Chuyện Cũ Afghanistan 1986

Chương 41



“Lăng mộ thiêng liêng” của Mazar-e-Sharif dẫn về phía bắc đến cuối biên giới phía bắc Afghanistan. Sông Amu Darya chảy êm đềm về phía đông giữa những ngọn núi màu trắng nhạt, được đặt theo tên của những kẻ xâm lược Hy Lạp cổ đại, những người tôn vinh thần sông và có nghĩa là biển. Màu xanh của nó gợi cảm, trong mờ và tinh khiết, cát trắng mỏng manh của vịnh có độ chuyển màu phong phú và kết cấu tuyệt vời. Hai bên bờ biển đều có lau sậy. Gió bắc thổi qua thổi bay lau sậy như tuyết, bay khắp bờ sông. Bên kia sông đã là một đất nước khác.

Sau khi đi qua khu rừng bạch dương, có rất ít người. Chỉ có một ngôi nhà bằng bùn giữa cánh đồng hoang ven đường, với một lỗ hổng lớn ở giữa mái, qua đó ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm vải bên dưới. Điều duy nhất còn lại là âm thanh của gió.

Đây là ngôi nhà cũ của nhà thơ Ba Tư nổi tiếng Rumi, “một trong những người không tên tuổi với những người vô thích, nhưng lại nổi tiếng nhất trong giới tri thức trong khoảng thười gian dài.” “Cũng là mảnh đất sạch sẽ cuối cùng trong lòng người Afghanistan, không bị ai khống chế quấy nhiễu, là mảnh đất duy nhất trên đất nước này không nghe về chiến tranh, chính trị, trò chơi, tiền bạc…

Vào buổi tối, một người đàn ông dưới cánh đồng mặc áo khoác truyền thống của nông dân Afghanistan, đầu đeo khăn vải thô và ngồi xổm ở đầu kênh vạt cỏ bằng một con dao phay nhỏ. Một người hầu đến, đứng sau lưng gã, nhẹ nhàng nói, “Thưa ông, cậu Akaj đã bay từ Kandahar rời khỏi đất nước và hiện đang đến Boston an toàn.” Ông Weinberg đã gửi fax nói rằng ông đã gặp được cậu ấy.”

Khwaja ngẩng đầu lên dùng khăn vải thô thấm mồ hôi, gật đầu, “Tôi biết rồi.” Gã đứng dậy, tháo găng tay ra và đưa nó cho người hầu, thở hổn hển, “Được rồi, êm ấy đã đi rồi, tôi cũng yên tâm.”

“Gần đến giờ ăn tối rồi, anh đi ăn cơm trước đi. “

“Vâng. Mấy khu rừng mà hôm qua ngài xem thì sao?”

“Tìm mấy nông dân ở đây đến trông coi, nói mảnh đất kia lớn nhất, rất tốt. “

Hai người đi bộ lên thềm ruộng, cách đó chừng hai trăm mét là một ngôi nhà gỗ mộc mạc. Khwaja trở về phòng, rót chút rượu thổ, “Trước kia tôi ở Qazi từng có khoảng thười gian như vậy, không khí ở nông thôn rất tốt, rất thích hợp dưỡng già.”

Người hầu đợi gã cởi quần áo, chuẩn bị khăn nóng lau thân thể cho gã, “Buổi tối nơi này không an toàn, ngài không nên cố gắng đi ra ngoài. Vết thương trên người cũng chưa khỏi hẳn.”

Trong gương dài lộ ra vết roi đan xen trên lưng người đàn ông. Khwaja chỉ liếc mắt qua, thay áo ngủ sạch sẽ. Vết thương trên người thật ra không đáng sợ lắm, nhưng lại làm người ta nhớ tới những trò chơi tra tấn tinh thần nho nhỏ. Nghĩ đến đây, Khwaja thở dài thườn thượt, đột nhiên hết hứng thú ăn cơm tối, gã đuổi người hầu đi xuống, một mình ngồi trên ghế mây trong phòng đọc sách.

Bên ngoài dần tối sầm lại, xa xa có lửa trại bập bùng cùng tiếng hát vui vẻ.

Khwaja mở cửa phòng ra ngoài, nheo mắt nhìn, “Bên kia đang làm gì vậy?”

Người hầu nói, “Ngày mai là năm mới, thưa ngài. Những người nông dân đang ăn mừng năm mới.”

Khwaja ngẩn ra, “Vậy mà đã đến năm mới rồi.”

“Đúng vậy.”

