Dị Giới Đại Việt Đế Quốc

Chương 12: Thực thi cải cách



Thời gian trôi nhanh như chó chạy ngoài đồng , thoáng cái một tháng đã qua đi , Đại Việt cũng có những thay đổi rất lớn . Nhân lực , vật lực đều có đầy đủ nên Minh Vũ quyết định chơi lớn , không tiếc lương thực sắt thép mở rộng quân đội , trong phút chốc từ quy mô từ tám trăm quân tăng lên đến hai nghìn quân , chiếm lĩnh lấy một phần năm dân số của Đại Việt bây giờ .

Thủy quân đạt được Minh Vũ ưu ái tăng binh đầu tiên , quân số nguyên bản từ hai trăm năm mươi nâng lên tới tận tám trăm binh sĩ . Thủy quân bao gồm bốn chiếc thuyền chiến Mông Đồng trang bị đầu đủ hai bên mạn thuyền bốn đầu nỗ lớn Ba lý xa hoặc hai máy bắn đá chưa kể liên châu , thần cơ các loại , trung bình mỗi chiếc chiến thuyền tối đa chuyên chở được hẳn một trăm binh sĩ .Lâu thuyền hạng nặng được trang bị gấp đôi Mông Đồng , binh lính trên thuyền có tới hai trăm , vũ khí tinh xảo , cờ xí ngợp trời , là soái hạm đi đầu của cả ba quân .

Lưỡng phúc thuyền chỉ dùng để tải lương hay chở quân , không phục vụ cho mục đích chiến đấu trên biển , thuyền chở được tối đa ba trăm binh sĩ , trang bị tầm xa có phần ít hơn cả Mông Đồng thuyền . Mẫu tử thuyền theo Võ bị chế thắng chi, là loại thuyền chuyên dùng để đánh hoả công, gồm 2 thân lồng vào nhau, 4 mái chèo, 1 buồm. Khung thuyền giả to (thuyền mẹ) bọc ngoài, ở phía trước một chiếc thuyền thật nhỏ hơn (thuyền con).Trên khung thuyền to, người ta chất củi lửa và thuốc cháy, mũi thuyền có những đinh nhọn, hông thuyền cũng đầy đinh sắt. Khi đánh địch, người ngồi núp trong thuyền nhỏ chèo thật nhanh, lao thật mạnh vào thuyền đối phương, khiến cho những đinh sắt nhọn ở mũi khung thuyền giả cắm vào mạn thuyền đối phương.

Sau đó, người ta đốt chất cháy củi và thuốc súng trên thuyền giả, rồi rút thuyền con khỏi khung thuyền to chạy về. Thuyền giả cháy sẽ đốt luôn thuyền đối phương hủy diệt bọn chúng, thuyền con chở theo binh sĩ tấn công tức khắc đào thoát ra ngoài .

Kỵ binh là lực lượng cơ động , thiện chiến trên chiến trường nên được Minh Vũ hết mực chú trọng , không tiếc lương thực mua thêm hai trăm chiến mã Cao Ly ( Hàn Quốc ) từ cửa hàng , năng tổng số kỵ binh lên ba trăm kỵ , chia làm hai trăm khinh kỵ cùng một trăm thiết kỵ binh . Khinh kỵ trang bị giáp lưới , lưng đeo cung tiễn , hông đeo gươm cong ; thiết kỵ mặc giáp Sơn Văn , tay cầm trường thương bốn mét , hông mang mã tấu , người ngựa bọc giáp , toàn thân đen sì , mùi sát khí xông lên nồng nặc , như âm binh từ địa phủ chui lên đòi mạng kẻ thù .

