm trạng tôi cũng đều rất tốt."

"Ừm." Tôi ngồi xuống.

Âm nhạc trong quán nghe quả nhiên rất có phong cách, tuy tôi thật sự không hiểucách thưởng thức.

Đối với âm nhạc, tôi luôn nghỉ dừng lại ở mức những ca khúc được lưu hành rộngrãi.

Có điều ca khúc được phát trong quán cà phê có vẻ là lạ, chẳng khác nào nghenhạc của Tam Tỷ Muội trong quán cà phê, thiếu chút nữa thì phun cả ngụm cà phêvừa uống vào ra.

Nếu Lễ Yên học tập cô gái học nghệ thuật, có thể nói rằng âm nhạc là một vẻ đẹpkhông phải dùng để hiểu mà dùng để thưởng thức.

Như vậy có lẽ tôi sẽ thân cận với âm nhạc hơn một chút.

Đột nhiên tiếng nhạc ngừng lại, sau đó chủ quán cầm menu tới, đưa cho tôi.

"Sao lại không bật nhạc nữa?" Cô hỏi chủ quán.

"Vì Nhân Nguyệt không tới." Chủ quán nói.

"Hả?"

"Cô hỏi cậu ấy ấy." Chủ quán chỉ vào tôi.

"Này." Tôi chọn một loại cà phê rồi đưa menu cho anh ta. "Đừngnói linh tinh."

"Nhân Nguyệt học âm nhạc, Kha Tuyết học nghệ thuật, còn Diệc Thứ là thằngngốc."

Chủ quán nói xong bèn quay người về quầy bar.

"Có chuyện gì vậy?" Cô hỏi.

Tôi hơi bối rối, ấp úng nói: "Chủ quán xem trộm tiểu thuyết tôiviết."

"Không công bằng." Cô nói. "Sao tôi không được xem?"

"Nói ra thì dài lắm."

"Này."

"Hôm qua tôi để quên cặp tài liệu ở đây, tôi đoán chủ quán đã xem trộm mộtchút."

"Nói vậy..." Cô chỉ vào cặp tài liệu của tôi. "... tiểu thuyếtcủa anh đang ở trong đó?"

Tôi không biết làm sao, nhưng vẫn đành gật đầu.

Cô lấy giấy bút ra, tôi tưởng cô định vẽ bèn rướn người về phía trước muốn xem.

Cô lại vươn hai tay ra ôm lấy tờ giấy trước mặt, nói: "Không cho anhxem."

Bất đắc dĩ, tôi đành mở cặp tài liệu, lấy một xấp giấy ra đưa cho cô rồi nói:

"Nói trước nhé, không được cười."

Cô gật đầu, mặt mày rạng rỡ.

Cô thong thả tựa lưng vào ghế, động tác lật trang giấy cũng rất nhẹ nhàng.

Tốc độ đọc tuy nhanh nhưng vẻ chăm chú trên khuôn mặt không hề thuyên giảm.

Nụ cười vẫn treo trên gương mặt, thi thoảng còn phát ra tiếng cười.

Thời gian như quên cất bước về phía trước, màu sắc ánh nắng ngoài cửa sổ cũngtối dần.

Hơi nước bốc lên từ miệng cốc cà phê càng lúc càng ít nhưng cô vẫn không đưatay phải ra cầm chiếc cốc lên.

Tôi muốn nhắc cô cà phê sắp nguội rồi nhưng lại sợ quấy rầy cô.

Cô đột nhiên cười phá lên, sau đó ngẩng đầu lên nhìn tôi một cái rồi lại cúixuống đọc tiểu thuyết.

Tôi vốn còn đang thấp thỏm bất an nhưng thấy sắc mặt cô xong, bắt đầu cảm thấyan ủi.

Cảm giác này hoàn toàn khác lúc đưa cho Đại Đông đọc, Đại Đông là người bìnhphẩm còn cô chỉ là độc giả đơn thuần.

Độc giả đầu tiên của tôi.

Nếu đối với bức tranh của cô, tôi là người thân hay người yêu, vậy tôi cũngmong rằng cô là người thân hay người yêu của bộ tiểu thuyết tôi viết.

"A?" Cô lật tới tờ cuối cùng. "Còn nữa không?"

"Không, mới viết đến đấy thôi."

"Tiếc quá." Cô ngồi thẳng dậy, đặt tiểu thuyết lên bàn. "Đangđọc tới đoạn hấp dẫn."

