Dấu Mộng

Chương 3: Ông chủ



Giản Tư buông tấm rèm sau lưng để nhìn màn hình máy tính rõ hơn, cô đilàm được hai ngày, đúng như Chính Lương nói, công việc này không khó,chỉ cần chăm chỉ ngoan ngoãn là đủ. Buổi sáng đến sớm, rửa sạch ấm chénsau đó pha một tách cà phê mà Trương Nhu yêu thích, như vậy sẽ nhận được sự gật đầu tán thưởng của chị. Về công việc trực điện thoại, lúc đầu cô hơi ấp úng, sau quen rồi, cô cẩn thận ghi lại thông tin người gọi vàomột tờ giấy sau đó chuyển lại cho Trương Nhu trước giờ tan sở. TrươngNhu đưa cho cô một số tài liệu, để cô nhập vào máy. Thường ngày cô không hay lên mạng, đánh máy không được nhanh lắm, vì thế lúc rảnh rỗi côkhông ngừng luyện tập, hi vọng có thể gia tăng tốc độ. Giản Tư rất ítnói, sếp giao việc gì cũng vui vẻ, cô là mẫu nhân viên nghe lời, chịukhó, rất phù hợp với yêu cầu của Trương Nhu. Trong hai ngày làm việcngắn ngủi, tuy chị không cất lời khen, nhưng thái độ của chị đối với côngày một hòa nhã hơn.

Giản Tư dần phát hiện ra, người cầm cânnảy mực của Hải Đồ chính là Trương Nhu, chứ không phải là anh giám đốc“hờ” Hề Kỷ Hằng kia. Điện thoại gọi đến cho Giám đốc Hề hầu như toàn lànhững cô gái trẻ với mục đích chẳng có liên quan gì đến công việc. Liếcqua tờ giấy Giản Tư đưa, Trương Nhu khừ mũi khinh bỉ. Chị là một cô gáitrẻ có năng lực, cá tính mạnh mẽ, nên rất ghét mấy cô nàng sống dựa vàonhan sắc và thủ đoạn, gặp đại gia là lăm le quyến rũ, tính khí trẻ con,luôn tự coi mình là nhất. Mặc dù chị không phải tuýp người dễ gần, nhưng Giản Tư lại rất ngưỡng mộ cá tính đó của chị. Có lẽ từ trước giờ cuộcsống của Trương Nhu luôn thuận buồm xuôi gió, chị có sức lực dồi dào đểtranh đoạt tính toán, yêu ghét phân minh. Không giống Giản Tư, phải cúiđầu thỏa hiệp với rất nhiều chuyện, sau cùng ngay cả dũng khí tranh đấucũng không có.

Hai giờ chiều, văn phòng bận rộn khác thường,điện thoại reo liên rồi. Qua cửa sổ có thể thấy Trương Nhu bận bịu vớixấp hồ sơ dày cộp, Giản Tư liên tục nghe điện thoại. Điện thoại nội bộcủa Trương Nhu cũng đổ chuông liên tiếp, chị đang bàn việc với kháchhàng, nên ra hiệu cho Giản Tư tới nghe hộ.

Cô lao tới cửa, chẳng may va phải một bóng người. Đang vội, nên cô chẳng kịp nhìn người đó mà chỉ quăng lại một câu xin lỗi. Nghe xong, quay về chỗ ngồi, cô mới phát hiện ra người khi nãy vẫn đứng đó, hình như rất không hài lòng với câuxin lỗi qua loa của cô. Nắng chiều bị rèm cửa chặn lại, khiến chỗ côngồi là nơi tối nhất trong cả căn phòng rộng lớn. Giản Tư sợ những người đàn ông như thế, cô lầm lũi trở về chỗ ngồi, nhưng hình như giẫm phảivật gì đó, cô chau mày cúi xuống, thì ra là một cuốn sổ rất đẹp, côhoảng hốt nhặt lên, lấy vạt áo lau vết giày in trên đó, miệng khôngngừng xin lỗi, cô biết làm thế này rất hèn hạ, nhưng thực sự cô rất losợ, tháng này nhà cô chỉ còn hai trăm tệ, điện nước chưa đóng, cuộc sống khó khăn thiếu thốn khiến cô phải hi sinh rất nhiều thứ.

Người thanh niên nhận lấy cuốn sổ từ tay cô, bất ngờ nói: “Ai nói với cô là giám đốc chưa đến hả?”

Thấy bên ngoài to tiếng, Trương Nhu liền chạy ra, “Giám đốc, cuối cùng anhcũng chịu đi làm rồi, đây là cô bé thư ký mới đến, anh đừng trêu ngườita.” Hai từ giám đốc thốt ra từ miệng cô đầy hàm ý châm chọc.

Chị và Giản Tư chỉ cách nhau hai tuổi, nhưng chị không cách nào xem Giản Tư như những người đồng trang lứa được, trong vô thức lúc nào cũng cảmthấy Giản Tư là một cô nữ sinh nhỏ bé, có lẽ tính cách rụt rè nhút nhátcủa Giản Tư đã tạo ra cảm giác sai lệch này.

“Sau này không được nói là giám đốc chưa đến!” Hề Kỷ Hằng trách cứ, “Phải nói giám đốc rangoài lo công chuyện, thế mới chứng tỏ tôi rất bận chứ!”

“Vângạ.” Giản Tư gật đầu, cô không ngờ giám đốc Hề lại trẻ như vậy. Chẳngtrách mọi người có chút trêu chọc khi gọi anh là “Ông chủ”.

Trương Nhu “phì” một tiếng, cười nhạt hơi khoa trương nói: “Giám đốc, giớithiệu về ‘Kì Kì’ của anh đi, một ngày bốn, năm cuộc điện thoại, làmngười ta bực mình.”