Bộ binh được Minh Vũ chia thành ba loại gồm bộ binh hạng nặng , bộ binh lục quân và cuối cùng là bộ binh đặc chủng . Bộ binh lục quân chiếm số đông đảo nhất , lên tới năm trăm quân sĩ được trang bị minh quang khải giáp , tay cầm trường thương hai mét kết hợp khiên lớn chữ nhật hay khiên tròn bọc sắt , hông đeo gươm cong .Bộ binh hạng nặng được lấy từ chiến sĩ to khoẻ nhất trong quân, gồm một trăm người thân mặc Sơn Văn , tay cầm Trảm Mã đao kết hợp thuẫn lớn , là lực lượng tiên phong xung kích đi đầu , là cú đấm thép sẵn sàng đè bẹp mọi loại kẻ thù. Bộ binh đặc chủng vốn xuất thân từ hai trăm Mai gia quân sĩ tăng cường lên ba trăm người , là lực lượng đặc biệt nhất trong toàn quân đội , tinh nhuệ thiện chiến , thông thạo địa hình đứng hàng nhất đẳng . Trang bị đội quân này vô cùng thuộc dạng đặc biệt nhất , được trang bị minh quang giáp lấy màu lục làm chủ đạo, vĩ khí bao gồm một con dao kukri, một thanh đao Gunto hay Wakizashi và một chiếc thần cơ nỗ bản nhỏ giắt lưng .

Dao Kukri còn được gọi là dao Nepan , là loại dao huyền thoại của những chiến binh , nỗi khiếp sợ của mọi kẻ thù .Một con dao kukri thông thường dài 40–45 cm (16–18 in) và nặng tổng thể 450–900 g (1–2 lb).Để giảm sức nặng mà vẫn giữ lại sức sát thương, con dao có thể được rèn rỗng ruột, hoặc thêm rãnh. Kukri truyền thống có vài loại rãnh khác nhau gồm Tin Chira (ba rãnh), Dui Chira (hai rãnh), Ang Khola (một rãnh), hoặc kiểu sống dao thẳng, không thon lại và lưỡi có đường xiên lớn.

Lưỡi dao kukri thường có một khía (karda, kauda, Gaudi, Kaura, hay Cho) ở phần gốc lưỡi. Khía này khiến cho máu và nhựa rớt khỏi lưỡi chứ không chảy ngược xuống cán, và nhờ vậy tay cầm không bị trơn, nó có thể được dùng để đánh dấu phần kết của lưỡi khi mài; nó có thể là biểu tượng của móng chân loài bò hoặc Shiva, nó còn có thể khoá được lưỡi dao kukri khác trong chiến đấu. Khía này cũng có thể đại diện cho hình núm vú của bò, nhắc nhở rằng kukri không được dùng để giết bò, một loài vật thiêng mà người Hindu tôn thờ.Thậm chí khía này còn có thể được dùng làm móc, mắc vào dây thắt lưng, hoặc treo trên dây. Phần cán dao thường được làm từ gỗ cây lá rộng hoặc sừng trâu nước, nhưng cán ngà voi, xương và kim loại cũng đã được sản xuất. Chót cán sẽ loe rộng ra để cầm nắm được chắc hơn khi chém và chặt. Cán dao thường có đốc bằng kim loại và tấm bọc chót dao bằng đồng thau hoặc thép.

Còn kiếm Gunto , với cấu tạo khá giống Katana, Gunto được làm từ thép thường dùng trong quân đội để phòng thân và phân cấp bậc. Cụ thể hơn, trên chuôi kiếm thường cuốn một vòng dây mang các màu sắc khác nhau thể hiện cho từng cấp bậc riêng biệt. Vì thế chỉ cần nhìn thấy Gunto là có thể xác định người này thuộc cấp trên hay dưới.

Kiếm Wakizashi có lưỡi dài từ 30 – 60 cm. Đối với những thanh wakizashi có độ dài bằng với katana sẽ được gọi bằng O-wakizashi, còn đối với những thanh có độ dài bằng với Tanto (đoản đao) sẽ được gọi bằng KO-wakizashi. Wakizashi thường được đeo bên hông trái và được giữ đai thắt lưng. Một người đeo katana cùng với wakizashi là minh chứng cho việc họ là một chiến binh Samurai. Khi hai loại vũ khí này được đeo cùng nhau, chúng sẽ được gọi bằng Daisho, tượng trưng cho sự cao quý của các Samurai thực thụ .