Cuối cùng cô cũng nhấc cốc cà phê lên, uống một ngụm rồi cau mày nói: "Saolại nguội đi thế này?"

"Cô đọc mất một lúc rồi đấy."

"Thế à?" Cô nhìn tôi với vẻ sâu xa khó dò. "Anh xấu lắmnhé."

"Hả?"

"Sao lại đưa tôi vào trong truyện?"

"Cô cũng đưa tôi vào trong tranh mà."

"Nói cũng đúng." Cô mỉm cười: "Chẳng lẽ đây là báo ứng củatôi?"

Tôi cười hai tiếng rồi nhìn tập tiểu thuyết trên mặt bàn trước mặt cô, đầu óclại đột nhiên rối loạn.

Kha Tuyết là cô gái học nghệ thuật trong tiểu thuyết, nếu người trong hiện thựcthấy bản thân mình trnog tiểu thuyết, sẽ có cảm giác gì?

Nếu tôi lại đem tình tiết Kha Tuyết thấy Kha Tuyết trong tiểu thuyết thêm vàotrong truyện, vậy chẳng phải sẽ thành một vòng tuần hoàn à?

"Sao thế?"

"Không sao?" Tôi nhanh chóng khôi phục tinh thần. "Từ sau khiviết tiểu thuyết, tự dưng hơi mẫn cảm."

"Thật ra anh vốn là người mẫn cảm, cái này không liên quan gì tới tiểuthuyết, cũng không liên quan tới những gì anh đã được học."

"Thật không?"

"Nếu anh là người học thương mại hay học y, anh vẫn mẫn cảm vậy thôi, chỉcó điều cách mẫn cảm sẽ khác hoặc chính anh không biết thật ra mình rất mẫn cảmthôi."

"Xin cô đấy, đừng coi tôi như trẻ con sáu tuổi, giải thích luôn cho tôi cóđược không?"

"Tôi không quen nói lắm." Cô mỉm cười. "Vẽ có được không?"

"Vậy là hay nhất." Tôi cung kính nâng bút của cô ấy lên, đưa sang.

Cô cắn bút, nhìn tôi một hồi rồi mới cúi đầu xuống, bắt đầu vẽ.

Sắc mặt cô lần vẽ tranh này không như trước đây, mặc dù vẫn rất tập trung nhưngxem ra cũng thật thoải mái.

Thi thoảng cô còn mỉm cười, miệng ngâm nga một điệu nhạc, khiến tôi rất hiếukỳ.

"Vẽ xong rồi." Cô cầm bức tranh lên nhìn trái nhìn phải, có vẻ nhưcảm thấy rất buồn cười, lại cười phá lên.

Tôi nhận lấy bức tranh từ tay cô, sau đó cô giơ ngón trỏ tay phải chỉ về phíaquầy bar.

Bức tranh này vẽ rất đáng yêu, chiếm vị trí chủ đạo trong tranh là một con sưtử, xung quanh còn có một chú linh dương đang chạy.

Sư tử hơi mang phong cách phim hoạt hình, vì nó mặc áo sơ mi, thắt cà vạt, lôngtóc còn để theo kiểu quý ông.

Tuy nó đang đuổi theo linh dương nhưng tư thế chạy trông rất hoạt kê, như đangkhiêu vũ.

Mà cái miệng nó trông cũng như đang ngâm nga hoặc đang thổi sáo.

Ngoài ra chân trước bên trái con sư tử còn cầm cái gì đó trông như điện thoạidi động.

"Bức tranh này tên là gì?"

"Thay đổi."

"Rất nhiều thứ dễ thay đổi nhưng bản chất vẫn là bất biến."

"Hả?"

"Con sư tử này có thể vì học âm nhạc, nghệ thuật và khoa học nên ngoạihình thay đổi, lúc chạy miệng còn ngân nga hát. Nhưng bản chất săn bắt của nólà không thể thay đổi."

"Nó cũng học khoa học à?"

"Đúng vậy." Cô chỉ vào chân trước bên trái của con sư tử: "Đâylà GPS, sản phẩm khoa học kỹ thuật hiện đại đấy."

"Nó dùng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu làm gì?"

"Như vậy cho dù nó đuổi theo linh dương tới đâu cũng có thể tìm được đườngvề nhà."

"Cô suy nghĩ nhiều quá đấy."

Tôi mỉm cười, cảm thấy cô thật nghịch ngợm.