Hề Kỷ Hằng gật đầu tán thành nói: “Ừ, hômnay sẽ đá cô ta, tôi cũng thấy bực mình rồi.” Câu trả lời này, TrươngNhu đã quá quen, chỉ bật cười một tiếng, rồi quay về chỗ ngồi tiếp tụccông việc của mình. Giản Tư cũng yên tâm, lặng lẽ về chỗ ngồi, tiếp tụcđánh máy.

Hề Kỷ Hằng không đi về phòng mình mà bước tới chỗ cô, lấy tay gõ cộc cộc trên mặt bàn: “Này cô tên gì?”

“Giản Tư”. Cô đứng dậy lễ phép trả lời.

“Ừ, Giản Tư này”, anh ta không vừa lòng nói: “Sau này đi làm không được mặc áo phông và quần jean, ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung, phải mặc váy, côđâu phải nhân viên hàng quán vỉa hè.”

“Vâng ạ.” Giản Tư đan haitay vào nhau, lời anh ta không làm cô chạnh lòng, cô đã từng được nghenhững câu tồi tệ hơn nhiều, cô chỉ cảm thấy khó xử bởi vì cô không cóváy. Mẹ bị liệt, một lần trong lúc thay ga giường, cô vô tình để lộ quần lót, mẹ cô giận giữ nói cô mặc váy là để dụ dỗ đàn ông, từ đó cô khôngcòn mặc váy nữa.

“Thôi được rồi.” Trương Nhu ngồi một bên quansát từ nãy cơ hồ rất hài lòng với biểu hiện của Giản Tư, ít ra cô khôngbị người sếp đẹp trai làm cho mụ mị. “Nói chuyện chính đi, nguyên tắccủa Giám đốc là vô sự bất đăng Tam Bảo điện mà.” Chị bước tới châm chọcHề Kỷ Hằng.

Hề Kỷ Hằng cười khan, nịnh nọt: “Trợ lý Trương…” uy phong khi nãy biến mất.

“Nói đi.” Trương Nhu dường như đã quá quen thuộc với thái độ nịnh nọt độtngột của anh ta, nên chị vẫn bình tĩnh chờ anh ta nói tiếp.

“Dì tôi muốn tôi tìm một vị trí cho một cô gái, tôi thấy bộ dạng cô ta chỉ có thể làm chân trợ lý thôi.” Hề Kỷ Hằng rầu rĩ.

Giám đốc có họ hàng muốn làm trợ lý, thảo nào mới không vừa mắt với cô như thế. Mải nghĩ, tay cô gõ sai một chữ cái.

Trương Nhu cười nhạt: “Trợ lý, để cô ta đến thay tôi sao?”

Hề Kỷ Hằng cười khà khà: “Nói ra thì chị phải cảm ơn tôi mới đúng, tôi đãnói với ông bác rồi, cất nhắc chị lên chức Giám đốc của Hải Đồ, thứ nămnày sẽ có quyết định, thứ sáu tôi và chị tham dự cuộc họp ở Tổng côngty, tiện thể để mọi người chiêm ngưỡng dung nhan số một của Hải Đồ, tôicũng nhân tiện được ké bữa cơm chứ.”

Trương Nhu sững người mộtlát rồi phì cười nói: “Có điều tôi đã tìm được trợ lý rồi.” Nói đoạn chị nhìn về phía Giản Tư. Bàn tay đặt trên bàn phím của Giản Tư run run.

“Vậy thì thêm một người nữa, có sao đâu.” Chủ đề này làm Hề Kỷ Hằng chán ngán, anh phất tay bước vào phòng làm việc của mình.

“Này… Tư gì đó, rót nước!” Trong căn phòng xa hoa vọng ra tiếng nói cao ngạo.

Trương Nhu cười khổ, ra hiệu cho Giản Tư mau đi rót nước. Giản Tư cẩn thận bêcốc nước ấm đến cho anh, anh ta đang ngồi trên ghế xoay, hai chân vắtlên bàn, tay cầm điện thoại bấm bấm số. Thấy vậy, cô nhẹ nhàng đi rađóng cửa lại.

Nhận ra sự bất an của cô, Trương Nhu vỗ vai cô nói: “Em đừng sợ, cứ làm tốt phần việc của mình là được rồi.”

Giản Tư cảm kích gật đầu: “Nhưng em không có váy…” Cô không dám nói ra sự thực rằng cô không có tiền mua váy.

Trương Nhu ngạc nhiên, ở thời đại văn minh như thế này, mà một cô gái trẻ lạinói mình không có váy. Nhưng theo như cảm nhận của mình, Trương Nhu đoán gia cảnh nhà Giản Tư không sung túc cho lắm, cô không hỏi thêm, chỉnói: “Nếu em không chê, chị sẽ cho em mấy cái váy mà chị không mặc đến.”

Hết giờ làm, Trương Nhu chở cô về nhà lấy váy, không khí trầm lặng, ngượngngùng bao trùm trong xe, khiến Trương Nhu phải lên tiếng trước: “Giản Tư này, Giám đốc Hề là một đại thiếu gia, nhưng lòng dạ anh ta rất tốt,tính khí trẻ con, quen rồi thì…” Cô mỉm cười nói: “Sẽ thấy rất dễthương.”

Giản Tư gật đầu, thật ra Trương Nhu không cần phải giải thích với cô, anh ta là người như thế nào cũng chẳng liên quan gì đếncô cả, cô chỉ sợ bị anh ta đuổi việc, còn về những thứ khác, cô đã họcđược cách không bận tâm tới chúng từ lâu rồi.