Minh Vũ đối với hai loại vũ khí này đều rất ưa thích bên quyết định đối với chỉ huy sử dụng kiếm Gunto , binh sĩ dưới quyền sẽ sử dụng Wakizashi để phân cấp bậc . Thần cơ nỗ được Cao Lỗ thu gọn hết mức với tầm bắn một trăm mét một lần hai mũi tên , tất cả là hai mươi mũi cùng tốc độ bắn ngang hàng với một khẩu súng ngắn hiện đại, không thể nghi ngờ đây chính là đại sát khí , cơn ác mộng bất tận trên mọi chiến trường .

Nỏ binh là đội quân được Minh Vũ trang bị sau cùng nhưng cũng là đội quân được trang bị khủng bố nhất với dàn liên châu nỗ cùng thần cơ nỏ , ba lý xa và các "súng máy" bắn tên la mã Polybolos , máy bắn đá Catapult ,Cheiroballistra và Onager. Riêng đội tượng binh hiện tại số lượng trên bốn mươi con là chưa thành lập binh chủng , Minh Vũ dự định khi nào đủ một trăm con sẽ thành lập đội quân tank thiết tượng đẫm máu , dẫm nát tất cả kẻ thù dưới gót chân voi .

Một tháng qua dưới sự truy quét gắt gao của quân Đại Việt , sơn tặc các trại đồng loạt đầu hàng trong hoảng sợ , kẻ ngoan cố kháng cự đều đã làm quỷ dưới lưỡi đao sáng loáng của quân Đại Việt từ lâu . Làng mạc các nơi hoặc cấu kết , chứa chấp sơn tặc đều bị quân Đại Việt hỏi thăm , làng nào phú hào địa chủ , ác bá được lời rêu rao tuyên truyền của binh sĩ bị dân chúng nổi dậy bắt đến cả gần nghìn người , kẻ thức thời là trang tuấn kiệt, ngoan ngoãn giao ra ruộng đất tài sản còn được dung tha , kẻ chống đối như cường hào , ác bá đều bị Minh Vũ dần cho ra bã , gô cổ cả lũ xung vào hầm mỏ làm nhân công khai khoáng , tiết kiệm được không ít lương thực thuê mướn nhân công .

Đại Việt quốc thổ được mở rộng triệt để , dân số có đến hai vạn cư dân tản mát ở rất nhiều nơi . Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra khiến Minh Vũ vì thế mà quyết định mở ra cuộc họp " quốc hội " đầu tiên của Đại Việt quốc , đưa ra kế hoạch định hướng phát triển Đại Việt sau này .

Tại biệt viện nhà chính lúc này đã tập hợp đầy đủ văn quan võ tướng hàng đầu của Đại Việt hai ban tả hữu . Võ ban do Ông Trọng dẫn đầu gồm Cao Lỗ , Trần Lãm , Lê Thị Hoa , Văn Ban do Nguyễn Thiếp đứng đầu có Duy Từ , Ngọc Bình lo việc nội chính . Phía sau bọn họ còn có rất nhiều bô lão cao tuổi tràn đầy uy tín trong Việt tộc lẫn dị giới người dân , dễ phải đến hơn hai trăm người vây quanh đủ các sắc thái , nhìn trông thế nào cũng giống nghị viện la mã cổ đại của trái đất tại kiếp trước . Minh Vũ thấy mọi người đã tập hợp đầy đủ bèn ra hiệu cho binh sĩ phân phát văn bản đã chuẩn bị từ trước cho mọi người cùng đọc , chờ đợi kế sách từ các vị năng thần đại sĩ trước mắt .

Nguyễn Thiếp cùng Duy Từ đọc xong một hồi , đánh mắt ra hiệu cho nhau , cuối vẫn là Nguyễn Thiếp già cả đứng lên gánh vác , đứng mũi chịu sào nói với Minh Vũ :

– Khởi bẩm vương thượng, ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo . Nay nước nhà đương buổi sơ khai , nền chính học còn chưa xác lập , thần thiết nghĩ bệ hạ nên học theo tiền nhân khi xưa , lấy nho học làm đạo trị quốc , mở trường học dạy chữ cho dân ta lẫn dị dân bản địa .Phép dạy, nhất định theo Chu Tử, lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên .Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị . Đạo học hành là việc trọng đại của cả quốc gia , nhân tài đi ra cũng là từ đó , vì thế mà việc học luôn được ưu tiên hàng đầu .