Chủ quán bưng cốc cà phê tới, nhìn bức tranh rồi nói: "Chỉ đổi được ba cốc."

"Ba cốc?" Tôi to tiếng kháng nghị. "Quá nhỏ nhen."

"Ba cốc thì ba cốc." Cô ngược lại, chẳng buồn để ý.

Chủ quán mang "Thay đổi" đi rồi, cô mới nhỏ giọng bảo tôi: "Chủquán cũng là người học nghệ thuật đấy."

"Hả? Thật không?" Tôi vô cùng kinh ngạc.

"Ừ. Tính cách anh ấy rất nề nếp, thường không thích những bức tranh theokiểu vui nhộn."

"Loại người này nếu học âm nhạc chắc sẽ chỉ huy người ta hát quốcca."

"Không sai." Cô nhìn lướt qua hướng quầy bar rồi che miệng cười.

"Thế nên cho dù anh có học khoa học hay không, có viết tiểu thuyết haykhông, anh vẫn hay mơ màng, dễ bối rối, thích ra vẻ, chuyện này sẽ không thayđổi."

"Ừ."

"Sau này vẫn phải đưa tôi đọc tiểu thuyết anh viết đấy."

"Được rồi."

"Tôi phải đi đây." Cô nói.

"Ừ. Bye bye."

"Lúc rảnh rỗi nên ra ngoài nhiều thêm một chút, tôi thấy dạo này sắc mặtanh không được tốt cho lắm."

Cô thu dọn đồ dùng, vẫy vẫy tay với tôi. "Bye bye."

Lúc cô mở cửa quán, tôi lại nhớ ra chuyện cô Lý nhắc tới hôm nay, nhanh chóngđuổi theo.

Tôi đuổi kịp cô ở quãng ngã tư đèn xanh đèn đỏ, nói: "Chơi với tôiđi."

"Cái gì?" Cô trợn tròn hai mắt.

Người qua đường chờ đèn xanh bên cạnh cũng nhìn tôi với ánh mắt vô cùng kinhngạc.

"Ý tôi là." Tôi đỏ mặt giải thích. "Đi chơi với tôi nhé."

"Ừm..." Cô có vẻ do dự.

"Công ty tổ chức du lịch cho công nhân, có thể đem theo bạn, không cần trảtiền."

"Có đi qua đêm không?"

"Có."

"Vậy có hơi bất tiện không?"

"Bât tiện?" Tôi hơi bối rối. "Bất tiện ở chỗ nào?"

Đèn xanh sáng, cô lại bước tiếp, tôi vẫn đứng nguyên tại chỗ nghĩ về chuyện bấttiện ở đâu.

Khi cô ấy tới bên đường đối diện tôi mới hiểu ra ý cô.

"Cô yên tâm!" Tôi chụm hai tay lại bên miệng, lớn tiếng nói:"Bọn mình không cần ngủ chung đâu!"

Vừa nói xong lập tức thấy không ổn, vô thức dùng tay che mắt, cho rằng làm vậyngười khác sẽ không nhỉn thấy, ngốc nghếch chẳng khác nào tên trộm bịt tai trộmchuông.

Một lát sau mới từ từ bỏ hai tay xuống, cô vẫn đứng bên dường đối diện, đèn đỏvừa vặn sáng lên.

"Được!" Hai tay cô cũng chụm lại bên miệng, lớn tiếng trả lời."Tôi đi cùng anh!"

"Tôi biết rồi!" Tôi cũng chụm hai tay lại bên miệng, cũng lớn tiếngnói.

"Phải hạnh phúc đấy!"

Tôi cảm thấy câu này thật khó hiểu nhưng thấy vẻ nghịch ngợm trên khuôn mặt cô,lập tức hiểu cô đang định làm gì.

"Cô cũng vậy nhé! Phải hạnh phúc đấy!"

"Phải nhớ kỹ giao hẹn giữa chúng ta đấy!"

"Tôi sẽ mãi mãi không quên!"

"Làn gió mát thổi qua bên tai cô giữa mùa hè là tôi! Ánh mặt trời sưởi ấmkhuôn mặt cô giữa mùa đông cũng là tôi!"

"Được rồi! Đừng có đứng giữa đường viết tiểu thuyết tình cảm nữa!"

Đèn xanh lại sáng, chúng tôi cùng quay người, cô vẫn như không có gì tiếp tụcbước về phía trước, tôi thì trở lại quán cà phê.

Tôi thu dọn cặp tài liệu, tới quầy bar trả tiền.