Vào ban đêm, Khwaja có một giấc mơ. Gã mơ về đám tang của mẹ mình. Trên dòng sông yên tĩnh, bà ra đi trên một chiếc thuyền, trên đầu được đính đầy trang sức đá quý đầy màu sắc rực rỡ, khuôn mặt được quấn bằng lụac màu cam sáng và trong suốt, bến dưới là chiếc váy dài màu xanh lông công, với những đá đính và hoa văn phực tạp tượng trưng cho tình yêu của bà, trang phục cưới truyền thống của phụ nữ Afghanistan khi kết hôn. Những bông hoa chất đầy thuyền, bà nằm giữa, khuôn mặt bình thản và trôi theo dòng sông.

Khwaja tỉnh dậy, bên ngoài trời đã rạng sáng.

Gã nhớ đó là ngày đầu tiên của năm mới.

Sau bữa sáng, gã thay một chiếc áo ngắn và đôi giày vải, rồi một mình mang con dao phay đi làm cỏ. Không khí bên ngoài lạnh lẽo khô ráo, gã cảm thấy hơi choáng váng, tầm mắt lảo đảo. Cỏ cắt vào chân gã chảy máu. Gã dừng lại, ngồi xổm xuống xem miệng vết thương. Lúc đứng lên thở hổn hển, suýt nữa té nhào trên mặt đất, tầm mắt dần tràn ngập bông tuyết. Một bàn tay đưa ra đỡ gã dậy, gã cố gắng nâng mắt lên, khuôn mặt xinh đẹp của thanh niên lọt vào tầm mắt.

“Thân thể yếu vậy còn làm nông dân, anh ổn không đó Khwaja?” Giọng nói nhẹ nhàng của cậu như dòng suối phá băng vào mùa xuân.

Khwaja khẽ cười, tầm mắt còn chưa khôi phục, “Tôi tưởng em sẽ chọn đi Boston.”

Tờ giấy đó và vé máy bay là câu hỏi lựa chọn. Là ở lại hay rời đi, lần này gã để Akaj lựa chọn.

Akaj khoác tay gã nhảy lên, “Đi rồi, lại trở về, cầm ít tiền trở về, sợ anh không có cơm ăn.”

Những bông tuyết dày đước rơi trước mắt Khwaja cuối cùng cũng biến mất, gã vuố gò má Akaj đầy lưu luyến, “Xin lỗi, tôi còn nợ em một bộ phim. Lần sau có cơ hội nhất định sẽ đưa em đi xem.”

Akaj thu lại biểu tình, “Anh lừa em hai lần rồi, Khwaja. Còn lần nữa, em sẽ rời đi thật đấy.”

Lần đầu tiên là khi gã dùng tình yêu dụ dỗ cậu phản quốc, lần thứ hai là biết rõ sẽ xảy ra chuyện mà còn lừa cậu đi xem phim.

Khwaja thành kính hôn lên trán cậu, “Tôi hứa, sau này sẽ không thế nữa.”

Akaj hài lòng, cậu buông tay gã nhảy lên cánh đồng, “Mẹ nó màu nghĩ cách để tôi ra khỏi đây đi, tôi sẽ không làm nông dân với anh đâu, có nghe không đấy! Nếu không tôi sẽ quay lại Kabul tìm Buri!”

Khwaja không trả lời cậu. Gã chỉ nhìn thấy những bông lau sậy rơi lác đác giữa cánh đồng xanh mướt ngày xuân, thanh niên mặc áo len màu xanh xinh đẹp, tóc tung bay, cậu cười thật tươi, như một cô dâu.

Băng qua cánh đồng, phía bên kia của núi tuyết, một nhóm du kích chống chính phủ đang tiến về Mazar-e-Sharif.

Vào ngày 15 tháng 1 năm 1987, các cuộc đàm phán về một kế hoạch hòa giải dân tộc đã sụp đổ thành một cuộc đụng độ bạo loạn lớn giữa quân du kích Hồi giáo và quân chính phủ, chấm dứt một lệnh ngừng bắn chỉ kéo dài chưa đầy ba tháng và đẩy Afghanistan trở lại chiến tranh.

Đó là một năm bốn tháng trước khi Hiệp định Genève 1988 được ký kết và quân đội Liên Xô rút đi.

Trái đất đang đến gần chúng ta,

đưa chúng ta đến đoạn đường cuối cùng,

Chúng ta phải bỏ lại tay chân mình…

Rời khỏi lãnh thổ cuối cùng, chúng ta sẽ đi về đâu?

— Mahmoud Darwish [1] “Trái đất đang đến gần chúng ta”[1] Mahmoud Darwish (1941-2008) nhà thơ nổi tiếng Palestine, được coi là nhà thơ quốc gia của Palestine.