Minh Vũ nghe đến đây thì gật đầu , " một dân tộc dốt là một dân tộc yếu " không bao giờ sai , phép học tập luôn luôn phải đặt lên hàng đầu . Minh Vũ dự định sau lần họp này sẽ để Duy Từ cùng Nguyễn Thiếp khổ công một chuyến tìm kiếm nhân tài dạy dỗ đào tạo ra những mầm non tương lai của đất nước .

Nguyễn Thiếp dừng lại một chút nhìn biểu hiện của Minh Vũ rồi đủng đỉnh nói tiếp :

– Người xưa dạy rằng " Sĩ , nông , công thương" , lại nói " nhất sĩ nhì nông , nhất nông nhì sĩ " , bốn giai tầng này bù trừ lẫn nhau , dù là một cái cũng không thể thiếu. Vương thượng nhìn xa trông rộng , canh nông khuyến thương là lẽ tự nhiên , kinh thương buôn bán có phát triển , dân giàu thì nước mạnh, đất nước mới càng thịnh thế phồn vinh . Có điều hiện tại nước ta tiền tệ chưa có , thần nghĩ trước hết ta nên phát hành tiền tệ để cho dân chúng làm quen , sau là ban bố khuyến thương chiếu chỉ, thúc đẩy nội thương phát triển , nội lực trong nước có hùng mạnh thì ngoại thương tất sẽ phát triển thật nhanh .

Dừng lại một lúc đợi mọi người thông suốt , Nguyễn Thiếp nhìn về phía cánh đồng xa xa thẳng tắp màu xanh mơn mởn của lúa, thẳng cánh cò bay , nói :

– Ruộng đất vốn là căn cơ , mệnh mạnh của mọi quốc gia . Người dân Việt ta mới đến dị giới chưa được bao lâu , ruộng đất khai hoang vẫn còn hạn chế . Vi thần xét thấy ta nên ban ra chiếu lệnh khuyến nông cho cư dân Việt ta cùng cư dân bản địa , lại thực hiện chế độ quân điền gia tăng sản xuất trồng cấy vụ mùa , dân dĩ thực vi thiên , chỉ cần dân chúng no đủ , nhà nhà yên ấm , Đại Việt ta tất sẽ thịnh thế muôn đời .

Ngay sau khi cuộc họp kết thúc , bộ máy chính quyền non trẻ Đại Việt lập tức tiến hành hoạt động hết cả công suất , thực thi cải cách từng bước đề ra . Minh Vũ ban hành hệ thống tiền tệ , lấy tỉ giá " đồng " làm đơn vị đo lường , lò rèn hoạt động ngày đêm rèn đúc , lấy hoàng kim ( vàng ) làm thước đo định lượng cho tiền tệ đúc ra . Theo đó tiền xu đồng màu đỏ được định giá loại tiền bé nhất , mặt trước có chữ " Trần " thật lớn , mặt sau để trống , tiền đồng bằng thau lớn hơn một chút , mặt trước in hình bông lúa, mặt sau in hình trống đồng . Lại lấy vàng bạc nung chảy đúc ra thành tiền , đồng bạc mặt trước có hình vua Hùng , mặt sau là hình bánh trưng bánh giày , đồng vàng trước có rồng uốn lượn , sau có Lạc tung bay , vô cùng đẹp đẽ và tinh tế .

Minh Vũ cũng quy định mệnh giá quy đổi , cứ 100 xu đỏ bằng 1 tiền đồng thau , 1000 đồng thau bằng một đồng bạc , 10000 đồng bạc bằng năm trăm đồng vàng...Do mực in vẫn còn sơ khai và hạn chế nhiều lỗi nên Minh Vũ quyết định tạm thời bỏ qua tiền giấy, đợi sau này kỹ thuật tăng lên sẽ lưu hành tiền giấy hay ngân phiếu để tiện lợi lưu hành , mở đầu một nền kinh thương rực rỡ bậc nhất trong lịch sử nơi dị giới.