"Đưa tôi đi đi, tôi có thể ngủ với cậu." Chủ quán nói.

Tôi lười để ý tới anh ta, tính tiền xong bèn rời quán cà phê, bước vào ga tàuđiện ngầm.

Trên đường về nhà tôi luôn suy nghĩ về bức tranh "thay đổi".

Còn cả vấn đề mâu thuẫn giữa các nhân vật trong tiểu thuyết mà Đại Đông từngnhấn mạnh.

Mâu thuẫn hẳn là giữa người với người chứ không phải lĩnh vực mà họ học tập.

Nói cách khác, nghệ thuật và khoa học không có gì mâu thuẫn, có mâu thuẫn chỉlà người với người.

Tính cách và bản chất con người không thay đổi theo lĩnh vực mình học tập, cũngnhư sư tử không vì học âm nhạc mà hóa thành cừu.

Sư tử học âm nhạc lúc đuổi theo con mồi sẽ ngâm nga khúc quân hành, nhưng bảntính hiếu sát vẫn sẽ không thay đổi.

Thế nên Diệc Thứ và Kha Tuyết do lĩnh vực học tập bất đồng nên quan điểm và suynghĩ, cảm nhận có điểm khác nhau, nhưng họ lại có rát nhiều cảm giác chung.

Chỉ cần có cảm giác chung, vậy nội tâm sẽ hợp nhau, như vậy mọi mâu thuẫn sẽkhông còn là mâu thuẫn nữa.

Về đến nhà, mông đặt lên ghế sô pha còn chưa ấm chỗ đã nhận được điện thoại củaĐại Đông.

Cậu ta nhờ tôi mua một bó hoa tươi cùng bánh ga tô, sau đó đến nhà hàng cùngăn.

Lúc ra khỏi cửa, nghĩ chắc hẳn Đại Đông tặng quà sinh nhật cho Tiểu Tây, vì vậytôi như Hoa Mộc Lan, ra phía đông thành phố mua hoa tươi, phía tây mua bánh gatô, phía nam mua quà tặng, phía bắc... Ừm... nhà hàng ở phía bắc.

Hai tay tôi cầm đầy đồ, lúc vào nhà hàng lại chỉ thấy hai người cậu cú và côrắn.

"Đại Đông thì sao?" Tôi hỏi.

"Đi đón người được mừng sinh nhật rồi." Cô rắn trả lời.

Cậu cú há miệng ngáp một cái rõ to rồi nói: "Bọn tôi cả đại tiện cũng đãxong rồi."

Cô rắn trừng mắt nhìn cậu cú: "Đừng đùa kiểu kinh tởm như vậy nữa."

Tôi mới ngồi được chưa đầy hai phút, Đại Đông đã đem theo Tiểu Tây cùng xuấthiện.

Nhà hàng này cũng khá nổi tiếng, việc làm ăn tối nay lại tốt, Đại Đông chỉ đặtđược một cái bàn tròn cho bốn người."

"Để tôi tìm phục vụ gọi thêm một cái ghế." Tôi đứng dậy nói.

"Ngại quá." Đại Đông cười với cậu cú và cô rắn. "Mọi người ngồixích lại chút được không?"

"Này." Cô rắn nói với cậu cú. "Dịch sang một tí nào."

"Mọi người như bầu trời đầy sao, vừa chen lấn, lại khiến nhau bấthòa."

Tiểu Tây vừa mở miệng đã nói một câu thâm ảo.

Cậu cú, cô rắn và tôi, ba người cùng như bị đông lạnh, một lúc lâu sau vẫnkhông nhúc nhích.

"Gọi món trước đã." Đại Đông nói.

Lúc này ba người chúng tôi mới khôi phục tri giác, gọi phục vụ tới.

Chọn thức ăn xong, Đại Đông cầm bó hoa tươi tôi mua đưa cho Tiểu Tây và nói:

"Xin lỗi, hôm qua là sinh nhật em mà hôm nay anh mới làm tiệc mừngđược."

"Không sao." Tiểu Tây nhận lấy bó hoa, mỉm cười rồi nói: "Chúngta không thể, đứng dưới ánh bình minh ngày hôm nay, mà kể lại, những đau buồnngày hôm qua."

Tôi, cậu cú và cô rắn hai mắt nhìn nhau, thử lý giải ý của Tiểu Tây.

Bầu không khí khi ăn cũng chẳng tệ lắm, cậu cú và cô rắn không đấu võ mồm.

Khuôn mặt Tiểu Tây luôn mang theo nụ cười nhẹ nhàng, trông thì tưởng tâm trạngkhông đến nỗi nào nhưng thật ra tâm tình cô ấy như cốc nước, trừ khi đưa lênmiệng uống còn không không thể nhận ra là nóng hay lạnh.

Cơm nước xong, sau khi cắt bánh, bốn người chúng tôi mỗi người lấy một món quàra tặng cho Tiểu Tây.

Quà tặng của tôi khó khiến người ta ngạc nhiên nhất, vì đó là con búp bê vải,nhìn cái là nhận ra ngay.

Còn quà của ba người bọn họ đều được đóng gói kỹ càng, khiến người ta cảm thấymong đợi không biết bên trong là gì.

"Lòng tốt các bạn rộng như biển, có thể cảm nhận được, sự biết ơn của consông nhỏ không?" Tiểu Tây nói.

"Bọn tôi cảm nhận được mà."

Tôi, cậu cú và cô rắn để tránh chuyện Tiểu Tây lại nói thêm vài câu thâm ảo,gần như đồng thanh đáp.

Chúng tôi bắt đầu trò chuyện, trò chuyện rồi lại trò chuyện, cho tới lúc nói vềchuyện của Đại Đông và Tiểu Tây.

"Đại Đông là lớp trưởng của tôi." Tiểu Tây nói: "Trước đây tôinhư con chuột, chỉ có thể lén lút thích anh ấy. Sau này lại như mèo, cẩn thậntừng chút một gắn bó tình cảm chúng tôi."

"Giờ thì sao?" Cô rắn hỏi.

"Giờ thì như chú chó, muốn có được địa bàn riêng cho mình." Tiểu Tâythở dài. "Chỉ tiếc là địa bàn của tôi nằm trên biển, thế nên, tôi nhấtđịnh phải phiêu lưu."

Tôi lườm Đại Đông một cái, cảm thấy ánh mắt cậu ta trông như con trâu đang bịngười nông dân trách mắng.

Bầu không khí nhanh chóng lạnh đi, khác hẳn so với vẻ náo nhiệt của những bànkhác.

Bàn của chúng tôi như phe tranh cử bị chọn nhầm sau khi mở hòm phiếu.

"Tôi phải đi dây." Tiểu Tây đứng dậy. "Mai còn có lớp, tôi phảivề sớm."

Đại Đông vội vàng đứng dậy: "Ở lại thêm một lúc nữa đi."

"Không." Tiểu Tây lắc đầu: "Các anh còn có chuyện, cần thảoluận."

Đại Đông như đứa trẻ trộm hoa quả bị bắt, đỏ mặt, cúi gằm xuống.

Tiểu Tây đi vài bước rồi Đại Đông mới đuổi theo. Cô quay đầu lại nói:

"Đừng tiễn. Có một số con đường, em muốn bản thân, tự đi một mình."

Câu này không quá thâm ảo, tôi nghe hiểu được, Tiểu Tây đang ám chỉ gì đây?

Đại Đông ủ rũ về chỗ, uống một ngụm nước rồi nói:

"Khi còn đi học, cô ấy biết tớ sáng tác, khen tớ thật tài hoa, còn cổ vũtớ. Sau khi ra trường, cô ấy thấy tớ vẫn sáng tác lại bảo tớ không thựctế." Đại Đông thở dài rồi nói: "Là ai thay đổi đây?"

"Cả hai người các cậu đều không thay đổi." Tôi nói.

"Vậy rốt cuộc vấn đề là ở ai?"

"Chắc hẳn cũng không có vấn đề gì." Cậu cú nói.

"Có lẽ vậy." Đại Đông nói: "Chó không vấn đề, mèo cũng không vấnđề, nhưng chó mèo ở cạnh nhau sẽ nảy sinh ra vấn đề rất lớn."

Đại Đông có vẻ bị Tiểu Tây tiêm nhiễm rồi, cũng bắt đầu nói những câu rõ thâmảo.

"Có muốn nghe ý kiến của tôi không?" Cô rắn hỏi.

"Sao lại phải nghe?" Cậu cú nói.

"Vì dẫu sao tôi cũng là con gái."

"Nhìn không ra đấy." Cậu cú đáp.

Cô rắn hung hăng trừng mắt nhìn cậu cú: "Ra ngoài mà nói, chỗ này khôngđược phép hút thuốc."

Đại Đông tính tiền xong, chúng tôi cùng ra khỏi nhà hàng.

Cô rắn châm một điếu thuốc, hít hai hơi rồi ngửa đầu ra phun một ngụm khói.

"Tôi từng có người bạn trai rất tốt, sau này anh ấy không chịu nổi, bènrời khỏi tôi."

"Là bởi tính cách của cô?" Tôi nói.

"Tôi nghĩ chắc là do tướng mạo." Cậu cú chen vào.

"Là vì tôi sáng tác!" Cô rắn lớn tiếng quát.

"Hả?" Đại Đông hiếu kỳ.

"Tình yêu cũng như kẹo cao su, lúc mới nhai thì vừa thơm lại vừa ngọt, nhailâu sẽ cảm thấy vị kinh dần." Cô rắn tựa người vào thân cây ven đường,ngửa đầu lên phả một ngụm khói rồi nói, "Lúc tôi và anh ấy vừa quen nhau,anh ấy cũng biết tôi sáng tác, cảm thấy rất thú vị. Sau này lại cảm thấy thếgiới sáng tác của tôi quá xa lạ, lại cho rằng tôi coi việc sáng tác quan trọnghơn anh ấy, trong lòng khó chịu."

Cô rắn lại thở dài: "Chúng tôi bắt đầu cãi nhau, càng lúc càng nặng nề,không bao lâu sau thì chia tay."

"Cô không dùng bạo lực với anh ta đấy chứ?" Cậu cú hỏi.

Cô rắn đá cậu cú một cái, cậu cú kêu lên thảm thiết. Cô rắn nói tiếp với ĐạiĐông.

"Tôi nghĩ bạn gái anh chắc ít nhiều gì cũng có tâm trạng đó."

"Thật không?" Đại Đông chìm vào suy tư.

Trong ấn tương của tôi, Tiểu Tây là người đơn giản.

Lý do yêu một người rất đơn giản, lý do sinh sống cũng rất đơn giản, càng tớigần cuộc sống đơn giản.

Chỉ cần người cô ấy yêu bắt đầu cười, vậy cả thế giới cũng sẽ cười theo.

Nếu so sánh ra, Đại Đông lại phức tạp hơn nhiều.

Tôi đột nhiên nhớ ra chuyện giám đốc gọi tôi vào phòng làm việc ngày hôm nay,vì vậy bèn hỏi Đại Đông:

"Cậu có biết vì sao lúc có người khác, Tiểu Tây sẽ không nổi giận với cậukhông?"

"Tớ không biết." Đại Đông lắc đầu: "Chắc là không muốn ngườikhác nghĩ rằng mình hung dữ?"

"Không." Tôi nói. "Cô ấy giữ hình tượng cho cậu chứ không phảigiữ hình tượng cho mình. Bởi vì cô ấy biết cậu là người ưa sĩ diện."

Đại Đông nhìn tôi, không nói gì.

"Đại Đông à." Cậu cú cũng mở miệng nói: "Tôi tin rằng anh cũngnhư tôi, cho rằng mục đích của việc sáng tác là tự hoàn thiện bản thân. Phảikhông?"

"Ừ." Đại Đông gật đầu.

"Nhưng nếu việc sáng tác không thể chia sẻ với người khác, chẳng phải sẽrất cô độc, rất đau khổ à?"

Đại Đông sửng sốt một lúc rồi mới từ từ gật đầu. Cậu cú lại tiếp tục nói:

"Tôi tin rằng cô ấy rất muốn chia sẻ từng phần nhỏ trong quá trình sángtác cùng anh, dẫu nó là ngọt ngào hay cay đắng."

"Ha ha! Thật hiếm khi thấy cậu nói được như vậy." Cô rắn cười ha hảhai tiếng: "Câu này được lắm."

"Tôi cũng thấy thế." Tôi nói.

Đại Đông nhìn tôi, cậu cú và cô rắn như muốn nói gì đó nhưng mãi không mở miệngnổi.

"Đi tìm cô ấy đi." Tôi, cậu cú và cô rắn lại đồng thanh nói.

"Được!" Đôi mắt Đại Đông như ngời sáng, quay người lại chạy như điên.

"Tôi đưa cậu cú với cô rắn về nhà chờ cậu!" Tôi hét vọng theo hướngĐại Đông đang chạy.

Đại Đông không quay đầu lại, tay phải khua khua về phía sau, bóng lưng nhanhchóng biến mất trong màn đêm đen.